5 minute read

Nam lớp 12 Trung học phổ thông

nhiều biến cố lớn lao có ý nghĩa thay đổi vận mệnh dân tộc, tác động to lớn đối với giáo dục thế hệ trẻ, trong đó có học sinh ở các trường THPT. DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.1.2. Mục tiêu Nội dung lịch sử khóa trình 1919 - 2000 có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh trên các phương diện: hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, định hướng thái độ để góp phần phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt và các phẩm chất đạo đức đúng đắn. Việc giảng dạy giai đoạn này giúp học sinh biết, hiểu các sự kiện chính và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử qua đó hình thành kiến thức lịch sử dân tộc thời kì từ 1919 đến 2000. Năm 1945, CM tháng Tám thành công đã lật nhào ách thống trị của đế quốc - phong kiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra 9 năm, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ 1954. Tiếp đến là 21 năm trường kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, kết thúc bằng việc đánh cho Mĩ cút 1973 với Hiệp định Pari; lật đổ chính quyền Sài Gòn năm 1975 và công cuộc xây dựng đất nước từ 1975 đến 2000. Các khái niệm học sinh cần hiểu ở giai đoạn này như: CMDCTS kiểu mới, CM vô sản, khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa, hình thái đấu tranh CM từng phần, từng bộ phận đến toàn phần, tổng khởi nghĩa; chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, CN thực dân kiểu mới, chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, Việt Nam hóa chiến tranh v.v... Những kiến thức về lịch sử dân tộc nói trên giúp học sinh so sánh, đối chiếu để đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch giai đoạn này. Về phát triển kĩ năng: học tập khóa trình này giúp học sinh phát triển các kỹ năng nhận thức nói chung như: khả năng tri giác, tưởng tượng (nghe lời giảng của thầy cô, nghe băng, đĩa, xem video; quan sát tranh ảnh, mô hình, sa bàn; quan sát di tích...). Các em biết đặt sự kiện vào đúng thời điểm lịch sử với các mối quan hệ của nó để phân tích, đánh giá, giải thích khách quan chứ không hiện đại hóa lịch sử. Muốn hiểu sâu một hay nhiều sự kiện, các em phải có kĩ năng tư duy như: phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp; các kĩ năng làm việc với ĐDTQ, tài liệu học tập... Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học giai đoạn này còn giúp các em rèn luyện khả năng tự học, khả năng làm việc nhóm, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống... Định hướng thái độ, phát triển năng lực: Xuất phát từ các sự kiện lịch sử khách quan, học sinh có ý thức trân trọng sự hy sinh của các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Học sinh được hình thành những xúc cảm lịch sử cụ thể, những phản ứng tự nhiên, thái độ rõ ràng đối với một sự kiện hay một nhân vật lịch sử. Trên cơ sở các ý nghĩa đó, dạy học LSVN 1919 - 2000 ở lớp 12

THPT phát triển các năng lực chung, năng lực bộ môn, cũng như bồi dưỡng tư tưởng, phẩm

Advertisement

chất đạo đức đúng đắn như: lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, biết ơn các bậc tiền bối… DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.2. Các di tích lịch sử ở Phú Thọ có thể khai thác để tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông 3.2.1. Yêu cầu của việc tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương - Lựa chọn di tích lịch sử đảm bảo tính khoa học, tiêu biểu Để phục vụ có hiệu quả công tác dạy học lịch sử giai đoạn này, việc lựa chọn di tích phải dựa trên tính khoa học. Điều đó có nghĩa chúng ta phải tiếp cận các nguồn thông tin về di tích nói chung, về sự kiện, hiện tượng, nhân vật liên quan một cách khách quan, khoa học về mặt tư liệu, số liệu, về quan điểm đánh giá. Giáo viên cần phát huy vai trò định hướng để học sinh khai thác các nguồn sử liệu liên quan đến di tích đã được nhiều nhà khoa học thừa nhận, giúp học sinh thu thập được những tư liệu chính xác, có thái độ, quan điểm đúng đắn. Mặt khác, giáo viên cần lựa chọn các di tích tiêu biểu, đại diện cho địa phương trong những lĩnh vực khác nhau để khai thác trong quá trình dạy học bộ môn. Đó là những di tích liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc hoặc của địa phương và có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh THPT. - Đảm bảo mục tiêu dạy học Thực tế số tiết dạy học bộ môn ở các trường PT được phân bố trong số lượng thời gian có hạn, giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu dạy học để lựa chọn di tích lịch sử ở địa phương trong khai thác, sử dụng. Tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương cũng nhằm giúp học sinh hoàn chỉnh kiến thức về lịch sử dân tộc, trên cơ sở đó góp phần định hướng phẩm chất, năng lực cho các em. Ngoài những mục tiêu chung của môn học, chúng còn giúp các em hiểu lịch sử, nơi mình sinh ra và lớn lên. Qua đó củng cố lịch sử dân tộc, hiểu sâu mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Từ đó phát triển cho học sinh các kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, tạo hứng thú cho học sinh. Việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích lịch sử ở địa phương cần bồi dưỡng cho học sinh ý thức văn hóa trong giữ gìn, bảo vệ di sản. Đó cũng là cách để phát triển năng lực học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực bộ môn) cũng như hình thành phẩm chất đạo đức đúng đắn cho các em. - Đa dạng hình thức tổ chức dạy học với di tích lịch sử ở địa phương

This article is from: