SECURITY MAGAZINE | Vol 18 - Hướng dẫn về đảm bảo an ninh & an toàn trong ngành bán lẻ (phần 1)

Page 8


Quý độc giả thân mến!

Nguyen Duy Huan

Trong lĩnh vực bán lẻ, ngay cả những sơ suất nhỏ nhất về an toàn và an ninh cũng có thể gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. Trộm cắp, gian lận và vi phạm dữ liệu có thể đặt một vết lõm đáng kể vào lợi nhuận… và danh tiếng của doanh nghiệp. Hướng dẫn đảm bảo an ninh và an toàn trong Ngành Bán lẻ là nỗ lực kết hợp của các tổ chức uy tín trên

thế giới như: Hiệp hội an ninh, hội đồng bán lẻ, các tổ chức an toàn lao

động nhằm giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trên ngăn chặn và

giảm thiểu các vụ phạm tội trong lĩnh vực bán lẻ cũng như giữ an toàn cho khách hàng và nhân viên.

Trong số tiếp theo của Tạp chí Security, Ban biên tập xin gửi tới Quý độc

giả Hướng dẫn về đảm bảo an ninh & an toàn trong ngành bán lẻ.

Hướng dẫn này được thiết kế nhằm: Giúp cho các doanh nghiệp ít bị

tấn công bởi tội phạm; Xác định và lựa chọn quy trình phản ứng thích hợp để giải quyết các vấn đề tội phạm trong ngành bán lẻ; Phác thảo các phương pháp ngăn ngừa và giải quyết các hình thức tội phạm.

Chúng tôi mong muốn cuốn tạp chí này là diễn đàn chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích của các quốc gia phát triển và nhìn nhận thách thức để xây dựng ngành dịch vụ an ninh chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Nguyễn Hoàng Thanh

Lê Văn Trí

Trương Thành Trung

Hồ Mậu Tuấn

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Duy Huân

BIÊN TẬP VÀ THIẾT KẾ

Phòng Phát Triển Cộng Đồng

www.akatsuki.vn

www.facebook.com/akatsuki

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

CỦA NHÂN VIÊN AN NINH

Table of contents

CHẤT LƯỢNG VÀ AN NINH

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG &

CỦA NHÂN VIÊN AN NINH

1. CÁC NGUYÊN TẮC

CHĂM

SÓC KHÁCH HÀNG

a. Định Nghĩa Khách Hàng

Khách hàng là

người mua hàng

hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp. Khách hàng có thể là người tiêu dùng cá nhân, tổ chức phi

lợi nhuận, tổ chức kinh doanh, chính phủ hoặc bất kỳ ai có nhu cầu và đủ khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Tuy nhiên đây là một cách giải thích có phần rút gọn với một khái niệm quan trọng như vậy. Các cách mô tả khác như “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng luôn đúng” … đã làm rõ hơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của khách hàng.

Mức độ quan trọng của khách

hàng tùy thuộc vào việc trong

một công ty hoặc tổ chức thì ở

cấp độ hoặc bộ phận nào khách

hàng được coi là quan trọng nhất, hay quan trọng hơn là trong suy

nghĩ của mỗi nhân viên trong tổ

chức thì khách hàng được coi là

quan trọng nhất.

Khái niệm trên thường bị hiểu thành “khách hàng chỉ

quan trọng với nhân sự ở cấp bộ phận quản lý tổ chức.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường tự do và hiện

đại, khách hàng quan trọng với mọi nhân viên trong

một tổ chức, vì nếu không có khách hàng công ty hoặc

tổ chức ấy sẽ không thể tồn tại.

Do đó, cả bộ phận quản lý và nhân viên an ninh

cần hiểu rõ điều này, sau đó mới truyền tải và nhấn mạnh các nguyên tắc về tầm quan trọng của

khách hàng tới mọi nhân sự ở mọi bộ phận và cấp độ trong một công ty hoặc tổ chức. Một cách để

diễn giải điều này là mọi người đều là khách hàng,

cả tổ chức lẫn nhân viên tổ chức chứ không chỉ là người mua dịch vụ hay hàng hóa, khách viếng

thăm và người dân.

Chăm sóc khách hàng không phải là kỹ năng mới mà chỉ là một vấn đề đơn giản: Đối xử với mọi

người bằng thái độ và hành vi chuyên nghiệp, tôn trọng và phù hợp. Khách hàng là bất cứ ai mang

lại lợi ích cho công ty vì thế khách hàng tiềm năng

có thể hiểu là hầu hết tất cả mọi người.

b. Tầm Quan Trọng Của Chính Sách Chăm Sóc Khách Hàng

Khi có mặt tại một cơ sở khách hàng có quyền trông

đợi sự chăm sóc và chú ý phù hợp từ phía công ty.

Đối với công việc giám sát hoặc bảo đảm an ninh an toàn cho cơ sở của khách hàng, một số nguyên tắc mà nhân viên an ninh cần tuân thủ là:

ƒ Lắng nghe nhu cầu của khách hàng.

ƒ Luôn tạo hình ảnh tốt về công ty.

ƒ Mang lại môi trường sống và làm việc an toàn và thoải mái

ƒ Giải quyết mọi phàn nàn của khách hàng.

ƒ Đảm bảo sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng.

2. NHÂN VIÊN AN NINH

VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Với nhân viên an ninh, khía cạnh quan trọng nhất của chăm sóc khách hàng là đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, bao gồm việc giải quyết nhu cầu an ninh và an toàn của khách hàng và yêu cầu nhân viên an ninh cần đặc biệt cẩn trọng và quan tâm tới những nguy cơ sau:

ƒ Bề mặt trơn trượt.

ƒ Chướng ngại vật hoặc các sự cố khác có thể gây trượt, vấp hoặc ngã.

ƒ Đảm bảo lối thoát hiểm luôn thông thoáng.

ƒ Khách hàng bị tấn công hoặc trộm cắp bởi khác hàng hoặc nhân viên công ty khác.

ƒ Bất cứ tổn thất hoặc thiệt hại nào đến khách hàng hoặc tài sản của khách hàng, bao gồm cả các phương tiện đỗ tại khu vực nhân viên an ninh làm nhiệm vụ.

Vai trò chăm sóc khác hàng của nhân viên an ninh được hiểu là mọi

khách hàng, dù là khách viếng thăm vẫn có quyền được bảo vệ khỏi

mọi mối nguy đến sức khỏe và sự an toàn của họ. Để mang lại hiệu

quả hoặc góp phần mang lại hiệu quả cho chính sách chăm sóc khách

hàng, nhân viên an ninh cần hiểu rõ chính sách quản lý của công ty

có liên quan đến khách hàng và thực hiện đầy đủ các mảng của chính

sách có ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi

nhân viên an ninh. Cuối cùng,

nếu có vấn đề cần giải quyết

mà vượt ra ngoài thẩm quyền

và tầm hiểu biết phải báo cáo

lại để đảm bảo rằng những vấn

đề này sẽ được bộ phận quản

lý chú ý và giải quyết sớm.

3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU

CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO 9000

Các nguyên tắc chăm sóc khách hàng là một phần của

một hệ thống chất lượng tổng quát. Phần này sẽ liệt kê

các điểm chính của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, hệ

thống tiêu chuẩn có sức bao phủ rộng nhất trong số các

hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các lĩnh vực được nhấn mạnh

được thiết kế để làm rõ các tiêu chí chính mà một hệ

thống quản lý chấp nhận được và tiếp cận được phải đáp ứng. Vì vậy một công ty phải thực hiện các điều sau:

ƒ Nêu rõ công ty cung cấp dịch vụ hay sản phẩm gì.

ƒ Làm rõ bằng văn bản các phương pháp sẽ được sử dụng để mang lại dịch vụ hay sản phẩm đó.

ƒ Mang lại các dịch vụ hoặc sản phẩm nói trên bằng cách sử dụng các quy trình được mô tả bằng văn bản.

Tiêu chuẩn ISO 9000 mô tả rất rõ lĩnh vực mà bộ tiêu chuẩn này bao phủ, từ đó tạo thuận lợi cho các công ty trong việc tuân thủ tiêu chuẩn. Các đầu mục chính của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là:

A. Trách Nhiệm Quản Lý

ƒ Đinh nghĩa chính sách về cung cấp dịch vụ

ƒ Đảm bảo mọi nhân sự có liên quan

đều nhận thức rõ về chính sách

ƒ Cung cấp nguồn lực

ƒ Kiểm tra hệ thống

ƒ Đảm bảo việc thực thi

B. Hệ Thống Quản Lý

ƒ Thiết kế hệ thống biểu mẫu, báo cáo

để đảm bảo sự tuân thủ theo tiêu

chuẩn ISO 9000.

C. Kiểm Tra Hợp Đồng

ƒ Kiểm tra hợp đồng để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tuân theo các mức

độ chất lượng đặt ra.

D. Kiểm Soát Thiết Kế

ƒ Thiết kế dịch vụ, sản phẩm phù

hợp với nhu cầu của khách hàng.

ƒ Có nhân sự phù hợp.

ƒ Ghi lại tất cả các giai đoạn của thiết kế dịch vụ hoặc sản phẩm.

E. Xác Định Và Nhận Dạng

ƒ Đảm bảo việc tài liệu hóa được thực hiện theo đúng quy trình

để đảm bảo việc theo dõi, giám

sát chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Quy trình vận hành tiêu

chuẩn được xác định rõ ràng bằng mã số công việc.

F. Mua sắm

ƒ Hệ thống đảm bảo việc mua sắm thiết bị và vật liệu

phù hợp với dịch vụ cung

cấp để đảm bảo việc tuân

thủ với yêu cầu trong hợp

đồng ký với khách hàng.

G. Kiểm Soát Tài Liệu Hóa

ƒ Phương pháp kiểm soát, kiểm tra và cập nhật quy

trình, hướng dẫn và cẩm nang thực hiện.

I. Kiểm Tra Và Thử Nghiệm

ƒ Hoạt động kiểm tra và thử nghiệm

được sử dụng để xác lập mức độ

chấp nhận được của vật liệu hoặc

sản phẩm. Mức độ này sẽ quyết định

việc vật liệu hay sản phẩm mà khách

hàng giao lại có thể nhận lại được

hay kết hợp được với dịch vụ, sản

phẩm đã cung cấp cho khách hàng hay không. Thông tin về các lần kiểm tra phải được ghi lại.

J. Kiểm Tra, Đo Lường Và Thử Nghiệm

Thiết Bị

ƒ Thiết bị được lựa chọn để xác định mức độ đáp ứng của dịch vụ với tiêu

chuẩn đặt ra cần đáp ứng các yêu

cầu về chất lượng.

K. Trạng Thái Kiểm Tra

ƒ Trạng thái kiểm tra, tức là trạng thái

chờ kiểm tra hoặc đã qua kiểm tra, phải được xác định bằng phương pháp phù hợp, tức là địa điểm, thẻ

tên, … hoặc các phương pháp đánh

dấu phù hợp khác. Danh tính và thẩm

quyền của người tiến hành kiểm tra cũng cần được xác định rõ.

L. Kiểm Soát Khi Không Đạt Yêu Cầu

ƒ Sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt

yêu cầu cần được xác định rõ, phân

lập nếu có thể và khắc phục kịp thời.

Hoạt động sửa chữa cần được tiến

hành cụ thể và ngay lập tức.

M. Biện Pháp Sửa Chữa, Phòng Ngừa

ƒ Các vấn đề phát sinh từ việc vận hành

hệ thống quản lý, quy trình được

tài liệu hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ

cung cấp cần được thông báo cho

người có khả năng đề xuất và thực

hiện các giải pháp khắc phục vấn đề.

N. Xử Lý

ƒ Vật liệu và sản phẩm cần được xử lý

bằng các phương pháp phòng ngừa

thiệt hại, tổn thất hoặc hư hỏng.

O. Hồ Sơ Chất Lượng

ƒ Hồ sơ xác nhận việc vận hành hệ thống

quản lý đã được tài liệu hóa và thanh lý

hợp đồng cần được xây dựng.

P. Kiểm Toán Chất Lượng Nội Bộ

ƒ Kiểm toán nội bộ, hoạt động được xây

dựng theo lịch trình định sẵn, phải hướng

đến mục tiêu xác nhận rằng các quy trình

đã được thiết lập đang được áp dụng cũng

như xác định các cơ hội (nếu có) để cải

thiện hiệu suất vận hành nói chung.

Q. Tập Huấn

ƒ Nhu cầu tập huấn cho mọi nhân sự quản

lý, thực hiện hay kiểm tra công việc ảnh

hưởng đến chất lượng cần được xác định

và đáp ứng. Việc xác định nhu cầu tập

huấn cần được ghi lại. Việc phát triển và

giám sát thực hiện kế hoạch tập huấn hoặc

tương đương là bình thường.

R. Bảo Trì

ƒ Khi trách nhiệm theo hợp

đồng bao gồm bảo trì hoặc

bảo dưỡng thiết bị, việc bảo

trì cần được lên kế hoạch và

ghi lại.

S. Kỹ Thuật Thống Kê

ƒ Kỹ thuật thống kê cần được

sử dụng nếu phù hợp để xây

dựng kế hoạch giám sát và

mức độ hiệu quả của các quy

trình giám sát.

CHẤT LƯỢNG VÀ AN NINH

Các lĩnh vực chính mà nhân viên an ninh

có thể đóng góp ý kiến là:

¾ a. Kiểm tra hợp đồng: Nhân viên an ninh có thể hỗ trợ bằng cách đảm bảo các thông tin liên quan

đến việc vận hành tại hiện trường được thông

tin đến bộ phận quản lý, giúp bộ phận quản lý có

đủ thông tin để đảm bảo chất lượng dịch vụ nêu

trong hợp đồng.

¾ b. Kiểm soát quá trình tài liệu hóa: Nhân viên

an ninh là người chịu trách nhiệm với các hướng

dẫn thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường. Vì vậy, họ cần đảm bảo rằng mọi thay đổi cần có đối với

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được thông tin

đến đôi ngũ quản lý để đảm bảo thông tin

cập nhật càng sớm càng tốt.

được

¾ c. Kiểm soát quy trình: Lĩnh vực này ảnh hưởng

trực tiếp đến Nhân viên an ninh bởi nó liên quan

đến các phương pháp chứng minh việc cung cấp

dịch vụ, cụ thể là:

» Báo cáo của nhân viên an ninh

» Báo cáo sự cố

» Bảng chấm công

» Băng hình

» Bản in từ máy tính

» Quy trình và hệ thống giám sát 4.

¾ d. Kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ không đạt yêu cầu:

Thông tin mà nhân viên an ninh cung cấp cho đội ngũ

quản lý sẽ quyết định mức

độ cung cấp dịch vụ. Mọi sự cố ngừng cung câp dịch

vụ cho khách hàng sẽ được

nhấn mạnh, cho phép công

ty khắc phục vấn đề một

cách kịp thời.

¾ e. Biện pháp sửa chữa, phòng ngừa: Công ty được

thông tin về các vấn đề xảy ra trong quá trình cung cấp

dịch vụ cho khách hàng và

tiến hành các biện pháp sửa chữa, phòng ngừa để các

vấn đề này không tái diễn. Nhân viên an ninh tại hiện trường thường là người tiến hành các biện pháp này.

¾

f. Hồ sơ chất lượng

Khi hoàn thiện báo cáo bảo vệ hoặc

các tài liệu có liên quan khác, Nhân

viên an ninh trên thực tế đang

hoàn thiện hồ sơ chất lượng chứng

minh việc công ty đã và đang đáp

ứng các yêu cầu của khách hàng

theo hợp đồng.

¾ g. Tập huấn

Các tập huấn cho nhân viên an ninh cần cung cấp các kỹ năng, kiến thức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, qua đó hỗ trợ hiệu quả cho công ty trong việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ theo thỏa thuận.

¾ Bảo trì

Đảm bảo rằng mọi thiết bị do nhân viên an ninh vận hành đều

được bảo trì theo quy định, qua đó giúp nhân viên an ninh cung

cấp dịch vụ theo yêu cầu một cách hiệu quả.

Các lĩnh vực nói trên đều cho thấy vai trò của nhân viên an ninh

trong việc cung cấp dịch vụ tại hiện trường, ngoài ra cũng cho thấy tầm quan trọng của hệ thống vận hành đơn giản trong

việc đảm bảo rằng khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ

được mô tả rõ ràng và do đội ngũ nhân viên an ninh nhiệt tình, chuyên nghiệp đảm trách, đồng thời đảm bảo rằng các dịch vụ

cung cấp cho khách hàng sẽ vượt qua mong đợi của khách hàng cũng như kết quả mong đợi nêu ra trong hợp đồng.

Kết luận

Kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ

không đạt yêu cầu: Thông tin do

Nhân viên an ninh cung cấp cũng

cần tập trung vào việc khắc họa

một cách chính xác hình ảnh của

chính bản thân nhân viên an ninh

và của công ty nhằm củng cố

các nguyên tắc chăm sóc và chất

lượng khách hàng.

Trong phần lớn sự nghiệp của

mình, nhân viên an ninh được kỳ

vọng sẽ đáp ứng và làm việc với

các thành phần khác nhau của

cộng đồng.

Để khắc họa chính xác hình ảnh

của bản thân mình, nhân viên an ninh nên trang bị cho bản thân

một số kỹ năng mềm nhất định,

đặc biệt là các kỹ năng sau:

ƒ Dễ tiếp cận.

ƒ Tuân thủ các yêu cầu về trang phục, hành vi và thái độ.

ƒ Không được sử dụng ngôn ngữ thô lỗ.

ƒ Luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc.

ƒ Dùng ngôn ngữ cơ thể tích cực để truyền tải thông điệp.

ƒ Duy trì thái độ lịch sự, dễ chịu.

ƒ Thân thiện nhưng không có nghĩa thân quen.

ƒ Hiệu quả nhưng không gây phiền hà.

ƒ Quyết đoán nhưng không có nghĩa hung hăng.

ƒ Hiểu rằng không nhất thiết phải thô lỗ hay cục cằn để tạo ra ấn tượng bạn có quyền lực

ƒ Luôn luôn chuyên nghiệp.

Cuối cùng, trong hầu hết trường

hợp khi đến một công ty, người đầu

tiên mà khách hàng gặp chính là

nhân viên an ninh. Do đó, ấn tượng

mà mỗi nhân viên an ninh tạo ra sẽ

ảnh hưởng đến chính bạn, công ty và cả khách hàng.

Nhân viên an ninh phải luôn nhận

thức được rằng ân tượng sai lầm sẽ

tạo nên hình ảnh rất xấu về công ty,

và do đó cần thể hiện hình ảnh tích

cực trong mọi tình huống.

5. KHÁCH HÀNG - YẾU TỐ

Như hầu hết các tổ chức tìm kiếm chất lượng cung cấp dịch vụ, chất

lượng của dịch vụ cung cấp cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong

số các yếu tố này, khả năng, kinh nghiệm và động lực của đội ngũ nhân viên tiền sảnh chịu trách nhiệm về chất lượng công việc hàng

ngày cũng như giao tiếp với khách hàng hay công chúng. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch và quản lý đội ngũ nhân viên an ninh cần phải được hoàn thiện với chất lượng cao nhất để dảm bảo rằng dịch vụ cung cấp cho khách hàng được cung cấp với chất lượng cao nhất. Cơ sở vật chất về kỹ thuật, vận hành và nhân sự cung cấp cho nhân viên an ninh cũng không kém phầm quan trọng. Bốn điểm chính và là điểm cộng về kỹ thuật của một đề xuất cung cấp dịch vụ an ninh cần được đánh giá là:

ƒ Nhân sự an ninh

ƒ Quản lý, vận hành hợp đồng

ƒ Cơ sở hạ tầng theo hợp đồng

ƒ Công ty cung cấp dịch vụ

Các tiêu chí chất lượng liên quan đến đội ngũ nhân viên an ninh:

ƒ Kinh nghiệm

» Kinh nghiệm chung

» Kinh nghiệm cụ thể theo hợp đồng

ƒ Kỹ năng và khả năng

» Tập huấn cơ bản

» Các tập huấn, chuyên môn khác

» Tập huấn cụ thể theo hợp đồng

» Tập huấn nhắc lại

» Các kỹ năng khác (ví dụ: ngoại ngữ, võ thuật, công cụ hỗ trợ…)

» Cơ hội nghề nghiệp

ƒ Lựa chọn, tuyển dụng và kiểm tra sức

khỏe nhân viên

» Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn

» Kiểm tra sức khỏe

ƒ Điều kiện công việc

» Lương và các lợi ích khác

» Điều kiện làm việc

ƒ Các tiêu chí do khách hàng quyết định

» Bản mô tả các tiêu chí này cần được

khách hàng cung cấp và đảm bảo

tuân theo luật pháp hiện hành.

An Ninh An Toàn

I. GIỚI THIỆU

Hướng dẫn đảm bảo An ninh và An toàn

trong Ngành Bán lẻ là nỗ lực kết hợp

của các tổ chức Safe Work, Hiệp hội An ninh và hội đồng bán lẻ nhằm giúp các

doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trên

ngăn chặn và giảm thiểu các vụ phạm

tội trong lĩnh vực bán lẻ cũng như giữ

an toàn cho khách hàng và nhân viên.

Thông tin trong Hướng dẫn này được

dựa trên các cuộc tham vấn và các

phương pháp tốt nhất của các nhà bán

lẻ, tổ chức an ninh và sở cảnh sát trên

toàn quốc. Các hướng dẫn cung cấp

thông tin để giúp các doanh nghiệp:

ƒ Giúp cho các doanh nghiệp ít bị

tấn công bởi tội phạm.

ƒ Xác định và lựa chọn quy trình

phản ứng thích hợp để giải quyết

các vấn đề tội phạm trong ngành

bán lẻ.

ƒ Phác thảo các phương pháp ngăn

ngừa và giải quyết các hình thức

tội phạm trong ngành bán lẻ phổ

biến và nghiêm trọng bao gồm:

» Trộm cướp

» Phá vỡ cửa và đột nhập

» Lừa đảo

» Ăn cắp vặt

ƒ Phác thảo các cách tiếp cận để giải quyết

những khách hàng sử dụng hành vi bạo

lực, những đối tượng khả nghi, những cá

nhân say xỉn, cũng như những cá nhân

đang gặp khủng hoảng về vấn đề sức khỏe tâm thần.

ƒ Phác thảo các phương pháp để giải quyết

hoặc ngăn ngừa bạo lực tại nơi làm việc

giữa khách hàng với nhau hoặc giữa khách

hàng và nhân viên.

ƒ Danh sách kiểm tra và các công cụ đánh

giá rủi ro được cung cấp trong Phụ lục của

bản hướng dẫn để giúp các doanh nghiệp

áp dụng các phương pháp đã được đề cập.

II.

TỔNG QUAN

Bản hướng dẫn mô tả cảnh quan tổng thể cho bất kỳ hoạt động sử dụng đất thương mại hoặc tập hợp các mục đích sử dụng thương mại nào trước hết phải thể hiện các đặc điểm vật lý nhằm khuyến khích việc sử dụng một cách “tích cực” (bao gồm các đối tượng là khách tham quan, nhân viên, khách hàng, v.v.) đồng thời ngăn cản cơ hội xảy ra hành vi trái pháp luật.

Sau đây là danh sách các tip được đề cập

thường xuyên nhất dành cho các nhà bán lẻ và

nhân viên để giúp cải thiện sự an toàn, giảm

thiểu các sự cố tội phạm trong ngành bán lẻ

và giúp cho bất kỳ doanh nghiệp thương mại

hoặc bán lẻ giảm thiểu tổn thương trước các

sự cố tội phạm và xảy ra sự hỗn loạn:

ƒ Sử dụng hệ thống chiếu sáng LED bên trong và bên ngoài cơ sở kinh doanh ở tất cả các lối vào, ra cũng như chiếu sáng liên tục từ bên trong cơ sở kinh doanh đến hết phần đất bên ngoài cơ sở kinh doanh.

ƒ Có địa chỉ với tên đường, phố rõ ràng.

ƒ Đảm bảo không có tầm nhìn bị cản trở từ phía đường phố hoặc trong cửa hàng.

ƒ Đặt các camera quan sát để xem được tối thiểu tất cả các máy tính tiền và

lối vào, ra với dữ liệu được lưu trữ trong 30 ngày trước khi bị xóa. Khuyến khích cài đặt chế độ 90 ngày ghi.

ƒ Dán các biển báo cho biết doanh nghiệp

được giám sát ở bên ngoài tòa nhà.

ƒ Cài đặt một hệ thống báo động an ninh.

ƒ

Sử dụng két sắt trì hoãn thêm thời gian.

ƒ Lấy tất cả tiền ra khỏi máy tính tiền sau khi

đóng và khóa nó trong két an toàn hoặc gửi

tiền vào trong thẻ. Ngoài ra, máy tính tiền

có thể nhìn thấy từ đường phố nên để trống

và mở khi cửa hàng đóng cửa để cho những

kẻ phạm tội tiềm năng biết rằng không có

gì trong đó.

ƒ Khóa tất cả cửa ra vào và cửa sổ sau khi đóng hoặc khi không sử dụng.

ƒ Đảm bảo không có vật dụng nào xung quanh tòa nhà có thể được sử dụng để tiếp cận tòa nhà.

ƒ Xử lý các cửa sổ bên ngoài bằng tấm phim loại thương mại để tránh bị vỡ.

ƒ Đặt thẻ quà tặng cạnh nhân viên thu ngân hoặc phía sau quầy trong cửa hàng mà chỉ nhân viên cửa hàng mới có thể tiếp cận.

ƒ Đặt máy đọc thẻ (POS) cũng như Máy rút tiền tự động (ATM) gần quầy thu ngân hoặc các máy trạm khác (cách không quá 6 m), trong tầm nhìn của camera quan sát và ở khu vực dễ nhìn thấy của cửa hàng và được chiếu sáng tốt.

ƒ Lắp đặt giá đỡ an ninh hoặc đặt dây cáp an ninh trên mỗi máy POS của cửa hàng.

ƒ Đảm bảo rằng không có vật cản nào ở phía trước quầy thẻ quà tặng, máy POS hoặc máy ATM dành cho nhân viên hoặc camera quan sát.

III. HƯỚNG DẪN QUẢN LÍ

1.

Thu Thập và Phân Tích Dữ

Liệu Chiến Lược

Phương pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề an toàn trong bán lẻ là kết quả của những nỗ lực chiến lược và bền vững liên quan đến việc thu thập và phân tích thông tin liên quan. Để đạt được điều này, các nhà bán lẻ nên quan tâm những vấn đề sau:

ƒ Xác định rõ ràng những trường hợp được phân loại là một sự cố và thiết lập các loại sự cố.

ƒ Phát triển một công cụ báo cáo sự cố được tiêu chuẩn hóa để thu thập tối thiểu ngày, giờ, mô tả sự cố bao gồm cả thủ phạm và ghi chú về những biện pháp hiệu quả và những gì không liên quan đến các biện pháp phòng ngừa, chính sách hoặc đào tạo.

ƒ Chỉ định cá nhân cụ thể ghi lại các sự cố để đảm bảo tính nhất quán trong việc thu thập và lưu trữ thông tin.

ƒ Sử dụng một chương trình phần mềm dễ truy cập để ghi lại các sự cố, đây có thể là một chương trình bảng tính đơn giản hoặc một chương trình phần mềm tinh vi và phù hợp. Tuy nhiên, đảm bảo rằng các bước thích hợp được thực hiện để bảo đảm dữ liệu được thu thập.

ƒ Cuối cùng, thiết lập một khoảng thời gian đều đặn để xem xét và phân tích tất cả các thông tin đã thu thập về các xu hướng và mô hình để cung cấp thông tin cho việc phát triển và sửa đổi các chính sách, thủ tục, đào tạo và các nguồn lực để ngăn chặn và giải quyết các vấn đề về an toàn trong ngành bán lẻ.

2.

PHÁT TRIỂN

CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ

Các chính sách giúp cung cấp một

khuôn mẫu hành động, đem đến sự

rõ ràng cho nhân viên về cách giải quyết các vấn đề về an toàn trong

ngành bán lẻ cũng như tiêu chuẩn

hóa các phương pháp và hành vi. Về

vấn đề an toàn trong ngành bán lẻ

những điều quan trọng sau đây cần

chú ý:

ƒ Phát triển và đưa ra một chính

sách ngăn chặn bạo lực.

ƒ Tạo ra các chính sách tuyển dụng

bao gồm tài liệu tham khảo, lý lịch

tư pháp và kiểm tra sự tín nhiệm

cho tất cả các nhân viên mới.

ƒ Sử dụng các phương pháp lên

lịch để đảm bảo không có nhân

viên nào bị bỏ lại một mình trong

các ca làm việc có rủi ro cao về

mặt xảy ra tội phạm trong ngành

bán lẻ.

ƒ Chỉ định các cá nhân cụ thể và

cung cấp hướng dẫn về cách hoàn

thành đánh giá rủi ro.

ƒ

Đưa ra các chính sách đảm bảo tất

cả nhân viên được đào tạo về các

kỹ thuật giảm căng thẳng leo thang

cùng với đào tạo tăng cường cho các

nhân viên chuyên môn (chẳng hạn

như nhân viên bộ phận an ninh). Các

chính sách này cũng nên chỉ định

các buổi thảo luận với nhân viên sau

các tình huống phức tạp, khó khăn

để giúp đảm bảo nhân viên có cơ

hội tiếp tục học hỏi và cải thiện các

kỹ năng thu được từ đào tạo. Theo

các chính sách đó, ban quản lý phải

đảm bảo rằng nhân viên được đào

tạo theo yêu cầu và được tạo cơ hội

để có các buổi thảo luận trong khi

làm việc và trong một môi trường thoải mái.

ƒ Có quy định rõ ràng về chính sách và quy trình phòng thay đồ, chính

sách đổi trả và kiểm tra tiền khi

khách hàng rời khỏi cửa hàng.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO THƯỜNG XUYÊN 3.

ƒ Một cá nhân hoặc một nhóm nhân viên nên

tiến hành đánh giá

rủi ro hàng năm của doanh nghiệp để xác

định các nguy cơ và

cải thiện chất lượng.

IV. PHÂN LOẠI SỰ CỐ

1. Trộm cướp

Khi nói đến các vụ cướp, một số

nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc

thiếu đào tạo và nhân viên thiếu kinh

nghiệm có thể góp phần làm tăng

tỷ lệ họ trở thành nạn nhân. Do đó, đào tạo phù hợp bao gồm đào tạo lý

thuyết và dựa trên kịch bản cho nhân viên là một khoản đầu tư có giá trị để

giảm thiểu khả năng nhân viên gặp chấn thương. Các chủ đề trong khóa

đào tạo được chọn nên bao gồm cách

ứng phó khi bị cướp cũng như vai trò và trách nhiệm của nhân viên, ban quản lý và Nhân viên bộ phận an ninh.

Phương Pháp Quản Lý

Và Chính Sách Doanh Nghiệp

Đưa ra các chính sách để giúp thiết lập và củng cố các biện pháp an toàn. Ví dụ, một thông lệ thường được chấp nhận là yêu cầu luôn có ít nhất hai nhân viên trực ca để giúp ngăn chặn một vụ cướp hoặc hoạt động tội phạm khác.

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, một cá nhân phải chịu trách nhiệm

thường xuyên kiểm tra tòa nhà để đảm bảo tất cả các đèn chiếu sáng, hệ thống an ninh và camera quan sát đều hoạt động bình thường.

Phản Ứng Sau Sự Cố

Ngay sau khi thủ phạm đã rời khỏi tòa nhà cần thực hiện các hành động sau:

1. Khóa cửa và không cho phép bất kỳ ai ra, vào cho đến khi cảnh sát đến.

2. Gọi cho cảnh sát

3. Viết ra tất cả những gì mà bạn nhớ về

thủ phạm

4. Nếu có nhân chứng, hãy yêu cầu họ ở

lại để khai báo với cảnh sát hoặc cung

cấp cho bạn thông tin liên lạc của họ

để cung cấp cho cảnh sát

5. Đảm bảo rằng không ai chạm vào hoặc

giả mạo bất kỳ bằng chứng tiềm năng

nào (tức là bất cứ thứ gì thủ phạm

chạm vào).

6. Nếu có thể, hãy liên hệ với nhân viên

hoặc bộ phận phòng ngừa tổn thất

của doanh nghiệp.

Sau sự cố, nên sắp xếp lịch cho một

buổi phỏng vấn với các nhân viên liên

quan. Các chính sách của công ty nên

được thiết lập để chỉ định thời điểm tổ

chức các buổi họp với các nhân viên.

Thời lượng của buổi phỏng vấn sẽ khác

nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố: mức

độ nghiêm trọng của vụ việc; các tác

động mà nhân viên có liên quan cảm

nhận được; thời gian quản lý yêu cầu

để xem xét các chính sách hiện có và

đánh giá xem có cách nào để cải thiện

phản ứng và ngăn ngừa các sự cố tiếp

theo hay không.

Để hỗ trợ quá trình này, cần hoàn thành

đánh giá giải quyết vấn đề tội phạm

trong ngành bán lẻ và danh sách kiểm tra

phòng chống tội phạm thông qua thiết kế môi trường. Điều quan trọng cần lưu

ý là tất cả nhân viên bị ảnh hưởng bởi

vụ việc phải được sắp xếp phỏng vấn, có

thể bao gồm nhân chứng và nạn nhân trực tiếp.

Lưu ý:

Mục đích của buổi phỏng vấn là để cải thiện công tác phòng ngừa và ứng phó

trong tương lai cũng như trả lời các câu hỏi và hỗ trợ nhân viên có liên quan. Một cuộc phỏng vấn không có nghĩa là để tìm ra lỗi hoặc đổ lỗi cho bất kỳ

ai. Trong phiên họp, các chính sách cần được xem xét và ý kiến đóng góp về

những thách thức cũng như các cơ hội cải thiện chất lượng có thể có nên được hoan nghênh và ghi lại. Sau buổi phỏng vấn, tất cả nhân viên phải được biết về các bước được thực hiện để giải quyết sự cố và bất kỳ thay đổi nào trong chính sách hiện hành hoặc các biện pháp mới cập nhật đang được thực hiện (ví dụ: về camera quan sát hoặc việc đào tạo cho nhân viên về các sự cố).

2. Tội phạm đập phá và đột nhập

Các cửa hàng bán lẻ có thể đặc biệt dễ bị tấn công bởi các vụ trộm “đập phá và đột nhập”, theo đó thủ phạm chỉ cần

đập vỡ một cửa sổ có sẵn để nhanh chóng vào cửa hàng và lấy đi hàng hóa có sẵn. Để bảo vệ chống lại loại tội phạm này, các cơ sở kinh doanh cần:

ƒ Xử lý che các cửa sổ bằng tấm phim loại thương mại

khiến chúng rất khó bị vỡ. Việc sử dụng các thanh chắn

cần được đánh giá cẩn thận và sử dụng khi tình huống

bắt buộc, chẳng hạn như ở các khu vực tỉ lệ tội phạm

cao. Thanh chắn trên cửa sổ và cửa ra vào sẽ tạo nên ấn

tượng trực quan cho khách hàng hợp pháp rằng cửa hàng

có vấn đề về tội phạm, có thể dẫn đến việc làm giảm mức

độ thoải mái của khách hàng khi mua sắm tại đó.

ƒ Hãy ghi cả số điện thoại không khẩn cấp của

cảnh sát địa phương để nếu một nhân chứng nhìn thấy điều gì đó không khẩn cấp nhưng đáng ngờ, họ sẽ liên lạc qua số điện thoại đó.

ƒ Giữ một đèn sáng bên trong tòa nhà để hỗ trợ chất lượng giám sát video và cho phép bạn quan sát mọi hoạt động, đồng thời cân nhắc đặt đèn trên đồng hồ hẹn giờ, nếu có thể, để mô phỏng hoạt động.

ƒ

Loại bỏ bất cứ thứ gì ở bên ngoài có thể được sử dụng để đột nhập vào cơ sở của bạn (gạch, thang, cột, vật liệu xây dựng).

ƒ Đảm bảo mặt sau của doanh nghiệp thông thoáng, không có mảnh vụn và không để các vật dụng xếp chồng lên nhau (chẳng hạn như thùng chứa rác, hộp) mà tội phạm có thể trèo lên để tiếp cận mái nhà hoặc có thể dễ dàng bắt lửa.

ƒ Đảm bảo tất cả các cửa ra vào và cửa sổ được khóa đúng cách và an toàn trong giờ làm việc thông thường và sau đó.

ƒ Khi doanh nghiệp đã đóng cửa, hãy lấy tất cả tiền mặt khỏi các máy tính tiền, để khay tiền mặt mở và trống rỗng. Đồng thời dọn dẹp tất cả các vật có giá trị trước mặt tiền cửa hàng.

Phương Pháp Quản Lý

Và Chính Sách Doanh Nghiệp

Đưa ra chính sách và thủ tục để đảm bảo

một nhân viên chịu trách nhiệm xác minh

rằng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào đều

được khóa vào thời điểm đóng cửa; không

có vật liệu nào bị bỏ lại gần cửa hàng có

thể được sử dụng để đột nhập vào bên

trong; máy tính tiền được bỏ trống và để

mở sau khi đóng cửa hàng nếu máy đó

được đặt cạnh cửa sổ và có thể bị nhìn

thấy từ phía bên ngoài.

Phản Ứng Sau Sự Cố

Sau khi xác nhận đã xảy ra sự cố tội phạm

đột nhập. Cần chỉ định một cá nhân xử lý quy trình sau từ đầu đến cuối:

1. Nộp báo cáo cho cảnh sát

2. Yêu cầu bồi thường bảo hiểm

3. Lên lịch cho bất kỳ công tác sửa chữa và dọn dẹp cần thiết

4. Hoàn thành đánh giá giải quyết vấn đề tội phạm trong ngành bán lẻ cũng như danh sách kiểm tra ngăn chặn tội phạm thông qua thiết kế môi trường để xác định điều gì đã xảy ra, cách tiếp cận để giải quyết vấn

đề và cách ngăn chặn sự cố trong tương lai.

Giả sử rằng không có nhân viên nào có mặt trong thời gian xảy ra vụ

đột nhập, một buổi phỏng vấn nên được lên lịch với các nhân viên

quản lý và ngăn ngừa tổn thất. Mục đích của buổi phỏng vấn sẽ là để

xác định xem tất cả các chính sách và thủ tục có được tuân thủ hay

không và sau đó bắt đầu quá trình thiết lập các cách để ngăn chặn

sự cố xảy ra trong tương lai. Để hỗ trợ quá trình này, cần hoàn thành

đánh giá giải quyết vấn đề tội phạm trong ngành bán lẻ và ngăn ngừa

tội phạm thông qua thiết kế môi trường (Phụ lục A và Phụ lục E).

Kết quả của buổi phỏng vấn nên được chia

sẻ với các nhân viên để phác thảo những

gì đã xảy ra, những gì đã bị lấy đi hoặc hư

hỏng, cách các cá nhân vào tòa nhà và bất

kỳ thay đổi chính sách, thủ tục hiện hành

nào cần thực hiện để ngăn chặn các sự cố

tương tự trong tương lai.

Mục đích của buổi phỏng vấn là để cải thiện công tác phòng ngừa và

ứng phó trong tương lai cũng như trả lời các câu hỏi và hỗ trợ nhân

viên có liên quan. Một phiên phỏng vấn không có nghĩa là để tìm ra

lỗi hoặc đổ lỗi cho ai đó. Trong phiên họp, các chính sách cần được xem xét và ý kiến đóng góp về những thách thức cũng như các cơ hội

cải tiến có thể có nên được hoan nghênh và ghi lại. Sau buổi phỏng vấn, tất cả nhân viên phải được biết về các bước được thực hiện để giải quyết sự cố và bất kỳ thay đổi chính sách hiện hành nào hoặc các biện pháp mới, cập nhật đang được thực hiện (ví dụ: về các camera quan sát hoặc chương trình đào tạo cho nhân viên).

3. Tội phạm lừa đảo

Tội phạm lừa đảo được định nghĩa là người, bằng cách lừa dối, làm giả

hoặc các phương tiện lừa đảo khác, lừa gạt công chúng hoặc bất kỳ

người nào về bất kỳ tài sản, tiền bạc hoặc vật bảo đảm có giá trị hoặc

bất kỳ dịch vụ nào.

Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo nhân viên được đào tạo để phát

hiện tờ tiền giả, gian lận thẻ quà tặng và gian lận thẻ tín dụng, ghi nợ.

Chương trình Đào tạo dựa trên kiến thức và kịch bản sẽ được phát

triển tốt hơn với hình ảnh của các ví dụ thực tế mà nhân viên có thể dễ dàng tham khảo trong ca làm việc của họ tại mỗi quầy thu ngân.

Để bảo vệ chống tội phạm gian lận, chủ các cửa hàng kinh doanh cần:

ƒ

Đặt thẻ quà tặng cạnh nhân viên thu ngân hoặc phía sau quầy trong

cửa hàng mà chỉ nhân viên cửa hàng mới có thể tiếp cận.

ƒ Đặt máy đọc thẻ (POS) cũng như

máy rút tiền tự động (ATM) gần quầy thu ngân hoặc các máy trạm

khác (cách không quá 6 m), trong

tầm nhìn của camera quan sát và ở khu vực dễ nhìn thấy của cửa hàng

và được chiếu sáng tốt.

ƒ Chỉ vận hành máy POS có chip.

ƒ Lắp đặt giá đỡ an ninh hoặc đặt cáp an ninh trên mỗi máy POS.

ƒ Đảm bảo rằng không có vật cản

nào ở phía trước quầy thẻ quà

tặng, máy POS hoặc máy ATM

để cho nhân viên hoặc camera

dễ dàng quan sát.

Phương Pháp Quản Lý Và Chính Sách Doanh Nghiệp

Trước khi bắt đầu mỗi ca làm việc, người quản lý hoặc nhân viên đã được đào tạo nên kiểm tra tất cả các máy POS cũng như máy ATM trong cửa

hàng xem có dấu hiệu giả mạo nào không. Ngoài ra, nên kiểm tra kho thẻ quà tặng để đảm bảo không có thẻ quà tặng “giả mạo” nào được đặt trên giá đỡ. Đưa ra các chính sách để củng cố các biện pháp phòng ngừa này.

Phản Ứng Sau Sự Cố

ƒ Bạn cần biết rằng các loại hình

gian lận khác nhau có thể xảy ra, sau đây là các bước tiêu chuẩn

để thực hiện sau tất cả các sự cố:

ƒ Hoàn thành báo cáo xác định tất

cả thông tin liên quan của giao

dịch bằng cách sử dụng Phụ lục

D và Phụ lục E. Tất cả các bằng chứng tiềm năng phải được đưa

vào báo cáo (ví dụ: máy POS) hoặc

đặt ở khu vực an toàn của doanh

nghiệp (ví dụ: thẻ quà tặng) cho cảnh sát.

ƒ Đối với những người tái phạm hoặc sự cố lặp lại, hãy cân nhắc

gửi thông tin thu thập được để xác định nghi phạm.

ƒ Các dịch vụ hỗ trợ nên được cung cấp cho các nhân viên bị

ảnh hưởng tiêu cực bởi những tình huống này.

ƒ Nhân viên nên được phỏng vấn về tình huống liên quan đến bài

học kinh nghiệm và bất kỳ thay

đổi nào trong chính sách và thủ tục của doanh nghiệp.

4. Trộm cắp vặt trong cửa hàng

Đào tạo nhân viên về các hành vi thường liên quan đến trộm cắp

trong cửa hàng và nhấn mạnh rằng: Không có cách nào xác nhận

rằng hành vi trộm cắp sẽ xảy ra và mục tiêu là nhân viên cần phản

ứng sớm với những hành vi đó bằng cách cung cấp dịch vụ khách

hàng để ngăn chặn hành vi trộm cắp xảy ra. Các hành vi trộm cắp vặt

phổ biến nhất trong cửa hàng bao gồm:

ƒ Chọn nhiều món hàng một cách nhanh chóng, không cần nhìn giá.

ƒ Mặc quần áo cồng kềnh, đặc biệt là khi không phù hợp với mùa (ví

dụ: mặc áo khoác mùa đông khi thời tiết ấm áp).

ƒ Khách hàng mang theo túi hoặc ba lô lớn.

ƒ Các cá nhân nhìn quanh trần nhà để tìm camera, quan sát nhân

viên hoặc lảng vảng quanh các khu vực cụ thể của cửa hàng gần

các mặt hàng có giá trị cao hoặc có khả năng trộm cắp cao.

ƒ Những người thường xuyên ghé thăm cửa hàng mà không mua.

Cuối cùng, điều quan trọng là

cần đào tạo nhân viên tập trung

vào các hành vi trái ngược với

đặc điểm của một cá nhân (ví dụ:

tuổi tác, dân tộc, quần áo, v.v.).

Nhân viên cũng nên được đào

tạo bằng cách sử dụng phương

pháp tiếp cận qua dịch vụ khách

hàng thay vì đối đầu trực tiếp.

Ví dụ, nhân viên nên được đào

tạo để hỗ trợ những cá nhân bị

nghi ngờ ăn cắp trong cửa hàng,

đề nghị cá nhân đó trả tiền cho

những món đồ mà họ có thể đã

để trong túi hoặc ba lô, cũng

như đưa ra một chiếc giỏ hoặc

tờ rơi. Nhìn chung, cách tiếp

cận qua dịch vụ khách hàng tập

trung vào việc xác định hành

vi rủi ro cao hơn sẽ giúp ngăn

chặn hành vi trộm cắp trong

cửa hàng và giảm thiểu rủi ro

cho nhân viên.

Phương Pháp Quản Lý Và Chính Sách Doanh Nghiệp

ƒ Đưa ra các chính sách để phác thảo rõ ràng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp trong cửa hàng. Ví dụ, cần có các chính sách và quy trình rõ ràng về phòng thay đồ, chính sách hoàn trả rõ ràng (yêu cầu tờ tiền gốc) và quy trình kiểm tra tờ tiền khi khách hàng rời khỏi cửa hàng.

ƒ

Đảm bảo bố trí nhân viên ở

mức cao nhất trong thời gian

có nguy cơ cao xảy ra trộm

cắp dựa trên phân tích các sự cố tại cửa hàng.

ƒ

ƒ

Chỉ định hai nhân viên quản lý

việc bán và bảo vệ những món

đồ bị đánh cắp nhiều nhất.

Đặt những món đồ bị đánh

cắp trên cùng trong phạm

vi 1,5 đến 6 m tính từ trạm

làm việc, trong tầm nhìn của

camera quan sát có thể nhìn

thấy ở khu vực đủ ánh sáng

với các biển báo nhắc nhở mọi

người rằng họ đang được ghi hình trên camera.

Trộm cắp ở cửa hàng là một tội phạm cơ

hội và các biện pháp hiệu quả để giảm

bớt nạn trộm cắp ở cửa hàng rất có thể

được thực hiện khi các nỗ lực tập trung

vào các kỹ thuật sau:

ƒ Đặt các mặt hàng đắt tiền hơn vào sâu trong cửa hàng, cách xa mọi lối

ra vào. Điều này sẽ ngăn chặn những

kẻ trộm cắp và làm cho chúng khó nhìn thấy hơn.

ƒ Giữ các sản phẩm có giá trị cao, rủi ro cao trong phòng kho có khóa và

để trống các hộp trưng bày trên sàn bán hàng.

ƒ Đảm bảo các kệ trong cửa hàng không tạo ra bất kỳ điểm mù nào đối

với nhân viên hoặc camera quan sát.

ƒ

Giữ cho các cửa sổ ở mặt tiền cửa

hàng luôn mở và không có mái che càng tốt. Điều này cho phép

nhân viên giám sát không chính thức vỉa hè và đường phố từ bên trong và cho phép quan sát bên trong nội thất cửa hàng từ vỉa hè và đường phố. Khả năng quan sát

và tính minh bạch hai chiều có thể

tạo ra sự quan tâm về trực quan, hoạt động và sự an toàn. Về vấn

đề này, tránh đặt các áp phích lớn

hoặc nhuộm màu quá mức ở cửa

sổ mặt tiền cửa hàng làm cản trở

tầm nhìn. Nếu bạn cần dùng đến

áp phích, thì chúng không được

che quá 20 phần trăm bề mặt cửa

sổ có sẵn.

Hãy ghi cả số điện thoại không khẩn

cấp của cảnh sát địa phương để nếu

một nhân chứng nhìn thấy một dấu vết

cuộc đột nhập hoặc thiệt hại xảy ra, họ

sẽ liên lạc qua số điện thoại đó.

ƒ Sở hữu và duy trì hệ thống camera quan sát cho cửa hàng

hoặc doanh nghiệp của bạn và môi trường xung quanh.

Hình ảnh được chụp là một công cụ hiệu quả được cảnh sát sử dụng để làm tăng đáng kể cả khả năng bắt giữ nghi phạm và khả năng phá án. Điều quan trọng là khu vực được chụp phải có đủ ánh sáng, nếu không, hình ảnh được tạo ra có thể không đáng tin cậy và không hiển thị đủ chi tiết để xác định nghi phạm, bằng chứng, v.v. Điều quan trọng không kém là bạn nên sử dụng máy ảnh có độ phân giải cao hơn và có thời gian lưu ảnh tối thiểu ít nhất 30 ngày, trong đó khuyến nghị là 90 ngày.

ƒ

Bên trong cửa hàng, không

nên giới hạn vị trí đặt camera ở

các vị trí lắp đặt trên cao. Điều

này là do nhiều tội phạm sẽ

kéo mũ trùm đầu hoặc các loại

quần áo khác qua đầu để cố

gắng tránh bị chụp ảnh khuôn

mặt. Nếu các camera bổ sung

được lắp đặt kín đáo ở độ cao

của quầy và hướng lên trên

một chút, khuôn mặt của nghi

phạm có nhiều khả năng được

ghi lại hơn, làm tăng khả năng

bị cảnh sát bắt giữ.

Cân nhắc sử dụng hệ thống giám

sát CCTV vừa có thể giám sát từ

xa qua điện thoại, trực tuyến vừa

ghi lại hình ảnh để xem xét phục vụ điều tra.

Các cửa hàng có khu vực chờ của

khách hàng nên sắp xếp chỗ ngồi

công cộng để cho phép nhiều

khách hàng có thể nhìn thấy cả

bên ngoài và bên trong cửa hàng

trong khi chờ đợi. Việc giám sát

liên tục, ngẫu nhiên này khiến

bọn tội phạm cảm thấy không tự

tin về việc thực hiện hành động

bất hợp pháp.

Phản Ứng Sau Sự Cố

ƒ Nếu một cá nhân được xác nhận là

đã lấy một món đồ bằng việc nhân

viên quan sát được hoặc từ CCTV,

có thể thực hiện các hành động sau:

ƒ Báo cáo vụ việc cho đường dây

không khẩn cấp của cảnh sát để

đảm bảo họ có thể ghi lại vụ việc và

thêm vào thống kê tội phạm của họ

để cải thiện phân tích hoặc hỗ trợ

các cuộc điều tra đang diễn ra.

ƒ Báo cáo vụ việc cho cảnh sát địa

phương sau khi tất cả các thông tin

có sẵn được thu thập để chuyển vụ

việc từ điều tra an ninh tư nhân sang

điều tra tội phạm. Đối với những

trường hợp tái phạm, đây có thể

là một lựa chọn ưu tiên vì nó cung

cấp cách thức để cảnh sát tham gia

và giúp các nhân viên cảm thấy họ

đang chủ động giải quyết vấn đề.

ƒ Tần suất trộm cắp trong cửa hàng, nguy cơ tiềm ẩn trong việc bắt giữ

thủ phạm và đầu tư để xây dựng hồ

sơ truy tố có thể ảnh hưởng đến

việc doanh nghiệp lựa chọn gọi

cảnh sát.

Xem xét các yếu tố này, các tiêu chí sau

đây là các ví dụ để giúp phân biệt các trường hợp ăn cắp trong cửa hàng mà

các nhân viên bộ phận an ninh có thể giải quyết mà không cần sự hỗ trợ của

cảnh sát:

» Trộm cắp giá trị nhỏ

» Nhận dạng nghi phạm không phải là

một yếu tố

» Người bị tình nghi đã đủ

thành niên

tuổi vị

» Không có bạo lực hoặc nghi ngờ xảy ra bạo lực trong quá trình bắt giữ

» Nghi phạm không có dấu hiệu say

rượu hoặc ma túy

» Vụ trộm cắp không thuộc đường dây

trộm cắp có tổ chức

» Nhiều nghi phạm không liên quan

» Ngôn ngữ không phải là rào cản

» Không có trường hợp bất thường nào

khác liên quan

» Nghi phạm không yêu cầu sự tham

gia của Cảnh sát

Cách tiếp cận này cung cấp một giải

pháp nhanh chóng cho các Nhân viên

bộ phận an ninh, loại bỏ nhu cầu giam

giữ thủ phạm tại cơ sở. Hơn nữa, kiểu

tiếp cận này cho phép các sĩ quan cảnh

sát tập trung vào tội phạm trong ngành

bán lẻ có tổ chức hoặc lặp lại.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.