10 minute read

1.2.5. Tình huống dạy học hợp tác

ưu điểm và hạn chế nhược điểm của nhau. Mặt khác, trong một tiết học, nếu chỉ sử dụng duy nhất một PPDH sẽ dẫn đến nhàm chán, HS không tập trung, từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. - Kỹ năng thiết kế phương tiện dạy - học tập theo mô hình DHHT: Để đạt được hiệu quả dạy học trong một thời gian ngắn cần sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như: phiếu học tập được chuẩn bị trước, máy chiếu để HS các nhóm trình bày được nhanh chóng, máy tính để GV thể chế hóa kiến thức... và các phương tiện dạy học khác như giấy khổ lớn, trang vẽ chuẩn bị trước... Mặt khác, việc sử dụng các phần mềm dạy học sẽ trợ giúp cho HS dễ dàng có cái nhìn trực quan để công nhận kiến thức mà GV không tốn nhiều thời gian để giải thích. - Kỹ năng thành lập nhóm học tập hợp tác: Để tiến hành thành lập nhóm, GV cần phân loại HS theo 5 mức: giỏi, khá, trung bình khá, trung bình, yếu, kém; nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng va khả năng nhận thức ở các mức độ khác nhau. - Kỹ năng điều hành các hoạt động học tập hợp tác: Trong giờ học hợp tác, để cho các hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả, người GV cần khé léo dẫn dắt các hoạt động của HS sao cho họ luôn cảm thấy mình tự tìm ra được kiến thức mà không có sự áp đặt của GV, hướng dẫn HS cách học tập hợp tác, cách tổ chức và phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, các vai trò chính trong nhóm như nhóm trưởng, thư ký... - Kỹ năng tổng kết giờ học: đây là khâu cuối cùng trong giờ học hợp tác: GV có thể dùng các phương tiện dạy học để củng cố, khắc sâu kiến thức nhằm nâng cao sức thuyết phục đối với HS đồng thời tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra GV cần nhận xét về các hoạt động hợp tác của các nhóm. Trong giờ học hợp tác, các khí cạnh GV đưa ra không phải giờ học nào, cá nhân nào cũng có thể tiếp thu và giải quyết được hết trong thời gian 45' nên kết luận của GV là sự gợi ý, dẫn dắt HS tự học và ôn tập ở nhà có trọng tâm.

1.2.5. Tình huống dạy học hợp tác

Advertisement

1.2.5.1. Khái niệm về tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà người học đã trở thành chủ thể

hoạt động của đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học, nhằm mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên tròn được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình huống dạy học khi người GV đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học. Theo Trịnh Văn Biểu [10], "dạy học tình huống là phương pháp dạy học được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập". Theo Phan Trọng Ngọ [11], " dạy học bằng tình huống là thông qua việc giải quyết những tình huống, người học có những khả năng thích ứng tốt nhất với môi trường xã hội đầy biến động, dạy học bằng tình huống rất gần với dạy học giải quyết tình huống có vấn đề nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Dạy học bằng tình huống có cơ sở lý luận và phạm vi ứng dụng rộng hơn". 1.2.5.2. Khái niệm tình huống dạy học hợp tác

Tình huống DHHT là một dạng tình huống gợi vấn đề mà GV thiết kế nhằm tạo ra các hoạt động hợp tác của HS. Mỗi tình huống DHHT thể hiện ý đồ sư phạm của người dạy nhằm gợi động cơ cho HS trong quá trình phát hiện và GQVĐ.

Theo Hoàng Lê Minh[5], một tình huống dạy học hợp tác cần thỏa mãn 3 điều kiện: - Tình huống phải có tác dụng gợi ra vấn đề - HS nhận thấy nhu cầu cần hợp tác, trao đổi, sự hợp tác có thể mang lại kết quả tốt - Tạo môi trường học tập hợp tác, có mối quan hệ mật thiết giữa vai trò của các nhân với vai trò của tập thể. Nhiệm vụ cơ bản của của việc xây dựng tình huống DHHT là phải tạo ra cơ hội để HS được suy nghĩ cá nhân, cùng thảo luận trong nhóm để khẳng định mình và rèn luyện tư duy hội thoại, phê phán. Các tình huống DHHT phải vưa sức, phù hợp với mục đích và nội dung bài học; tình huống phải chính xác, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ nhằm thu hút sự chú ý của HS; tình huống phải có tác dụng gợi động cơ và dẫn dắt HS hoạt động để phát triển một số kỹ năng trình bày, diễn đạt, tư duy hội thoại, tư duy phê

phán... Để tạo tình huống DHHT trong dạy học phương trình và bất phương trình mũlogarit nên dựa vào một số hoạt động trí tuệ như: Dự đoán kết quả nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm, lật ngược vấn đề, xem xét tương tự, khái quát hóa, giải bài tập mà HS chưa biết thuật giải, tìm sai lầm trong lời giải, phát hiện nguyên nhân và sửa chữa sai lầm trong giải toán, tìm nhiều cách giải cho một bài toán. 1.2.5.3. Cấu trúc của tình huống dạy học hợp tác Cấu trúc của một tình huống DHHT gồm các hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS qua các pha hợp tác hoạt động được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Giáo viên Học sinh

Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS Ra nhập nhóm và tiếp cận nhiệm vụ học tập

Hướng dẫn HS hoạt động học tập

Tổ chức thảo luận nhóm Hoạt động cá nhân (trong nhóm)

Thảo luận, hợp tác trong nhóm

Tổ chức thảo luận lớp Thảo luận, hợp tác với các bạn trong lớp, giữa các nhóm

Kết luận và đánh giá kết quả nhóm học hợp tác Kiểm tra, đánh giá kết quả

Mặc dù có cấu trúc nhìn chung như trên, tuy nhiên, trong từng tình huống cụ thể, các hoạt động có thể được lồng ghép vào nhau, có thể được giảm bớt đi (tùy vào mức độ phức tạp của nội dung kiến thức). 1.2.5.4. Quy trình thiết kế tình huống dạy học hợp tác Để thiết kế một tình huống dạy học hợp tác, GV cần thực hiện các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học: Trong mỗi tình huống DHHT được thiết kế GV cần phải xác định được rõ mục tiêu dạy học. Nó bao gồm: mục tiêu chiếm lĩnh tri thức (kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ) và mục tiêu rèn luyện cách học và cách giao tiếp cho học sinh.

Bước 2. Chọn nội dung dạy học: Nội dung thiết kế tình huống DHHT thường là: Nội dung gợi mở nhiều hướng suy nghĩ khác nhau; khối lượng kiến thức lớn mà cần giải quyết trong một thời gian ngắn; các nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu hợp tác, tạo tình huống cần tranh luận trong tập thể. Trong dạy học môn Toán, nội dung có thể thiết kế được các tình huống dạy học hợp tác là: tình huống tiếp cận khái niệm, định lí,hệ thống kiến thức cho ôn tập chương, đề xuất các phương pháp giải cho một bài toán, giải bài toán theo nhiều cách khác nhau, tìm sai lầm trong lời giải và sửa chữa,… Bước 3.Thiết kế các tình huống cụ thể: Sau khi đã lựa chọn các nội dung thích hợp để dạy học hợp tác, GV cần phải thiết các nội dung thành các tình huống hợp tác cụ thể. Tình huống đó có thể được thiết kế thông qua một tình huống thực tế, một bài toán, một video, một câu chuyện,…nhằm hướng người học theo dụng ý của GV. Tình huống có thể được thiết kế trên phiếu học học tập dưới dạng bảng, sơ đồ, câu hỏi, bài tập, hình vẽ… hoặc sử dụng máy chiếu. Khi thiết kế tình huống dạy học hợp tác, GV cần phải thực hiện các công việc sau: - Đề ra nhiệm vụ cho học sinh và chuẩn bị các câu hỏi phụ gợi ý khi cần thiết. -Dự kiến được phương án trả lời và các cách giải quyết. - Dự kiến được các mẫu thuẫn có thể xảy ra trong thảo luận nhóm. Bước 4. Dự kiến cách tổ chức học tập hợp tác: Tùy vào đặc điểm của nội dung, mục tiêu bài học và tình huống được thiết kế mà giáo viên GV lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học hợp tác hợp để tất cả các HS trong nhóm đều có cơ hội trao đổi, thảo luận, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong suốt quá trình học tập hợp tác.

Ví dụ 1: Thiết kế tình huống DHHT rèn luyện cho HS giải phương trình, bất phương trình mũ bằng phương pháp đặt ẩn phụ:

Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học: rèn luyện cho HS giải phương trình, bất phương trình mũ bằng phương pháp đặt ẩn phụ. Bước 2. Chọn nội dung dạy học: đưa ra một số phương trình, bất phương trình sử dụng cách giải đặt ẩn phụ nhằm luyện tập cho HS kỹ năng giải thuần thục.

Bước 3. Thiết kế tình huống cụ thể: Tình huống được thể hiện qua phiếu học tập với nội dung học tập hợp tác

PHIẾU HỌC TẬP

Giải phương trình, bất phương trình sau bằng phương pháp đặt ẩn phụ: a. 9�� −4.3�� −45=0 b. 4.9�� +12�� −3.16�� =0 c. 16�� −4�� −6≤0 d. 2�� +2−�� −3>0

- Dự kiến cách thực hiện của HS: lựa chọn biểu thức phù hợp để đặt ẩn phụ, có thể biến đổi phương trình để tìm biểu thức đặt ẩn phụ dễ dàng nhất. - Kết quả mong đợi: a. Đặt �� =3�� ,�� >0 Ta có phương trình:

��2 −4��−45=0 Giải phương trình ta được 2 nghiệm: ��1 =9,��2 =−5 Chỉ có ��1 =9 thỏa mãn điều kiện �� >0 Do đó 3�� =9. Vậy �� =2 b. Chia cả 2 vế phương trình cho 12�� (12�� >0), ta được:

Đặt �� =(

3 4)�� ,�� >0 4.( 3 4)�� +1−3.( 4 3)�� =0

Ta có phương trình: 4.��+1−

3 �� =0

⇔4��2 +��−3=0 ⇔[ �� =−1 �� =

3 4

Chỉ có �� =

3 4 thỏa mãn điều kiện dó đó (

3 4)�� =(3)1. Vậy �� =1. 4

This article is from: