7 minute read

1.2.2. Cấu trúc năng lực tự học

chủ động vào đối tượng học nhằm chuyển hóa chúng thành tri thức riêng của mình, vận DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập; rèn luyện và phát triển KN, làm cho người học thay đổi và ngày càng phát triển. Với cách hiểu như trên về quá trình TH, trong luận văn này, tôi sử dụng khái niệm năng lực tự học với nội hàm như sau: NLTH là khả năng huy động tri thức, kĩ năng sẵn có, kinh nghiệm bản thân, động cơ, hứng thú để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện kĩ năng mới và hoàn thiện phẩm chất của mỗi cá nhân. 1.2.2. Cấu trúc năng lực tự học Vận dụng quy trình xây dựng cấu trúc năng lực của nhóm tác giả Griffin, P., Care, E., & Harding, S. (2015) [32]; Nguyễn Văn Biên [2] để xây dựng cấu trúc NLTH trong Luận văn gồm 4 bước sau: - Bước 1. Định nghĩa NLTH được định nghĩa dựa trên quá trình TH như ở mục trên. - Bước 2. Xác định các thành tố của năng lực NLTH cơ bản gồm 4 thành tố được mô tả trong bảng 1.1. Bảng 1. 1. Các thành tố của năng lực tự học. Thành tố Mô tả 1. Xác định mục đích học tập

HS xác định được mục đích, nội dung và cách thức TH, hình thành ý thức về nhu cầu học tập, từ đó tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn. Có động cơ học tập tốt khiến cho HS tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng, tự thân học tập do niềm yêu thích của bản thân, để có thể TH lâu dài và bền vững.

Advertisement

2. Lập kế hoạch tự học

HS phải biết cách lập kế hoạch TH khoa học, vừa sức và khả thi: lên danh mục các nội dung cần TH, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động. Khi lập kế hoạch, cần bao gồm cả các phương án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất về thời gian, ngoại cảnh, yêu cầu chung,… Ngoài ra HS cần biết cách lựa chọn hình thức TH, quyết định cách thức chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng cho mình, phù hợp với trình độ tiếp thu, với tài liệu để duy trì động lực TH như TH cá nhân, đôi bạn học tập, nhóm, học với tài liệu, với bài giảng đa 9

phương tiện, máy tính… DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3. Tiến hành kế hoạch tự học

HS thể hiện khả năng lựa chọn các tài liệu thích hợp, sử dụng các phương pháp nhận thức phổ biến trong học tập vật lí, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề học tập như: làm bài tập vận dụng, bài thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, báo cáo, thuyết trình,… giúp tri thức có được không dễ quên mà bền vững, thường xuyên được bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân..

4. Đánh giá điều chỉnh hoạt động học

HS phát triển khả năng đánh giá điều chỉnh hoạt động học, tự nhận biết mức độ tiếp thu của mình và điều chỉnh phương pháp TH thích hợp như: tự trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan; trắc nghiệm tự luận, hoặc tự so sánh kết quả học tập của mình với kết quả đúng được GV xác nhận. - Bước 3. Thiết lập chỉ số (cs) hành vi (bảng 1.2) Bảng 1. 2. Chỉ số hành vi của năng lực tự học.

Thành tố Chỉ số hành vi 1. Xác định mục đích học tập

1.1. Xác định kiến thức, kĩ năng cần học 1.2. Xác định kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết

2. Lập kế hoạch tự học

2.1. Xác định phong cách bản thân 2.2. Lựa chọn phương pháp học tập 2.3. Lập thời gian biểu tự học

3. Tiến hành kế hoạch tự học

3.1. Làm việc với tài liệu 3.2. Làm việc với người hỗ trợ 3.3. Rèn luyện trên đối tượng vật chất

4. Đánh giá điều chỉnh hoạt động học

4.1. Đánh giá được kết quả của bản thân 4.2. Đánh giá điều chỉnh được kế hoạch học tập - Bước 4. Xây dựng các mức độ chất lượng: Mức độ chất lượng dựa trên mức độ tự lực của học sinh, mức độ phức tạp và mức độ hoàn thiện của hành vi. Các mức độ chất lượng được trình bày được dưới dạng các tiêu chí. Bảng 1.3 minh họa những tiêu chí đã được xây dựng để đánh giá mức độ đạt được của chỉ số hành vi của một thành tố trong năng lực tự học vật lí.

Bảng 1. 3. Tiêu chí chất lượng của các chỉ số hành vi của năng lực tự học. 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Thành tố

Chỉ số hành vi Gán điểm

1. Xác định mục đích học tập

1.1. Xác định kiến thức, kĩ năng cần học - XM1: Tự xác định kiến thức, kĩ năng cần học. - XM2: Tự xác định chính xác kiến thức, kĩ năng cần học. - XM3: Tự xác định kiến thức, kĩ năng cần học và các bước chi tiết tiến trình thu nhận kiến thức, kĩ năng. 1 2 3

1.2. Xác định kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết - XK1: Tự xác định một vài kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết. - XK2: Tự xác định hầu hết kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết. - XK3: Tự xác định toàn bộ kiến thức kĩ năng liên quan đã có, đã biết. 1 2 3 2. Lập kế hoạch tự học

2.1. Xác định phong cách bản thân - LX1: Chỉ ra được một vài phong cách học tập. - LX2: Chỉ ra được một số thao tác học tập của các phong cách khác nhau. - LX3: Chỉ ra được các thao tác học tập phù hợp với phong cách học tập của mình. 1 3

2.2. Lựa chọn phương pháp học tập - LP1: Chỉ ra được tên các phương pháp học tập. - LP2: Chỉ ra được cách thức thực hiện các phương pháp học tập. - LP3: Chỉ ra được phương pháp học tập tối ưu phù hợp với nội dung học. 1 3 3

2.3. Lập thời gian biểu TH - LT1: Xây dựng thời gian biểu học tập sơ sài, thời gian quá dài hoặc quá ngắn. - LT2: Thời gian biểu học tập chi tiết, có thời gian quá dài hoặc quá ngắn. 1 2

- LT3: Thời gian biểu học tập chi tiết, khoa 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL học, cụ thể, phân bố thời gian hợp lý.

3 3. Tiến hành kế hoạch tự học

3.1. Làm việc với tài liệu - TT1: + Liệt kê các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. + Tóm tắt được thông tin trong tài liệu thu nhận được. + Vận dụng các thông tin thu được dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV. - TT2: + Liệt kê tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích, có giá trị. + Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới hình thức bảng biểu, ngắn gọn xúc tích. + Biết cách vận dụng các thông tin thu được để giải quyết vấn đề nhưng chưa chính xác. - TT3: + Liệt kê và lựa chọn được nguồn tài liệu hay, nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy, có giá trị. + Hệ thống thông tin trong tài liệu dưới dạng bản đồ tư duy, có sự phân tích đánh giá các nguồn thông tin. + Tự lực vận dụng các thông tin thu được để giải quyết vấn đề một cách chính xác. 1 3

3.2. Làm việc với người hỗ trợ - TN1: Đợi giáo viên hướng dẫn. - TN2: Tự tìm người hỗ trợ. - TN3: Tự tìm người hỗ trợ phù hợp với nội dung tự học. 1 2 3

3.3. Rèn luyện trên đối - TR1: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc học theo sự hướng dẫn của GV. 1

This article is from: