![](https://assets.isu.pub/document-structure/210701145354-53bb82910a26995eb6a447e094789f8d/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
1.2.1. Quan niệm về dạy học hợp tác
from THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ - LOGARIT
1.2.1. Quan niệm về dạy học hợp tác
Theo nghĩa từ điển Tiếng Việt (2008) [6], “Hợp tác có nghĩa là cùng chung sức với nhau để tiến hành một công việc nhằm một mục đích chung. Hợp tác là điều rất quan trọng đóng góp vào sự thành công của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào; là điều không thể thiếu được trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các tổ chức kinh tế xã hội” . Sự hợp tác trong dạy học thể hiện thông qua các mối quan hệ hợp tác tích cực giữa thầy và trò, và giữa trò với trò. Vì vậy quan niệm DHHT được xem xét ở cả hai góc độ: người dạy và người học. Xét trên góc độ người học, DHHT là cách thức học tập của HS được thực hiện thông qua sự hợp tác tích cực của các thành viên trong các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung mà người ta thường gọi là “học tập hợp tác”. Xét trên góc độ người dạy, DHHT có thể xem là một phương pháp dạy học mà GV tổ chức các hoạt động học tập hợp tác để học sinh cùng tham gia tìm hiểu và chia sẻ kiến thức. Ở thế giới, xu thế DHHT được khởi xướng vào đầu những năm 1900 do nhà giáo dục John Dewey và đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu như: D.W.Johnson, RogerT.Johnson & Holubec,… Tiếp thu hình thức dạy học này ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về DHHT của các nhà giáo dục và lí luận dạy học như: Hoàng Lê Minh, Nguyễn Hữu Châu, Hoàng Công Kiên, Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Thị Thanh,... Mỗi nhà giáo dục khi nghiên cứu về dạy học hợp tác đều có cách nhìn nhận và quan niệm khác nhau phương pháp dạy học này. Vì thế mà DHHT được gọi theo nhiều tên khác nhau như: học hợp tác, học tập hợp tác, dạy học theo nhóm,…
Advertisement
Theo Hoàng Lê Minh [5]:“Phương pháp dạy học hợp tác là cách thức hoạt động và giao lưu hợp tác của thầy gây nên hoạt động và giao lưu hợp tác của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức và kĩ năng xã hội”. Theo Nguyễn Hữu Châu [7]: “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác”