7 minute read
2.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường vật lý lên con người
7
8 Tiền hợp tác (Pro- Tocooperation) Cộng sinh hay hỗ sinh (Symbiose, Mutualism) Cả hai loài có lợi nhưng không bắt buộc Cả hai đều có lợi, nhưng bắt buộc phải sống vơi nhau Sáo Trâu
Advertisement
Nấm, San hô, Vi sinh vật Tảo, Tảo,
Trâu, bò
Trong 8 mối quan hệ trên ta có thể gộp lại thành 3 nhóm lớn: mối quan hệ bàng quan (hay trung tính), các mối tương tác âm (hãm sinh, cạnh tranh, vật dữ - con mồi, ký sinh - vật chủ) và các mối tương tác dương (hội sinh, tiền hợp tác và cộng sinh). Những mối tương tác trên sẽ được trình bày chi tiết ở chương quần thể và quần xã sinh vật. 2.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường vật lý lên con người Về tương tác giữa con người và môi trường, chúng ta sẽ xét trên cả 2 mặt: ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên đặc tính sinh lý của con người, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng ngược lại của con người lên môi trường. Ngay trong khi xét từng yếu tố ảnh hưởng lên môi trường hoặc con người chúng ta vẫn xét cả 2 mặt ảnh hưởng 2 chiều. 2.5.3.1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lên con người a. Tương tác của ánh sáng và nắng với cơ thể con người Bức xạ mặt trời có chứa nhiều tia tử ngoại mà một số đã bị chặn lại ở trên tầng ozone. Lượng còn lại sẽ chiếu trực tiếp xuống mặt đất. Với liều lượng thấp, các tia này có khả năng diệt khuẩn hoặc cần thiết cho cơ thể để tổng hợp nên vitamin D; chất này cần thiết để chuyển hóa và đồng hóa canxi, cung cấp các thành phần cấu tạo xương cho cơ thể. Khi các bức xạ kích thích vào da của chúng ta, cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng tự vệ để sản sinh ra chất Melanin. Melanin là một chất có trong tế bào đặc biệt Melanocite nằm ở lớp sâu của biểu bì. Sự sản sinh ra Melanin tức là sản sinh ra sắc tố. Nhưng nếu tia tử ngoại vượt quá mức thì sẽ gây nên cảm nắng hoặc là cháy da. Người ta cho rằng người dân da trắng thì dễ bị cảm nắng và thậm chí dễ bị ung thư da nhiều hơn, nếu thiếu Melanin thì họ sẽ bị bệnh loãng xương đối với người lớn hoặc còi đối với trẻ em. Ngược lại, đối với những vùng xứ nóng nhiệt đới lại có một quá trình bảo vệ chống hiện tượng thừa tử ngoại do có tấm màng Melanin; cho nên có người nói “người da đen đi dạo dưới bóng mát của làn da”.
Trong trường hợp quá thừa tia tử ngoại như khi tầng ozone bị thủng, số lượng tia tử ngoại tăng lên nhiều, thì gây ra hiện tượng ung thư da và mù mắt như đã thấy ở các vùng phía Nam của Archentina. Nếu trong trường hợp nhẹ, ánh nắng có thể làm nổi “rôm, sẩy” (Prickly heat hay Miliaria), hoặc có thể gây ra hiện tượng đục thủy tinh thể. Rõ ràng, ánh sáng rất cần thiết cho các hoạt động của con người. Nó là một trong 3 nhân tố quyết định đến sự sống còn của con người. Tuy nhiên, nếu thừa ánh sáng, nắng chói chang thì lại là nhân tố hạn chế lên sự sinh trưởng và phát triển. b. Tương tác với nhiệt độ Nhiệt độ rất cần thiết cho con người, cung cấp nhiệt năng trực tiếp cho các hoạt động. Con người cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ trong khoảng một vài độ. Trong thực tế, thoạt đầu phát sinh phản ứng sinh lý bình thường, nếu trời nắng thì bức xạ ngoại vi tăng lên, nếu trời lạnh thì bức xạ đó lại giảm qua sự điều tiết của da, làm co giãn mạch máu dưới da, làm tăng hoặc giảm sự mất nhiệt. Sự thích ứng của con người đối với nhiệt độ bên ngoài được biểu hiện ở chỗ: diện tích tương đối của cơ thể tăng lên ở xứ nóng và giảm đi ở xứ lạnh. Còn độ lớn của cơ thể thì ngược lại: ở xứ lạnh cơ thể có chiều hướng lớn hơn ở xứ nóng. Cư dân vùng xứ nóng (châu Phi) có tầm vóc tương đối dài (nhẵng), vai và hông tương đối hẹp, lồng nhực tương đối rộng. Trái lại, cư dân lục địa, xứ lạnh thì cơ thể phát triển nhiều về bề rộng và dày. Những kết quả nghiên cứu về người Việt Nam chứng tỏ cơ thể họ không dài (nhẵng) như người Châu Phi cũng không phát triển bề ngang và bề dày như người Châu Âu mà các chỉ số tương đối gần với người Ấn Độ. Trong những trường hợp chưa có khả năng thích nghi, cơ thể sẽ bị mất nước do nóng. Mất nước đồng nghĩa với mất 20-30 g NaCl/ngày. Khi vận động dưới trời nóng, nhịp tim phải tăng lên để tăng vận chuyển oxy tới các cơ. Nếu quá nóng sẽ dẫn tới rối loạn như phù, mất nước, kiệt sức, chuột rút do mất muối, trụy tim… Trong trường hợp nhiệt độ môi trường thấp (lạnh), ở một thời gian dài, sẽ gây nên bệnh tê cóng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ nhiễm bệnh. Nếu lạnh đột ngột thì càng dễ bị “cảm lạnh” hơn.
c. Tương tác với độ ẩm Con người chúng ta cũng thích ứng cùng một độ ẩm không khí nhất định, nếu vượt quá độ ẩm cho phép khoảng 90% trong điều kiện ôn đới thì khả năng điều tiết của niêm mạc mũi sẽ bị hạn chế và chúng ta cảm thấy ngột ngạt, nặng nề, khó thở. Mặt khác, độ ẩm quá cao thì cũng sẽ tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn gây bệnh phát triển gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu độ ẩm quá thấp (dưới 30%) sẽ gây ra hiện tượng khô màng nhầy mũi và thậm chí chảy máu mũi. d. Tương tác với áp suất không khí cao (Compressed air): Trong điều kiện áp suất không khí cao, con người phải hít thở không khí dưới áp lực cao. Do đó, có thể gây ra hiện tượng gọi là bệnh “giảm áp”. Nguyên nhân của bệnh là do các hỗn hợp khí nén hòa tan vào trong máu của cơ thể. Nhờ có diện tích trao đổi ở phế nang mà máu được bảo hòa rất nhanh, khí hòa tan lưu lại ở các mô được trao đổi trong máu. Ví dụ: lượng oxy khi kết hợp với Hemoglobin hoặc khí hòa tan trong huyết tương được sử dụng hoàn toàn, nhưng với một áp lực cao thì oxy lại trở nên độc hại trên hai phương diện: - Sau khi hít thở oxy nhiều giờ các tổ chức phổi bị kích thích. - Oxy cao áp có tính chất gây co giật khi mà áp lực riêng của oxy lớn hơn 2 kg/cm2. 2.5.3.2. Ảnh hưởng của độ cao lên con người Càng lên cao, nồng độ oxy càng giảm, thiếu oxy có thể gây ra bệnh ngạt thở và từ đó sinh ra các bệnh về hô hấp, tim mạch… Bởi vì ở độ cao dưới 3.000 m thì khí hậu có khác biệt không xa lắm so với trên mặt đất nhưng ở độ cao trên 3.000 m thì phụ thuộc vào vĩ độ địa lý. Từ đó, nó cũng có sự tương tác nhất định với những người sống ở độ cao nhất định và tạo nên tính thích nghi riêng. Ví dụ người ở núi cao Andes thì lồng ngực rộng hơn và nhất là phía trước sâu hơn phía sau, để tạo thuận lợi cho hoạt động của buồng phổi. Người ở núi cao Tây Tạng nhịp thở và nhịp tim nhanh hơn so với người dân trung bình. 2.5.3.3. Tác động của tiếng ồn lên sức khỏe con người Tiếng ồn là tất cả những âm thanh không thích nghi, gây khó chịu cho con người. Biểu hiện của tác động của tiếng ồn qua tần số (Hz) và áp lực (đơn vị là barie