9 minute read

3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn với một số HS tại lớp TN với cùng câu hỏi chung: “Việc tổ chức DHHT trong tiết học bằng các tình huống cụ thể giúp em những gì trong việc giải quyết các vấn đề học tập?”. Các câu trả lời thu được của HS như sau: Em Nguyễn Thiên Sơn (12A5): “Qua học tập bằng các tình huống hợp tác em có thể trao đổi với các bạn cùng lớp về vấn đề GV đưa ra, có thể hỏi các bạn các kiến thức liên quan tới vấn đề, để từ đó hiểu vấn đề sâu sắc hơn, giúp em dễ tìm ra cách giải quyết vấn đề nhanh hơn”. Em Lý Văn Thực (12A5): “Khi học tập bằng các tình huống hợp tác em cảm thấy thoải mái vì không khi lớp học luôn sôi nổi. Khi gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, em có thể tìm đến sự trợ giúp của các bạn và thầy cô trong lớp.HTHT giúp em có thể điều chỉnh ngay kiến thức sai lệch của bản thân khi giải quyết vấn đề từ đó có được giải pháp đúng cho vấn đề”. Em Hoàng Thị Kiều (12A5): “Giải quyết các tình huống học tập hợp tác giúp em có thể hiểu vấn đề, dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giải pháp. Đặc biệt, giúp em cách trình bày lời giải cho một bài toán ngắn gọn, khoahọc và logic hơn”. Như vậy qua các kết quả thu thập từ phiếu đánh giá của HS, ý kiến của HS qua phỏng vấn, có thể thấy: Đa số các em HS đều có những đánh giá tích cực về sự tác động của việc tổ chức DHHT bằng các tình huống. Qua đó, thể hiện rõ hơn tinh thần và thái độ học tập, trách nhiệm của cá nhân trong quá trình học tập hợp tác và trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề, ...

Ngoài ra qua quan sát các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong một số tiết dạy có vận dụng các tình huống đã đề xuất, tác giả nhận thấy: Các GV giảng dạy đều đã thiết kế được các tình huống gợi vấn đề cho HS thông qua tổ chức các hoạt động DHHT, HS thảo luận rất sôi nổi, tích cực trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Sản phẩm các nhóm HS được trình bày tương đối khoa học và chính xác, giữa các HS có sự phản biện lẫn nhau về vấn đề cần quan tâm. Điều đó cho thấy HS có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề,biết lựa chọn các phương án tối ưu nhất để giải quyết, biết cách trình bày lời giải cho một bài toán một cách khoa học và chính xác.

Advertisement

3.4.2.Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế các tình huống DHHT trong giảng dạy chúng tôi đã thực hiện như sau:

a) Phân tích sản phẩm nhóm của lớp dạy thực nghiệm

Trong phạm vi trình bày luận văn, chúng tôi xin đưa ra kết quả phân tích sản phẩm của 4 nhóm HS tại lớp thực nghiệm 12A5 trong tiết dạy thực nghiệm: Tiết 30. phương trình mũ-logarit được thực hiện ngày 05/11/2019.

Dựa trên sản phẩm của nhóm tại lớp TN, qua phân tích chúng tôi nhận thấy: + Tất cả các nhóm đều đã nhận biết được vấn đề thông qua tình huống học tập GV đưa ra (dựa trên sản phẩm nhóm). + Từ việc nhận diện đúng vấn đề, đa số các nhóm đã có sự bàn bạc, chia sẻ kiến thức giúp nhau hiểu đúng vấn đề. + Các nhóm đã đề xuất được nhiều giải pháp hay. Tuy nhiên khả năng đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu cho bài toán vẫn còn hạn chế (nhóm 4). + 3/4 nhóm đưa ra lời giải đúng, chính xác. Trong số đó, có 2 nhóm trình bày lời giảitương đối khoa học, có sự lập luận logic và đạt độ chính xác cao (nhóm 1,3). + Trong 4 nhóm, có 2 nhóm phát biểu được bài toán ở dạng tổng quát và chỉ có một nhóm phát triển được vấn đề (nhóm 1).

Cũng với vấn đề học tập trên, chúng tôi cũng đưa ra cho HS tại lớp ĐCgiải quyết, quan sát hoạt động và kết quả học tập của HS chúng tôi nhận thấy việc giải quyết các tình huống của HS ở lớp ĐC còn chậm, mất nhiều thời gian. Nhiều HS không đưa ra được cách thức để giải quyết tình huống. Phần lớn số lượng HS có giải pháp chỉ tập trung vào các em khá, giỏi của lớp, nhiều HS chưa biết cách trình bày hoặc có trình bày nhưng thiếu sự lập luận logic chặt chẽ.

