Tạp chí Canteen Management | No.24 | Tết Nguyên Đán – Lunar New Year

Page 92

Tết

No.24 Lưu hành nội bộ
Nguyên Đán Lunar New Year Phong tục & tập quán của các nước trên thế giới

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Hoàng Phó Đức Công Hoàng

Quý độc giả thân mến! Quản lý Canteen không chỉ giới hạn ở khâu chế biến, điều khách hàng mong mỏi đằng sau mỗi món ăn, còn là các yếu tố cân bằng dinh dưỡng, yếu tố về văn hóa ẩm thực và giá trị sống đằng sau những món ăn mang lại. Với nguồn cảm hứng bất tận về ẩm thực, chúng tôi xin được tiếp tục chia sẻ đến Quý độc giả cuốn Canteen Management No.24 để cùng Quý vị tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của thế giớ đó là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của nhiều nước. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của mỗi quốc gia trên thế giới.

Hy vọng với số tiếp theo này sẽ mang đến cho Quý độc giả những góc nhìn đa dạng về ẩm thực cũng như những cách chế biến mới bên cạnh những phương pháp truyền thống. Đội ngũ biên tập rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

Trân trọng!

| 2

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

T Ổ NG BIÊN T Ậ P

Nguyễn Tất Hồng Dương

PH Ó T Ổ NG BIÊN T Ậ P Phó Đức Công Hoàng BIÊN T Ậ P VÀ THIẾT KẾ

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Phạm Xuân Long

Nguyễn Thị Kim Thi Lê Thị Lâm Oanh Cù Huy Toàn Từ Mạnh Trường Vũ Toàn Chung

Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Tuyết

Từ Đức Mạnh Nguyễn Thị Thuỷ

Lưu Đức Minh Vũ Toàn Chung

| 3
| 4 06.
68.
Trung Quốc 50. Singapore
Hàn Quốc
| 5
82.
60. Malaysia 92. Nhật Bản
Mông Cổ

Ẩm thực Trung Quốc

Tết ở Trung Quốc vào ngày nào?

Để tìm hiểu về ng ày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, trước hết bạn cũng nên xem thời gian được tổ chức khi n à o và có giống với Việt Nam c ủ a chúng ta không. Tết Nguyên Đán còn được gọi là lễ h ộ i mùa xuân được tổ chức theo lịch tuần. Có nghĩa ngày Tết sẽ được tính từ ngày đầu tiên cho tới ng ày 15 tháng Giêng Âm lịch. Trên thế giới có nhiều quốc gia đón Tết Âm lịch, tuy nhiên Trung Quốc được đánh giá l à có nhiều l ễ h ộ i và phong tục đặc sắc nhất.

| 6

Phong tục đón Tết của người Trung Hoa cũng giống như Việt Nam, họ cũng dọn dẹp nhà cửa, tiễn ông Táo, đón giao thừa, lì xì. Thời khắc giao thừa người Trung Quốc tổ chức bắn pháo hoa để chào đón năm mới. Những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời kết hợp với màn giao hưởng đã mang tới những không khí xuân rộn ràng. Cùng với đó là những buổi trình diễn. Phong tục ngày Tết của Trung Quốc đó là lì xì trong ngày đầu tiên của năm mới. Những bao hồng, bao đỏ có chứa tiền để mừng tuổi cho người già và trẻ em. Hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại thì người Trung Quốc cũng ưu tiên hơn bằng những giao dịch tặng quà qua chuyển khoản online. Trong ngày đầu năm mới những ngôi chùa ở Trung Quốc thu hút đông đảo người dân tới cúng bái và cầu nguyện may mắn cả năm. Bên cạnh đó, tại nhiều ngôi chùa lớn còn tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân tại sân đình.

| 7
| 8 Sủi cảo Nguyên liệu • Thịt heo xay 300 gr • Thịt tôm tươi 200 gr • Bột mì 250 gr • Bột bắp 50 gr • Cải thảo 20 gr • Cà rốt 20 gr • Hành tím 3 củ • Hành lá 30 gr • Trứng gà 1 quả • Gia vị

Các bước thực hiện

1. Tôm tươi rửa sạch bỏ vỏ, bỏ đầu tôm. Cải thảo rửa sạch để ráo cắt hạt lựu. Hành tím bỏ vỏ, băm nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

2. Cho thịt heo xay vào tô, thêm cải thảo, hành tím, cà rốt, hành lá. Nêm gia vị: 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh dầu mè. Trộn đều các nguyên liệu.

3. Đập trứng vào tô tách bỏ vỏ, thêm 1/4 muỗng cà phê muối, 90 ml nước khuấy đều. Cho bột bắp, bột mì vào âu lớn, thêm hỗn hợp trứng nhào đều sau đó để bột nghỉ 30 phút. Sau thời gian bột nghỉ, cán dẹp bột, sau đó cắt bột thành miếng vuông khoảng 10 cm.

4. Lấy muỗng múc nhân, 1 con tôm cho vào miếng vỏ sủi cảo, sau đó gấp miếng sủi cảo theo hình tam giác, rồi dùng tay khéo léo bấm gấp khóa miếng sủi cảo lại, bạn làm lần lượt cho tới hết nguyên liệu.

5. Bắc nồi nước lên bếp, cho 400 ml nước đợi sôi, sau đó thả miếng sủi cảo vào luộc khoảng 10 phút.

| 9

Thịt khâu nhục

Nguyên liệu

• Thịt ba chỉ: 1kg

• Khoai môn: 1 củ

• Cải mén muối

• Húng lìu, địa liền

• Tỏi, ớt, hạt tiêu, xì dầu, giấm, bột ngọt, đường phèn

• Ngũ vị hương: 2 muỗng cà phê

• Rượu trắng, mật ong rừng

• Tương tàu

| 10

Các bước thực hiện

1. Thịt mua về rửa sạch, sau đó đem luộc chín rồi vớt ra, để ráo. Dùng tăm chọc thật kỹ lớp bì bên ngoài.

2. Đem thịt ướp với hỗn hợp rượu trắng, nước cốt gừng, tỏi với tỷ lệ vừa phải. Ướp trong vòng 1 giờ để thịt ngấm đều gia vị.

3. Sau khi ướp xong thì bạn đem thịt đi quay. Vừa quay vừa phết mật ong bên phần bì để cho thịt có màu vàng ươm (nếu không thích quay thì bạn cũng có thể cho thịt vào chảo chiên cho vàng đều miếng thịt). Sau đó để nguội rồi thái thịt ra thành từng miếng dài khoảng 7cm, độ dày khoảng 1,5cm.

4. Cải mén muối đem đi rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó trộn đều với tương tàu, xì dầu, tỏi, húng lìu. Khoai môn gọt vỏ rồi rửa sạch, thái thành từng miếng vừa ăn, sau đó chiên vàng lên.

5. Xếp cải mén ra đĩa, sau đó xếp khoai môn và phần thịt thái miếng lên trên. Sau đó úp bát to lên, lật ngược lại rồi đậy kín cho vào nồi chưng cách thủy. Để được ngon, bạn cần chưng thịt trong khoảng từ 4 – 5 tiếng cho thịt mềm và chín nhừ.

| 11

Thịt Xá Xíu

Nguyên liệu

Thịt nạc vai 700 gr

Mật ong 2 muỗng canh

Bột xá xíu 1 muỗng canh

Hành tím 1 củ

Tỏi 3 tép

Gừng 1/2 củ

Dầu hào 1 muỗng canh

Tương đen 1/2 muỗng canh

Nước tương 1 muỗng canh

Muối

| 12

Các bước thực hiện

1. Thịt heo dùng dao cắt thành miếng lớn để khi nướng thịt không bị khô. Sau đó làm 1 củ hành tím , 3 tép tỏi và 1/2 củ gừng bạn bóc sạch vỏ, sau đó cắt nhỏ, không cần cắt nhuyễn.

2. Chuẩn bị 1 cái chén cho hành tím, tỏi và gừng đã cắt vào, cho 1 muỗng canh bột xá xíu, 1 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh tương đen, 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước tương vào trộn đều.

3. Sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 6 tiếng để thịt được thấm gia vị hơn.

4. Cho thịt lên khay của lò nướng, rồi nướng ở 170 - 175 độ C trong 1 giờ.

5. Trở mặt thịt và quét phần nước ướp lên, làm lại 2 lần như vậy là sẽ ra thành phẩm đẹp mắt.

| 13
| 14 Nguyên liệu • Thịt heo 1 kg • Tỏi 1 củ băm nhỏ • Tương ớt 1.5 muỗng canh • Tương cà 1.5 muỗng canh • Giấm gạo 3 muỗng canh • Bột bắp 2 muỗng canh • Dầu ăn 5 muỗng canh • Nước mắm 3 muỗng canh • Gia vị Thịt heo Chua ngọt

Các bước thực hiện

1. Cắt thịt thành miếng vuông có độ dày khoảng 1 đốt ngón tay. Ướp thịt với 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu.

2. Cho vào chén 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh đường, 1.5 muỗng canh tương ớt, 1.5 muỗng canh tương cà, 1 nửa phần tỏi băm.

3. Cho 2 muỗng canh bột bắp vào thịt, trộn đều. Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 5 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho thịt heo vào chiên vàng đều 2 mặt.

4. Phi thơm phần tỏi băm còn lại. Khi tỏi đã thơm, bạn cho phần nước sốt vào nấu sôi khoảng 5 phút thì cho thịt chiên vào, tiếp tục xào thêm 5 - 7 phút cho đến khi nước sốt sệt lại.

| 15

Nguyên liệu

• Cá quả tùy chọn

• Hành

• Gừng

• Dầu ăn

• Dầu hào

• Xì dầu

• Ớt

Cá hấp

| 16

Các bước thực hiện

1. Làm sạch cá. Hành lá và gừng chia làm 2 phần. 1 phần để phần đầu trắng của hành và thái gừng thành các lát mỏng để hấp cá; Phần lá xanh của hành và phần gừng còn lại ta đem thái chỉ mỏng, sau đó ngâm vào nước.

2. Xếp phần đầu trắng của hành lên đĩa sau đó đặt cá lên luôn. Sau đó đặt thêm vài lát gừng xung quanh.

3. Hấp cá trong vòng 8-10 phút. Khi cá chín, nhấc đĩa cá ra khỏi xửng hấp, đổ nước trong đĩa và bỏ hết hành và gừng trên đĩa đi.

4. Vớt hành và gừng thái chỉ ra khỏi bát nước, xếp lên đĩa cá sao cho đẹp mắt.

5. Đun nóng dầu ăn tới khi bốc khói nghi ngút, khi này dầu ăn lên tới 240 độ. Các bạn đem ra rưới lên đĩa cá.

6. Pha xì dầu với dầu hào theo khẩu vị tùy thích và rưới lên đĩa cá hấp.

| 17

Heo sữa quay

Nguyên liệu

• Heo sữa 1 con 5 – 6kg

• Chanh tươi 3 quả

• Tỏi khô 20gr

• Hành khô 20gr

• Hạt tiêu, muối, húng lìu, than hoa, rau thơm, rau mùi (ngò rí)

• Gia vị: ngũ vị hương, đường, mắm, muối, bột nêm.

• Mạch nha: 500g

| 18

Các bước thực hiện

1. Nên chọn heo sữa nhỏ tầm 5-10kg. Heo sữa mua về làm sạch

2. Phần da heo, dùng chĩa để chọc xung quanh.

3. Hành khô và tỏi bóc vỏ rồi giã nhuyễn, trộn cùng chút muối, đường, mì chính, tiêu xay, ngũ vị hương thêm cả húng lìu để tạo thành một hỗn hợp, sau đó bôi đều vào trong bụng heo sữa. Để trong vòng 15 – 20 phút cho ngấm gia vị rồi mới tiến hành quay heo sữa.

4. Chuẩn bị trước bếp than hoa. Bếp kê cao hai đầu. Sau đó, đặt chĩa heo lên bếp, tiến hành quay phần bụng heo trước.

5. Chuẩn bị một tô nước (200ml), cho thêm mật ong, giấm, muối vào khuấy tan, để chuẩn bị lấy màu cho da heo. Giấm sẽ giúp da heo giòn, kết hợp với mật ong sẽ giúp lên màu đẹp và chuẩn hơn.

6. Khi thấy phần bụng heo chín được khoảng 80% thì mới chuyển sang quay da. Nhấc heo sữa ra khỏi bếp để tiến hành lấy màu cho heo.

7. Rồi tiếp tục đặt heo lên bếp để quay phần da heo. Khi thấy phần da heo đã ngả màu vàng, và lên màu đẹp thì tiến hành lấy màu lần hai, để màu của da lên chuẩn và đẹp hơn.

| 19
| 20 Gà Kung Pao Nguyên liệu • 1 kg thịt gà • 12 quả ớt khô • 1 nhúm hạt tiêu Tứ Xuyên • 1 củ gừng • Đậu phộng rang • Hành lá • 4 tép tỏi • Bột ngô • 1 lòng trắng trứng • Đường • Dấm • Rượu trắng • Nước tương

Các bước thực hiện

1. Thịt đùi gà mua về rửa sạch, lọc bỏ xương và da.

2. Thái thịt gà thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Cho thịt gà vào bát, ướp với muối, nước tương, rượu, bột bắp và nước.

3. Hành thái khúc, dài khoảng 1 cm. Gừng thái lát mỏng.

4. Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo sau đó cho gà đã ướp qua gia vị vào đảo đều.

5. Sau đó, thêm hạt tiêu, ớt khô, tỏi, gừng và phần trắng của boa rô vào xào đến khi dậy mùi thơm.

6. Khuấy đều các nguyên liệu phần nước xốt, cho tan hết đường và bột ngô. Sau đó, cho hết phần nước xốt này vào chảo cùng với phần tỏi tây còn lại.

7. Nấu đến khi phần sốt sánh lại thì hạ nhỏ lửa rồi cho đậu ph ộ ng và o, đảo đều rồi tắt bếp.

| 21

Nguyên liệu

• Bắp cải 1/2 cái

• Cà rốt 2 củ

• Cần tây 2 nhánh

• Hành lá 1 cây

• Muối 2 muỗng cà phê

• Đường trắng 2 muỗng cà phê

• Dầu mè 1 muỗng canh

• Dầu cải 2 muỗng canh

• Bột ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê

• Tiêu 1/2 muỗng cà phê

• Thịt heo quay 1 bát con

• Tôm tươi 300 gr

• Vỏ hoành thánh 24 Miếng

• Trứng gà 1 quả

• Dầu ăn

Chả Giò

| 22

Các bước thực hiện

1. Bắp cải bào sợi. Cà rốt làm sạch, bào sợi. Cần tây cắt lát mỏng. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chẻ sống lưng bỏ chỉ đen. Hành lá làm sạch, cắt nhỏ. Heo quay xắt hạt lựu. Trứng gà đánh tan. Đun nước sôi, cho bắp cải, cà rốt, cần tây vào đun sôi trong 2 phút. Cho tôm vào luộc sơ, vớt ra cắt nhỏ.

2. Cho hành lá băm, muối, đường, dầu mè, dầu cải, bột ngũ vị hương, hạt tiêu, thịt heo quay, và tôm vào hỗn hợp rau trộn đều với nhau cho thấm gia vị.

3. Trải lá hoành thánh ra, cho 1 muỗng nhân vừa đủ để gói vào, chấm trứng đánh tan vào các cạnh của chả giò để kết dính, cuốn lại.

4. Bắc dầu ăn lên bếp, dầu nóng cho vài cuốn chả vào chiên vàng trong khoảng 5 phút cho đến khi vàng nâu.

5. Gắp chả giò dĩa có lót giấy thấm bớt dầu rồi trình bày ra dĩa sứ đẹp mắt, dùng chả giò gà nóng với nước chấm chua ngọt hoặc tương ớt tùy thích.

| 23
| 24 Mỳ trường thọ Nguyên liệu • 1 gói mì sợi • 3 con tôm • 1 bó cải ngọt tươi • 2 cây nấm hương • 1 củ cà rốt lớn • Muối • Dầu ăn • Nước sốt mè

Các bước thực hiện

1. Rửa sạch tất cả các loại rau và tôm. Cắt nhỏ phần gốc của cải ngọt, và tách phần thân. Cắt cà rốt thành các khoanh tròn.

2. Luộc tôm khi tôm chuyển sang màu đỏ, vớt ra để riêng. Thêm nước và đun sôi. Sau đó thêm nấm, cà rốt và cải ngọt theo thứ tự. Khi rau chín mềm, vớt ra khỏi nước và để riêng.

3. Đun sôi nước. Cho các sợi mì vào nấu chín. Sau đó cho rau và tôm vào. Nêm dầu, muối, xì dầu vừa ăn.

| 25

Mỳ Xào Phúc Kiến

Nguyên liệu

• 120g mì tươi

• 1 quả cà tím

• 150g thịt lợn băm

• 1 mẩu gừng

• 1 cây hành lá

• Vài tép tỏi băm nhỏ

• 1 thìa canh xốt ớt Doubanjiang

• 60ml nước tương

• Dầu ăn

| 26

Các bước thực hiện

1. Gừng và hành lá sơ chế sạch sau đó thái nhỏ. Cà tím gọt vỏ, rửa sạch rồi thái khối bằng ngón tay.

2. Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo, cho gừng hành vào xào thơm sau đó đổ thịt băm vào đảo chung. Xào cho thịt băm tơi và chuyển màu trắng.

3. Thêm xốt ớt vào đảo đều sau đó đổ cà tím vào xào chung.

4. Đổ nước tương và lượng nước lọc vào xâm xấp mặt cà, xào ở lửa lớn khoảng 15 phút cho đến khi cà tím chín mềm.

5. Múc m ộ t bát nước súp trong chảo c à ra, đổ mì tươi và o x à o chung khoảng 5-8 phút cho mì chín sau đó đổ bát nước súp trở lại, thêm h à nh lá thái nhỏ

| 27
| 28 Cơm Gà Hải Nam
• Đùi gà 2 cái góc tư • Gạo dẻo 500 gr • Bột nghệ 1/2 muỗng cà phê • Dầu điều 2 muỗng cà phê • Nước mắm 7 muỗng cà phê • Sả 2 tép • Gừng 4 lát • Tỏi băm 1 muỗng canh • Hành tím băm 1 muỗng canh • Hành lá 1 ít • Ớt băm 1 ít • Gừng băm 1 ít • Muối • Đường
Nguyên liệu

Các bước thực

hiện

Bước 1: Cho gà vào nồi luộc cùng 4 lát gừng, 1 ít đầu hành, 1 ít hành tím, 2 tép sả, 3 muỗng cà phê muối.

Bước 2: Thường xuyên dùng muỗng hớt phần bọt bên trên ra và cho thêm 2 muỗng cà phê nước mắm để dậy mùi thơm hơn.

Bước 3: Cho vào chén 2 muỗng cà phê dầu điều pha với 1/2 muỗng cà phê bột nghệ. Sau khi gà luộc xong thì bạn hãy dùng cọ phết hỗn hợp vừa trộn lên gà để tạo màu đẹp hơn. Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 4 muỗng cà phê dầu ăn vào. Khi dầu nóng thì bạn cho 1 muỗng canh tỏi băm và 1 muỗng canh hành tím băm vào đảo đều đến khi tỏi vàng.

Bước 5: Tiếp đến, cho gạo vào rang với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Tới khi gạo đã chuyển sang màu trắng đục thì bạn tắt bếp. Lúc này, bạn đem gạo đi nấu cùng với nước luộc gà. Cho thêm phần hỗn hợp dầu điều và bột nghệ còn thừa vào nấu cùng. Bước 6: Chuẩn bị một chén mới rồi cho 4 muỗng cà phê đường, 5 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng canh nước luộc gà vào rồi khuấy đều đến khi đường tan hẳn. Gừng và ớt bạn đem băm nhuyễn rồi cho vào hỗn hợp nước mắm vừa pha. Bạn có thể chuẩn bị thêm một ít hành lá cắt khúc để ăn kèm.

| 29
| 30
liệu • 6 quả trứng lớn • 3 gói trà đen loại trà nhúng • 1/4 chén nước tương • 1 miếng quế • 2 bông hoa hồi • 3 nhánh đinh hương • 1 thìa cà phê hạt tiêu • 1/4 thìa cà phê hạt thì là • 1 thìa đường lớn
Ngâm
Nguyên
Trứng
Trà

Các bước thực hiện

1. Cho trứng vào nồi nước ngập khoảng một đốt ngón tay luộc đến khi chín trứng

2. Đun 4 chén nước trong 1 cái xoong khác, khi nước sôi, tắt bếp rồi cho trà, nước tương, quế, hoa hồi, đinh hương, hạt tiêu, hạt thì là và đường rồi quấy đều, đun trong khoảng 10 phút.

3. Dùng thìa kim loại gõ nhẹ lên xung quanh quả trứng để lớp vỏ có các đường như mạng nhện là được. Không được bóc vỏ. Xoong đựng hỗn hợp trà, ta lọc chỉ lấy phần nước.

4. Đun nhỏ lửa trứng và nước sốt trà: Cho trứng vào trong nước sốt trà vừa được lọc. Đun sôi thật nhanh sau đó cho lửa nhỏ dần rồi đung nhỏ lửa trong vòng một giờ. Lưu ý trứng nên được ngập trong trà, khi đun thỉnh thoảng nên kiểm tra xem trứng còn ngập trong trà không, nêu không ta có thể thêm một chút nước hoặc đảo trứng để cho trứng được ngấm đều.

5. Nhấc xoong ra và để nguội từ từ. Vớt trứng ra. Thấm cho khô sau đó để trong tủ lạnh chuẩn bị để dùng.

| 31
| 32 Hàu Khô Nguyên liệu • Hàu khô • Đậu phụ • Nấm • Hành • Ớt • Xì dầu
| 33 1. Hàu đã phơi qua ba nắng có độ săn và khô nhất định, mang đi rửa sạch rồi xào với gia vị tùy khẩu vị 2. Đậu rán mỏng chỉ lấy phần vỏ đậu để cuốn cùng 3. Hành rửa sạch cắt khúc 4-5cm 4. Ớt rửa sạch thái lát nhỏ 5. Gắp từng nguyên liệu vào bát chấm với xì dầu và chỉ việc thưởng thức. Các bước thực hiện

Rau Xào Thập Cẩm

Nguyên liệu

• Thịt nạc dăm: 150g

• Đậu Hà Lan: 70g • Nấm rơm: 70g • Bông cải xanh: 70g • Bông cải trắng: 70g

• Cà rốt: 1/2 củ

• Hành tây: 1/2 củ

• Tiêu, đường, dầu ăn • Hạt nêm

• Nước tương

Các bước thực hiện

1. Thịt nạc dăm cắt lát mỏng, ướp với 1m hành tím băm, 1/2m tiêu, 1/2m đường và 1m hạt nêm, để thấm khoảng 5 phút.

2. Cà rốt tỉa hoa, cắt miếng mỏng. Cà chua, hành tây cắt múi. Nấm rơm ngâm nước muối, rửa sạch, trụng sơ, xẻ hình chữ thập trên đầu nấm. Đậu Hà Lan tước xơ, cắt xéo. Bông cải trắng, bông cải xanh cắt nhỏ. Hành lá, ngò rí cắt khúc 2cm.

3. Đun sôi nước với 1/2m muối, cho cà rốt và bông cải vào trụng sơ, đến khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, vớt rau củ ngâm vào nước lạnh.

4. Đun sôi 3m dầu, phi thơm 1m h à nh, tỏi băm, x à o săn thịt rồi cho c à rốt, bông cải v à o x à o khoảng 2 phút, cho tiếp nấm rơm v à o, nêm 1m hạt nêm, x à o đến khi rau c ủ chín tới, thêm c à chua, h à nh tây v à đậu H à Lan v à o x à o nhanh rồi tắt bếp, rắc h à nh lá v à đảo đều. Cho món x à o ra dĩa, rắc tiêu và thư ở ng th ứ c.

| 35

Bánh dứa

Nguyên liệu

350g bơ lạt để ở nhiệt độ phòng

100g sữa đặc

2 lòng đỏ trứng gà

500g bột mì đa dụng

2,5 kg dứa đã gọt vỏ

1 thìa cà phê nước cốt chanh

2 lòng đỏ trứng gà

¼ thìa sữa đặc

½ thìa dầu ăn

| 36
• 250-300g đường

Các bước thực hiện

1. Xay dứa cho thật nhuyễn. Cho dứa vào một chiếc chảo chống dính, đun dứa với lửa vừa, khuấy liên tục để dứa không bị cháy, khi dứa cạn nước thì thêm đường, nước cốt chanh, khuấy đều.

2. Đánh bơ và sữa đặc đến khi hỗn hợp có màu nhạt và bông. Thêm lòng đỏ trứng, mỗi lần chỉ thêm một lòngđỏ, đánh các nguyên liệu đều nhau. Từ từ thêm bột vào, trộn đều, khi nào khối bột của bạn không còn dính tay nữa là đạt.

3. Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau. Chia phần nhân dứa và bột bánh thành 100 phần rồi lăn thành những quả bóng tròn.

4. Nhấn dẹt phần bột rồi cho viên mứt dứa vào giữa và bao lại.

5. Đặt những viên bột lên khay nướng bánh, dùng dao rạch những ô nhỏ lên bánh, dùng cọ thoa hỗn hợp phủ mặt bánh lên bánh 2 lần.

6. Nướng bánh 20-22 phút cho bánh chín, có màu vàng đẹp mắt.

| 37
| 38 Nguyên liệu • 150gr bột mì • 1 quả trứng gà nhỏ • 100gr đường • 1 chút men nở • 30-40ml nước • 20gr dầu ăn • 1/3 thìa sữa chua muối • 1 củ gừng nhỏ Bánh Xoắn Chiên

Các bước thực hiện

1. Trộn tất cả với 20g đường rồi để bột nghỉ 20p. Sau đó mang bột ra cán cắt nhỏ bằng cái đũa dài 1 gang tay gập đôi xoắn lại .

2. Bắc chảo dầu lên bếp, cho dầu sao cho quẩy được ngập dầu.

3. Khi dầu sôi, thả từng chiếc bánh vào.

4. Tắt bếp, trở bánh liên tục cho đến khi bánh nổi.

5. Bật bếp trở lại, lửa trung bình.

6. Chiên vàng rồi đặt vào vỉ cho bớt dầu.

| 39
| 40 Chè Trôi Nước Nguyên liệu • Đậu xanh tách vỏ: 300g • Bột nếp: 550g • Gừng tươi: 1 củ • Đường thốt nốt: 400g • Dầu ăn • Mè rang 50g • Hành tím 2 củ

Các bước thực hiện

1. Ngâm đậu xanh nước ấm khoảng 2 tiếng. Vớt ra để ráo cho vào nồi hấp chín.

2. Cho đậu xanh vào máy xay nhuyễn cùng với 100ml nước, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối. Sau đó đổ ra tô.

3. Hành tím đập dập băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa con dầu ăn vào rồi bật bếp cho hành vào phi thơm.

4. Đổ bột đậu xanh đã xay vào dùng thìa đảo đều đến khi sền sệt, đặc quánh lại thì tắt bếp. Múc ra vo tròn thành từng viên làm nhân bánh.

5. Cho 500g bột nếp vào tô cho thêm 1 chút muối. Đổ nước ấm từ từ vào tô, vừa đổ vừa dùng tay nhào bột cho dẻo. Đậy nắp kín, ủ bột trong 3 phút để bột nở đều, dẻo hơn khi nặn bánh. Vo tròn cỡ quả bóng bàn.

6. Cán dẹt các viên bột đã vo với độ dày vừa phải, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi ve kín lại. Đổ khoảng 2.5 lít nước vào đun sôi. Nặn bánh xong thả nhẹ vào nồi nước.

7. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch nạo sợi. Cho 500ml nước vào nồi, cho thêm đường thốt nốt vào rồi bật bếp, đun sôi thì cho gừng vào.

| 41
| 42 Kẹo táo gai Nguyên liệu • Táo gai 300gr • Đường trắng 100gr • Nước 40ml • Nước cốt chanh 1/2 muỗng cà phê • Mè trắng

Các bước thực hiện

1. Đầu tiền dùng 1 chiếc đũa nhỏ đục 1 lỗ thủng xuyên ngay tâm trái táo gai để loại bỏ hạt và cuống táo. Tiếp đến xiên chúng vào những que như xâu kẹo hồ lô.

2. Trong 1 chảo có đáy rộng, đổ 100g đường, mè trắng và 40ml nước vào, đun cho đường tan chảy, thêm chút nước chanh vào để tránh đường kẹo như mạch nha. Sau đó nhúng các xâu táo gai vào chảo đường sao cho táo gai áo đều nước đường là được, vớt ra để đường khô.

3. Không tốn bao lâu là món ăn vặt mới lạ và ngon lành đã sẵn sàng trình làng rồi nhé! Ngoài việc dùng để ăn chơi cho ngon miệng thì bên cạnh đó táo gai còn được ví như thuốc chữa huyết áo cao rất hiệu quả.

| 43
| 44 Hồng khô Nguyên liệu • Hồng vừa chín tới • Rượu trắng • Dây dù

Các bước thực hiện

1. Gọt vỏ quả hồng rồi ngâm với rượu trắng.

2. Treo lên dây phơi ở nơi có nắng, thoáng gió và khô.

3. Sau 7 – 10 ngày, khi hồng đã khô se và hơi quắt lại thì bắt đầu “nắn bóp” (2 – 3 ngày/ lần) để các chất ngọt trong ruột hồng được phân bổ đều.

4. Sau 5 – 6 tuần hoặc khi nào hồng khô cứng, không xoa bóp mát-xa được nữa là có thể măm măm.

| 45

Cam - Quýt

| 46

Những ng à y Tết, năm mới trong gian nh à c ủ a người Trung Hoa, đều được b à y biện những loại hoa quả, trong đó có cam v à quýt với ý nghĩa mang lại sự may mắn, v à gi à u có cho gia ch ủ . Truyền thống n à y bắt nguồn từ sự tương đồng về âm thanh giữa chữ “cam” v à “v à ng” trong tiếng Trung trong khi từ “quýt” đọc lên gần giống với từ “may mắn”. Nếu những quả cam, quýt được đính kèm thêm lá thì gia đình đó c à ng có l ộ c, tượng trưng cho tuổi thọ lớn. Tuy nhiên khi chọn mua cần tránh những trái có 4 lá vì con số 4 được cho là tượng trưng cho cái chết.

| 47
| 48

Nguyên liệu

• Gừng tươi 500 gr

• Chanh 1 quả

• Đường 250 gr

Mứt gừng

Các bước thực hiện

1. Gừng gọt sạch vỏ rồi cắt thành những lát mỏng vừa ăn. Mang gừng đi rửa sạch nhiều lần với nước.

2. Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 3 lít nước rồi cho gừng vào luộc lần 1 trong 15 phút. Sau 15 phút, vớt gừng ra, rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo nước.

3. Tiếp tục bắc nồi lên bếp, cho 3 lít nước, gừng vào nước cốt 1 quả chanh vào đun sôi, khi nước sôi thì tắt bếp, vớt gừng ra để ráo.

4. Cho gừng đã luộc vào tô, thêm vào 250gr đường trộn đều. Sau đó, lấy miếng bọc thực phẩm để bọc kín miệng tô, để vậy trong 4 tiếng để đường thấm vào gừng.

5. Bắc chảo lên bếp, cho gừng đã ướp vào nấu với lửa lớn cho đến khi nước cô đặc lại thì chỉnh lửa thấp, đảo đều cho đến khi gừng khô lại và có độ dính thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp, bạn tiếp đục đảo đều cho đến gừng nguội là hoàn tất.

| 49

Ẩm thực Singapore

Để đón chào năm mới, người dân Singapore cũng trang trí nhà cửa, đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết, họ cũng mua sắm đồ đạc cho ngày Tết và cũng nấu những món ăn truyền thống đặc trưng để cùng đón Tết. Khi năm mới đến, không khí lễ hội tưng bừng diễn ra suốt 1 tháng đầu tiên từ mồng 1 tháng Giêng cho đến hết trung tuần tháng 2.

| 50

Cũng giống như người Việt Nam thường tiễn ông Công ông Táo về trời sau một năm thì ở Singapore, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm thì người dân cũng sẽ thực hiện tục lệ truyền thống này. Người dân Singapore sẽ đốt hình nhân ông Táo và làm mâm cỗ để tiễn ông Táo trở về trời sau 1 năm dài. Mâm cỗ của người Singapore thì cũng không khác nhiều so với của Việt Nam nhưng đặc biệt ở chỗ phần môi của hình nhân ông Táo sẽ được quết lên một lớp mật ong, đường và rượu ngọt để cùng cầu mong cho ông Táo sẽ báo cáo thật nhiều điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng cũng mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình vào dịp năm mới.

| 51
| 52 Bánh Tart Dứa Nguyên liệu • Đường 25gr • Trứng gà 1 quả • Bột mì đa dụng 130gr • Tinh chất vani 1/2 muỗng cà phê • Dừa nạo sấy khô 100gr • Bột nở 1/2 muỗng cà phê • Đường 65gr • Trứng gà 1 quả • Tinh chất vani 1 muỗng cà phê • Bơ 30gr • Sữa tươi không đường 60ml • Bột mì đa dụng 8gr

Các bước thực hiện

1. Cho 75g bơ lạt, 25g đường trộn đều. Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào tô, thêm 1/2 muỗng cà phê chiết xuất vani, trộn đều.

2. Cho 130g bột mì đa dụng vào tô hỗn hợp trứng, bơ ở trên. Trộn đều vừa đủ cho hỗn hợp bơ và bột hòa quyện vào nhau. Cho bột vào tủ lạnh 30 phút để làm lạnh bột.

3. Lấy hỗn hợp bánh ra, chia th à nh các viên nhỏ, nặn th à nh viên tròn. Lót sẵn giấy nến và o khuôn bánh cho viên b ộ t và o khuôn bánh tart, dùng tay nhẹ nh à ng ấn nhẹ cho vỏ bánh vừa khít với khuôn. Tạo hình cho bánh xong, bạn cho và o ngăn mát t ủ lạnh đợi xong phần nhân l à đem đi nướng.

4. Cho vào tô 100g dừa sấy, thêm 8g bột mì, 1/2 muỗng cà phê bột nở, dùng que đánh trứng trộn đều hỗn hợp. Cho 65g đường vào tô mới, thêm 60ml sữa tươi không đường, 1 quả trứng, 1 muỗng cà phê chiết xuất va-i, một ít muối, thêm 30g bơ tan chảy trộn đều. Cho vào hỗn hợp trứng phần dừa sấy đã trộn vào, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện. Lấy khay vỏ bánh ra. Múc một muỗng nhân vừa với phần nhân bánh, cho vào vỏ bánh.

5. Làm nóng lò trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho bánh vào nướng, nướng 180 độ C khoảng 20 phút cho bánh chín vàng.

| 53

Nguyên liệu

Bánh Bao Nhân Đậu

| 54
Đỏ
• Đậu đỏ 454gr • Bột nếp 20gr • Bột bánh bao 900gr • Bột cocoa 5gr • Bơ 10gr
• Đường 225 gr • Sữa tươi 500 ml • Đường • Muối • Dầu ăn

Các bước thực hiện

Bước 1: Cho 454gr đậu đỏ đã ngâm vào nồi, đổ nước ngập đậu khoảng 2-3 cm và nấu trong 2 tiếng. Cho đậu đã hầm vào máy xay sinh tố kèm 5ml nước và xay nhuyễn. Dùng rây lược đậu đã xay cho mịn. Bước 2: Cho vào nồi 20gr bột nếp vào 20ml nước trộn đều và cho vào phần đậu đã xay nhuyễn kèm với 15gr đường, 2.5gr muối, 10gr dầu ăn, 10gr bơ nấu trong 30 phút trên lửa vừa để đậu khô lại. Bước 3: Cho vào 5gr bột cocoa, nấu thêm 5 phút cho đậu khô lại và tắt bếp để nguội. Vo nhân đậu thành từng viên nhỏ 50gr.

Bư ớ c 4: Cho v à o tô 225gr đường với 500ml sữa tươi khuấy cho tan đều. Đổ hỗn hợp n à y v à o 906gr b ộ t bánh bao, tr ộ n đều v à nhồi 15 phút. Tiếp đó, cho v à o 10gr dầu ăn nhồi thêm 5p cho b ộ t dính dẻo. Ủ b ộ t trong 1 tiếng. Bước 5: Sau khi đã ủ bột, bạn nhồi bột thêm 5 phút cho bột dẻo, khi hấp sẽ nở bung đẹp. Bư ớ c 6: Bạn chia b ộ t th à nh từng phần nhỏ (100gr) và vo viên cán dẹt, đặt phần nhân và o giữa phần vỏ b ộ t và bọc kín nhân lại.Đặt bánh lên giấy nến và bỏ và o nồi hấp trong 15 phút sau đó cắt bỏ dây tạo hình cho bánh.

| 55

Bánh bông lan việt quất

Nguyên liệu

• 100g dừa khô bào sợi

• 120ml nước cốt dừa

• 250g sữa chua đậu nành

• 150g đường

• 30g bột bắp

• 1 thìa nước chanh

• 1 thìa cà phê chiết xuất vani

• 80g yến mạch cán kiểu cũ

• 120g bột mì

• 2 thìa bột cacao

• 50g đường

• 1/2 thìa cà phê muối

• 60ml sữa đậu nành

• 55g dầu dừa nấu chảy

• 300g quả việt quất

• 60ml nước

• 1 thìa thạch agar

| 56

Các

bước thực hiện

1. Kết hợp tất cả các thành phần trong một cái bát và trộn đều.

2. Để qua một bên.

3. Để làm vỏ bánh , hãy bôi mỡ vào chảo dạng lò xo 21cm. Làm nóng lò nướng ở 180°C.

4. Kết hợp yến mạch, bột mì, bột ca cao, đường và muối. Trộn đều.

5. Thêm sữa đậu nành và dầu dừa và nhào cho đến khi kết hợp. Ấn bột vào chảo và nướng trong 10 phút.

6. Đặt quả việt quất vào một cái chảo nhỏ và nấu cho đến khi chúng bắt đầu tiết ra nước.

7. Trộ n nước và thạch và thêm và o quả việt quất trong khi khuấy. Nấu trong 2 phút. Để qua m ộ t bên.

8. Lấy vỏ bánh ra khỏi lò và phết nhân lên trên.

9. Đổ lớp phủ lên mặt bánh và nướng thêm 40-45 phút. Để nguội hoàn toàn trước khi dùng.

| 57
| 58
Thịt khô Bak Kwa
1
1,5
6
3
1
1
3
3
Nguyên liệu • 1,5kg thịt heo bằm • 300g đường • 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương •
muỗng canh rượu Thiệu Hưng •
muỗng canh dầu hào •
muỗng canh nước mắm •
muỗng canh nước tương nhạt •
muỗng canh nước tương đen •
muỗng canh dầu mè •
giọt màu thực phẩm đỏ •
lượt tiêu đen

Các bước thực hiện

1. Khuấy đều tất cả các gia vị với nhau để đường tan chảy thành một loại nước sốt sền sệt. Để nguội trước khi thêm vào thịt lợn băm nhỏ.

2. Làm nóng lò ở 100°C. Chuẩn bị một khay nướng đủ lớn để vừa với lò nướng. Mỗi lần lấy khoảng 500g thịt heo bằm và đặt vào giữa khay nướng. Dùng một tấm nhựa lớn hoặc màng bọc thực phẩm bọc lại trước khi dùng cây cán bột để cán thịt lợn băm thành một lớp mỏng lớn. Dùng thìa nhúng vào chút dầu ăn để làm phẳng những phần chưa đều.

3. Nướng ở nhiệt độ 100°C trong 60 phút với cửa lò hơi hé mở. Để nguội và bọc riêng từng lát trước khi cho đông lạnh, nếu không, hãy bật lò nướng lên 230°C và nướng mỗi mặt trong khoảng 5-8 phút.

4. Phục vụ ấm hoặc ở nhiệt độ phòng, bảo quản trong hộp kín trong tủ lạnh trong vài ngày.

| 59

Ẩm thực Malaysia

Cũng như các quốc gia khác ở Châu Á, Malaysia cũng đón Tết Nguyên đán bằng cách dọn dẹp nhà cửa, quây quần sum họp, phát phong bao lì xì và múa lân sư rồng. Điều đ ộ c đáo c ủ a đất nước n à y l à người Malaysia còn tặng tiền lì xì cho các tổ chức từ thiện địa phương. Ngo à i ra, họ cố gắng xóa hết nợ trước Tết Nguyên Đán để có t à i vận tốt hơn trong năm tới.

| 60

Điều đặc biệt ở Malaysia là sẽ có "nhà mở" (tiệc ngoài trời). Khi đại dịch chưa diễn ra, vào dịp Tết Nguyên đán, cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia thường tụ tập để chào đón năm mới ở "nhà mở", cùng nhau tiệc tùng và đốt pháo bông.

Khu Phố Tàu những này Tết rực rỡ màu sắc lễ hội. Ở Malaysia, vào dịp Tết Nguyên đán người gốc Hoa không chỉ đốt pháo hoa, múa lân mà còn đến các ngôi chùa để cầu nguyện. Trên đảo Penang, các ngôi chùa luôn sáng đèn vào dịp Tết Nguyên đán tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời.

| 61

Hải sâm, bào ngư Hầm với nấm đông cô

Nguyên liệu

• 4 con bào ngư xanh nguyên con

• 1 con gà già rửa sạch bỏ da cắt làm bốn

• 8 miếng nấm đông cô

• 1 muỗng canh dầu hào

• 2 con hải sâm tươi làm sạch nguyên con

| 62

Các bước thực hiện

1. Đun nồi nước sôi. Cho gà, bào ngư, dầu hào vào nồi

2. Hầm lữa riu riu 1 tiếng . Sau đó thêm vào hải sâm vào hầm 20 phút nữa.

3. Tắt lửa, vớt tất cả cái trong nồi ra dĩa. Thêm vào 1 ít bột bắp/ bột năng vào nồi nước khuấy đều đến khi nước keo lại thành sốt.

4. Đổ nước lên dĩa cái (bào ngư, hải sâm, nấm) trưng bày.

5. Luộc riêng bông cải xanh, cà rốt, cải thượng hải hoặc cải rổ tuỳ thích rồi dung chung với bào ngư

| 63

B á nh cu ố n Th ị t ngũ v ị Lor Bak

Nguyên liệu

• Thịt lợn 300g

• Tôm 200g

• Tỏi 2 củ

• Hành tây 1 củ

• Hạt dẻ nước 200g

• Nước tương 2 thìa

• Tiêu trắng xay 1 thìa

• Bột ngũ vị hương 1 gói

• Rượu trắng 2 chén

• Đường 2 thìa

• Muối 1 thìa

• Trứng gà 2

| 64

Các bước thực hiện

1. Cắt thịt lợn thành lát, sau đó thành dải mỏng, và cuối cùng thành hạt lựu nhỏ.

2. Tôm rửa sạch như bình thường (bỏ đầu, vỏ, chỉ lưng), sau đó cho tôm băm vài nhát.

3. Băm một ít tỏi. Cắt hành tây thành xúc xắc nhỏ. Gọt vỏ hạt dẻ nước, và cắt chúng thành miếng nhỏ.

4. Cho tất cả các thành phần chính vào một bát trộn lớn. Nêm các nguyên liệu với nước tương nhạt, tiêu trắng xay, bột ngũ vị hương, rượu trắng, đường và muối.

5. Thêm một quả trứng cộng với bột mì đa dụng. Trộn tất cả các thành phần kỹ lưỡng. Đặt sang một bên để ướp nhồi trong một giờ.

6. Sau đó đem đi hấp hoặc rán cho chín và sử dụng nóng.

| 65
| 66 Thịt Lợn Quay Siew Yoke Nguyên liệu • 2kg thịt ba chỉ còn bì nguyên miếng to • 2 đến 3 muỗng cà phê muối • ½ muỗng cà phê bột ngũ vị hương • ½ muỗng cà phê tiêu xay

Các bước thực hiện

1. Cho 1 muỗng cà phê muối, bột ngũ vị hương và hạt tiêu trong một bát nhỏ. Cạo sạch lớp vỏ ngoài của thịt lợn rồi rửa sạch để ráo. Đun sôi một nồi nước. Chần thịt ba chỉ trong nước sôi 10 phút.

2. Đặt thịt ba chỉ lên khay với mặt thịt hướng lên trên. Dùng dao cắt nhiều đường sâu khoảng ¼ inch và 1 inch dọc theo chiều dài của bụng heo. Xát đều hỗn hợp muối lên thịt.

3. Lật bụng heo lên. Lại cắt vài đường sâu khoảng ¼ inch và cách nhau 1 inch dọc theo chiều dài của bụng lợn. Dùng nĩa đâm khắp vỏ. Xoa đều 1 đến 2 thìa cà phê muối còn lại lên vỏ.

4. Khi chuẩn bị quay, đổ nước vừa đủ ngập đáy khay mà không làm ướt bụng heo. Nướng trong lò 190°C trong 50 đến 60 phút. Vỏ sẽ bắt đầu phồng rộp và nứt.

| 67

Ẩm thực Hàn Quốc

Seollal l à m ộ t trong hai ng à y Tết lớn nhất ở H à n Quốc (cùng với Tết Trung thu). Cũng giống như Việt Nam, người H à n Quốc đón Tết Nguyên đán cổ truyền v à o ng à y 1 tháng Giêng Âm lịch h à ng năm. Trong những ng à y Tết truyền thống, người H à n Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi l ễ , chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện v à gặp gỡ mọi người.

| 68

Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

| 69

Miến Trộn Japchae

Nguyên liệu

• Miến : 300g

• Thịt bò: 100g

• Cà rốt: 1 củ

• Cải bó xôi: 100g

• Nấm đông cô: 100g

• Nấm kim châm: 100g

• Ớt chuông xanh: 100g

• Ớt chuông đỏ: 100g

• Trứng gà: 2 – 3 quả

• Tỏi

• Mè rang

• Gia vị

| 70

Các bước thực hiện

1. Đập trứng vào tô, thêm muối rồi khuấy đều, đem tráng thật mỏng trên chảo lớn. Khi trứng nguội, bạn dùng dao thái thành những sợi nhỏ vừa ăn.

2. Phi thơm tỏi với chút dầu ăn, cho phần nấm đã ướp vào đảo đều rồi cho cà rốt, ớt chuông, cải bó xôi vào. Sau khi rau củ chín tới và thấm gia vị thì tắt bếp.

3. Bắc tiếp chảo lên bếp, phi thơm tỏi với dầu ăn. Khi tỏi dậy mùi thơm thì cho thịt bò vào xào với lửa lớn, nhanh tay đảo đều đến khi thịt chín tới, chuyển sang màu vàng nâu là được.

4. Bạn cho miến vào đĩa, đổ hỗn hợp rau củ và nấm lên trên, tiếp đó cho thịt bò vừa xào còn nóng lên trên cùng (đổ cả nước xào bò). Trước khi ăn, rắc một chút vừng rang, trộn đều rồi thưởng thức.

| 71
| 72 Nguyên liệu • Bánh gạo Hàn Quốc 300gr cắt lát • Rong biển khô 1 lá • Trứng gà 1 quả • Thịt bò 300gr • Gừng 1 củ • Hành tây 1/2 củ • Hành lá 3 nhánh • Ớt đỏ 2 quả • Tỏi 5 tép • Xì dầu 3 muỗng canh • Dầu mè 1/2 muỗng canh • Dầu ăn 1 muỗng canh • Muối, tiêu Súp bánh gạo Tteokguk

Các bước thực hiện

Bước 1: Bánh gạo ngâm với nước đến khi mềm. Gừng gọt vỏ, rửa sạch. Chia gừng làm 2 phần, 1 phần cắt lát và phần còn lại giã nhuyễn. Bước 2: Hành tây rửa sạch rồi cắt múi cau. Tỏi bóc vỏ và rửa sạch. Hành lá rửa sạch và để ráo. Đầu hành cắt khúc và lá hành cắt nhỏ. Rong biển khô cắt dạng sợi. Thịt bò mua về rửa sạch. Bư ớ c 3: Cho thịt bò vào 1.5 lít nước cùng với tỏi, đầu h à nh, gừng cắt lát và h à nh tây cắt múi cau và o nồi. Thêm 1 muỗng c à phê muối, đun sôi.

Bước 4: Thịt bò để nguội, cắt thành lát mỏng dài. Ướp thịt bò với 1 muỗng canh xì dầu, 1/2 muỗng canh dầu mè, 1/2 muỗng cà phê tiêu.

Bước 5: Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà vào 2 chén, đánh tan. Đem lòng đỏ đi chiên đến khi trứng chín thì vớt ra, cắt sợi mỏng vừa ăn.

Bước 6: Đun nước luộc thịt bò cho 2 muỗng canh xì dầu cùng bánh gạo đã ngâm vào nồi. Đun trên lửa vừa khoảng 8 - 10 phút, đến khi bánh chín thì cho từ từ phần lòng trắng đã đánh tan bên trên vào nồi là hoàn thành.

| 73

Thịt bò Bulgogi

Nguyên liệu

• 3 muỗng canh nước tương

• 2 muỗng canh đường nâu nhạt

• 1 muỗng canh mật ong

• 2 muỗng canh rượu nấu cơm hoặc rượu Vang đỏ

• 1 muỗng canh dầu mè

• 2 muỗng canh tỏi băm

• 1 muỗng cà phê tiêu đen xay

• 2 muỗng cà phê hạt mè rang

• 1 muỗng canh hành lá cắt nhỏ

• 2 muỗng canh lê, xay nhuyễn

| 74

Các bước thực hiện

1. Làm nước sốt bằng cách trộn tất cả các thành phần nước xốt với nhau ngoại trừ bất kỳ loại rau tùy chọn nào như hành tây hoặc nấm.

2. Trộn thịt bò bulgogi vào nước sốt đã chuẩn bị ở trên – trong một cái bát đủ lớn để đựng thịt bò. Đảm bảo nước sốt được trộn đều với thịt bò. Bạn sẽ cần phải sử dụng bàn tay của mình ở đây và chỉ cần xoa bóp mọi thứ với nhau.

3. Làm nóng chảo yêu thích của bạn trên lửa lớn và chỉ cần áp chảo / xào thịt cho đến khi thịt hơi nâu ở cả hai mặt.

| 75
| 76 Galbi Jjim
• Sườn bò 1.5kg • Nước 360ml • Cà rốt 2 củ • Táo tàu 8 trái • Bạch quả 10 g •
dẻ 20g • Hành tây 60g • Nước tương 6 muỗng canh • Táo tàu 170g • Đường nâu 2 muỗng canh •
ong 2 muỗng canh • Rượu trắng 2 muỗng canh • Tỏi băm 1 muỗng canh
Nguyên liệu
Hạt
Mật

Các bước thực hiện

1. Sườn bò rửa thật sạch với muối, chặt khúc dài 2cm. Ngâm sườn vào nước lạnh 30 phút. Cho 170g táo tàu cắt nhỏ, hành tây cắt nhỏ, 6 muỗng nước tương, 2 muỗng đường nâu, 2 muỗng mật ong, 2 muỗng rượu gạo, tỏi băm, hạt tiêu vào máy xay nhuyễn.

2. Nấu sôi nước, cho sườn bò vào chần sơ. Cho sườn vào nồi với 360ml nước, 2/3 phần nước sốt vào rồi khuấy đều, nấu sôi 30 phút thì hạ nhỏ lửa.

3. Cà rốt cắt miếng nhỏ cho vào nồi thịt cùng hạt dẻ, táo tàu, bạch quả và phần sốt còn lại. Nấu tiếp 30 phút nữa trên lửa vừa. Ninh thịt thêm 1 tiếng nữa ở lửa trung bình cho nhừ.

4. Thịt đã chín, tắt bếp, múc thịt ra chén ăn cùng cơm nóng hoặc có thể chấm với bánh mì.

| 77
| 78

Sujeonggwa Tea

Nguyên liệu

• Quế 6 cây

• Gừng 1 cốc

• Đường nửa bát

• Nước 8 cốc

• Hạt thông 1/2 bát

Các bước thực hiện

1. Rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát 1 chén gừng. Đặt nó vào một cái nồi hoặc ấm đun nước. Rửa sạch thanh quế và cho vào nồi cùng với 8 cốc nước.

2. Đậy nắp và đun sôi trong 15-20 phút ở nhiệt độ cao. Hạ nhiệt xuống mức trung bình và đun sôi thêm 25 phút nữa. Nếu nó sôi lên, hãy mở nắp.

3. Thêm 1 chén đường, khuấy đều và để nguội. Lọc thanh quế và gừng thái lát trong lưới lọc mịn. Đổ hỗn hợp vào bình hoặc lọ thủy tinh, đậy nắp và làm lạnh trong tủ lạnh ít nhất 8 giờ hoặc qua đêm.

4. Thêm đá và rắc một ít hạt thông vào mỗi ly.

| 79

Yaksik

Nguyên liệu

• 400g gạo ngọt

• 6–7 hạt dẻ, bóc vỏ và cắt làm tư

• 6–7 quả táo tàu khô thái nhỏ • 8g hạt thông • 90g đường nâu nhạt • 1 muỗng canh dầu mè • 1thìa cà phê xì dầu • 1muỗng canh bột táo tàu • 1muỗng canh mật ong

• 1/2 thìa cà phê quế • 30g nho khô

| 80

Các bước thực hiện

1. Vo sạch gạo và ngâm với nhiều nước qua đêm. Gạo nên được gói bên trong xửng hấp. Đậy nắp nồi và đặt trên lửa lớn nấu trong trong 30-35 phút. Loại bỏ hạt của táo tàu và cắt thành hình xoáy.

2. Trong khi cơm vẫn còn nóng, thêm đường nâu, dầu mè, nước tương, táo t à u, mật ong v à quế, tr ộ n đ ề u. Cho táo t à u, hạt thông, h ạ t d ẻ v à nho khô v à o.

3. Cho 1-2 chén nước vào nồi, cho các thứ trở lại xửng hấp có lót vải. Đặt trên lửa lớn và đặt hẹn giờ trong 15-20 phút. Bắc cơm ra khỏi bếp và cho vào khay nướng. Nhấn mạnh hỗn hợp xuống để đảm bảo mọi thứ dính vào nhau.

4. Sau khi nguội, lật chảo lên thớt và cắt thành các hình dạng và kích cỡ mong muốn bằng dao hoặc khuôn cắt bánh quy đã được quét dầu để chống dính.

| 81

Ẩm thực Mông cổ

Tếtcủa người Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar, có nghĩa là Trăng Trắng, ngày lễ truyền thống lớn nhất nước, có từ thế kỷ 13. Người Mông Cổ thường đón Tết Tsagaan Sar bằng trang phục màu trắng, cưỡi ngựa trắng, ăn thức ăn có màu trắng làm từ sản phẩm sữa và tặng quà màu trắng cho nhau. Tsagaan Sar trở thành tết đoàn viên, ngày mà người dân thường trở về với gia đình, thể hiện lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ và là dịp để giới trẻ hiểu biết về truyền thống, văn hóa dân tộc, nguồn cội gia đình. Tết Trăng Trắng cũng là dịp người ta chúc mừng những người chăn thả gia súc đã vượt qua mùa đông khắc nghiệt, đón chào những ngày xuân ấm áp.

Để đón năm mới may mắn, người dân Mông Cổ luôn chuẩn bị cho mình tinh thần tích cực, lạc quan nhất, gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực. Người ta không được nghĩ xấu, nói xấu, làm xấu trong dịp Tết Tsagaan Sar. Nợ nần phải được trả hết trước năm mới và không ai được cãi vã trong dịp này vì người ta cho rằng nếu không, cả năm đấy, họ sẽ thường xuyên cãi nhau. Nhà cửa, quần áo, cơ thể cũng phải sạch sẽ. Người Mông Cổ tin rằng may mắn sẽ xuất hiện ở nơi nào sạch sẽ. Ít nhất một tháng trước Tết, gia đình nào cũng bận rộn lau chùi nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, sửa chữa đồ đạc hỏng trong nhà, chuẩn bị trang phục truyền thống Deel, nấu những món ăn đặc biệt để cùng thưởng thức trong ngày tết.

| 82

Nhà nào có người già thường chuẩn bị một bàn tiệc thịnh soạn, tượng trưng cho thịnh vượng, đủ đầy trong năm tới. Họ cũng chuẩn bị cả quà cho khách. Trong thời gian chuẩn bị đón Tết Tsagaan Sar, sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm nhờ đó thêm bền chặt. Vào sáng đầu tiên của Tsagaan Sar, mọi người thường dậy rất sớm, mặc trang phục truyền thống và chuẩn bị ngôi nhà hoàn hảo trước khi Mặt Trời mọc. Phụ nữ sẽ pha bình trà sữa đầu tiên của năm mới và mang ra bên ngoài vẩy một ít về 8 phía, một tay dựng thẳng áp lên ngực và một tay cầm cái muỗng mới bóng loáng sóng sánh trà. Nam giới sẽ leo lên đỉnh đồi, đỉnh núi gần nhất để ngắm cảnh Mặt Trời mọc đầu tiên trong năm

| 83
| 84 Trà Sữa Nguyên Liệu • Sữa tươi • Trà Phổ Nhĩ • Nước lọc • Muối
| 85 Các bước thực hiện 1. Đổ sữa và nước lọc vào nồi 2. Cho trà vào, có thể dùng trà túi lọc hoặc bánh trà tuỳ ý 3. Vặn lửa nhỏ đun, đến khi sôi và sữa chuyển thành màu tương tự dưới dây thì tắt bếp 4. Trà sữa Nội Mông Cổ bước làm 3 hình 5. Cho ít muối vào sữa rồi đổ sữa ra, đối với những trường hợp dùng lá trà rời như mình thì nên lọc lá trà ra 6. Trà sữa có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích
| 86 Ul Boov
• Bột mì • Bột nở • Đường • Sữa ngựa
Nguyên liệu

Các bước thực hiện

1. Bột mì trộn vs sữa tươi sao cho khi nhào xong bột trở thành một khối dẻo, không dính tay.

2. Trộn đều bột vs bột nở rồi bọc màng thực phẩm cho vào tô ủ 1 tiếng.

3. Sau khi bột đỡ nở hết cỡ lấy ra cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm cho vào khay và tiếp tục cho bột nghỉ 30 phút.

4. Cho kháy nướng vào lò nướng với nhiệt độ 250*C và nướng trong vòng 45p.

| 87

Airag

| 88

Sữa lên men, một thức uống truyền thống khác của người Mông Cổ, được dùng trong các ngày Tết có tên gọi là airag hoặc kumis. Vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, cũng là mùa thu hoạch sữa ngựa, thức uống này phổ biến nhất. Tuy nhiên, người dân nơi đây đông lạnh sữa ngựa để dành tới Tsagaan Sar uống. Airag làm từ sữa ngựa lên men vài giờ đến vài ngày nên có vị chua, hơi có ga và cồn nhẹ (2-3% cồn).

Nguyên liệu

Sữa ngựa

Các bước thực hiện

1. Đổ sữa ngựa vào một chiếc túi làm từ da ngựa sau đó buộc kín.

2. Để từ 5-7 ngày khi này sữa đã bắt đầu lên men có độ chua và có ga nhẹ là có thể sử dụng.

| 89
Bao
| 90
Bánh
Nguyên liệu • Thịt bò hoặc thịt cừu: 300g • Hành tây: 1 củ • Bơ: 1 gói • Bột mì: 300g • Bột nở: 1 muỗng cà phê • Nước lạnh: 240ml • Gia vị: muối, tiêu

Các bước thực hiện

1. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một tô lớn với bột mì, bột nở và bơ. Sử dụng phới lồng để đánh đều bột lên đến khi tạo thành một khối bột nhỏ. Cho nước từ từ vào âu bột đã được trộn trước đó.

2. Khi khối bột đã được nhào mịn, bạn chia thành 3 – 4 phần nhỏ. Sử dụng cây cán bột để cà khối bột mỏng. Trong khi cán phải lưu ý rắc lên một ít bột mì trên bàn để tăng độ chống dính.

3. Thịt bò rửa sạch và thái thành từng miến vuông nhỏ. Hành tây lột sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái hạt lựu.

4. Cho nhân hành tây và thịt bò lên miếng bột đã cán, thêm chút muối, tiêu rồi túm lại tạo hình bánh bao.

5. Cho bánh vào xửng hấp rồi đặt nồi nước lên bếp, đun dưới ngọn lửa to. Khi nước sôi thì chỉnh lửa nhỏ lại, hấp trong thời gian 1 tiếng đồng hồ.

| 91

Ẩm Thực Nhật Bản

Từ trước thế kỷ 19, văn hóa nước Nhật sử dụng bộ lịch âm Thiên Bảo truyền thống giống với Trung Hoa và đón Tết Nguyên Đán tương tự như Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm Minh Trị thứ 5 đã có bước thay đổi ngoạn mục khi sử dụng lịch phương Tây để thay thế. Nhật Hoàng đã ký sắc lệnh vào năm 1872. Trong đó có nói rõ việc người Nhật sử dụng lịch trong 1,200 năm qua là không có căn cứ vì thế cần phải xóa bỏ và áp dụng lịch phương Tây mãi về sau. Toàn bộ lịch của người Nhật đã được thay đổi chỉ trong vòng 1 tháng. Vì thế, kể từ năm 1872 tết ở Nhật Bản rơi vào ngày 1 tháng 1 định kỳ hằng năm.

| 92

Osouji là điểm khá giống nhau giữa đặc trưng văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Người Nhật thường dọn dẹp nhà sạch sẽ để đón Tết. Bởi họ quan niệm rằng vị thần Toshigami linh thiêng nhất trong Thần đạo Shinto sẽ đến thăm nhà vào dịp năm mới. Ông mang theo may mắn và những lời cầu chúc, bảo hộ sức khỏe cho người dân. Vì thế nhà phải luôn sạch sẽ và treo shimenawa trước cửa nhà để mời thần bước vào. Joya no kane - lễ rung chuông truyền thống được tổ chức trên khắp Nhật Bản vào đêm giao thừa. Hồi chuông dài vang lên 108 lần để chào năm cũ và đón năm mới bắt đầu. Một số ngôi đền còn khuyến khích và mời mọi người tham gia đánh chuông. Nhưng bạn thường sẽ phải xếp hàng rất lâu để có được niềm vui từ trải nghiệm này trong ngày Tết ở Nhật Bản. Hatsumode - chuyến thăm đền thờ đầu tiên của năm mới - là một trong những hoạt động chào đón tết ở Nhật Bản truyền thống nổi tiếng nhất. Các đền thờ lớn hơn như Meiji Jingu thường mở cửa suốt đêm kể từ giao thừa để mọi người có thể cầu nguyện trong vài giờ đầu tiên của năm mới.

| 93

Chikuzenni Nishime

Nguyên liệu

• 1,5kg đùi gà

• 4 muỗng canh xì dầu

• 3 củ khoai tây cỡ vừa

• 1 củ cà rốt cỡ trung bình

• 1 củ hành tây cỡ trung bình

• 200g nấm rơm

• 5-8 nhánh hành lá

• Tỏi băm, tiêu, dầu ăn

| 94

Các bước thực hiện

1. Đùi gà và củ quả rửa sạch. Củ quả thái con chì để lúc ninh không bị nát.

2. Cho củ quả vào xào qua với dầu ăn và gia vị tùy khẩu vị rồi để sang một bên.

3. Cho đùi gà vào ninh cho thêm gia vị ninh khoảng 45 phút cho nhừ và ngấm gia vị.

4. Đổ củ quả vào ninh thêm 20 phút cho đến khi nhừ

5. Bắc khỏi bếp đổ ra bớt tô thêm hành lá và tiêu. Ăn ngay khi còn nóng.

| 95
| 96 Kuromame Nguyên liệu • 250gam đậu tương đen • 5 cốc nước lọc • ¼ thìa cà phê muối nở • ¼ thìa cà phê muối • 200gr đường • 1 muỗng canh xì dầu

Các bước thực hiện

1. Đậu đen rửa sạch. Vớt đậu ra và cho vào tô cùng với nước, muối nở và muối. Đảo đều rồi đậy nắp và ngâm đậu trong ít nhất 12 giờ. Đổ chúng vào nồi áp suất cùng với nước ngâm và thêm đường và nước tương.

2. Đặt nồi ở áp suất cao và đặt ở nhiệt độ cao để nhanh chóng tăng áp suất.

3. Tắt bếp khi hết giờ và để nồi nguội xuống nhiệt độ phòng. Sau đó, chuyển đậu và miếng sắt vào hộp đựng và cho Kuromame vào tủ lạnh qua đêm để đậu có màu sẫm đẹp mắt và ngấm gia vị.

| 97
| 98 Kazunoko Nguyên liệu • Trứng cá trích ép 300g • Xì dầu 2 thìa nhỏ • Mù tạt • Gừng đỏ ngâm • Lá tía tô

1. Thông thường trứng cá trích sẽ được lấy trong các nhà máy theo quy trình nghiêm ngặt khử khuẩn sạch sẽ và bán ra thị trường

2. Sau khi mua trứng các trích về bạn chỉ việc đổ ra ăn kèm với lá tía tô, gừng đỏ ngâm và chấm với xì dầu kèm mù tạt

| 99
Các bước thực hiện

Kamaboko

Nguyên liệu

• 1 thìa đường (4-5g)

• 1/2 thìa Bột ngọt (2g)

• 1/2 thìa bột bắp (62g)

• 1/3 thìa dầu thực vật (83,3ml)

• 5 lạng Philê cá trắng, lột da và cắt nhỏ

• 3 thìa bột mì (24g)

• 2 lòng trắng trứng, đánh tan cho đến khi nổi bọt

• Rượu ngọt của Nhật hoặc sherry ngọt

| 100

Các bước thực hiện

1. Cá mua về, rửa và làm sạch, bạn lóc bỏ xương cá. Cho các miếng cá vào máy xay , hoặc dùng thớt bầm nhuyễn.

2. Trộn và khuấy đều trong cá băm nhuyễn với bột, lòng trắng trứng, đường và bột ngọt.mirin hoặc sherry đến khi hỗn hợp trong bát hòa quyện nhau.

3. Bạn sử dụng một tấm giấy bạc có quét chút dầu ăn lên, cho hỗn hợp cá băm trên vào và cuốn giấy bạc thành 1 thỏi cá dài. Làm như vậy tương tự với hỗn hợp còn lại đến hết.

4. Cho tất cả cuốn vào lò hấp đến khi chín. Lấy chả cá ra và cắt khúc vừa ăn trình bày ra đĩa là có thể dùng được.

| 101
| 102 Shake no Kobumaki Nguyên liệu • 8 miếng kombu khô dài 10cm • 4 cốc nước lọc • 8 dải kanpyo khô • Muối • 300gr thịt thăn cá hồi • 1/2 chén nước tương • 4 muỗng canh đường • 2 muỗng canh rượu sake • 4 muỗng canh mirin

Các bước thực hiện

1. Ngâm kombu trong 4 cốc nước trong 10 phút. Đ ể l ạ i nư ớ c. Ch à m ộ t chút muối lên dải kanpyo khô và sau đó rửa sạch bằng nước.

2. Ngâm kanpyo trong nước 15 phút. Cắt phi lê cá hồi thành dải dài khoảng 10cm mà cuộn lại. Buộc kín cuộn konbu, sử dụng các dải kanpyo. Đặt cuộn kombu vào nồi vừa.

3. Cho nước ngâm kombu lúc đầu vào đổ lên cuộn kombu. Đun sôi nhẹ. Tiếp theo cho đường, rượu sake, rượu mirin và nước tương vào nồi.

4. Đun nhỏ lửa trong khoảng một giờ cho đến khi cá hồi chín. Lấy các cuộn kobumaki ra khỏi nồi và cắt mỗi mảnh thành hai nửa.

| 103
| 104 Bánh Mochi Nguyên liệu • Bột nếp làm bánh 100gr • Nhân bạn có thể làm đậu đỏ, trà xanh,khoai môn,... tùy sở thích. Khối lượng 150gr • Nước lọc 150 ml • Đường cát trắng 20 gr • Bột năng 20 gr • Nước cốt dừa 300 ml • Muối 1/2 muỗng cà phê • Vani 1/2 muỗng cà phê

Các bước thực hiện

1. Cho đậu đỏ vào thau ngâm với nước 1 đến 2 tiếng cho mềm. Cho nước cốt dừa vào nấu cho đậu chín rồi để nguội.

2. Dùng muỗng để nghiền đậu đỏ cho nhuyễn. Trong quá trình nghiền đậu đỏ, bạn cho vani, đường và một ít muối vào. Dùng 1 cái muỗng lấy 1 lượng đậu xay nhuyễn vo tròn lại sau đó để sang một bên.

3. Cho bột nếp và bột năng vào trong tô lớn và cho nước lạnh vào nhào đến khi bột mịn. Cho bột vào hấp trong khoảng 20 phút. Hấp bột lần 1 xong, trộn đều với 1 – 1,5 bát con đường kính cho thật đều để vỏ bánh có được vị ngọt đặc trưng rồi lại cho bột vào hấp tiếp khoảng 20 phút nữa. Bột chín lấy ra để nguội.

4. Lấy 1 lượng vừa đủ bột đã chín tạo hình tròn rồi ấn dẹt sau đó cho nhân vào giữa và gói tròn lại cho kín nhân. Tiếp đến, bạn cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho bánh cứng lại là có thể lấy ra thưởng thức.

| 105
| 106 Datemaki Nguyên liệu • 3 quả trứng • 12gr đường • 5gr nước tương • 5gr mirin • Muối • 200ml nư ớ c d ù ng dashi stock • Khăn giấy thấm dầu • Mành tre

Các bước thực hiện

1. Đập 3 quả trứng vào bát rồi đánh tan. Hòa tan hỗn hợp gia vị gồm nước tương, mirin, muối, nước dùng rồi trộn đều hỗn hợp gia vị với trứng.

2. Đun nóng chảo, dùng giấy thấm dầu thấm chút dầu, sau đó xoa lên bề mặt chảo lưu ý lớp dầu này cực mỏng.

3. Nhanh chóng đổ một lớp trứng mỏng lên chảo. Khi trứng chín, dùng đũa cuộn trứng lại để ra sát cạnh chảo. Giữ bếp ở mức lửa vừa. Sau đó lại tiếp tục xoa 1 lớp dầu khác, tránh phần chảo đang có miếng trứng cuộn.

4. Nhẹ nhàng nâng phần trứng cuộn lên, rồi đổ một lớp trứng mỏng xuống dưới, lưu ý phần trứng cuộn vẫn ở mép chảo. Cứ lần lượt làm như vậy cho đến khi hết phần trứng sống.

5. Đặt trứng lên miếng mành tre, cuộn chặt mành lại và để nguyên trong vòng 5 phút. Sau đó cắt trứng thành từng miếng và thưởng thứ

| 107

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.