10 minute read

đua về phía tr ước

Next Article
trangu

trangu

Lối sống ĐAM MÊ

Đua về phía trước

Advertisement

Nội Mông, New Zealand, ngựa và chó sói có gì chung? Chính là con người đầy thú vị, doanh nhân Lin Lang. Công ty của ông, Rider Horse Group, đang thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi ngựa ở xứ sở kiwi.

JENNIFER WELLS

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Andrew Birch với Lin Lang, doanh nhân người Mãn Châu, là vào năm 2012. Birch đứng đầu công ty New Zealand Thoroughbred Marketing, đang ngồi trong văn phòng ở Hamilton khi một người phụ nữ từ bên ngoài bước vào. Cô làm việc cho một công ty cung ứng bác sĩ thú y địa phương, và nói cô đại diện cho một quý ông ở Nội Mông muốn nhập ngựa từ New Zealand.

Birch cung cấp thông tin, nhưng “ngay sau khi cô ấy rời đi, tôi phải tìm trên Google Maps để xem Nội Mông ở đâu,” ông kể. Trong vòng một tháng, Lang đã có mặt ở New Zealand, với hành trang là những hướng dẫn về ngựa giống và chuồng ngựa, ông đi khắp nơi để mua 65 con ngựa của tư nhân. Đó là vào tháng 6. Đến tháng 12, ông quay lại mua thêm.

Kể từ đó, chủ tịch và giám đốc điều hành của Rider Horse Group, công ty sở hữu trang trại ngựa lớn nhất Trung Quốc, đã trở thành một trong những doanh nghiệp làm ăn thuận lợi nhất trong giới đua ngựa và chăn nuôi ngựa giống ở New Zealand. Ông đã nhân rộng mối quan tâm và đầu tư của Trung Quốc đại lục vào lĩnh vực này, tích cực mua từ tư nhân và mua tại các cuộc đấu giá để trở thành nhà nhập khẩu ngựa New Zealand lớn nhất ở Trung Quốc, đồng thời đưa những khách hàng giàu có từ đại lục đến New Zealand để xem xét thị trường. Ông thuê 15 máy bay kể từ năm 2012 để vận chuyển 1.484 con ngựa. “Khoảng 90% khách

F orbes ảnh: Jessie Casson for

hàng của chúng tôi mua ngựa New Zealand,” Lang, 50 tuổi, cho biết thông qua phiên dịch.

Úc vẫn là khách hàng nước ngoài mua Thoroughbred (ngựa thuần chủng, hay còn gọi là ngựa Anh, hay ngựa Ăng lê là giống ngựa được lai phối từ những con ngựa đực Ả Rập và ngựa cái của Anh từ cuối thế kỷ 17 ) lớn nhất của New Zealand, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu mùa trước, tiếp theo là Hong Kong và Singapore. Nhưng Trung Quốc đang tiến nhanh đến vị trí thứ 3 và là thị trường mới nổi lớn nhất trong ngành,

Lin Lang cho biết: “Cưỡi ngựa là thiên tính.” Andrew Seabrook, giám đốc điều hành của New Zealand Bloodstock, doanh nghiệp hàng đầu chuyên về ngựa thuần chủng ở Karaka phía nam Auckland, cho biết. Năm ngoái, khách hàng Trung Quốc chiếm 5% số lượng khách mua, góp 3,9 triệu đô la Mỹ vào doanh thu của New Zealand, tăng từ mức không có người mua nào vào sáu năm trước. “Chúng tôi đã mang những chú ngựa Thoroughbred đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1993,” ông cho biết. “Lúc đó, chúng tôi nghĩ rằng thị trường sẽ khởi sắc. Nhưng mãi cho đến khi ông Lang xuất hiện thì điều đó mới thực sự bắt đầu.” Sau lần mua đầu tiên của Lang, cờ Trung Quốc đã được thêm vào khu vực quốc tế tại nhà đấu giá. “Không còn nghi ngờ gì, ông ấy có tầm ảnh hưởng rất đáng kể trong việc giúp mở cửa thị trường Trung Quốc.”

Để đi từ văn phòng bên bờ sông của Rider Horse ở Auckland đến trụ sở của công ty trên những thảo nguyên bát ngát vùng Nội Mông, một khu tự trị ở phía bắc Trung Quốc, nơi có nền văn hóa gắn liền với những chú ngựa đã tồn tại hàng ngàn năm, phải mất một ngày. Ngoài một khách sạn và một nhà hàng, khu phức hợp bao gồm một trang trại rộng 8 km 2 với chuồng ngựa, đường đua và khán đài, nhà máy thức ăn chăn nuôi, trung tâm phối giống và buôn bán gia súc, cơ sở thú y và kiểm dịch. Trong đó còn có chuồng cho vật nuôi yêu thích của Lang – hai con sói và một con chim ưng. Họ của ông có cách phát âm giống từ “sói” trong tiếng Trung, vì thế biệt danh tiếng Anh được nhiều người biết đến của ông là Wolf.

Xuất thân từ tỉnh Cát Lâm, sau khi tốt nghiệp đại học, Lang làm việc cho một công ty sản xuất xe tải của nhà nước. “Tuy nhiên, vào thập niên 90 ở Trung Quốc thì đó là tình trạng chung,” Victoria Wang, người quản lý ngựa thuần chủng tại Rider Horse, cho biết. “Nhiều người đã bỏ việc nhà nước để bắt đầu kinh doanh riêng.” Ông có một số dự án kinh doanh nhỏ: một doanh nghiệp kinh doanh kem và một doanh nghiệp chế tạo đồ nội thất. Ông kiếm được rất nhiều tiền từ nhà hàng lẩu, sau này ông mở rộng thành chuỗi mười nhà hàng (hiện tại còn bốn nhà hàng),

Cuộc sống ở khu chuồng trại. Công ty của Lang là doanh nghiệp lớn nhất về nhập khẩu ngựa New Zealand ở Trung Quốc - 1.484 con ngựa, tính đến nay.

tái đầu tư lợi nhuận vào bất động sản và cuối cùng thành lập câu lạc bộ cưỡi ngựa để thỏa mãn niềm đam mê với ngựa. Ông bắt đầu đua ngựa lai để cạnh tranh với những chủ ngựa khác và thấy vui.

Năm 2006, Lang nhận được cuộc điện thoại từ các quan chức ở thị trấn Khoa Nhĩ Thấm thuộc Nội Mông, hứa cấp đất đai và trợ cấp, với điều kiện ông phải tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ ở đó để thúc đẩy ngành chăn nuôi ngựa địa phương. Hiện nay, Rider Horse tuyển dụng 700 nhân công ở Khoa Nhĩ Thấm tham gia chăm sóc và buôn bán hơn 4.500 con ngựa – trong đó có 900 con Thoroughbred – đồng thời là nhà nhập khẩu và cung cấp ngựa lớn nhất ở Trung Quốc. Tập đoàn này cũng sở hữu khu phức hợp đường đua và chuồng trại ở Hồ Nam để huấn luyện và đua ngựa quanh năm. Rider Horse cho biết họ đạt doanh thu 31 triệu đô la Mỹ năm ngoái, tăng 300% so với bốn năm trước, trong khi lãi ròng đã tăng gấp đôi lên 6,1 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ.

Lang nắm giữ cổ phần lớn nhất trong số 21 cổ đông. Công ty này đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực chăn nuôi ngựa con của Trung Quốc nhận được vốn đầu tư mạo hiểm và gọi được 72 triệu đô la Mỹ trong năm vòng tài trợ. Từ lâu, ông đã nói về việc niêm yết trên sàn ChiNext của Thâm Quyến – mặc dù ông cho rằng vẫn chưa đến lúc – và điều đó sẽ khiến Rider Horse trở thành công ty chăn nuôi ngựa duy nhất của quốc gia được niêm yết. Cờ bạc vẫn là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng sự giàu có đang gia tăng, kèm theo nhận thức ngày càng cao về các môn thể thao liên quan đến ngựa sau Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, đã khiến người dân thấy hứng thú trở lại với ngựa. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu giải trí về ngựa, công ty còn là một trong những trường đua ngựa lớn nhất của Trung Quốc; các con ngựa đua để giành số tiền thưởng theo quy định.

Sau khi phát triển một đội đua nhỏ ở Khoa Nhĩ Thấm, Lang đã phân nhánh, mua nhiều con ngựa ở Mỹ để đua ở Macau. Sau đó, ông chuyển sang New Zealand, bởi vì thỏa thuận thương mại tự do của đất nước này với Trung Quốc, tỉ giá hối đoái thuận lợi, cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho việc xuất khẩu gia súc và danh tiếng chất lượng của thị trường này đã thúc đẩy niềm hứng thú của ông. Ông tìm được một thị trường phù hợp để mua nhiều giống ngựa với mức giá thấp, bao gồm ngựa Standardbrbed (ngựa giống tiêu chuẩn) và ngựa Pony (ngựa giống lùn), giúp các chuyên gia phối giống xứ sở kiwi giảm được lượng hàng dư thừa đồng thời đáp ứng nhu cầu về ngựa ở Trung Quốc. Birch của công ty New Zealand Thoroughbred Marketing cho biết: “Họ tất nhiên có tầm nhìn xa trông rộng, và một thị trường để trao đổi mà nếu không có họ, thì nó đã không ra tiền.”

Lang đã chi 9,5 triệu đô la Mỹ cho những

con ngựa giống xứ kiwi kể từ năm 2012 và chi những khoản lớn hơn ở New Zealand cho huấn luyện. Bước ngoặt là cuộc đấu giá “rất may mắn” năm 2013 khi ông mua được một chú Thoroughbred nổi tiếng mang tên Mongolian Khan với giá 180 nghìn đô la Mỹ. Hai năm sau, nó trở thành chú ngựa đua đầu tiên thuộc sở hữu Trung Quốc giành chiến thắng trong sự kiện quốc tế Group One và là con ngựa đầu tiên trong gần 30 năm chiến thắng ở cả hai trận derby New Zealand và Úc, thu hút khán giả Trung Quốc đến các sự kiện và giúp gia tăng danh tiếng của Lang ở quê nhà. Ông đã đưa khoảng 190 khách hàng và bạn bè đến New Zealand, và trong số đó có Zhang Yuesheng, người đứng đầu tập đoàn Yulong Investment Group của Trung Quốc, đồng thời là chủ sở hữu ba trang trại ngựa ở Úc cùng một khu trường đua và chuồng trại ở Trung Quốc. Ông ấy là nhà đầu tư đáng kể vào giống Thoroughbred ở New Zealand kể từ năm 2015.

Đầu tư của Trung Quốc vào ngựa New Zealand đã tăng gấp đôi trong vài năm qua, Alan Fu, giám đốc điều hành câu lạc bộ đua ngựa Trung Quốc - New Zealand, cho biết. Nhưng năm 2018, Úc đã thay thế New Zealand trở thành nhà cung cấp ngựa lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau châu Âu. Lý do chính là năng lực của Úc vượt trội hơn New Zealand trong mảng tiếp thị và tài trợ, ông nói, nhưng ông cũng cảnh báo rằng New Zealand đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào

Rider Horse. Bí quyết là mở rộng thị trường, ông nói thêm. “Chúng tôi đang bắt đầu tạo mối quan hệ đa phương và tạo điều kiện dễ dàng hơn với người mua Trung Quốc.”

Hồi tháng 8, Lang đã tiếp quản trại ngựa giống rộng 1,2 km 2 ở Hamilton, nơi ông sẽ nuôi vài con trong số 150 con Thoroughbred mà ông đang sở hữu ở New Zealand. Đây cũng là cơ sở cho sự chuyển đổi chiến lược của tập đoàn sang hình thức chăn nuôi, lĩnh vực mà Lang nhận thấy có lợi nhuận cao nhất. Rider Horse vừa bổ sung chú ngựa đực giống thứ ba vào nhóm ngựa giống ở New Zealand và đã mua 110 chú ngựa cái giống để hỗ trợ chúng. Thế hệ con của chú ngựa Mongolian Khan (hiện đã “về hưu”) sẽ được bán vào tháng tới và dự kiến sẽ nổi tiếng rộng rãi. Để hỗ trợ phát triển cho các chủ sở hữu ngựa cái giống ở Đảo Nam, nơi ngành chăn nuôi ngựa đang lụi tàn, Lang đang đề nghị mua những chú ngựa con khỏe mạnh được phối giống từ chú ngựa giống Mongolian Falcon của mình với giá 6.800 đô la Mỹ, một khoản lời khổng lồ so với mức phí dịch vụ 2.000 đô la Mỹ.

Trước mắt, Rider Horse tập trung chủ yếu vào New Zealand, nhưng về lâu dài, công ty sẽ bán thế hệ ngựa thuộc dòng dõi những con ngựa hàng đầu không chỉ ở New Zealand mà còn ở Úc và Bắc bán cầu. Đối với Lang, mọi thứ đều xoay quanh ngựa. “Cưỡi ngựa là thiên tính”, người đàn ông đã kết hôn và có bốn người con, cho biết.

Lin Lang nắm giữ cổ phần lớn nhất trong số 21 cổ đông. Công ty này đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực chăn nuôi ngựa con của Trung Quốc nhận được vốn đầu tư mạo hiểm và gọi được 72 triệu đô la Mỹ trong năm vòng tài trợ.

This article is from: