3 minute read

4.1.2. Các khái niệm

dùng để xác định nồng độ của dung dịch A được gọi là dung dịch tiêu DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL chuẩn (dung dịch chuẩn). 4.1.2. Các khái niệm  Điểm tương đương: Là thời điểm tại đó thuốc thử R tác dụng vừa đủ với dung dịch cần chuẩn A. Có nghĩa là thời điểm mà chất A tác dụng với chất chuẩn R tương đương về mặt hóa học. Như vậy, để phép chuẩn độ chính xác điều quan trọng là phải biết được lúc nào phản ứng giữa A và R xảy ra hoàn toàn, tức là biết được điểm tương đương. Tuy nhiên điểm tương đương hoàn toàn mang ý nghĩa lý thuyết, bởi vì trong thực tế rất khó biết được thời điểm này. Việc sử dụng chất chỉ thị chỉ có thể xác định được thời điểm sát điểm tương đương. Trong phân tích thể tích, còn có thể xác định được điểm tương đương thông qua phép đo một số đại lượng hóa lý như điện thế, độ dẫn điện, mật độ dòng,…Các phương pháp này được xếp vào nhóm phương pháp phân tích dụng cụ.  Chất chỉ thị hóa học: Đa số là những chất cho vào dung dịch chuẩn độ để nhằm mục đích báo cho ta biết thời điểm dừng chuẩn độ. Chỉ thị sẽ phát tín hiệu bằng sự biến đổi màu sắc, trạng thái…của dung dịch. Trong thực tế chỉ thị chỉ phát tín hiệu tại thời điểm sát trước và sau điểm tương đương. Người ta thường dùng một số loại chỉ thị sau: - Chỉ thị màu: có thể dùng chỉ thị đơn (một chất) hoặc chỉ thị hỗn hợp (gồm 2 đến 3 chất). Cách dùng cũng thay đổi: có thể cho vào bình chuẩn độ (chỉ thị nội) hoặc để ngoài bằng cách lấy dung dịch phản ứng cho tác dụng với chỉ thị (chỉ thị ngoại). - Chỉ thị đục: tạo kết tủa - Chỉ thị huỳnh quang: phát sáng hoặc tắt sáng Có trường hợp không cần dùng chỉ thị vì bản thân dung dịch chuẩn là chỉ thị.  Điểm cuối chuẩn độ: Là thời điểm tại đó ta dừng chuẩn độ hay ngừng cho thuốc thử R. Việc dừng chuẩn độ là dựa vào sự phát tín hiệu của chỉ thị. Như đã nói ở trên chỉ thị phát tín hiệu có thể trước và sau điểm tương đương. Vì vậy, điểm cuối chuẩn độ có thể trước hoặc sau điểm tương đương, tức là phép chuẩn độ đã gặp phải sai số.  Sai số chuẩn độ: Trong quá trình chuẩn độ, chỉ thị phát tín hiệu thường không trùng với điểm tương đương nên điểm cuối chuẩn độ sẽ lệch so với điểm tương đương. Tức là số đương lượng gam của chất cần

xác định chỉ xấp xỉ bằng số đương lượng gam của thuốc thử R (eqR  DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL eqA), như vậy phép chuẩn độ đã gặp phải sai số. Biểu thức tính sai số được biểu diễn:Veq q%=

Advertisement

Vf−Veq Veq ×100%

Trong đó: - Veq: Thể tích dung dịch chuẩn độ tại thời điểm tương đương. - Vf: Thể tích dung dịch chuẩn độ tại thời điểm chỉ thị phát tín hiệu (tức là điểm cuối chuẩn độ). Như vậy do Vf có thể tích lớn hơn hoặc bé hơn Veq nên sai số sẽ có giá trị dương hoặc âm. Khi giá trị sai số dương tức là cho ta biết sai số gặp phải khi kết quả xác định lớn hơn so với lý thuyết, ngược lại khi sai số có giá trị âm tức là sai số gặp phải khi giá trị xác định bé hơn so với lý thuyết. Tùy vào yêu cầu của phép xác định mà sai số gặp phải có thể nằm trong phạm vi cho phép là  0,1% hoặc  0,2%.  Đường cong chuẩn độ: Là đồ thị biểu diễn thể tích thuốc thử hay nồng độ thuốc thử cho vào (thông thường là biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích thuốc thử) trong quá trình định phân và một đại lượng có liên quan đến nồng độ hay hàm lượng của chất nghiên cứu như pH (Hình 4.1) (trong chuẩn độ acid base); thế điện cực E (trong chuẩn độ oxy hóa khử)… Dựa vào đường cong chuẩn độ cho phép ta chọn chỉ thị thích hợp nhằm mục đích gặp sai số là nhỏ nhất. 14.00 12.00 10.00 pH 6.00 8.00 4.00 2.00 0.00 0 50 100 150 200 250 Thể tích NaOH (ml) Hình 4.1. Đường cong chuẩn độ 100,0 ml HCl 0,100M bằng NaOH 0,100M

This article is from: