3 minute read

khác

môi trường và nghề nghiệp tương lai” [15]. Hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí có thể xem là một hình thức học tập qua trải nghiệm và với mục tiêu là hướng đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Học tập qua trải nghiệm chú ý hơn về cảm xúc của học sinh.

Bảng 2.6. So sánh phương pháp học tập qua trải nghiệm với các phương pháp khác

Advertisement

Đặc tính Phương pháp học tập mô phạm Phương pháp học tập qua trải nghiệm

Đối tượng trung tâm Giáo viên Học sinh

Trọng tâm Nội dung bài học Nội dung và quá trình

Nhiệm vụ người dạy Truyền thụ kiến thức Sắp xếp, tổ chức để quá trình học được diễn ra

Tâm thế người học Bị động Quan điểm, ý kiến của người học Liên hệ với thế giới bên ngoài Không biết

Cách biệt Chủ động Biết và được sử dụng

Diễn ra trong cuộc sống

Kết luận Không thường xuyên và từ bên ngoài vào

Luôn có và từ bên trong Sự tiến bộ của người học Không biết Luôn luôn biết Lựa chọn của người học Rất ít lựa chọn Rất nhiều lựa chọn Yêu dạy cầu chính với người Thuyết phục người học Nhạy cảm với người học Như vậy có thể nói học tập qua trải nghiệm là phần cốt lõi, là mục tiêu chính của hoạt động trải nghiệm. Do đó việc tổ chức hoạt động trải nghiệm với mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là hoàn toàn khả thi. 2.4.3.2. Nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động trải nghiệm Nội dung hoạt động trải nghiệm được tiến hành theo chủ đề, các hoạt động cá nhân học sinh được chú trọng. Trong hoạt động trải nghiệm, học sinh được hoạt động thực hành trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã học trong

các môn học, đồng thời tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong quá trình hoạt động, HS được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm khá đa dạng và phong phú, nhằm tạo hứng thú cho người học và hướng vào người học. Các hoạt động được kết nối với nhau theo một chương trình và được thể hiện thông qua kịch bản. Sự thành công của kịch bản phụ thuộc vào người dẫn chương trình và tính tích cực của người tham gia. “Khi đặt ra một yêu cầu trải nghiệm, học sinh phải hoạt động, phải hoàn thành một sản phẩm, và sản phẩm đó chính là kết quả hoạt động trải nghiệm. Sản phẩm đó không theo khuôn mẫu cho trước mà đó chính là sự sáng tạo của học sinh khi giải quyết một vấn đề đặt ra” [12]. Hình thức hoạt động trải nghiệm phong phú: Hình thức hoạt động trải nghiệm nói chung rất đa dạng như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... Đối với môn học Vật lí còn có thể tổ chức trải nghiệm chế tạo, lắp ráp, vận hành các thiết bị kỹ thuật và đồ dùng dạy học ngay trên lớp học [12]. Như vậy: “trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời, đó là: hành động và xúc cảm, thiếu một trong hai yếu tố đó đều không mang lại hiệu quả. Kết quả của trải nghiệm là hình thành được kinh nghiệm mới, năng lực mới, thái độ, giá trị mới” [46], tr.66]. Dựa trên mô hình trải nghiệm David Kolb chúng ta có thể thiết kế nhiều mô hình phù hợp với mục tiêu và nội dung học tập, đặc điểm của học sinh và việc tổ chức dạy học của giáo viên. Đối với việc dạy học Vật lí, ta có thể thiết kế các mô hình Cảm - Hiểu - Làm; Hiểu - Làm - Cảm. Ta thấy mô hình Cảm - Hiểu

This article is from: