![](https://assets.isu.pub/document-structure/210701145354-53bb82910a26995eb6a447e094789f8d/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
1 minute read
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
from THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ - LOGARIT
- Cả hai lớp trên đều học toán theo chương trình SGK cơ bản; - Số lượng HS của lớp TN và lớp ĐC là như nhau (Tổng: 40HS) - Trình độ nhận thức của lớp TN và lớp ĐC là tương đương nhau - Cả hai lớp có kết quả học lực và TBM học kì I môn Toán gần như nhau.
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TBM
Advertisement
TN (12A5) 15,0% 32,5% 42,5% 10% 0% 6,25 ĐC (12A2) 14% 34% 41,5% 10,5% 0% 6,3
- Các tiết dạy TN và ĐC cùng tiến độ về thời gian và nội dung dạy học.
Tại lớp thực nghiệm: - Giáo viên thực hiện một số tiết dạy học hợp tác chủ đề phương trình, bất phương trình mũ-logarit. Trên cơ sở có sử dụng các tình huống DHHT mà tác giả đã đề xuất ở chương 2 của luận văn. - Quan sát hoạt động học tập của HS, đánh giá hiệu quả sự tác động của phương pháp đã thực hiện trên cả hai mặt định tính và định lượng.
Tại lớp đối chứng: GV vẫn dạy học bình thường không tiến hành như đối với lớp thực nghiệm và quan sát kết quả hoạt động học tập của HS.
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Quan sát: Dự một số tiết dạy học hợp tác có vận dụng các tình huống đã được thiết kế.
Quan sát hoạt động của GV và HS khi tổ chức dạy học hợp tác, ý thức và thái độ học tập của học sinh. Đặc biệt, quan tâm tới các biểu hiện của HS khi tham gia giải quyết các tình huống học tập hợp tác như: mức độ hứng thú trong học tập, việc chủ động thực hiện các nội dung công việc được phân công, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, ý thức trách nhiệm và sự tự tin. - Nghiên cứu sản phẩm của học sinh (sản phẩm nhóm, bài kiểm tra trên hai loại đối tượng (Đối tượng TN và đối tượng ĐC) để rút ra các kết luận về việc DHHT thông qua việc thiết kế các tình huống đối với hiệu quả giảng dạy.