Trên kết quả phân tích sản phẩm học tập của HS tại lớp TN chứng tỏ rằng: Việc tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm để giải quyết các tình huống dạy học có những hiệu quả nhất định.

b) Phân tích kết quả kiểm tra tại lớp thực nghiệm và so sánh với lớp đối chứng

Chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút tại lớp TN ngay sau tiết dạy TN ngày 05/11/2019 và so sánh kết quả với lớp ĐC - Đề kiểm tra, Đáp án, thang điểm (Phụ lục) - Kết quả kiểm tra tại lớp TN và ĐC:

Điểm

Lớp

12A5

(40HS)

12A2

(40HS)

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra 15 phút tại lớp TN và ĐC

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ%

(>TB) Điểm TB

0 0 0 1 2 4 9 14 8 2 82.5 7.6

0 0 1 3 7 13 10 4 2 0 40.0 6.2

90.00% 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 82.50%

50%

40%

2.50% 10% 15.00%

Điểm <5 Điểm 5-6 Điểm ̀ 7-10 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra 15 phút của hai lớp TN và ĐC

Qua biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra 15 phút của hai lớp TN và ĐC cho thấy: kết quả kiểm tra của lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC. Điều đó thể hiện cụ thể:Lớp TN có 82,5% HS đạt điểm khá giỏi. Trong đó có 2 em HS đạt điểm tối đa là 10. Trong khi đó ở lớp ĐC tỉ lệ này là 40% và không có HS đạt điểm tối đa. Các HS đạt điểm tối đa ở lớp TN là do các em đã phát hiện ra được vấn đề GV yêu cầu, đưa ra giải pháp đúng, có cách trình bày ngắn gọn, lập luận chặt chẽ và logic, tìm được nhiều lời giải hay và sáng tạo. Điểm trung bình của lớp TN ( 7.6)cao hơn lớp ĐC ( 6.2) cho thấy sự

tiến bộ của HS ở lớp TN so với lớp ĐC.

Qua việc phân tích kết quả của hai bài kiểm tra tại hai lớp TN (12A5) và ĐC (12A2) chúng tôi nhận thấy:

- Hầu hết các em HS ở lớp TN đã biết nhận diện vấn đề. - Số lượng HS đưa ra được giải pháp đúng cho bài toán ở lớp TN đã có những sự thay đổi hơn so với số lượng HS ở lớp ĐC - Từ lời giải của HS, cho thấy các em cũng đã có những sự tiến bộ trong việc trình bày lời giải, cách lập luận, và logic các vấn đề. - Đã xuất hiện một số HS tại lớp TN, các em đã bước đầu biết cách khai thác bài toán để tìm ra các phương án tối nhất.

c. Phân tích kết quả kiểm tra của một số trường hợp cụ thể

Trước khi tổ chức TN, chúng tôi tiến hành cho 6 HS thuộc 3 loại đối tượng: KháGiỏi, Trung bình, Yếu- kém thực hiện bài kiểm tra 15 phút. (Đề kiểm tra trình bày ở phụ lục 1) nhằm có những đánh giá ban đầu về khả năng giải quyết vấn đề của các em. Kết quả thu được:

Đối tượng Họ và tên Điểm Nhận xét về năng lực GQVĐ của HS

- Biết nhận diện và hiểu vấn đề.

Khá- Giỏi Nguyễn Thiên Sơn 9

Nông Anh Huy 8 - Đưa ra được giải pháp đúng nhưng chưa tối ưu. - Lập luận đôi chỗ chưa lôgic. - Chưa biết khai thác và phát triển vấn đề GV đưa ra

Trung bình

Yếu- Kém Hoàng Thu Thảo 6 - Mới chỉ nhận diện và có đưa ra được giải pháp nhưng chưa đầy đủ, chính xác Phạm Văn Quỳnh 5 - Lập luận còn thiếu chặt chẽ và lôgic.

Lưu Tuấn Phong 4 - HS nhận diện vấn đề chưa được đầy đủ. Nguyễn Linh Nhâm 2 Còn yếu trong tính toán và lập luận.

Trong quá trình phân tích kết quả của hai bài kiểm tra tại lớp TN (12A5), chúng tôi đặc biệt quan tâm tới bài làm và kết quả đạt được các đối tượng HS này:

Đối tượng Họ và tên Kết quả KT

Khá- Giỏi Nguyễn Thiên Sơn Nông Anh Huy 10

9

Trung bình

Yếu- Kém Hoàng Thu Thảo Ngô Thùy Linh Phạm Văn Quỳnh Nguyễn Linh Nhâm 7

7

6

4

Từ việc xem xét và phân tích kết quả kiểm tra của các trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy: - Về điểm số của đa số các HS đã có sự thay đổi hơn so với các bài kiểm tra trước khi tiến hành TN.

Qua kết quả phân tích trên, cho thấy các tình huống dạy học của tác giả đề xuất đã có những tác động tích cực tới tất cả các đối tượng HS, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán.

Tóm lại: Các kết quả phân tích định lượng thu được từ việc tiến hành TN phù hợp với nhận xét định tính. Điều đó cho thấy rằng: Thiết kế một số tình huống dạy học hợp tác và việc vận dụng các tình huống mà tác giả đề xuất vào trong quá trình dạy học phương trình, bất phương trình mũ-logarit có hiệu quả rõ rệt đối với việc giảng dạy.

This article is from: