12 minute read

1.2. Tài liệu trong nước

1.1.2 Tài liệu lí luận dạy học lịch sử

Trong cuốn Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử, NXBGD, Matxcơva, 1964 (người DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dịch: Hoàng Trung, lưu trữ tại thư viện ĐHSPHN, 1979), Đ.N.Nikiphôrốp đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, các loại và phương pháp sử dụng DDTQ trong dạy học lịch sử. Việc đảm bảo tính TQ giúp học sinh hiểu sâu và chính xác các sự kiện lịch sử. Theo tác giả, di tích lịch sử cũng là một phương tiện trực quan quan trọng và những nội dung khai thác được từ các di tích chính là những đồ dùng TQ quan trọng nhất vì đó là “nhân chứng trực tiếp” của các thời đại đã xa. Những kết luận này giúp chúng tôi khẳng định vai trò quan trọng của di tích lịch sử ở địa phương trong di tích lịch sử. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về phương pháp di tích lịch sử ở Liên Xô trước đây, A.A.Vaghin trong giáo trình Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, T.2, NXB Mátxcơva, 1972 (tài liệu dịch) đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề trong quá trình dạy học lịch sử. Tác giả nêu rõ phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học có thể áp dụng trong dạy học bộ môn. Riêng phần 3 tác giả nghiên cứu về giảng dạy lịch sử địa phương: “Bài học dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử địa phương thường thường được tiến hành bằng phương pháp trực quan (bằng cách tham quan viện bảo tàng, các đài kỉ niệm và các nơi có di tích lịch sử)”. Những nghiên cứu trong công trình này giúp chúng tôi hình thành các ý tưởng nhằm tổ chức hiệu quả dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương trong trường THPT hiện nay. Vu Hữu Tây và các tác giả trong giáo trình Phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trung học, NXB Cao đẳng Giáo dục, Bắc Kinh, 1988, (Ngô Văn Tuyển lược dịch) đã đề cập nhiều vấn đề quan trọng của dạy học bộ môn. Các tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò của việc tái hiện lịch sử thông qua các nguồn tư liệu. Nguồn tư liệu gồm: tư liệu văn tự, tư liệu truyền miệng và tư liệu vật thực. Theo đó, nguồn tư liệu vật thực mặc dù rất hiếm song đặc biệt có giá trị. Đó là các tư liệu ẩn chứa trong các hiện vật, di tích hay các bảo tàng. Người giáo viên Lịch sử có thể tổ chức các hoạt động dạy học nội khóa, ngoại khóa với các nguồn tư liệu ấy. Tài liệu “Teaching history a guide for teachers teaching history for the first time” (2003), xuất bản bởi Hiệp hội lịch sử (HistoryCOPs) thuộc dự án phát triển chuyên nghiệp được tài trợ từ năm 1995, quỹ Quần đảo Thái Bình Dương Sasakawa, Nhật Bản đã đề cập tương đối đầy đủ, ngắn gọn các vấn đề giúp giáo viên dạy lịch sử có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tài liệu này cho rằng lịch sử là môn học có ý nghĩa và khác biệt, ngay cả với cả các môn học xã hội nhân văn khác. Trong giờ học lịch sử, học sinh có vai trò trung tâm, giáo viên giới thiệu cho các em chủ đề, đề xuất ý tưởng, hoạt động và học sinh thực hiện. Các

Advertisement

bước lĩnh hội tri thức lịch sử diễn ra thông thường như: thu thập thông tin lịch sử, phân tích dữ liệu, viết và nói về lịch sử, hợp tác nhóm, trình bày quan điểm, kết quả của học sinh. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Muốn thực hiện được điều này, giáo viên lịch sử cần có nỗ lực, có nhiều kĩ năng. Tác giả chú ý đến việc đưa học sinh ra ngoài lớp học bằng cách tổ chức các chuyến du ngoạn, tham quan tới các viện bảo tàng, trung tâm văn hóa. Những hiện vật lịch sử bình dị như: “...1 cuốn nhật ký cũ, 1 tờ báo rách nát, 1 vài bức ảnh cũ, đặc biệt nơi xảy ra sự kiện lịch sử... là những hiện vật vô cùng quý giá để khai thác. giáo viên lịch sử cần nỗ lực tìm các nguồn kiến thức, tài nguyên kiến thức môn học phi truyền thống, ngoài SGK như: các video, tài liệu lịch sử, hình ảnh, bài hát; tham quan bảo tàng, trung tâm văn hóa, các di tích lịch sử... Trong trang web với nội dung “Làm thế nào để dạy lịch sử?” của Tiểu ban Lịch sử thuộc Hiệp hội các nhà giáo dục Ôxtrâylia, đã khẳng định trong dạy học bộ môn, giáo viên cần tổ chức linh hoạt các hoạt động cho học sinh nghiên cứu vấn đề lịch sử. Các hoạt động học tập phải liên quan lẫn nhau - trong đó giáo viên khuyến khích tư duy lịch sử của học sinh. Giáo viên cần sử dụng nhiều tài nguyên trong lớp học lịch sử, bao gồm các tài liệu, hình ảnh, đồ tạo tác và con người (như những người khách mời hoặc những người phỏng vấn). Đặc biệt giáo viên cần chú ý các địa điểm lịch sử tạo nguồn lực tuyệt vời như: bảo tàng, di tích và di sản (thực tế hoặc ảo), đặc biệt là ở địa phương. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của mình, các nhà giáo dục học, tâm lý học, giáo dục Lịch sử ở các nước đều đề cao vai trò của đồ dùng trực quan - trong đó có các di tích lịch sử, vai trò của việc gắn kết nhà trường với thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu trên của các tác giả ở các nước giúp chúng tôi có cơ sở lí luận để tiếp tục tìm hiểu vấn đề tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương qua dạy học lịch sử ở lớp 12 huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ 1.2. Tài liệu trong nước 1.2.1 Tài liệu giáo dục học, tâm lí học Các tác giả trong nước như: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tuyên... đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề trực quan và việc phải gắn kiến thức ở trường học với thực tiễn cuộc sống, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, phát huy năng lực học sinh... Trong giáo trình “Giáo dục học”, T.1, NXBGD, HN, 1987, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã nhận định nếu được sử dụng khéo léo, ĐDTQ sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, giảm căng thẳng, tạo mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển năng lực chú

ý, óc quan sát tò mò. ĐDTQ là điểm tựa quan trọng trong nhận thức của học sinh. Từ đó học sinh tưởng tượng, tư duy, lĩnh hội kiến thức và vận dụng nó vào thực tiễn. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Đặng Thành Hưng trong cuốn Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB ĐHQG, HN, 2002 đã nêu các vấn đề lí luận của dạy học hiện đại, các biện pháp, ứng dụng và kĩ thuật dạy học vi mô. Tác giả chỉ rõ bài học vừa được tiến hành ở trên lớp trong những khoảng thời gian khác nhau vừa có thể tiến hành qua các giờ học ngoài lớp, đó là: “...giờ học tham quan, giờ học thí nghiệm - thực hành, giờ học semina ở thực địa...” . Giáo trình Giáo dục học (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2005) do Trần Thị Tuyết Oanh (CB) cho rằng bài học là đơn vị cấu trúc môn học và là đơn vị của chương trình dạy học ở nhà trường PT hiện nay. Các tác giả đưa ra những yêu cầu cụ thể khi tiến hành bài học và phương pháp tiến hành các loại bài học, trong đó lưu ý loại bài tại thực địa trong các môn học. Trước nhu cầu của đổi mới giáo dục gắn liền với xã hội, các tác giả Nguyễn Hoàng Trí, Đặng Văn Đức, Nguyễn Quang Ninh, Trịnh Đình Tùng, Đặng Tuyết Anh, Vũ Thu Hương, Nguyễn Thành Công (2010) đã vận dụng dạy học NVĐ qua thực tế địa phương trong tài liệu: Mô đun - dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Dạy và học từ thực tế địa phương trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, Sách bồi dưỡng giáo viên THCS, HN. Các tác giả trình bày tương đối chi tiết ứng dụng của dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc học tập với di tích lịch sử cũng được đề cập đến thông qua việc dạy học tích hợp một số môn học gần gũi khác như: Văn học, Địa lý... Đây cũng là gợi ý để chúng tôi vận dụng vào vấn đề tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương trong bộ môn của mình. 1.2.2 Tài liệu lí luận dạy học lịch sử Trong giáo trình Phương pháp giảng dạy Lịch sử, T1, (Phần Đại cương) của Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường, NXB GD, 1966, ở chương III đã viết về ý nghĩa của các ĐDTQ nói chung, các vật thực - trong đó có di tích lịch sử nói riêng. Chúng không phải là bức tranh toàn vẹn của lịch sử song là loại tài liệu rất quý giá. Ở phần III, chương 1 về bài học nội khóa, các tác giả cho rằng có thể tổ chức bài học nội khóa ngoài lớp học, ở ngay nơi xảy ra sự kiện lịch sử, bảo tàng hay phòng truyề lịch sửn thống địa phương. Nếu điều kiện thuận lợi: “...có thể kết hợp việc tham quan di tích LS, tổ chức cắm trại với việc lên lớp nội khóa” . Bài học nội khóa ở thực địa, bảo tàng có thể được thực hiện đối với bài nghiên cứu kiến thức mới hoặc bài ôn tập, củng cố. Ở chương II, giáo trình đề cập đến việc tổ chức công tác ngoại khóa và thực hành bộ môn.

Trong tài liệu “Công tác ngoại khóa môn Sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III”, Phan Ngọc Liên (CB), NXB GD, HN, 1968, các tác giả trình bày vai trò, ý nghĩa của hoạt động DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ngoại khóa trong dạy học lịch sử. Các hình thức, biện pháp tiến hành những hoạt động này cũng được chỉ rõ. Những vấn đề lí luận chung này giúp chúng tôi áp dụng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa với di tích lịch sử ở địa phương tại Phú Thọ. Giáo trình Phương pháp dạy - học Lịch sử của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, NXB GD, T2 (1980) cũng coi bài học tại thực địa là một loại bài quan trọng, đặc thù của bộ môn. Ở chương XII của giáo trình đã trình bày, phân tích kĩ cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chú trọng ý nghĩa, phương pháp tổ chức hoạt động tham quan lịch sử. Việc tham quan lịch sử có thể diễn ra ở: bảo tàng, nơi xảy ra sự kiện lịch sử, di tích lịch sử hay là cuộc hành quân theo dấu chân người xưa. Phan Ngọc Liên (CB) trong Đổi mới việc dạy học Lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, ĐHQG, ĐHSP, 1996, có bài viết của tác giả Phan Thế Kim viết về việc cần thiết cho học sinh đi đến thư viện, đến viện bảo tàng, tham quan thực địa (lăng tẩm, đình, chùa, miếu mạo, công trình kiến trúc...) hoặc triển lãm hội họa... Sau hoạt động tìm hiểu, một bài viết thu hoạch là rất cần thiết, có thể viết theo nhóm hoặc từng cá nhân tự soạn thảo. Bài viết của Hoàng Thanh Hải “Di tích lịch sử trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” đã trình bày ý nghĩa và phương pháp sử dụng di tích lịch sử trong dạy học bộ môn. Đối với hoạt động dạy học ở trên lớp, có thể sử dụng tranh, ảnh, băng hình, đồ phục chế các hiện vật tiêu biểu ở di tích hay có thể dạy một bài lịch sử dân tộc hoặc một bài lịch sử địa phương ngay tại thực địa, nơi xảy ra sự kiện. Từ việc chỉ rõ những khó khăn khi tổ chức bài học tại thực địa, tác giả khẳng định để bài học thực đại đạt kết quả tốt thì phải chuẩn bịtốt về mọi mặt, tập trung vào một số trọng điểm; kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau để việc sử dụng di tích phù hợp trình độ học sinh và đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục phải biến thành nhận thức và hành động cụ thể của học sinh. Học sinh cần phát hiện, bảo vệ, tuyên truyền ý nghĩa các di tích lịch sử. Cũng trong tài liệu này, tác giả Đỗ Hồng Thái với bài Sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THPT đã xác định: di tích cách mạng - một bộ phận của di tích lịch sử, là dấu vết của quá khứ, nó góp phần quan trọng trong việc tái tạo hình ảnh lịch sử. Theo tác giả, tài liệu lịch sử trong các khu di tích rất đa dạng, sinh động, hấp dẫn, có ý nghĩa lớn đối với học sinh và chưa được khai thác đúng mức. Đây có thể coi là một nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả của việc dạy học bộ môn. Từ đó, tác giả chỉ rõ loại bài có thể sử dụng với di tích lịch sử đó là: bài lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương trong giờ nội khóa, bài học tại

This article is from: