7 minute read

1.3.2.Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh

Thế giới đã phát triển đƣợc rất nhiều kỹ thuật ĐG khác nhau đã đƣợc áp dụng DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hiệu quả cho ĐG trên lớp học. Theo các chuyên gia về ĐG GD có thể phân chia các kỹ thuật ĐG trên lớp học thành 3 nhóm sau [68]: - Nhóm các kỹ thuật ĐG mức độ nhận thức: bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền, ma trận ghi nhớ KT, bảng liệt kê KN, bảng trƣng cầu ý kiến, hồ sơ, bản đồ khái niệm, bài kiểm tra... - Nhóm các kỹ thuật ĐG NLVDKTKN: bảng kiểm quan sát, bảng kiểm tự đánh giá, thẻ áp dụng, bài kiểm tra,... - Nhóm các kỹ thuật tự ĐG và phản hồi về quá trình dạy học: bảng kiểm theo CĐ, tổng hợp VĐ, tự suy ngẫm và phác hoạ có trọng tâm... 1.3.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh 1.3.2.1. Vấn đề học tập Vấn đề là những mâu thuẫn biện chứng trong đối tƣợng nhận thức (sự vật, hiện tƣợng…) khách quan với chủ thể, trong đó chứa đựng những sự kiện mà chủ thể chƣa biết hoặc biết rất ít, chủ thể phải giải quyết nhƣng không thể giải quyết ngay đƣợc bằng những cách thức hành động đã biết. Vấn đề học tập (VĐHT) dùng để chỉ những nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi HS phải suy nghĩ độc lập sáng tạo để tìm ra cách thức giải quyết qua đó kiến tạo tri thức, phát triển NL. Kết quả của quá trình giải quyết VĐHT là học sinh phát hiện đƣợc tri thức, kĩ năng, kỹ xảo và cách thức hành động mới [67]. Bản chất của VĐHT là điều chƣa biết dẫn tới lĩnh hội khái niệm mới hoặc cách thức hành động mới. Vậy nên, VĐHT là những “VĐ” có tính khoa học, xuất phát từ nội dung dạy học dƣới sự gia công sƣ phạm của ngƣời GV; là những tình huống về lý thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa các kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo đã biết với cái chƣa biết, tồn tại khách quan trong quá trình nhận thức của HS, tuy nhiên các em không giải quyết đƣợc bằng các cách thức đã biết mà phải tìm kiếm một cách thức mới, mối liên hệ mới. Vấn đề học tập là điều kiện cơ bản của tình huống dạy học, là môi trƣờng quan trọng làm nảy sinh tình huống có VĐ. Tóm lại, VĐHT là công cụ để GV tổ chức dạy học phát triển NL HS. Trong đề tài luận án này, VĐHT đòi hỏi HS tích hợp KT, KN trong các phạm vi khác nhau để giải quyết qua đó phát triển NL ở HS. 1.3.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh a) Khái niệm Có nhiều nghiên cứu đã tiếp cận NLVDKTKN. Nguyễn Thị Thanh khi nghiên cứu NL vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho rằng: “… là khả năng người học huy động, sử dụng kiến thức, KN hoá học đã học trên lớp hoặc qua một trải nghiệm

thực tế cuộc sống, cùng với thái độ tích cực để giải quyết tốt những vấn đề mới, tình DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL huống mới trong thực tiễn liên quan đến hoá học” [115]. Trịnh Lê Hồng Phƣơng chỉ ra: “NL vận dụng KT vào thực tiễn là khả năng người học sử dụng những kiến thức, KN đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức” [90]. Đào Việt Hùng nhận định: “NLVDKT là khả năng của bản thân ngƣời học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó” [65]. Trong CT GDPT môn KHTN (2018) đã đƣa ra yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học này là năng lực khoa học tự nhiên bao gồm ba thành phần : (1) Nhận thức KHTN; (2) Tìm hiểu tự nhiên; (3) Vận dụng KT, KN đã học [22]. Theo đó thành phần vận dụng KT, KN đã học đƣợc hiểu là khả năng vận dụng được KT, KN về KHTN để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, những vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng [22]. Tổng hợp các nghiên cứu nhận định NLVDKTKN là NL cần hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học các môn học, lĩnh vực học tập ở nhà trƣờng PT. Trong TCDH các môn KHTN nói chung và môn Hoá học nói riêng, NLVDKTKN là NL đặc thù cần phát triển cho HS. Vậy NLVDKTKN của HS THCS là khả năng của bản thân người học vận dụng KT, KN đã học vào việc GQVĐ trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó có những ứng xử phù hợp trước những tác động đến đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng. b) Cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS THCS - Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn KHTN, cấu trúc của NLKHTN gồm 3 thành phần: Nhận thức KHTN; Tìm hiểu tự nhiên; Vận dụng KT, KN đã học. Trong đó hợp phần vận dụng kiến thức kĩ năng đã học chỉ rõ việc vận dụng này để giải thích những hiện tƣợng thƣờng gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Hợp phần năng lực này gồm có hai biểu hiện cụ thể: (1) Nhận ra, giải

Advertisement

thích đƣợc vấn đề thực tiễn dựa trên KT KHTN; (2) Dựa trên hiểu biết và các cứ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL liệu điều tra, nêu đƣợc các giải pháp và thực hiện đƣợc một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững [22]. - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh chỉ ra rằng, cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cụ thể nhƣ: (1) Tiếp cận tình huống thực tiễn: phát hiện tình huống thực tiễn; xác định mục tiêu giải quyết tình huống (2) Lập kế hoạch giải quyết tình huống thực tiễn; (3) Giải quyết tình huống thực tiễn; (4) Kết luận để kiến tạo đƣợc tri thức mới [104]. - Nghiên cứu của Đào Việt Hùng cho rằng, cấu trúc của NL vận dụng KT bao gồm: (1) Phát hiện và giải thích nội dung KT. (2) Phân tích và tổng hợp KT. (3) Đề xuất ý tƣởng và GQVĐ đặt ra. (4) Làm việc độc lập sáng tạo trong xử lý các VĐ thực tiễn [65]. Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi có tổng hợp lại và đƣa ra khung cấu trúc dự kiến của năng NL VDKTKN cho HS. Khung này sẽ đƣợc dùng để khảo sát thực trạng và hoàn thiện sau khi nghiên cứu thực tiễn của Việt Nam. Bảng 1.2. Khung cấu trúc NLVDKTKN cho HS Năng lực thành phần Biểu hiện 1. Phát hiện VĐ và đặt câu hỏi định hƣớng huy động KT, KN đã học

- HS phát hiện ra VĐ và mô tả VĐ bao gồm việc tái hiện lại những KT, KN phù hợp với VĐ đặt ra - HS biết đặt câu hỏi cho VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống - HS thu thập thông tin có liên quan đến VĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống 2. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống

- HS lập kế hoạch GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống - HS lựa chọn phƣơng án để GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống - HS thực hiện đƣợc kế hoạch triển khai GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống - HS rút ra kết luận cũng nhƣ đánh giá phƣơng án GQVĐ trong học tập và thực tiễn cuộc sống 3. Đánh giá và điều chỉnh bản thân phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

- HS thông qua GQVĐ kiến tạo tri thức mới và có ý nghĩa cho bản thân - HS có thể đƣa ra đề xuất vận dụng vấn đề trong thực tiễn - HS có thái độ và hành động ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

This article is from: