6 minute read

III.KẾT LUẬN

Next Article
phương

phương

- Kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên trong tiến trình của bài học nội khóa. giáo viên có thể sử dụng tài liệu về di tích lịch sử ở địa phương trong quá trình kiểm tra đánh DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL giá này. Chúng được thực hiện ở các khâu của bài học nội khóa như: Kiểm tra đầu giờ học, kiểm tra trong tiến trình của bài học và kiểm tra vào cuối giờ học. Các hình thức kiểm tra đánh giá là: - Kiểm tra miệng: Đây là hình thức giúp giáo viên nhanh chóng “đo”, “đếm” khả năng nắm vững kiến thức lịch sử nói chung và về di tích lịch sử ở địa phương của học sinh như thế nào. Chúng giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bày, lập luận một vấn đề lịch sử bằng ngôn ngữ nói. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận kết hợp các câu hỏi TNKQ để kiểm tra miệng với các biện pháp như: + Sử dụng các loại ĐDTQ như tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ... để kiểm tra kiến thức về di tích lịch sử ở địa phương mà học sinh đã được học trong bài. Trong bài nội khóa các kiến thức về di tích lịch sử ở địa phương một mặt đã được giáo viên khéo léo đưa vào hoặc đó chính là thành quả khám phá của học sinh. Nhưng chỉ sau khi kiểm tra, chúng ta mới có một sự xác nhận vững chắc về kết quả thu nhận của các em như thế nào. Việc sử dụng ĐDTQ là một biện pháp không những giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh mà với những đặc điểm của chúng còn giúp các em hình dung cụ thể về di tích. Các câu hỏi, bài tập về xác định di tích trên bản đồ, lược đồ... giúp học sinh ghi nhớ địa điểm của di tích và vị trí của chúng trong mối tương quan với các di tích lịch sử khác. Trong khi đó, các câu hỏi, bài tập yêu cầu quan sát vẻ bên ngoài của di tích chỉrõ tên di tích lại giúp học sinh phân biệt di tích này với di tích khác trên cơ sở sự mô tả những đặc điểm bên ngoài, cấu tạo của di tích. Ví dụ, sau khi dạy học bài nói trên, giáo viên có thể chuẩn bị sẵn một bản đồ “câm”, chỉ điền một số yếu tố địa lý, địa danh cơ bản và để trống những nơi có di tích lịch sử tiêu biểu đã được nghiên cứu trong bài học. Giáo viên ra bài tập sau cho học sinh: “Các em hãy điền những di tích lịch sử ở địa phương mà em biết sau khi học về phong trào CM 1930 -1931”. Nhiệm vụ của học sinh là xác định vị trí của di tích đó trên bản đồ. + Sử dụng các đoạn tư liệu ngắn (chủ yếu do giáo viên thiết kế) để kiểm tra xem sự kiện lịch sử và di tích nào liên quan. - Kiểm tra viết: Trong dạy học bộ môn, có thể tiến hành kiểm tra viết với di tích lịch sử khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì. Hình thức kiểm tra viết giúp học sinh hiểu sâu sắc các vấn đề lịch sử. Bởi vì kiểm tra viết không chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ mà còn yêu cầu phân tích, đánh giá sự kiện đó như thế nào. Qua kiểm tra viết, năng lực trình

bày, diễn đạt, lập luận các vấn đề lịch sử, thể hiện xúc cảm, quan điểm cá nhân. Các đề kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo tính giá trị, phản ánh năng lực thực tế của học sinh. Do đó, DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL các câu hỏi kiểm tra phải tập trung vào ba mặt toàn diện: khôi phục lịch sử, nhận thức lịch sử và vận dụng kiến thức lịch sử. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra viết cho học sinh bằng câu hỏi tự luận hoặc câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Các loại câu hỏi tự luận cần được kết hợp với câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra viết, theo tỉ lệ nhất định: 40% câu tự luận. 60% câu trắc nghiệm. 50% câu tự luận, 50% câu trắc nghiệm. Câu hỏi tự luận không chỉ giúp học sinh ghi nhớ nhiều nội dung của di tích lịch sử như trình bày về sự kiện liên quan, mô tả di tích, nêu ra giá trị, giải pháp bảo vệ di tích mà còn là dịp để học sinh thể hiện rõ cách lập luận logic của bản thân về một vấn đề lịch sử cũng như bộc lộ thái độ, cách đánh giá về sự kiện, về di tích lịch sử ở địa phương. Giáo viên nên đa dạng hóa các câu hỏi tự luận. Ngoài các câu hỏi tái hiện thông thường, giáo viên cần nêu ra câu hỏi giúp học sinh tư duy, biết phân tích sâu, biết so sánh về di tích lịch sử ở địa phương. III.KẾT LUẬN Phú Thọ-một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của đất nước, với điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, là mảnh đất đặc biệt - nơi ghi dấu ấn sâu đậm của nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Từ thời nguyên thủy đến các giai đoạn phát triển thăng trầm sau này của đất nước, có nhiều vai trò khác nhau trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Đó là nơi có dấu vết người nguyên thủy, tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Đặc biệt sau này, trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (chống Pháp và chống Mĩ), đây là mảnh đất đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của vào sự thắng lợi chung của dân tộc. Với đặc điểm lịch sử đó, Phú Thọ là nơi sinh ra nhiều danh nhân, các nhà cách mạng kiệt xuất, nơi diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại. Vì vậy, Phú Thọ có hệ thống các di tích lịch sử dày đặc, đan xen các thời kì, hàm chứa nhiều giá trị. Các di tích lịch sử ở đây thuộc nhiều loại, nhiều thời kì. Chúng là một nguồn tư liệu phong phú, có giá trịcho việc dạy học lịch sử ở trường THPT.Việc tổ chức dạy học với các di tích lịch sử ở địa phương tại Phú Thọ có ý nghĩa và tác dụng to lớn. Chúng giúp hoàn thiện kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương cho các em. Chúng còn hỗ trợ đắc lực cho việc rèn luyện nhiều kĩ năng học tập cần có. Và từ đó, chúng tạo nên những phẩm chất, những giá trịcho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề tổ chức dạy học lịch sử với di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học bộ môn ở trường THPT hiện nay, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song nếu giáo viên vận dụng các

Advertisement

This article is from: