5 minute read

2.6.5. Tập tính tập nhiễm (hay sự học tập

khả năng làm thay đổi tín hiệu dưới nhiều hình thức phức tạp như sự “ngưng trệ”, “tiếp diễn” do “điện thế tiếp diễn” trong xinap của các chuỗi thần kinh hay hiện tượng được gọi là “tập cộng thời gian” và “ tập cộng không gian”. Khi số lượng xinap trong cung phản xạ tăng lên thì các tập tính cũng trở nên phức tạp. Bởi vậy, khi tăng cường kích thích, các vùng tham gia vào phản ứng được mở rộng (hiện tượng khuếch tầng), nhưng trong các phản xạ phức tạp xảy ra đó lại xuất hiện sự điều hòa nhờ các “mối liên hệ ngược”. Chẳng hạn, một người lạ xuất hiện, chó sẽ nhảy bổ vào để sủa, cắn. Nếu người lạ mặt càng “trêu tức” chó càng điên cuồng, nhưng nếu người là xuất hiện nhiều lần với những hành động lặp lại như thế, chó chẳng thèm để ý đến nữa, “ngán ngẩm” mà bỏ đi. Những hoạt động “kích thích – phản ứng” đòi hỏi cả một chuỗi noron và sự tác động nối tiếp nhau của các kích thích, do vậy, còn mang tính chất giới hạn. Bản năng của con vật thực chất được hình thành dựa trên cơ sở một chuỗi các phản xạ không điều kiện và có điều kiện nối tiếp nhau mang tính “rập khuông”, ví dụ toàn bộ các phản ứng liên quan đến chu kỳ hoạt động sinh sản ở tò vò, chim, cá: sự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, tìm mồi nuôi con. Bản năng đương nhiên, cũng được cũng cố trong quá trình phát triển của cá thể và chủng loại. 2.6.5. Tập tính tập nhiễm (hay sự học tập). Tập tính tập nhiễm hay học tập thường được xem như sự biến đổi của tập tính và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, liên quan đến các cơ chế khác nhau. Tập tính tập nhiễm được thể hiện dưới các dạng: thói quen (Tập quán), sự tập luyện kinh điển (hay thành lập các phản xạ có điều kiện) và sự học tập bằng cách thử nghiệm và sai lầm. Thói quen là sự mất những phản ứng đã được hình thành trước đây chứ không chỉ là sự thành lập các phản ứng mới. Ví như, sự thuần dưỡng động vật. khi con vật đã được thuần dưỡng, nó quen với người, đồng thời mất đi nhiều phản ứng cũ (mất tiếng kêu báo động, mất khả năng tự săn mồi,…), tuy nhiên trở lại điều kiện cũ, những tập tính cũ, vốn có dần dần được khôi phục trở lại, nhưng tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình mà con vật được thuần hóa dài hay ngắn. Dạng học tập đơn giản nhất là sự thành lập các phản xạ có điều kiện kinh điển. dạng học tập khác có tính chất liên hợp là sự luyện tập dụng cụ (thành lập các phản xạ có điều kiện loại 2) hay học tập bằng cách thử nghiệm và sai lầm.

Các phản xạ có điều kiện kinh điển và phản xạ có điều kiện loại 2 đều dựa trên các phản xạ không điều kiện, còn những kích thích có điều kiện như tiếng chuông, ánh sáng, mùi, vị, những thành công và thất bại hay sai lầm,… tác động đến mà con vật “nhận biết” được trong quá trình tập luyện sẽ thiết lập nên mối quan hệ giữa những kích thích vô quan (trước đây không có “ý nghĩa” gì) với các kích thích có điều kiện, bao gồm cả những thành công (sự thưởng) và sai lầm hay thất bại mà con vật mắt phải (sự phạt). Các phản xạ có điều kiện trở thành cơ sở của nhận thức. Trong tự nhiên, tồn tại nhiều yếu tố tương tự nhau và nhiều yếu tố rất khác nhau. Khi tác động lên cơ thể, chúng không chỉ tạo nên các phản xạ có điều kiện thuộc loại “phổ cập” (do các yếu tố tương tự nhau) mà còn giúp con vật phân biệt được (do các yếu tố khác nhau). Nhiều phản xạ có điều kiện được thiết lập, nhưng không được cũng cố trực tiếp, song nhờ vào sự “phân tích” các nguồn thông tin mới, sự “tìm tòi”,… con vật có thể “ hiểu biết” được thế giới xung quanh để có thể sử dụng những thông tin nhận biết được cho tương lai. Hiện tượng nêu trên, chính là “việc học tập do kinh nghiệm tiềm tàng” trong cuộc sống của sinh vật. Chẳng hạn, nhiều loài côn trùng (ong, kiến,…) thường thực hiện các cuộc “hành trình” định hướng xung quanh tổ vừa mới xây hay nguồn thức ăn nào đó vừa mới phát hiện để “ghi nhớ” vị trí, thậm chí “đo đạc” cả cung đường cần đến. Một hình thức học tập khác cao hơn liên quan với sự phát triển của “chất xám” trên bán cầu đại não hay “trí tuệ” của các động vật cao cấp, đặc biệt ở khỉ bậc cao và người. đây là khả năng sử dụng và hợp nhất hai hay nhiều thành phần của kinh nghiệm cũ để hình thành một dạng mới, cho phép con vật hành động nhằm đạt được những mục đích cần thiết. Để đạt được một mục đích xác định, con vật lần đầu tiên đã biết đánh giá tình huống và tìm các biện pháp để giải quyết tình huống đó một cách suôn sẻ. Chẳng hạn, để lấy được chuối treo trên cao, khỉ Sympanze biết chồng các hộp thành thang hay dùng gậy để chọc. Sympanze nghĩ ra cách giải quyết vấn đề này không cần phải học trước. tất nhiên, trong tự nhiên, nhiều con vật còn biết “thử nghiệm”, thử nghiệm để hiểu được cái gì “có lợi”, “có hại” mà “nên làm” hay “nên tránh”. Làm và tránh là những kết quả lần đầu tiên được ghi nhận trong “khuôn mẫu” của trí tuệ hay trong bộ não. Học tập luôn gắn liền với việc duy trì thông tin trong hệ thống thần kinh và với khả năng sử dụng thông tin đó trong các trường hợp cần thiết. Quá trình nhận biết thông tin, phân tích rồi tổng hợp thông tin

Advertisement

This article is from: