+ Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS Những điểm cần lưu ý: + Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS thuận lợi. + Dự kiến trước các tính huống không thuận lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục. + Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan. + Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp. + Cuối đợt GV tóm tắt kết quả tham quan (về nhận thức kỉ luật trật tự, an toàn, sĩ số) 1.2.2. Dạy học phát triển năng lực 1.2.2.1. Khái niệm năng lực Năng lực là một phạm trù có nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu lại có những thuật ngữ tương ứng. Khái niệm của năng lực theo nghĩa chung nhất là khả năng của một cá nhân, một người khi tham gia một hoạt động hay gặp phải một vấn đề nhất định. Ví dụ: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ… năng lực cũng được biết đến như là khả năng thực hiện một nhiệm vụ, một hành động, sự sẵn sàng tham gia các hoạt động của con người. Theo Jon Erpenbeck năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, được thiết lập qua giá trị, có cấu trúc gồm các khả năng, sự hình thành thông qua những trải nghiệm, sự củng cố qua kinh nghiệm và hiện thực hóa của ý chí. Năng lực là khả năng, kiến thức và kĩ năng vốn có của một cá nhân hoặc cũng có thể được học tập, rèn luyện để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Năng lực được biết tới như là hành động, động cơ ý chí. Nhắc tới năng lực chúng ta nhắc tới những hành động chứ không phải những nội dung lí thuyết hàn lâm. Năng lực là khả năng một người đáp ứng được các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ đó trong những bối cảnh cụ thể (OECD, 2002) Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm; cùng với sự hứng thú bản thân để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. (Ministère de l' Education, 2004).
20