41 giải quyết. Biết liên tưởng và khái quát vấn đề. 5- Có động cơ học tập tốt, biết cách tự học hỏi, biết kết hợp các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự học. 6- Ý chí học tập tốt, luôn luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện. Ngoài những vấn đề đã được đề cập về năng lực sáng tạo trong dạy học, chúng tôi đặc biệt lưu ý hoạt động linh cảm trực giác của sáng tạo: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng linh cảm trực giác là đỉnh điểm của hoạt động sáng tạo, là tính đặc thù cần quan tâm bậc nhất khi nghiên cứu về sáng tạo. Hiểu một cách giản đơn linh cảm trực giác là giác quan thứ sáu hay là kiểu tri giác phi giác quan và có thể gọi ngắn gọn là trực giác. “Trực giác xuất hiện với tính cách bước nhảy vọt của tư tưởng, với tính cách một sức mạnh của trí tuệ, cho phép con người vượt qua các phạm trù cũ của tư duy để xây dựng những khái niệm mới về nguyên tắc… Linh cảm trực giác đó là kết quả của một hoạt động tích cực ở con người và nó đảm bảo phải có sự tham gia đặc biệt của kinh nghiệm ở con người trong quá trình hoạt động, lao động” [77]. 2.1.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý Quan điểm đánh giá năng lực là vì sự tiến bộ của HS. Đánh giá vì sự tiến bộ của HS còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập đã đặt ra. Đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học [16], [44], [58]. Đánh giá năng lực của học sinh phải nằm trong hệ thống đánh giá kết quả dạy học nói chung và phù hợp với quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể: “Kết quả đánh giá phải cung cấp được những thông tin hữu ích, chính xác cho những bên liên quan để họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. 2.1.3.1. Nguyên tắc đánh giá năng lực Để đảm bảo được vai trò này, quá trình đánh giá cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung đó là: