- Hình thành, phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện cho học sinh - Điều chỉnh và định hƣớng cho hoạt động dạy-học. 1.1.3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: - Tổ chức các câu lạc bộ
- Giao lƣu
- Tổ chức các trò chơi
- Hoạt động chiến dịch
- Tổ chức thảo luận
- Sân khấu tƣơng tác
- Tổ chức tham quan dã ngoại
- Sinh hoạt tập thể
- Tổ chức các cuộc thi
- Lao động công ích
- Tổ chức sự kiện
- Diễn đàn
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Hoạt động nhân đạo
Mỗi hình thức tổ chức trên đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định nhƣng tựu chung lại đều hƣớng tới mục đích giáo dục không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng nhằm phát triển năng lực ở ngƣời học. Rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo và tƣ duy cho học sinh. 1.2. Trò chơi học tập 1.2.1. Khái niệm trò chơi học tập a. Trò chơi Trò chơi là một trong những hình thức của hoạt động trải nghiệm. Có rất nhiều khái niệm về trò chơi nhƣ sau: Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” đƣợc hiểu là một hình thức mua vui bày ra trƣớc mặt mọi ngƣời, chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi đƣợc hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời, trƣớc hết là vui chơi, giải trí.[6] Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời và lịch sử phát triển trò chơi, các nhà Tâm lí học Xô Viết trƣớc đây cho rằng: “Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi đƣợc truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đƣờng giáo dục”.[13]
6