1 minute read

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 4.1. Trình bày nguyên tắc của phương pháp phân tích thể tích. 4.2. Phân biệt điểm tương đương và điểm kết thúc, dung dịch gốc và dung dịch chuẩn gốc. 4.3. Giải thích vai trò của chất gốc trong phương pháp chuẩn độ, các yêu cầu cần đáp ứng của một chất gốc. 4.4. Nêu ví dụ minh họa các kỹ thuật chuẩn độ. 4.5. Hòa tan 0,8040 g quặng sắt trong acid. Sắt trong dung dịch được khử về Fe+2 và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,02242 M thì hết 47,22 ml. Tính: a. % Fe (55,847 g/mol) b. % Fe3O4 (231,54 g/mol) 4.6. Hòa tan 0,2856 g Na2C2O4 vào nước, thêm H2SO4 loãng và 45,12 ml dung dịch KMnO4. Lượng KMnO4 dư phản ứng vừa đủ với 1,74 ml H2C2O4 0,1032 N. a. Trên đây đã sử dụng kỹ thuật chuẩn độ gì? b. Tính nồng độ đương lượng dung dịch KMnO4. (KLNT của Na = 23; C = 12; O = 16). 4.7. Thêm 50,0 ml dung dịch HCl vào 0,100M vào 0,500 g mẫu chứa Na2CO3. Đun sôi dung dịch để đuổi khí CO2 ra khỏi dung dịch phản ứng. Lượng HCl dư trong dung dịch được chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,100M thì hết 5,6 ml. Tính phần trăm Na2CO3 trong mẫu. 4.8. Để xác định hàm lượng khí CO trong khí gas, người ta cho 2,03 lít mẫu khí gas đi qua I2O5 dạng bột đun nóng ở 1500C. Phản ứng diễn ra như sau: I2O5(rắn) + 5CO(khí)  5CO2(khí) + I2(hơi) Iod giải phóng được hấp thụ vào 8,25 ml dung dịch Na2S2O3 0,01101 M. Lượng Na2S2O3 dư được chuẩn lại với dung dịch iod 0,00947 M hết 3,49 ml.Hãy tính hàm lượng (mg) khí CO (M = 28) trong 1 lít khí gas. 4.9. Một mẫu chất hữu cơ có chứa Hg. Để xác định hàm lượng Hg trong mẫu, người ta vô cơ hóa mẫu bằng HNO3. Sau khi xử lý (pha loãng mẫu), chuẩn độ Hg(II) bằng phản ứng: Hg2+ + 2SCN Hg(SCN)2

Lượng mẫu đã lấy 3,776 g và dùng hết 21,30 ml dung dịch DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL NH4SCN 0,1144 M. Tính nồng độ phần trăm (w/w) Hg(II) trong mẫu.

Advertisement

This article is from: