9 minute read
ở trường phổ thông
from THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ - LOGARIT
Câu hỏi 2:
2��2 −��−4 = 1 16
Advertisement
⇔2��2 −��−4 =2−4
⇔��2 −��−4=−4⇔ ��2 −�� =0 ⇔[�� =0 �� =1 Vậy tổng tất cả các nghiệm của phương trình là 1. Bước 4. Dự kiến cách tổ chức học tập hợp tác: + Dự kiến thời gian thực hiện tình huống: 10 phút + Dự kiến hình thức tổ chức: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi HS được phát riêng từng phiếu và làm bài tập trong phiếu học tập. Sau đó mỗi nhóm cùng thảo luận và tổng và trình bày kết quả chung ra phiếu A0, nhóm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên trình bày. Đại diện nhóm sẽ trả lời trước sự đánh giá và nhận xét của HS trong và ngoài nhóm, GV tổng kết và chính xác hóa kết quả.
1.3. Vai trò của tình huống DHHT đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở trường phổ thông
Để nâng cao hiệu quả dạy học, người GV cần xây dựng được những tình huống dạy học nhằm vào tính hiệu quả của hoạt động học tập. Tuy nhiên điều đó cần đến hiểu biết của GV về tình huống dạy học hiệu quả. Tình huống dạy học hiệu quả là tình huống dạy học làm cho HS hứng thú học tập thông qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm, không những kiến tạo được kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn hình thành thói quen và khả năng tích hợp vận dụng kiến thức vào các vấn đề trong thực tiễn, tạo điều kiện để HS đạt được những mục tiêu dạy học với sự tác động phù hợp của GV cũng như các điều kiện dạy học khác. Như vậy một tình huống dạy học hiệu quả cần có những đặc điểm sau: - Mục tiêu dạy học được xác định một cách đúng đắn, đầy đủ và được thể hiện qua nội dung, cách thức tổ chức hoạt động học, đảm bảo kết quả học tập tốt cho HS; - Lôi cuốn được người học tập trung vào các hoạt động thực hành hướng tới mục tiêu bài học. Có nghĩa là nhiệm vụ học tập giao cho HS phải thú vị tạo ra được động lực học tập, đồng thời có tính thách thức, khó khăn nhất định. - Tạo môi trường học tập thân thiện, ở đó mọi ý tưởng đều được tôn trọng. Sự chủ động của HS thể hiện tích tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, được đưa
ra những ý tưởng sáng tạo trong môi trường hợp tác, tạo cơ hội phát triển những năng lực cần thiết cho HS. Theo PISA (2015) [13]: “năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá trình mà hai hay nhiều người nỗ lực cùng giải quyết một vấn đề bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cần có để đưa ra giải pháp và sử dụng các kiến thức, kĩ năng và nỗ lực để có được giải pháp đó” . Một tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán ở trường phổ thông cần thỏa mãn các yêu cầu: - Tạo được mối liên kết giữa tri thức mới trong môn Toán cần hình thành theo mục tiêu bài học với hệ thống tri thức và kinh nghiệm vốn có của HS cách nhuần nhuyễn, tự nhiên nhằn gây hứng thú, tạo nhu cầu nhận thức của HS, từ đó HS tích cực tham gia phát hiện và GQVĐ học tập; - Tích hợp một cách linh hoạt các kiến thức và kỹ năng của môn Toán với các môn học khác có liên qua cũng như các kinh nghiệm thực tế trong đời sống hàng ngày của HS, tạo điều kiện gắn môn Toán với nguồn gốc và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn; - Có những hoạt động của HS trong môi trường hợp tác để hình thành kiến thức, kỹ năng và phát triển các năng lực chung, tròn đó chú trọng phát triển năng lực GQVĐ, năng lực tự học, năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn; - Làm cho HS thấy được ý nghĩa thiết thức của các tri thức môn Toán và hình thành thói quen. khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn (trong nội bộ môn Toán, trong các môn học khác có liên quan, trong đời sống). Tình huống dạy học hợp tác trong Toán học giúp người học tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, phát huy được tính sáng tạo trong nhận thức và tư duy, người học được làm việc hợp tác với nhau theo các nhóm để giải quyết các vấn đề, các tình huống dạy học mà GV đưa ra. Vì vậy tham gia vào tình huống DHHT không chỉ giúp người học lĩnh hội được các kiến thức môn học mà còn phát triển ở HS được một hoặc một số năng lực quan trọng cần thiết như năng lực GQVĐ, năng lực tự học.... Trong quá trình thực tiễn dạy học ở nhà trường THPT, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học thông qua các tình huống DHHT có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán vì các lí do sau đây:
Thứ nhất, việc tổ chức dạy học theo tình huống DHHT giúp cho người học có sự chia sẻ các thông tin, kiến thức liên quan tới vấn đề toán học cần quan tâm, làm cho thông tin liên quan tới vấn đề trong nhiệm vụ của nhóm được mỗi cá nhân hiểu một cách đầy đủ hơn, từ đó giúp hình thành ở mỗi cá nhân các giả thiết cho vấn đề, hỗ trợ quá trình phân tích và tìm giải pháp. Thứ hai, qua các tình huống DHHT có rất nhiều ý tưởng và lời giải giúp cho việc giảm thời gian cũng như có nhiều cách để lựa chọn trong giải quyết vấn đề. Thứ ba, trong quá trình trình bày giải pháp, thông qua học tập hợp tác dưới dạng các tình huống mà các thành viên trong nhóm học tập có thể đưa ra các ý kiến, bác bỏ các phương án không tối ưu, phương án sai; có sự lựa chọn và sắp xếp các thông tin cho từng bước thực hiện giải pháp một cách logic và chặt chẽ. Thứ tư, qua tổ chức dạy học theo tình huống DHHT, giải pháp của vấn đề mà mỗi nhóm học tập đưa ra sẽ được đại diện nhóm phát biểu, hoặc trình bày có sự đánh giá, phản biện của các thành viên trong lớp từ đó giúp cho học sinh nhìn lại, rút kinh nghiệm để chính xác hóa kết quả giải quyết vấn đề. Thứ năm, một số vấn đề giáo viên đưa ra có thể cung cấp cho HS các cách giải quyết theo những phương án khác nhau và khai thác nó theo nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua các tình huống DHHT sẽ hỗ trợ các em trong việc nghiên cứu sâu giải pháp, linh hoạt hơn trong việc vận dụng vấn đề vừa giải quyết trong các tình huống tương tự hoặc nghiên cứu vấn đề mới. Từ những phân tích trên, chúng ta thấy so với các phương pháp dạy học khác, DHHT cũng như việc thiết kế các tình huống DHHT trong Toán học góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán trong trường phổ thông. Để các tình huống DHHT góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: + GV cần lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống DHHT có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn: tình huống DHHT phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dung của bài học, nội dung tình huống phải đảm bảo chính xac, khoa học, bám sát kiến thức chuẩn của sách giáo khoa; tình huống phải hấp dẫn, khơi dạy sự hứng thú, khơi dạy khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Ngoài ra tình huống
còn phải mang tính khả thi, bảo đảm những điều kiện cần và đủ để đưa đến giải pháp hợp lý, dễ chấp nhận. + GV cần chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở: khi đưa ra tình huống, câu hỏi dẫn dắt gợi mở là hết sức quan trọng, nhiều khi là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của tình huống và khả năng lĩnh hội kiến thức của người học. Câu hỏi thường chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, có định hướng rõ ràng, logic, phù hợp với trình độ người học. + GV cần khéo léo dẫn dắt, điều khiển, sử dụng thời gian hợp lý, không để thời gian chết, không để cho người học từ tâm trạng háo hức muốn tìm ra lời giải đáp chuyển sang bế tắc, chán nản. Bên cạnh đó, GV phải luôn theo dõi, bám sát mọi hoạt động hợp tác của HS để có sự tác động kịp thời trong việc hỗ trợ những khó khăn HS trong quá trình giải quyết vấn đề. + Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động, tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái nhưng nghiêm túc cho người học cùng hợp tác giải quyết vấn đề. + Cần đảm bảo cho từng thành viên trong nhóm không trốn tránh công việc và tạo điều kiện để họ thấy rõ trách nhiệm của mình với tập thể và vai trò của tập thể với từng cá nhân. Việc tối ưu hóa hoạt động học tập của từng thành viên sẽ giúp GV có thể phát hiện khả năng của HS từ đó có những biện pháp thích hợp giúp đỡ các em để đạt được kết quả học tập cao nhất. + Yêu cầu mỗi HS phải được trang bị các kĩ năng cần thiết để có thể hoạt động nhóm có hiệu quả trong giải quyết vấn đề như:kĩ năng giao tiếp với các bạn bè trong lớp trong việc trao đổi và chia sẻ thông tin cho vấn đề, giao tiếp với giáo viên khi gặp khó khăn cần sự hỗ trợ giúp đỡ, kĩ năng hợp tác giải quyết vấn đề, kĩ năng lãnh đạo để điều khiển hoạt động nhóm trong suốt quá trình giải quyết vấn đề, kĩ năng đưa ra quyết định để thống nhất giải pháp cho vấn đề, … Để dạy học hợp tác một cách hiệu quả, ngoài công tác chuẩn bị, khâu thiết kế và tổ chức các hoạt động cho HS của GV thì yếu tố người học rất quan trọng. Nếu người học không có thái độ hợp tác tích cực, thiếu một số kĩ năng cần thiết, đặc biệt hạn chế về năng lực giải quyết vấn đề thì quá trình hợp tác của mỗi cá nhân trong nhóm học tập