34 minute read

2.2. Cơ sở thực tiễn

phương”, “chiến tranh phá hoại lần thứ nhất” của đế quốc Mĩ. Ngày nay, địa điểm lịch sử này một lần nữa nhắc nhở thế hệ trẻ những sự kiện bi thương trong lịch sử dân tộc và cũng DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khơi gợi tinh thần tự hào về truyền thống của quê hương. * Phát triển kĩ năng Các di tích lịch sử là một dạng di sản đặc biệt nên khi làm việc với chúng tạo cho các em hứng thú và phát triển các kỹ năng học tập bộ môn. Di tích lịch sử là nơi lưu giữ những dấu vết, hiện vật gốc có giá trị nhiều mặt thể hiện bằng chứng sinh động của quá khứ, nên nó là trung tâm chứa đựng thông tin nguyên gốc. Đặc điểm của chúng là có thể trực tiếp quan sát (trong một số trường hợp có khi sờ mó được), nên được học sinh tiếp nhận một cách thích thú, đặc biệt, say mê, sinh động, tạo nên các phương pháp giáo dục trực quan sinh động, gợi mở và suy ngẫm. Khi đến với các di tích lịch sử ở địa phương, học sinh được quan sát trực tiếp, cảm thụ sự tồn tại thật của chúng và các em xâu chuỗi, kết nối, tưởng tượng bức tranh quá khứ. Các thao tác tư duy cũng được củng cố và phát triển. Tổ chức dạy học bộ môn với các di tích lịch sử ở địa phương còn giúp phát triển năng lực thực hành như: sử dụng bản đồ, vẽ mô hình di tích, lập hồ sơ di tích, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống... * Thái độ Trên cơ sở hình thành kiến thức, phát triển kỹ năng, việc học tập bộ môn với di tích lịch sử còn có tác dụng tích cực trong việc định hướng thái độ, xúc cảm cho học sinh về lịch sử như: đồng tình, phản đối, hứng thú... Từ đó, giáo dục ý thức trân trọng, bảo vệ di tích... Ví dụ, khi học sinh tìm hiểu về đình Hùng Lô, các em hiểu hơn quá trình xây dựng đình. Đình Hùng Lô không chỉcó giá trị về mặt kiến trúc mà nó còn có giá trịnhư một di tích lịch sử, một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ vô số những cổ vật quý giá với niên đại hàng trăm năm như đình, đèn, lư hương, hạc đồng, bình sứ cổ, hương án, sập thờ,… Trong đó nổi bật lên hơn cả chính là 4 cỗ kiệu văn, 1 bộ kiệu bát cống, đây được xem như là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao về giá trị điêu khắc tinh xảo và giá trị lịch sử của nó. Những cỗ kiệu đó được sử dụng trong các lễ hội của đình.. Trên cơ sở ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ, tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương góp phần phát triển các năng lực chung: năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng lực tự học; các năng lực hợp tác; thuyết trình; tranh luận... và năng lực chuyên biệt như: tái hiện lịch sử, tư duy lịch sử, thực hành lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế, giải quyết một vấn đề lịch sử, sử dụng ngôn ngữ trình bày một vấn đề lịch sử... Từ đó, chúng còn góp phần hun đúc, bồi dưỡng nhiều phẩm chất đạo đức đúng đắn như: tình cảm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước; sự tri ân sâu sắc những người đã góp phần công sức, xương máu cho sự bình yên của quê hương mình...

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2.2.1. Khái quát về thực trạng các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ hiện đang bảo tồn, phát huy giá trị 1372 di tích lịch sử: 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong số đó có di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt; 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử; 207 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cùng với các giá trị văn hóa vật chất như hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học, Phú Thọ còn có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, dân ca, truyện kể, thơ ca dân gian, mỹ thuật, nghề thủ công truyền thống... mang đậm sắc thái cội nguồn dân tộc. Theo thống kê, Phú Thọ có 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian, 32 lễ hội lịch sử Cách mạng, 5 lễ hội tôn giáo, 1 lễ hội quy mô cấp quốc gia. Hiện tại có 92 lễ hội được bảo tồn, lưu giữ hoàn chỉnh cả phần lễ - hội - trò diễn tại các địa phương; 43 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm và trở thành nét văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ. Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, hội rước voi Đào Xá, hội giã bánh dầy Mộ Chu Hạ, hội nấu cơm thi Gia Dụ… Trong đó, có nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng đã lan tỏa trong một vùng rộng lớn như Lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng Đất Tổ. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như: Xoan, Ghẹo, Trống quân, Trình nghề, Chàm thau, Đâm đuống, múa Tùng dí, múa Mỡi, múa Chuông... của đồng bào các dân tộc. Về ẩm thực có các món ăn đặc sắc của các dân tộc như: Xôi ngũ sắc, lợn thui, cá đốt, bánh tai, bánh chưng, bánh giầy... đã khẳng định thêm một lần nữa những dấu tích văn hóa, tín ngưỡng, cuộc sống, phong tục tập quán vô cùng phong phú của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh. Ngày 24/11/2011, UNESCO đã công nhận Hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, gồm có ca - vũ - nhạc, thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân,

Advertisement

phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh trung du Việt Nam. Hát xoan còn được gọi là khúc môn đình (hát cửa đình), tương truyền có từ thời các vua Hùng. Hát Xoan DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần và thường được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. Hát Xoan có 3 hình thức: Hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên. Hiện nay cả bốn phường Xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét đều nằm ở 2 xã Kim Đức và Phượng Lâu thuộc thành phố Việt Trì. Sau khi Hát Xoan Phú Thọ được Unesco ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, việc khôi phục và duy trì thường xuyên hoạt động của bốn phường Xoan gốc được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhiều hoạt động thiết thực trợ giúp cộng đồng nhận diện, bảo tồn phát huy giá trị di sản đã được triển khai như: Khôi phục miếu Lãi Lèn; hỗ trợ, trang phục, đạo cụ biểu diễn, duy trì kinh phí hoạt động, tổ chức các lớp truyền dạy Hát Xoan; giao lưu giữa các phường Xoan; quảng bá Hát Xoan trong dịp lễ hội Đền Hùng, trên các phương tiện truyền thông Trung ươn g và địa phương; đưa chương trình học Hát Xoan vào trường phổ thông các cấp... Nhờ đó, đã làm cho nhận thức của cộng đồng về Hát Xoan dần được nâng cao, không gian Hát Xoan được mở rộng... Với những nỗ lực trên, Phú Thọ đã thành công trong việc đưa Hát Xoan ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hát Xoan Phú Thọ được công nhận tháng 12/2017 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lần đầu tiên một di sản văn hóa của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng.Tín ngưỡn g thờ cúng Hùng Vươn g ở Phú Thọ” là phong tục có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống tiêu biểu, thể hiện chữ hiếu, lòng biết ơn và triết lý “Con người có tổ, có tông”. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, nhưng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươn g chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt, có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi n gười con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo

tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Cộng đồng n gười Việt nhận rõ sự thờ phụng Hùng Vươn g là Di sản văn hóa của mình cần được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ sau. Có thể coi đây là đức tin tín ngưỡn g thuần Việt đã vượt qua mọi thời đại để trở thành biểu tượng cho khát vọng trường tồn, độc lập, tự chủ lâu dài và ước mơ về sự phồn vinh của Quốc gia dân tộc. Ngày nay, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươn g đã đạt đỉnh điểm của sự thăng hoa để trở thành ngày hội non sông, ngày hội của toàn dân. Khẳng định vị thế vững chắc trong đời sống xã hội đương đại. Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới có tục thờ Quốc Mẫu độc đáo như ở Việt Nam. Tục thờ Quốc Mẫu không chỉ phản ánh nét sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của dân gian mà còn cho thấy sự tri ân và tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên của người việt. Phú Thọ là nơi khởi thủy của mỹ tục thờ mẫu Âu Cơ, là nơi tương truyền rằng mẹ Âu Cơ cùng 49 người con chọn dừng chân khai khẩn đất hoang, dạy dân cày cấy. Đền Mẫu Âu Cơnay thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọlà một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ phủ tán xum xuê, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Tuy không đồ sộ nhưng Đền Mẫu Âu Cơ Phú Thọ có giá trị cao về mặt nghệ thuật kiến trúc. Đền Mẫu Âu Cơ gắn với Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ đã trở thành một nét đẹp trong tinh hoa văn hóa của người Việt.Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởn g tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”.Trong các ngày diễn ra lễ hội, trước sân đền và tại đình làng còn có nhiều trò chơi dân gian như: đu tiên, cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan... thu hút sự tham gia của người dân địa phương lẫn du khách hiếu kỳ. Ngày nay, đồng bào ta dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ đã để lại dải lụa đào rồi bay về trời. Hình ảnh người mẹ nhân từ

của dân tộc vừa nhắc nhở mỗi chúng ta luôn khắc ghi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất tổ tiên truyền lại. Phú Thọ còn được biết đến với nhiều điểm văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho toàn thể gia đình. Một trong những ngôi đền và lễ hội được người dân chờ đón, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt người đến bái lễ đó là Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Đền Lăng Sương là ngôi Đền gắn liền với thời đại Hùng Vươn g dựn g nước và giữ nước, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, nhất là dịp đầu năm và cuối năm (đầu năm đi bái lễ, cuối năm đi tạ lễ). Khi đến đây, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình và người thân mà còn được trở về với nguồn cội dân tộc. Đây cũng là ngôi đền duy nhất hiện nay thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn - một trong những vị thần được nhân dân tôn vinh là “thượng đẳng tôi linh” “đệ nhất phúc thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt đã có công giúp dân trị thủy, khai hóa đất hoang, dạy dân trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt, khi lớn lên thành tài, là bộ tướng, là phò mã, chính Tản Viên Sơn đã khuyên Vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đoàn kết, tránh nội chiến kéo dài không cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là Công chúa Ngọc Hoa. Với những công lao to lớn của Ngài, nhân dân đã lập đền thờ, quanh năm hương khói tri ân công đức. 2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương tại các trường THPT huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ Trong những năm gần đây, Bộ GD và ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp với mục tiêu giáo dục LSĐP nhằm góp phần thực hiện môn học, gắn lí luận với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội. Trong Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ GD và ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường PT giai đoạn 2008 - 2013 yêu cầu học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn để giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Các trường phải có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy

giá trịcủa các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Sở GD và ĐT Phú Thọ đã có các công văn về việc “Tăng cường sinh hoạt tập thể, đưa học sinh đi tham quan thực tập tại các di tích lịch sử” nhằm giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Từ đó giúp học ính hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp to lớn của quê hương, của cha ông mình đối với đất nước, từ đó tăng thêm tình yêu, niềm tự hào đối với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng các em khôn lớn. Các hình thức tổ chức dạy học với di tích lịch sử chủ yếu là lồng ghép nội dung di tích lịch sử vào môn học và hoạt động giáo dục như: tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục, dạy học tại nơi có di tích; tổ chức tham quan, trải nghiệm di tích lịch sử... Các phương pháp dạy học bộ môn với di tích lịch sử qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện được khuyến khích thông qua nhiều sáng kiến kinh nghiệm. Trong các hoạt động đó, ngoài nỗ lực của giáo viên, đòi hỏi học sinh phải là người chủ động tìm hiểu, khai thác, phổ biến, tuyên truyền tài liệu về di tích lịch sử ở địa phương. Trên thực tế, Sở GD và ĐT Phú Thọ đã phối hợp với cơ quan quản lý như: bảo tàng Hùng Vương, bảo tàng QK 2, đài truyền hình, các khu di tích... xây dựng kế hoạch; chỉđạo các trường phối hợp các tổ bộ môn, đưa học sinh cấp THCS, THPT đến với di tích trên địa bàn địa phương. Một số hoạt động như: gắn di tích lịch sử với hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục qua tham quan, tổ chức tìm hiểu nhân các ngày lễ lớn...; sân khấu hóa những sự kiện lịch sử địa phương tiêu biểu, thi Rung chuông vàng, chăm sóc di tích, xây dựng phim về truyền thống CM 1930-1931; về CM tháng Tám, về các sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ... Trên cơ sở chỉđạo sát sao của Sở GD và ĐT về việc tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại các di tích lịch sử, các trường THPT trong toàn tỉnh đã tăng cường hoạt động này, coi đây là một nhiệm vụ và cũng đồng thời đáp ứng nguyện vọng của mỗi học sinh được hiểu biết những di tích lịch sử ở ngay tại quê hương mình. Tại trường THPT trong tỉnh mỗi năm các em được đi tham quan một lần. Các đợt tham quan thường được tổ chức đầu năm, theo hai hướng tham quan: các em HS lớp 11 đi tham quan Khu di tích lịch sử đền Hùng,tham quan bảo tàng Hùng Vương sau đó quay về đình làng Hùng Lô; còn học sinh khối lớp 10, chia từng nhóm 3-4 lớp, đi tham quan đền Mẫu Âu Cơ và khu di tích đền Du Yến , sau đó về tham quan đền Hiền Quan. Nhiều sáng kiến của các giáo viên đứng lớp cũng đề cập nhiều đến việc sử dụng di tích lich sử ở địa phương trong bài học lịch sử, đó có thể là những di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh… liên quan đến lịch sử dân tộc hoặc phục vụ cho việc dạy học

lịch sử địa phương. Một số hoạt động khác cũng được tổ chức tại địa điểm, di tích - nơi diễn ra sự kiện lịch sử. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2.2.3. Thực trạng tổ chức dạy học lịch sử lớp 12 với di tích lịch sử tại địa phương ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ 2.2.3.1. Địa điểm, thời gian khảo sát Tôi tiến hành khảo sát, điều tra ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lâm Thao tình Phú Thọ trong năm học 2020-2021. Việc lấy phiếu điều tra, khảo sát được phân bổ cho các trường đại diện của khu vực nông thôn, thành thịcủa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ 2.2.3.2. Đối tượng khảo sát Việc khảo sát do tôi trực tiếp thực hiện áp dụng cho 50 học sinh và 15 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn huyện để tìm hiểu thực trạng dạy học bộ môn nói chung. Trong đó, tôi cũng tập trung lấy ý kiến các giáo viên lịch dạy lớp 12, trên tất cả các nhóm: giáo viên trẻ, giáo viên có thâm niên để có thông tin cụ thể về vấn đề nghiên cứu. Học sinh được tôi lựa chọn khảo sát là các em học sinh lớp 12 tại ba trường trên địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Các trường nói trên phân bố ở các địa hình khác nhau của huyện. 2.2.3.3. Kế hoạch, nội dung điều tra, khảo sát * Kế hoạch Tôi chuẩn bị các mẫu phiếu điều tra, các bảng hỏi đối với giáo viên và học sinh. * Nội dung điều tra, khảo sát - Việc điều tra, khảo sát đối với giáo viên tập trung vào các nội dung sau: + Tình hình dạy học bộ môn với dạy học lịch sử tại địa phương ở lớp 12 thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. + Mức độ sử dụng kiến thức lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử. + Mức độ, hình thức, biện pháp sử dụng các di tích lịch sử ở địa phương trong quá trình dạy học Lịch sử. + Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức dạy học lịch sử

+ Kiến nghị, đề xuất của các thầy, cô giáo về việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương tại Phú Thọ DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Việc điều tra, khảo sát đối với học sinh tập trung vào các nội dung sau: + Ý kiến của các em về tình hình dạy học bộ môn lịch sử. + Tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương. + Các biện pháp giáo viên đã từng sử dụng khi tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương. + Hiểu biết của học sinh về một số di tích lịch sử tiêu biểu tại Phú Thọ. + Đề xuất, mong muốn của các em trong việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương. 2.2.3.4. Kết quả điều tra, khảo sát a. Đối với giáo viên - Về việc dạy học bộ môn với di tích LS ở địa phương Được sự chỉđạo của Sở GD và ĐT Phú Thọ, việc dạy học với di sản, trong đó một nội dung quan trọng là khai thác di tích lịch sử ở địa phương đã được các nhà trường chú trọng. Hầu hết các giáo viên được hỏi đều ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, trong đó có việc tăng cường dạy học với di tích lịch sử ở địa phương. Cùng với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khác, đây là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng bài học lịch sử, giúp học sinh có hứng thú, hiểu bài nhanh và sâu hơn. Như vậy, trong nhận thức của giáo viên bộ môn việc đổi mới phương pháp di tích lịch sử là tất yếu. Nên khi được hỏi về sự cần thiết của việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương, có đến 70,59% giáo viên chọn phương án: cần thiết, 18,61% chọn phương án: rất cần thiết; chỉ một tỉ lệ nhỏ 0,88% giáo viên chọn phương án: không cần thiết . Phần lớn giáo viên được tôi hỏi đều ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương. Theo các thầy cô, “Dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương tạo nhiều hứng khởi cho học sinh. Nó bổ ích và gần gũi với thực tế” (cô Nguyễn Thị Kiều Hiên , trường THPT Phong Châu). Ý kiến của cô Nguyễn Thùy Ngân, trường THPT

Long Châu Sa cho rằng: “Số giờ cho môn Lịch sử rất ít. Tâm lý các em không chọn thi môn học này. Nên giáo viên cũng không thể tổ chức dạy học với các di tích lịch sử được nhiều”. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Theo kết quả điều tra về việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương của giáo viên ở lớp 12,huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Nhóm câu hỏi về ý nghĩa, tác dụng của việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương.Các giáo viên ý thức được đây là vấn đề hấp dẫn, giúp họ đổi mới phương pháp dạy học bộ môn ở trường phổ thông. Theo đó, 67.65% các thầy cô được hỏi cho rằng: việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương giúp học sinh hiểu sâu sắc những gì đã, đang diễn ra ở địa phương, quê hương của mình. 15.67% các giáo viên được hỏi cũng cho rằng điều đó giúp tăng hứng thú cho học sinh và tính hấp dẫn cho bài học lịch sử. Ngoài ra, 16.67% giáo viên đồng ý tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương giúp pháttriển các năng lực thực hành cho hoc sinh. Mặc dù quán triệt quan điểm chỉ đạo của các cấp về vấn đề tổ chức dạy học với di sản, di tích gần gũi với học sinh và bản thân giáo viên cũng ý thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề, song do nhiều nguyên nhân, không phải khi nào giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương được. Trên thực tế, số trường, lớp tổ chức thường xuyên dạy học lịch sử gắn với di tích lịch sử ở địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ chỉ chiếm 3.9%; tỉ lệ trường tổ chức được một năm một lần chiếm 29.4%. Trong khi đó, khoảng 66.7% trường không tổ chức được việc dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương. Việc dạy học với di tích lịch sử ở trên lớp rất hạn chế. Các trường chủ yếu tổ chức tham quan thực tế tại di tích lịch sử ở địa phương. Song các trường tại địa bàn xa xôi như: miền núi, vùng sâu, vùng xa… thì hầu như chưa tổ chức được việc dạy học với di tích lịch sử ở địa phương. học với di tích lịch sử ở địa phương là hết sức khó khăn. Điều này do các nguyên nhân: Thứ nhất, tại các huyện này, số lượng di tích lịch sử rất ít ỏi. Thứ hai, điều kiện vật chất ở các nơi này còn thiếu thốn, số lượng học sinh con em đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm số lượng nhiều nên việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử hầu như chưa được chú trọng. * Về hình thức tiến hành của việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương Dựa theo kết quả nhóm câu hỏi về hình thức tiến hành việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương , cho thấy giáo viên đã chỉ ra các hình thức chủ yếu có thể tổ chức trong thực tế dạy học. Đối với các bài nội khóa qua các tiết học lịch sử dân tộc và lịch sử địa

phương, giáo viên lựa chọn với tỉ lệ 11,67%. Vì trong thực tế, số tiết phân bổ cho môn lịch sử rất ít, nội dung kiến thức nhiều nên việc đưa di tích lịch sử ở địa phương vào các tiết học DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nội khóa gặp không ít khó khăn. Đối với hình thức tham quan học tập, tỉ lệ lựa chọn là 14.7%; các hoạt động ngoại khóa là 16.66% và tổng hợp các hình thức (bài nội khóa, tham quan học tập, ngoại khóa) là 56.86%.Việc dạy học với các di tích lịch sử ở địa phương có thể được sử dụng trong các khâu khác nhau của bài học lịch sử. Có 33.33% giáo viên cho rằng có thể sử dụng tài liệu về di tích lịch sử ở địa phương để xây dựng tình huống nêu vấn đề khi bắt đầu bài học, 31.37% giáo viên cho rằng có thể sử dụng chúng trong tiến trình tổ chức bài học, 12.74% lựa chọn có thể vận dụng ở khâu củng cố kiến thức, 13.72% chọn dùng trong khâu kiểm tra kiến thức và 8.82% dành cho hoạt động tự học của hoc sinh. Các hoạt động ngoại khóa là một cách giải quyết sự thiếu hụt thời gian khi tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương. Trong đó, 36.27% chọn hình thức dạ hội lịch sử, 28.43% chọn việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại di tích, 35.29% lựa chọn cho các hoạt động công ích xã hội. Theo nhóm câu hỏi về phương pháp khai thác, tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương, với câu hỏi: Biện pháp tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương: 57.84% giáo viên lựa chọn biện pháp tăng cường sử dụng tài liệu về di tích lịch sử ở địa phương, 22.55% chọn tiến hành bài học lịch sử địa phương tại di tích, 60% chọn sử dụng di tích lịch sử để kiểm tra, đánh giá hoc sinh. Về phương pháp khai thác nguồn tư liệu để tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh: 30.39% giáo viên chọn giáo viên và học sinh có thể sưu tầm từ nguồn lịch sử địa phương, 15.68% chọn có thể lấy từ nguồn Internet, 13.72% chọn có thể lập kho dữ liệu điện tử về di tích lịch sử ở địa phương, 15.68% giáo viên giao đề tài cho học sinh, học sinh trình bày kết quả nghiên cứu, 16.67% chọn việc trao đổi thông qua: mail, hộp thư ở trường, 7.84% chọn việc lập diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về di tích lịch sử ở địa phương. Khi được hỏi về cách thức yêu cầu HS hoạt động trong tiến hành dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương: 68.62% cho rằng có thể giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm tìm hiểu sau đó trình bày, trao đổi trước lớp, 19.60% chọn có thể giao nhiệm vụ cho học sinh khai thác tư liệu qua mạng Internet và 11.76% lại cho rằng không đủ thời lại cho rằng không đủ thời gian nên không nhiệm vụ này cho học sinh. Kết quả trả lời về những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong khi tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương là: 17.65% chọn do hạn hẹp về thời gian, 20.59% chọn do không được các cấp quản lí ở trường và địa phương quan tâm, tạo điều kiện, 19.61% chọn phương án do học sinh coi lịch sử là môn phụ nên không thích học, 15.69% chọn do khó khăn trong

việc tìm tài liệu liên quan đến các di tích lịch sử ở địa phương, 14.70% chọn do không lựa chọn được hình thức tổ chức dạy học phù hợp, 11.76% cho rằng bản thân băn khoăn trong DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL việc lựa chọn biện pháp. Như vậy, đa số các giáo viên ở trường THPT tại Phú Thọ đều hiểu được sự cần thiết phải thay đổi về phương pháp dạy học bộ môn trong điều kiện hiện nay và tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương. Về cơ bản, các giáo viên đều nhất trí việc tổ chức dạy học bộ môn với các di tích lịch sử ở địa phương có thể và cần thiết phải diễn ra bằng nhiều hình thức. Sự đa dạng về hình thức tổ chức này sẽ giải quyết được vấn đề không có quỹ thời gian tổ chức hoạt động dạy học và làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn của môn học do sự linh hoạt về hình thức tổ chức. Trong bài học có sử dụng di tích lịch sử ở địa phương, giáo có thể sử dụng ở tất cả các khâu khác nhau của bài học, tùy vào dung lượng và ý định sư phạm của giáo viên. Giáo viên cũng nhận thức rõ vai trò, hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa với di tích lịch sử ở địa phương. b, Đối với học sinh Theo kết quả khảo sát đối với học sinh : Nhóm các câu hỏi về ý nghĩa tác dụng của việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương, chúng tôi có kết quả như sau: - Về thái độ của học sinh đối với bộ môn: 56.85% các em được hỏi bày tỏ thái độ không yêu thích môn Lịch sử, coi đó là môn học yêu cầu ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các sự kiện, 20.16% cho rằng đây là môn học hấp dẫn nhưng người dạy chưa truyền cảm hứng cho người học do cách dạy học chưa tốt, 16.53% cho rằng đây là môn học hay song cần phải thay đổi nhiều khâu: từ nội dung đến phương pháp và cách thức tổ chức dạy học. - Về ý nghĩa, tác dụng của việc tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương: học sinh đều nhận thấy đây là một hình thức có tác dụng trên nhiều mặt, làm thay đổi cách dạy và học, nâng cao hứng thú và hiểu biết cho chính các em: 53.63% cho rằng việc dạy học này giúp tránh được tình trạng “thầy đọc, trò chép” trong lớp học, 25% học sinh cho rằng tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương giúp các em được hoạt động nhiều hơn, hiểu biết về các di tích và phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng. 21.37% cho rằng tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương còn là cơ hội để các em hiểu lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương mình. Học sinh cũng nhận thức được đây là những dịp mà bản thân có thể được trải nghiệm thực tế nhiều hơn.

- Về sự cần thiết của việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương: 50.02% học sinh được hỏi cho rằng việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương là DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL rất cần thiết, 27.42% chọn phương án: cần thiết, 20.56% chọn phương án: không cần thiết. Về tần suất tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương mà giáo viên đã thực hiện : 57.66% học sinh được lấy ý kiến cho rằng: giáo viên chưa bao giờ tổ chức dạy học với các tài liệu hay tiến hành tại di tích lịch sử ở địa phương, 31.27% khẳng định giáo viên đã từng tổ chức, 8.07%: tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương nhiều lần. - Về hình thức tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương: 8.06% hoc sinh cho rằng giáo viên đã khai thác tài liệu về di tích lịch sử ở địa phương để sử dụng vào bài học trên lớp; 5.24% học sinh xác nhận giáo viên đã từng tiến hành bài học lịch sử tại các di tích lịch sử ở địa phương mình, 29.03% cho rằng giáo viên đã tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương qua hình thức dạy học phần lịch sử địa phương. Đa số các em 57.66% cho rằng các giáo viên bộ môn đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa với di tích lịch sử ở địa phương. * Hiểu biết của học sinh về di tích lịch sử ở địa phương : Khi yêu cầu các em thống kê các di tích lịch sử ở địa phương mà em biết, 33.06% không kể tên được di tích lịch sử nào, 15.32%: kể tên 2 di tích lịch sử ở địa phương, 25%: kể tên 3 di tích lịch sử ở địa phương và 26.61% học sinh có thể kể tên 4 di tích lịch sử ở địa phương trở lên. Sau khi nhận được kết quả điều tra này, chúng tôi nhận thấy: Mức độ hiểu biết về các di tích lịch sử ở địa phương của học sinh trên địa bàn huyện còn chưa cao. Ngay cả các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt phản ảnh những sự kiện tiêu biểu, không chỉlà niềm tự hào của địa phương mà còn của cả nước song học sinh cũng hiểu biết còn mơ hồ. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ nhà trường, giáo viên bộ môn cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc bồi dưỡng kiến thức về di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh. Đó là một phương tiện cũng là một mục tiêu cụ thể trong quá trình dạy học bộ môn. 2.2.4. Nhận xét chung Qua kết quả điều tra, khảo sát đối với giáo viên và học sinh, tôi đã rút ra một số kết luận sau. - Sở GD và ĐT, các trường THPT huyện Lâm Thao đã thực hiện tốt công văn, chỉ đạo của Bộ GD và ĐT về việc đưa di tích lịch sử vào trường học. Giáo viên và học sinh ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc dạy học với di tích lịch sử tại địa phương. Và trên thực tế, đã tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ nội khóa, đặc biệt các hoạt động ngoại khóa để học

This article is from: