5 minute read
2.1.2. Nguyên tắc
+ Các hoạt động học tập của HS phải được thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn, tổ chức và điều khiển của giáo viên. - Đối với cơ sở vật chất kĩ thuật
Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Các nhà trường, phòng học cần có các phương tiện để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy như hệ thống âm thanh, máy chiếu,… Bên cạnh đó, không gian lớp học và cách sắp xếp bàn ghế cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực. Nếu không gian lớp học nhỏ, bàn ghế sắp xếp sát nhau vào thì sẽ gây ảnh hưởng một số ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình thảo luận nhóm,… Với các dự án học tập cũng cần các thiết bị hiện đại,… đôi khi còn cần được sự đồng thuận và giúp đỡ từ phía phụ huynh học sinh.
Advertisement
Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cần có các phương tiện đặc thù trong môn học Địa lí như: bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, bản đồ, video,… để phục vụ cho các nhiệm vụ học tập, đặc biệt là việc học sinh khai thác tri thức từ bản đồ. 2.1.2. Nguyên tắc
Để quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất cần tuân theo một số nguyên tắc dạy học sau: - Đảm bảo mục tiêu bài học
Đây là mục tiêu số một trong quá trình tổ chức dạy học phát triển năng lực trong môn Địa lí 10 ở nhà trường phổ thông. Mục tiêu bài học là cái kết cần đạt được của quá trình dạy học. Trong đó, tùy thuộc vào từng mục tiêu bài học cụ thể mà giáo viên sẽ lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, mục tiêu bài học cần gồm yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực và phẩm chất. Trong đó năng lực học sinh cần phát triển gồm những năng lực trung và năng lực đặc thù cho từng môn học cụ thể. - Đảm bảo tính khoa học và vừa sức
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và vừa sức chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học. Cùng với sự phát triển của xã hội, lượng tri thức của các môn khoa học (trong đó có bộ môn Địa lí) đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, thời gian học tập ở trường phổ thông lại hạn chế. Vì vậy, giáo viên cần phải lựa chọn
nội dung sao cho phù hợp với quỹ thời gian dành cho bộ môn và trình độ nhận thức của học sinh, nhưng vẫn cần đảm bảo được hệ thống tri thức khoa học Địa lí. Bên cạnh đó, môn Địa lí cũng cần chuẩn bị hành trang cho học sinh phương pháp học tập và nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát thực địa,… Nhờ vào những phương pháp đó, học sinh có thể tự tìm hiểu mở rộng thêm kiến thức của mình về bộ môn.
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và vừa sức còn đòi hỏi nội dung của mỗi bài học phải vừa sức của học sinh cả về khối lượng và mức độ. Vừa sức ở đây có nghĩa là nội dung và mức độ học tập không được quá khó nhưng cũng không được quá dễ. Nội dung và mức độ của bài học vừa sức với học sinh là khi các em có thể khám phá ra kiến thức mới dựa trên quá trình suy nghĩ, tri giác,… - Đảm bảo tính tích cực, chủ động và phát triển tư duy của học sinh
Đảm bảo tính tích cực, chủ động và phát triển tư duy của học sinh là nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức dạy học phát triển năng lực trong môn Địa lí 10 ở nhà trường phổ thông.
Hiện nay, Địa lí là bộ môn không được coi trọng, bị hiểu nhầm là môn học “thuộc lòng” nhàm chán. Vì vậy trong quá trình học tập, học sinh thường không chú tâm và không tích cực học tập. Để đảm bảo được nguyên tắc này, giáo viên cần kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan đặc thù của môn học như sử dụng các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu hay mô hình địa lí,… Việc sử dụng các phương tiện trực quan đặc thù của bộ môn cũng giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng các công cụ địa lí.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học cần phát huy tối đa vai trò của cả giáo viên và học sinh. Trong đó, vai trò của giáo viên được thể hiện qua quá trình thiết kế bài học. Giáo viên cần nắm bắt được nhu cầu của xã hội cũng như như cầu học tập của học sinh để thiết kế hoạt động học tập sao cho thú hút sự chú ý, tích cực tham gia của học sinh. Vai trò của học sinh được thể hiện qua việc các em tự giác, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập.
Trong quá trình tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh, việc các em tích cực, chủ động trong quá trình học tập là yếu tố rất quan trọng để phát triển năng lực. Chỉ khi học sinh tích cực và chủ động học tập thì khi đó các em mới dần