5 minute read

1.2.2. Dạy học phát triển năng lực

+ Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS

Những điểm cần lưu ý: + Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS thuận lợi. + Dự kiến trước các tính huống không thuận lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục. + Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan. + Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp. + Cuối đợt GV tóm tắt kết quả tham quan (về nhận thức kỉ luật trật tự, an toàn, sĩ số) 1.2.2. Dạy học phát triển năng lực

Advertisement

1.2.2.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là một phạm trù có nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu lại có những thuật ngữ tương ứng. Khái niệm của năng lực theo nghĩa chung nhất là khả năng của một cá nhân, một người khi tham gia một hoạt động hay gặp phải một vấn đề nhất định. Ví dụ: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ… năng lực cũng được biết đến như là khả năng thực hiện một nhiệm vụ, một hành động, sự sẵn sàng tham gia các hoạt động của con người.

Theo Jon Erpenbeck năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, được thiết lập qua giá trị, có cấu trúc gồm các khả năng, sự hình thành thông qua những trải nghiệm, sự củng cố qua kinh nghiệm và hiện thực hóa của ý chí.

Năng lực là khả năng, kiến thức và kĩ năng vốn có của một cá nhân hoặc cũng có thể được học tập, rèn luyện để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Năng lực được biết tới như là hành động, động cơ ý chí. Nhắc tới năng lực chúng ta nhắc tới những hành động chứ không phải những nội dung lí thuyết hàn lâm.

Năng lực là khả năng một người đáp ứng được các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ đó trong những bối cảnh cụ thể (OECD, 2002)

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm; cùng với sự hứng thú bản thân để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. (Ministère de l' Education, 2004).

Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công một công việc trong bối cảnh nhất định. Năng lực là một khái niệm có tính mở, nhiều thành tố, nhiều tầng bậc và hàm chứa trong nó không chỉ là những kiến thức kĩ năng mà còn được thể hiện ở những hành động trong hoàn cảnh cụ thể. 1.2.2.2. Cấu trúc năng lực

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của năng lực

Năng lực chuyên môn (Professional competency) là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chưa môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, chiều tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. [10]

Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.

Năng lực phương pháp (Methodical competency) là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. [10]

Năng lực xã hội (Social competency) là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. [10]

- Ý thức đựợc trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức. - Có khả năng thực hiện các hoạt động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột.

Năng lực cá thể (Induvidual competency) là khả năng xác định, đánh giá được các cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. [10]

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực, chúng ta có thể thấy dạy học theo hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm phát triển năng lực chuyên môn bao gồm những kiến thức, kĩ năng mà chúng ta cần phát triển cho học sinh những năng lực liên quan đến phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những loại năng lực này không tách rời nhau mà nó có những mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở là sự kết hợp của tất cả những năng lực nêu trên.

Trong quá trình dạy học, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh chia thành hai nhóm chính là các năng lực chung (năng lực cốt lõi) và nhóm năng lực chuyên biệt (năng lực đặc thù).

Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESCO

Năng lực chuyên môn

Năng lực phương pháp Học để biết

Học để làm

Năng lực xã hội Học để chung sống

Năng lực cá thể Học để tự khẳng định mình

Sơ đồ 1.2. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO

This article is from: