5 minute read

2.6.7. Tập tính xã hội

để đưa đến những phản ứng chính xác trước các tình huống là đặc trưng của hệ thần kinh thuộc động vật cao cấp. Hệ thần kinh với sự xuất hiện của chất xám và sự tăng lên về số lượng tế bào thần kinh do sự tăng cả khối lượng và diện tích bề mặt não bộ là cơ sở cho việc học tập cao cấp và sự tư duy của con người. 2.6.7. Tập tính xã hội. Tập tính xã hội bao gồm những mối tương tác giữa các cá thể cùng loài, dựa trên mối liên kết sinh sản giữa các cá thể khác giới, mối quan hệ chăm sóc và bảo vệ con cái của đàn bố, mẹ, mối quan hệ huyết thống và di truyền giữa các thế hệ. những sinh vật sống thành xã hội ở những mức độ tổ chức khác nhau như: bầy, đàn,… liên hệ với nhau bằng những thông tin hay các tín hiệu mà chúng có thể nhận biết ra nhau, những trạng thái của nhau thông qua các tín hiệu. Cá sống đàn, nhận biết qua “màu sắc đàn”. Tằm đực nhận biết những cá thể khác giới bằng chất tiết bombicom được tiết ra từ con cái. Các loài hưu, cầy mướp, cầy hương,… có những tuyến tiết “hương” ở hốc mắt, ở gốc đuôi, xung quanh vùng hậu môn. Nhiều loài còn sử dụng cả nước tiểu, phân như là những tín hiệu để nhận biết nhau hay để “đánh dấu” vị trí. Nhiều loài sử dụng âm thanh như côn trùng, ếch nhái để gọi bầy. Các chất hóa học tiết ra bởi sinh vật, được con vật sử dụng như những thông tin gọi là pheromon. Những tín hiệu nhận biết qua thị giác, không chỉ là màu sắc mà còn là điệu bộ của các con vật khác giới, đặc biệt là hiện tượng “khoác áo cưới”, các cử chỉ “khoe mẽ” như nhảy múa và những động tác “kệch cỡm” không đúng lúc của con đực. như vậy, sống trong xã hội, sinh vật phải phụ thuộc vào nhau, chúng chia sẽ trách nhiệm trong việc tím kiếm thức ăn, xây tổ, nâng cao hiệu quả bảo vệ, hiệu quả sinh sản,…. Một số loài côn trùng như mối, kiến, ong và cả con người sống trong một xã hội phức tạp và phát triển cao nhất trong sinh giới. Trong xã hội ong, vị trí của mỗi cá thể được xác lập ngay từ khi mới sinh. Ong thợ chẳng bao giờ được bén mảng đến gần ong chúa, còn những con ong đực chỉ hữu dụng khi ong chúa kén “phò mã” để thực hiện giao thoa sinh sản, sau đó chúng thường rời khỏi tổ. ong chúa là biểu tượng cho sự tồn tại của cả đàn ong, được chăm chút chu đáo và chỉ làm nhiệm vụ sinh sản. Ngược lại xã hội của động vật có xương sống cấu trúc ít chặt chẽ hơn và như vậy, xã hội dành cho các cá thể cơ hội thay đổi vị trí của mình, tức là có điều kiện để nâng cao vị thế trong xã hội. Nhiều xã hội động vật có sự lãnh đạo “tập thể”, song nhiều xã hội có con đầu đàn. Việc xác lập con đầu đàn là những trận “đọ sức”, thường của các cá thể đực.

Liên quan đến việc xác lập vị trí đầu đàn, người ta còn quan sát thấy ở đàn gà sau khi nở xuất hiện một hiện tượng được gọi là “trật tự mổ” . Ở đáy, chính là sự xác lập một thành viên quan trọng nhất trong đàn. Trong những con gà mái, một con có thể mổ được tất cả các con mái khác, con gà mái thứ hai lại có thể mổ được tất cả những con còn lại trừ con thứ nhất. Con thứ 3 lại có thể mổ những con ở thứ bậc dưới mình, trừ con thứ nhất và con thứ 2, và cứ tiếp tục như thế cho đến con cuối cùng. Đương nhiên, con này lại bị tất cả các con của đàn tha hồ mổ mà nó chẳng mổ được con nào. Trật tự mổ xác lập vị trí, ở đó con gà mái đầu đàn nhận được thức ăn đầu tiên và nó có thể chọn được nơi tốt nhất để làm ổ đẻ trứng,…. Những con có sức mạnh đầu bảng của trật tự mổ, theo thứ bậc luôn luôn sạch sẽ hơn vì chúng có điều kiện rỉa lông, tỉa cánh. Chúng, nhất là con đứng đầu, thường tự do dạo quanh sân với vẻ kiêu hãnh, còn ở những con “lép vế” theo trật tự này, bộ lông thường xơ xác hơn và bản thân chúng chẳng lúc nào thoát khỏi mối lo âu. Những con chó sói cũng có tổ chức xã hội cao và phức tạp. Ở đáy cũng xác lập trật tự như kiểu xã hội của đàn gà mái con. Nhiều loài động vật có xương sống lại có những tập tính xã hội khác liên quan đến lãnh thổ mà chúng chiếm hữu. Vùng được bảo vệ gọi là lãnh thổ và con vật do đó có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình một cách nghiêm ngặt. Nhiều loài cá, chim, chó sói, hưu, nai, khỉ, vượn,… là những loài có tính lãnh thổ cao. Do sự “đấu đá” mà sinh vật sống kiểu xã hội có sự phân chia thành những nhóm, đàn nhỏ có “lãnh địa” riêng. Nhờ vậy, chúng có thể khai thác nguồn thức ăn tương đối đồng đều. Ở những loài có tập tính xã hội cao, lãnh thổ của chúng là “của chung” chứ không phải cho từng “gia đình”, chiếm diện tích từ 7 đến 15km2. Diện tích, vị trí lãnh thổ ít khi thay đổi qua nhiều thế hệ nếu như nguồn dinh dưỡng và nước vẫn được duy trì. Những loài sống trên cây khó xác định địa bàn bằng “bước chân”, chúng sử dụng tiếng kêu để đo đạc. chẳng hạn, những con chim, con vượn sáng sáng đều dành một khoảng thời gian để hót, cốt “tuyên bố” với các cá thể xung quanh phạm vi lãnh thổ của mình. Chúng có thể phải “chiến đấu”để bảo vệ lãnh thổ với những con khác cùng loài, nhưng lại phớt lờ những loài khác xâm phạm đến. Đương nhiên là như vậy, vì chúng chỉ đấu tranh chống lại những “ai” sử dụng cùng nguồn thức ăn với chúng. Tổ chức xã hội có thể gồm những “gia đình”, những “bộ tộc”,… tạo nên một xã hội lớn. Trong thiên nhiên cũng gặp những xã hội không phải của một loài, chẳng hạn “xã hội” khỉ và hươu sao, chúng dựa vào nhau để sống một cách an toàn hơn nhờ

Advertisement

This article is from: