2 minute read

1.2.7. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL xuất xứ rõ ràng. - Không sử dụng các thực phẩm chứa độc tố như cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ,.. và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học. - Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã qua chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp. - Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ, đặc biệt vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng thì không nên để ở bên ngoài quá một giờ. - Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tươi trực tiếp dưới vòi nước đang chảy. - Rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. - Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa với nước xà phòng và nên rửa với nước ấm. - Khi đi ăn ngoài, nên chọn các quán ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp. - Thực hiện quy tắc ăn chín, uống sôi. - Rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và đi bên ngoài về. Trang bị sẵn nước rửa tay khô khi đi bên ngoài [10]. 1.2.7. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2.7.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn lây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian, bệnh mới biểu hiện

Advertisement

This article is from: