4 minute read

Câu hỏi ôn tập

Dân số Việt Nam cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng, chỉ trong vòng 57 năm, từ 18 triệu (năm 1945), đã tăng lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức là tăng gấp 4,5 lần, đến năm 2009 lên tới 86 triệu dân. So với dân số trên thế giới, Việt Nam là một nước đông dân, hiện đang đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 3 so với các nước đông Nam Á. Sự tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người Những đặc điểm của quần thể người Nó khác với quần thể sinh vật ở những đặc điểm kinh tế và xã hội, như chế độ hôn nhân, giáo dục, văn hoá, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Con người lại có trí thông minh, nên có khả năng phát triển nền văn hoá và cải tạo thiên nhiên. Khoa học nghiên cứu và phân tích những dẫn liệu có liên quan tới quần thể người gọi là khoa học và dân số hay dân số học. Dân số học nghiên cứu những đặc trưng của quần thể người, như sự phân bố theo lãnh thổ, cấu trúc thành phần nam nữ và các lứa tuổi, mối quan hệ giữa dân số và xã hội, dân số và gia đình, các qui luật về sự phát triển dân số… Dân số học là một khoa học gồm nhiều ngành: dân số học đại cương, dân số học mô tả, dân số học kinh tế, dân số học lịch sử, dân số học địa phương, dân số học ứng dụng. Những đặc trưng cơ bản của quần thể người (có ba đặc trưng lớn), 1. Cấu trúc dân số theo nam, nữ và theo tuổi; 2. Sự phân bố dân cư trên Trái đất; 3. Sự sinh trưởng của quần thể người, sự tăng, giảm dân số: gồm 6 đặc điểm: đặc điểm tăng giảm dân số, mức sinh đẻ, mức tử vong, sự tăng giảm dân số trên thế giới, sự kiểm soát dân số trên thế giới, các biện pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân số.

Câu hỏi ôn tập 1. Nêu khái niệm, đặc điểm về quần thể, vì sao quần thể được xem là dạng tồn tại của loài; mối quan hệ giữa những cá thể trong quần thể? Ý nghĩa của các mối quan hệ ấy trong sản xuất nông nghiệp?

Advertisement

2. Vì sao nói, quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể lại là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống của nó, để quần thể có thể tồn tại và phát triển ổn định? 3. Phân loại quần thể và phân tích ví dụ về quần thể rắn hổ mang châu Á. 4. Trình bày đặc điểm, ý nghĩa của đặc trưng phân bố cá thể của quần thể, cho một số ví dụ minh họa. 5. Trình bày đặc điểm, ý nghĩa của các đặc trưng cấu trúc giới tính, tuổi và cấu trúc nhóm tuổi, cho ví dụ minh họa. 6. Thế nào là sự tụ họp, nguyên lí Allee và vùng an toàn, sự cách ly, lãnh thổ và tính lãnh thổ của các cá thể trong quần thể? 7. đặc điểm và mối quan hệ của các nhóm tuổi, mối quan hệ của các nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính trong quần thể sinh vật và ở quần thể người? 8. Trình bày đặc điểm của đặc trưng kích thước và mật độ, vì sao nó được xem là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể? Mật độ quần thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái (các đặc trưng) khác của quần thể như thế nào? 9. đặc điểm và ý nghĩa các cực trị trong việc nghiên cứu kích thước quần thể? Những nhân tố nào làm thay đổi kích thước quần thể? 10. Hãy giải thích các khái niệm: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư, hồi cư và mối quan hệ giữa các mức độ ấy. Nếu một mức độ nào đó không bình thường có làm ảnh hưởng đến mật độ quần thể không, vì sao? 11. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư, của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Cho ví dụ ở Việt Nam để minh hoạ? Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh? Biện pháp khắc phục? 12. Vì sao một quần thể cần phải có kích thước ổn định? Muốn có kích thước ổn định cần phải có các điều kiện nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kích thước ổn định của quần thể trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp. 13. đặc điểm tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể và đồ thị đường cong chữ J? Vì sao trong thực tế không bao giờ có loại tăng trưởng này? 14. đặc điểm tăng trưởng thực tế và đồ thị đường cong chữ S? Vì sao trong thực tế chỉ có loại tăng trưởng này? Thế nào là hệ số chống đối, điểm uốn; sự khác nhau của đường tiệm cận K và K/2?

This article is from: