14 minute read
2.1.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý
from DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN “ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
giải quyết. Biết liên tưởng và khái quát vấn đề. 5- Có động cơ học tập tốt, biết cách tự học hỏi, biết kết hợp các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự học. 6- Ý chí học tập tốt, luôn luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện. Ngoài những vấn đề đã được đề cập về năng lực sáng tạo trong dạy học, chúng tôi đặc biệt lưu ý hoạt động linh cảm trực giác của sáng tạo: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng linh cảm trực giác là đỉnh điểm của hoạt động sáng tạo, là tính đặc thù cần quan tâm bậc nhất khi nghiên cứu về sáng tạo. Hiểu một cách giản đơn linh cảm trực giác là giác quan thứ sáu hay là kiểu tri giác phi giác quan và có thể gọi ngắn gọn là trực giác. “Trực giác xuất hiện với tính cách bước nhảy vọt của tư tưởng, với tính cách một sức mạnh của trí tuệ, cho phép con người vượt qua các phạm trù cũ của tư duy để xây dựng những khái niệm mới về nguyên tắc… Linh cảm trực giác đó là kết quả của một hoạt động tích cực ở con người và nó đảm bảo phải có sự tham gia đặc biệt của kinh nghiệm ở con người trong quá trình hoạt động, lao động” [77].
2.1.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý
Advertisement
Quan điểm đánh giá năng lực là vì sự tiến bộ của HS. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập đã đặt ra. Đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học [16], [44], [58]. Đánh giá năng lực của học sinh phải nằm trong hệ thống đánh giá kết quả dạy học nói chung và phù hợp với quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể: “Kết quả đánh giá phải cung cấp được những thông tin hữu ích, chính xác cho những bên liên quan để họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. 2.1.3.1. Nguyên tắc đánh giá năng lực Để đảm bảo được vai trò này, quá trình đánh giá cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung đó là:
Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính giá trị. Việc đánh giá năng lực bắt đầu với những giá trị giáo dục. Đánh giá không phải là sự kết thúc trong chính nó mà là một phương tiện để cải tiến giáo dục. Có nghĩa là cần xác định các giá trị mang lại cho các bên liên quan sau khi thực hiện quá trình đánh giá, ví dụ như cung cấp những thông tin phản hồi để giúp mỗi cá nhân tự cải thiện một năng lực nào đó. Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt. Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, Đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính công bằng và tin cậy: người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi đánh giá như nhau; công cụ đánh giá không có sự thiên vị cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng,... cách phân tích, xử lý kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân. Kết quả đánh giá ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Kết quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nguyên tắc 4. Đánh giá cần quan tâm đến cả kết quả và những trải nghiệm của người học để có được kết quả đó. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thông tin về kết quả học tập. Tuy nhiên, để cải thiện kết quả, chúng ta cần phải biết về những trải nghiệm của đối tượng đang được đánh giá để từ đó có thể xác định hiệu quả của hoạt động, lý giải được kết quả mà người học đạt được. Đánh giá có thể giúp chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn; phát huy khả năng tự cải thiện của học sinh trong hoạt động đó. Nguyên tắc 5. Đánh giá trong bối cảnh thực tiễn và vì sự phát triển của người được đánh giá. Đánh giá tốt nhất khi hoạt động đó đang diễn ra, không đợi
đến khi nó kết thúc. Đánh giá là một quá trình mà độ tin cậy thể hiện qua sự tích lũy các thông tin minh chứng. Kết quả đánh giá sẽ có giá trị hơn khi các hoạt động mà chúng ta đánh giá được liên kết lại theo trình tự thời gian” [17], tr.22]. Có những hình thức và nội dung đánh giá như sau: Đánh giá thường xuyên: là đánh giá học sinh qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Đánh giá định kì: là đánh giá cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: - Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; - Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; - Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; - Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
2.1.3.2. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric) Rubric chính là bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Nó là một công cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng. Các tiêu chí có những đặc trưng: được phát biểu rõ ràng, ngắn gọn, quan sát được, mô tả hành vi và được viết sao cho HS hiểu được. Mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho dấu hiệu của bài kiểm tra. Nội dung Rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Vận dụng các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo trong các công trình khoa học hiện nay. Để đánh giá năng lực học sinh, theo [51] thang đo bao gồm 4 tiêu chí với cách cho điểm theo 6 mức độ như sau: - Phát hiện được vấn đề mới và nêu được dự đoán có căn cứ (nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, phát hiện được vấn đề mà cá nhân có nhu cầu giải quyết): - Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán hoặc nêu được một hoặc một số phương pháp giải bài tập): - Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của các giải pháp để lựa chọn được giải pháp tối ưu để giải bài tập hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập: - Thực hành thành công theo phương án hoặc giải pháp đã lựa chọn hoặc có cải tiến so với mô hình đã xây dựng: Theo [70], thang đo năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí gồm 4 tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Đề xuất giả thuyết khoa học (hay dự đoán khoa học). Tiêu chí 2. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết khoa học (hay dự đoán khoa học).
Tiêu chí 3. Giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ trong dự án học tập). Tiêu chí 4. Sử dụng kiến thức Vật lí thực hiện hoạt động sáng tạo. 2.1.3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo Từ biểu hiện của năng lực sáng tạo qua 6 nội dung đã trình bày ở trên và các kết quả điều tra nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đánh giá NLST của học sinh theo các tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề - M1: Biết xác định và làm rõ thông tin, chưa có ý tưởng mới; Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản - M2: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn; Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi - M3: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - M4: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống. - M5: Biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới; Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Tiêu chí 2: Hình thành, triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp - M1: Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân; Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn. - M2: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề. - M3: Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp, so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất; Xác định được và biết
tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - M4: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. - M5: Hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh, đánh giá rủi ro và có dự phòng; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất Tiêu chí 3: Giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo) - M1: Xây dựng được cách giải bài tập sáng tạo không hoàn chỉnh, có sự trợ giúp của giáo viên. - M2: Xây dựng được cách giải bài tập sáng tạo không hoàn chỉnh hoặc đề xuất được giải pháp GQVĐ nhưng không đầy đủ, có sự trợ giúp của giáo viên. - M3: Xây dựng được cách giải bài tập sáng tạo hoặc đề xuất được giải pháp (hay phương án) GQVĐ, có sự trợ giúp của giáo viên. - M4: Tự lực xây dựng được cách giải bài tập sáng tạo hoặc đề xuất được giải pháp (hay phương án) GQVĐ nhưng cần phải chỉnh sửa, GQVĐ có “tính mới” (ý tưởng mới, phương pháp mới), có sự trợ giúp của giáo viên. - M5: Tự lực xây dựng được cách giải bài tập sáng tạo hoặc đề xuất được giải pháp (hay phương án) GQVĐ có “tính mới” (ý tưởng mới, phương pháp mới). GQVĐ có tính độc đáo. Tiêu chí 4: Trình bày được vấn đề một cách linh hoạt, dự kiến nhiều phương án giải quyết. Trình bày được đầy đủ vấn đề về một sự vật, hiện tượng một cách linh hoạt. Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; Suy nghĩ và khái quát hoá; áp dụng điều đã biết vào trình bày với những điều chỉnh hợp lý. Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế;
Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. - M1. Trình bày được vấn đề có sự trợ giúp của giáo viên - M2. Đạt Trình bày được đầy đủ vấn đề có sự trợ giúp của giáo viên - M3. Đạt MĐ2 và thêm Trình bày được đầy đủ vấn đề về một sự vật, hiện tượng; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. - M4. Đạt MĐ3 và thêm Trình bày được đầy đủ vấn đề một cách linh hoạt. đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp. - M5. Đạt MĐ4 và thêm Hứng thú, tự do trong trình bày; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. Tiêu chí 5. Động cơ hành động - M1. Hành động vì bắt buộc - M2. Hành động vì được giao nhiệm vụ - M3. Đạt MĐ2 và thêm Có động cơ muốn làm - M4. Đạt MĐ3 và thêm Có động cơ mạnh mẽ thôi thúc, mong muốn hoàn thành tốt công việc - M5. Đạt MĐ4 và thêm Luôn luôn có khát vọng sáng tạo và cống hiến, làm việc bất kể ngày đêm với sự đam mê cao độ Tiêu chí 6. Ý chí hành động - M1. Gặp khó khăn thì nản chí, không làm - M2. Thực hiện tới đâu hay đó - M3. Có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ - M4. Đạt MĐ3 và thêm Luôn luôn vượt qua mọi khó khăn trở ngại - M5. Đạt MĐ4 và thêm Luôn biến thất bại thành động lực sáng tạo nên cái mới Từ những phân tích trên, chúng tôi xây dựng Rubric đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh như sau: