Dân số Việt Nam cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng, chỉ trong vòng 57 năm, từ 18 triệu (năm 1945), đã tăng lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức là tăng gấp 4,5 lần, đến năm 2009 lên tới 86 triệu dân. So với dân số trên thế giới, Việt Nam là một nước đông dân, hiện đang đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 3 so với các nước đông Nam Á. Sự tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người Những đặc điểm của quần thể người Nó khác với quần thể sinh vật ở những đặc điểm kinh tế và xã hội, như chế độ hôn nhân, giáo dục, văn hoá, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Con người lại có trí thông minh, nên có khả năng phát triển nền văn hoá và cải tạo thiên nhiên. Khoa học nghiên cứu và phân tích những dẫn liệu có liên quan tới quần thể người gọi là khoa học và dân số hay dân số học. Dân số học nghiên cứu những đặc trưng của quần thể người, như sự phân bố theo lãnh thổ, cấu trúc thành phần nam nữ và các lứa tuổi, mối quan hệ giữa dân số và xã hội, dân số và gia đình, các qui luật về sự phát triển dân số… Dân số học là một khoa học gồm nhiều ngành: dân số học đại cương, dân số học mô tả, dân số học kinh tế, dân số học lịch sử, dân số học địa phương, dân số học ứng dụng. Những đặc trưng cơ bản của quần thể người (có ba đặc trưng lớn), 1. Cấu trúc dân số theo nam, nữ và theo tuổi; 2. Sự phân bố dân cư trên Trái đất; 3. Sự sinh trưởng của quần thể người, sự tăng, giảm dân số: gồm 6 đặc điểm: đặc điểm tăng giảm dân số, mức sinh đẻ, mức tử vong, sự tăng giảm dân số trên thế giới, sự kiểm soát dân số trên thế giới, các biện pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân số. ------ -----Câu hỏi ôn tập 1.
Nêu khái niệm, đặc điểm về quần thể, vì sao quần thể được xem là dạng tồn
tại của loài; mối quan hệ giữa những cá thể trong quần thể? Ý nghĩa của các mối quan hệ ấy trong sản xuất nông nghiệp?
Bài giảng Sinh thái học đại cương
Trang 105