PHẦN STRUCTURE VII: TÀI CHÍNH HẠN PHẦN IV: CAPITAL ANDNGẮN DIVIDEND POLICY P
CHƯƠNG 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN (Short-Term Finance and Planning)
Để cập nhật các thông tin mới nhất về tài chính, hãy tham khảo www. rwjcorporatefinance. blogspot.com
Bạn quan tâm đến công việc về tài chính ngắn hạn? Hãy truy cập www. afponline. org .
Khi giá xăng lên mức $4 một gallon vào giữa năm 2011, doanh số bán xe ô tô hybrid (xe chạy bằng xăng và điện) bắt đầu tăng lên. Ví dụ, trong tháng 7 năm 2011, một chiếc Toyota Prius có thời gian tồn kho trung bình ở đại lý khoảng 19 ngày trước khi bán. Lexus CT 200H—một loại xe cao cấp hơn có thời gian tồn kho trung bình chỉ 7 ngày. Và thời gian tồn kho đối với xe hybrid Chevrolet Volt thậm chí còn thấp hơn. Chỉ có 100 xe ở các đại lý trên toàn nước Mỹ và chưa đến 11% số đại lý có xe Volt. Thật đáng kinh ngạc! Chương này sẽ cho thấy khoảng thời gian tồn kho của hàng hóa cho đến khi chúng được bán đi là một yếu tố quan trọng của quản lý tài chính ngắn hạn và những công ty như các công ty trong ngành công nghiệp ô tô trong ví dụ trên rất chú ý tới yếu tố này.
Cho đến thời điểm này, chúng ta đã mô tả nhiều về các quyết định tài chính dài hạn, chẳng hạn như về hoạch định ngân sách vốn, chính sách cổ tức, và cấu trúc tài chính. Trong chương này, chúng ta bắt đầu thảo luận về tài chính ngắn hạn. Tài chính ngắn hạn chủ yếu quan tâm đến việc phân tích các quyết định có ảnh hưởng đến tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Thuật ngữ vốn luân chuyển ròng (net working capital) thường được kết hợp với việc ra quyết định tài chính ngắn hạn. Như đã mô tả trong các chương trước, vốn luân chuyển ròng là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Thông thường, quản lý tài chính ngắn hạn được gọi là quản lý vốn luân chuyển (working capital management). Các thuật ngữ này có nghĩa giống như nhau. Không có thống nhất chung trong định nghĩa về tài chính ngắn hạn. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính ngắn hạn và tài chính dài hạn là ở thời gian của dòng tiền. Các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan đến các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong khoảng thời gian dưới một năm. Ví dụ, các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan đến việc một công ty mua nguyên liệu, trả bằng tiền mặt và dự kiến bán thành phẩm trong vòng một năm để lấy tiền mặt. Ngược lại, các quyết định tài chính dài hạn chẳng hạn như việc một công ty mua các máy móc thiết bị mà nó sẽ làm giảm chi phí vận hành trong 5 năm tiếp theo. Những câu hỏi thuộc về chủ đề về tài chính ngắn hạn bao gồm: 1. Mức độ nắm giữ tiền mặt (trong ngân hàng) để thanh toán các hóa đơn bao nhiêu là hợp lý? 2. Trong ngắn hạn công ty nên vay mượn bao nhiêu? 3. Nên mở rộng tín dụng cho khách hàng bao nhiêu là hợp lý? Chương này giới thiệu các yếu tố cơ bản của các quyết định tài chính ngắn hạn. Đầu tiên, chúng ta thảo luận về các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của công ty, tiếp đến xác định một số chính sách tài chính ngắn hạn khác. Cuối cùng, chúng ta phác thảo các yếu tố cơ bản khi lập một kế hoạch tài chính ngắn hạn và mô tả các công cụ tài trợ ngắn hạn chủ yếu. 880
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
881
26.1 Theo Dõi Tiền Mặt Và Vốn Luân Chuyển Ròng Trong phần này, chúng ta xem xét các thành phần của tiền mặt và vốn luân chuyển ròng qua các năm. Các khía cạnh khác nhau của chủ đề này đã được thảo luận trong các chương 2 và 3, ở đây sẽ tóm tắt lại một số vấn đề có liên quan đến các quyết định tài chính ngắn hạn. Mục tiêu là mô tả các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của công ty và tác động của chúng đến tiền mặt và vốn luân chuyển ròng. Đầu tiên, hãy nhớ rằng tài sản lưu động (current assets) là tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Các tài sản lưu động được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản của chúng—đó là khả năng chuyển đổi dễ dàng sang tiền mặt và thời gian cần thiết để chuyển đổi những tài sản đó. Bốn khoản mục trong số các hạng mục quan trọng nhất trong phần tài sản lưu động của bảng cân đối kế toán là tiền và các khoản tương đương tiền (cash and cash equivalents), chứng khoán khả nhượng (marketable securities), các khoản phải thu (accounts receivable) và hàng tồn kho (inventories). Tương tự như các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản lưu động, các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nợ trong thời gian ngắn (short- term debt) được gọi là nợ ngắn hạn (current liabilities). Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ nợ phải được thanh toán bằng tiền trong vòng một năm (hoặc trong một chu kỳ kinh doanh nếu nó dài hơn một năm). Ba hạng mục chính được xem là nợ ngắn hạn bao gồm: khoản phải trả (accounts payable), chi phí phải trả (expenses payable, bao gồm cả tiền lương tích lũy (accrued wages) và thuế), và thương phiếu phải trả (notes payable). Do muốn tập trung xem xét những thay đổi trong tiền mặt nên chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách định nghĩa tiền mặt theo các khoản mục khác của bảng cân đối kế toán. Điều này cho phép chúng ta tách biệt (isolate) khoản mục tiền mặt và tìm hiểu những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh và các quyết định tài chính đến tiền mặt của công ty. Đồng nhất thức từ bảng cân đối kế toán cơ bản có thể được viết như sau: Vốn luân chuyển ròng
+
Tài sản cố định
=
Nợ dài hạn
+
Vốn chủ sở hữu
(26.1)
Vốn luân chuyển ròng (Net working capital) là tiền mặt cộng với tài sản lưu động khác, trừ đi nợ ngắn hạn; tức là: Vốn luân chuyển ròng
= Tiền mặt +
Tài sản Nợ − (26.2) lưu động khác ngắn hạn
Nếu thay thế biểu thức này cho vốn luân chuyển ròng trong bảng cân đối kế toán và sắp xếp lại mọi thứ một chút, chúng ta thấy rằng tiền mặt là: Vốn Tiền Nợ dài = + chủ sở mặt hạn hữu
+
Nợ Tài sản lưu Tài ngắn − động khác − sản cố (26.3) hạn tiền mặt định
Qua đó cho biết một cách tổng quát về những hoạt động làm tăng và giảm tiền mặt của công ty. Chúng ta có thể liệt kê những hoạt động khác nhau này, cùng với các ví dụ cho từng hoạt động, như sau:
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
882
Các Hoạt Động Làm Tăng Tiền Mặt Tăng nợ dài hạn (vay dài hạn) Tăng vốn cổ phần (phát hành cổ phiếu) Tăng nợ ngắn hạn (nhận một khoản vay 90 ngày) Giảm tài sản lưu động khác tiền mặt (bán một số hàng tồn kho lấy tiền mặt) Giảm tài sản cố định (bán một số tài sản)
Các Hoạt Động Làm Giảm Tiền Mặt Giảm nợ dài hạn (trả nợ dài hạn) Giảm vốn chủ sở hữu (mua lại cổ phiếu) Giảm nợ ngắn hạn (trả khoản vay 90 ngày) Tăng tài sản lưu động khác tiền mặt (mua một số hàng tồn kho bằng tiền mặt) Tăng tài sản cố định (mua một số tài sản) Chú ý rằng những hoạt động làm tăng tiền đối lập với những hoạt động làm giảm tiền. Ví dụ, việc phát hành trái phiếu dài hạn làm tăng tiền mặt (ít nhất là cho đến khi tiền được chi tiêu), thanh toán một trái phiếu dài hạn làm giảm tiền mặt. Các hoạt động làm tăng tiền mặt được gọi là nguồn tiền mặt (sources of cash). Những hoạt động làm giảm tiền mặt được gọi là sử dụng tiền mặt (uses of cash). Nhìn lại danh sách trên, chúng ta thấy rằng nguồn tiền mặt luôn liên quan đến sự gia tăng trong nợ (hoặc vốn chủ sở hữu) hoặc sự sụt giảm trong tài sản, bởi vì gia tăng nợ có nghĩa là chúng ta đã tăng tiền bằng cách vay tiền hoặc bằng cách bán một phần quyền sở hữu của công ty. Một sự sụt giảm về tài sản có nghĩa là chúng ta đã bán hoặc thanh lý tài sản. Trong cả hai trường hợp đều làm phát sinh dòng tiền vào cho công ty. Sử dụng tiền mặt thì ngược lại. Sử dụng tiền mặt bao gồm việc làm giảm nợ (có thể là bằng cách trả nợ), hoặc làm tăng tài sản bằng cách mua một tài sản nào đó. Cả hai hoạt động này đều khiến công ty phải phát sinh dòng tiền ra.
VÍ DỤ 26.1
Nguồn và sử dụng tiền mặt Dưới đây là một ví dụ để kiểm tra nhanh sự hiểu biết của bạn về nguồn và sử dụng tiền mặt: Nếu khoản phải trả tăng thêm $100, điều này biểu lộ nguồn hay sử dụng tiền mặt? Nếu khoản phải thu tăng thêm $100 thì điều này thể hiện nguồn hay sử dụng tiền mặt? Các khoản phải trả là các khoản mà chúng ta nợ các nhà cung cấp của mình. Đây là một khoản nợ ngắn hạn. Nếu khoản này tăng thêm $100, chúng ta đã chiếm dụng vốn một cách hiệu quả và đây là nguồn tiền mặt. Các khoản phải thu là những gì khách hàng nợ chúng ta, vì vậy tăng thêm $100 trong tài khoản phải thu có nghĩa là chúng ta đã bị chiếm dụng vốn; đây là sử dụng tiền mặt.
26.2 Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Và Chu Kỳ Tiền Mặt Mối quan tâm chính trong tài chính ngắn hạn là hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn của công ty. Đối với một công ty sản xuất, các hoạt động ngắn hạn này có thể bao gồm chuỗi các sự kiện và các quyết định sau:
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
883
Sự kiện
Quyết định
1. Mua nguyên liệu
1. Đặt hàng (tồn kho) bao nhiêu
2. Thanh toán bằng tiền mặt
2. Đi vay hay thanh toán bằng tiền mặt hiện có
3. Sản xuất sản phẩm
3. Lựa chọn công nghệ sản xuất
4. Bán sản phẩm
4. Có nên mở rộng tín dụng cho một khách hàng cụ thể hay không
5. Thu tiền mặt
5. Làm cách nào để thu hồi nợ
Những hoạt động này tạo ra các dòng tiền vào và dòng tiền ra. Những dòng tiền này vừa không đồng bộ vừa không chắc chắn. Ví dụ, chúng không đồng bộ vì việc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu không xảy ra cùng một lúc với việc nhận tiền mặt từ bán các sản phẩm. Chúng không chắc chắn bởi vì không thể dự đoán chính xác doanh thu và chi phí trong tương lai.
ĐỊNH NGHĨA CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT Chúng ta có thể bắt đầu với một trường hợp đơn giản. Giả sử vào ngày 0, chúng ta mua $1.000 hàng tồn kho mà chưa trả tiền người bán. Chúng ta thanh toán hóa đơn sau 30 ngày và sau 30 ngày nữa, một khách hàng sẽ mua lại toàn bộ hàng tồn kho với mức giá $1.400. Khách hàng này sẽ trả tiền sau 45 ngày. Chúng ta có thể tóm tắt các sự kiện theo thứ tự thời gian như sau:
Ngày 0
Hoạt động Mua hàng tồn kho
Không có
30
Trả tiền cho hàng tồn kho
60
Bán hàng tồn kho chưa thu tiền
105
Ảnh hưởng đến tiền mặt −$1.000 Không có
Thu tiền bán
+$1.400
Chu Kỳ Kinh Doanh Cần chú ý một số điểm trong ví dụ trên. Đầu tiên, toàn bộ chu kỳ, từ lúc mua hàng tồn kho đến thời điểm thu tiền mặt về, mất 105 ngày. Khoảng thời gian này được gọi là chu kỳ hoạt động kinh doanh (operating cycle). Như đã minh họa, chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian để mua hàng tồn kho, bán hàng, và thu tiền bán hàng. Chu kỳ này có hai phần riêng biệt. Phần thứ nhất là thời gian cần để có được và bán hàng tồn kho. Khoảng thời gian này - 60 ngày trong ví dụ trên, được gọi là thời gian tồn kho (inventory period). Phần thứ hai là thời gian cần để thu tiền bán hàng, là 45 ngày trong ví dụ trên. Khoảng thời gian này được gọi là kỳ thu tiền hay thời gian khoản phải thu (accounts receivable period). Như vậy, chu kỳ kinh doanh được xác định là tổng của thời gian tồn kho và thời gian thu tiền: Chu kỳ kinh doanh = 105 ngày =
Thời gian tồn kho 60 ngày
+ +
Kỳ thu tiền 45 ngày
(26.4)
884
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Những gì chu kỳ hoạt động kinh doanh mô tả là bằn g cách nào một sản phẩm thay đổi hình thái giữa các tài khoản tài sản lưu động. Sản phẩm bắt đầu vòng đời của mình là hàng tồn kho, sau đó được chuyển đổi thành khoản phải thu khi hàng được bán ra và cuối cùng được chuyển đổi thành tiền mặt khi chúng ta thu tiền bán hàng. Chú ý rằng, tại mỗi giai đoạn, tài sản đang tiến gần hơn đến tiền mặt.
Chu Kỳ Tiền Mặt Điều thứ hai cần chú ý là các dòng tiền và các sự kiện khác xảy ra không đồng bộ. Ví dụ, chúng ta không phải thanh toán cho mua hàng tồn kho đến tận 30 ngày sau khi chúng ta mua hàng. Khoảng thời gian 30 ngày xen vào được gọi là thời gian khoản phải trả (accounts payable period) hay kỳ thanh toán. Tiếp theo, chúng ta chi tiêu tiền mặt vào Ngày 30, nhưng chúng ta không thu cho đến Ngày 105. Bằng cách nào đó, chúng ta phải thu xếp để tài trợ $1.000 cho 105 − 30 = 75 ngày. Thời gian này được gọi là chu kỳ tiền mặt (cash cycle) Do đó, chu kỳ tiền mặt là khoản thời gian tính từ khi chúng ta thực sự phải thanh toán cho hàng tồn kho cho đến khi chúng ta thu tiền mặt từ bán hàng. Chú ý rằng, dựa trên các định nghĩa này, chu kỳ tiền mặt là hiệu số giữa chu kỳ kinh doanh và kỳ thanh toán: Chu kỳ tiền mặt 75 ngày
= Chu kỳ kinh doanh = 105 ngày
− −
Kỳ thanh toán 30 ngày
(26.5)
Chu kỳ hoạt động kinh doanh là khoảng thời gian từ khi mua hàng tồn kho cho đến khi nhận tiền mặt. (Chu kỳ hoạt động kinh doanh không bao gồm khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi hàng về đến kho). Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi tiền mặt được chi ra đến khi thu hồi lại tiền mặt. Hình 26.1: Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của một doanh nghiệp sản xuất
Hàng tồn kho được mua
Hàng tồn kho được bán
Thời gian tồn kho Kỳ thanh toán/ thời gian khoản phải trả
Kỳ thu tiền/ thời gian khoản phải thu
Thời gian
Chu kỳ tiền mặt
Thanh toán tiền hàng tồn kho
Thu tiền bán hàng
Chu kỳ hoạt động kinh doanh Chu kỳ hoạt động kinh doanh là khoảng thời gian từ khi mua hàng tồn kho cho đến khi nhận tiền mặt. (Chu kỳ hoạt động kinh doanh không bao gồm khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi hàng về đến kho). Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi tiền mặt được chi ra đến khi thu hồi lại tiền mặt.
Tìm hiểu thêm thông tin về quản trị các tài khoản thuê ngoài, hãy truy cập www. businessdebts. com. và www.opiglobal.com.
Hình 26.1 mô tả các hoạt động kinh doanh ngắn hạn và các dòng tiền của một công ty sản xuất bằng đường thời gian của dòng tiền (cash flow time line). Như được thể hiện, đường thời gian của dòng tiền thể hiện chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt dưới dạng đồ thị. Trong hình 26.1, nhu cầu quản lý tài chính ngắn hạn chính là nhu cầu quản lý khoảng chênh lệch giữa các dòng tiền vào và các dòng tiền ra. Điều này liên quan đến độ dài của chu kỳ kinh doanh và kỳ thanh toán (thời gian khoản phải trả).
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
885
Khoảng cách giữa các dòng tiền vào và dòng tiền ra có thể được lấp đầy bằng cách vay hoặc bằng cách nắm giữ tài sản thanh khoản dưới dạng tiền mặt hoặc chứng khoán khả nhượng (marketable securities). Ngoài ra, khoảng cách này có thể được rút ngắn bằng cách thay đổi thời gian hàng tồn kho, kỳ thu tiền và kỳ thanh toán. Tất cả những lựa chọn trong vấn đề quản lý này sẽ thảo luận trong các phần sau. Amazon.com—công ty chuyên bán lẻ và bán sách trên Internet là một ví dụ thú vị về tầm quan trọng của việc quản lý chu kỳ tiền mặt. Vào tháng Tám năm 2011, giá trị thị trường của Amazon.com là cao hơn (trên thực tế, cao hơn 100 lần) so với Barnes & Noble, vua của các cửa hiệu bán sách. Tại sao Amazon.com có giá thị trường cao như vậy? Có nhiều lý do, nhưng quản lý tài sản ngắn hạn là một yếu tố quan trọng. Trong năm 2010, vòng quay hàng tồn kho của Amazon khoảng 10 lần mỗi năm, nhanh hơn 3 lần so với Barnes & Noble; vì vậy, thời gian hàng tồn kho của công ty này ngắn hơn đáng kể. Thậm chí ấn tượng hơn, Amazon trừ ngay vào thẻ tín dụng của khách hàng khi bắt đầu gởi sách đi giao và số tiền này thường được thanh toán bởi công ty thẻ tín dụng trong vòng một ngày. Điều này có nghĩa là Amazon có một chu kỳ tiền mặt âm! Trong thực tế, trong năm 2010, chu kỳ tiền mặt của Amazon là âm 69 ngày. Như vậy, mỗi thương vụ bán hàng tạo ra một dòng tiền vào có thể được sử dụng ngay lập tức. Amazon không phải là công ty duy nhất có chu kỳ tiền mặt âm. Hãy xem nhà sản xuất máy bay Boeing. Trong năm 2010, Boeing đã có một thời gian tồn kho là 145 ngày và kỳ thu tiền là 36 ngày, vì vậy chu kỳ kinh doanh là 182 ngày (thêm một ngày do làm tròn số). Chu kỳ tiền mặt của Boeing chắc hẳn phải khá dài? Không. Boeing có kỳ thanh toán là 235 ngày, do đó chu kỳ tiền mặt của công ty là âm 53 ngày! Bảng 26.1 Các nhà quản lý giải quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn
Nhà quản lý
Nhiệm vụ liên quan đến Tài sản/Nợ phải trả Quản lý tài chính ngắn hạn chịu ảnh hưởng Tiền mặt, chứng khoán khả nhượng, các khoản cho vay ngắn hạn
Nhà quản lý tiền mặt
Thu tiền, tập trung, giải ngân; đầu tư ngắn hạn; vay ngắn hạn; quan hệ với ngân hàng
Nhà quản lý tín dụng
Giám sát quản lý tín dụng và kiểm soát các tài khoản phải thu; Khoản phải thu quyết định chính sách tín dụng
Nhà tiếp thị
Quyết định chính sách tín dụng
Khoản phải thu
Nhà quản lý mua hàng
Quyết định mua hàng, nhà cung cấp; có thể đàm phán các điều khoản thanh toán
Hàng tồn kho, khoản phải trả
Nhà quản lý sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất và yêu cầu Hàng tồn kho, khoản vật tư phải trả
Nhà quản lý khoản phải trả
Quyết định chính sách thanh toán và xem xét giảm giá
Khoản phải trả
Bộ phận kiểm soát
Thông tin kế toán về các dòng tiền; đối chiếu các khoản phải trả; áp dụng thanh toán cho tài khoản phải thu
Khoản phải thu, khoản phải trả
886
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Trước khi xem xét chi tiết hơn các chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt, chúng ta xem xét các bên liên quan đến việc quản lý tài sản và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Như Bảng 26.1 minh họa, việc quản lý tài chính ngắn hạn trong một công ty lớn liên quan đến một số nhà quản lý tài chính và phi tài chính khác nhau. Theo bảng 26.1, chúng ta thấy rằng hoạt động bán hàng theo tín dụng bao gồm ít nhất ba thực thể khác nhau: Người quản lý hoạt động tín dụng thương mại, người quản lý hoạt động tiếp thị, và người kiểm soát. Trong ba đối tượng này, chỉ có hai người chịu trách nhiệm trước giám đốc tài chính (chức năng tiếp thị thường được gắn với giám đốc tiếp thị). Như vậy, có tiềm năng xảy ra xung đột, đặc biệt là nếu các nhà quản lý khác nhau chỉ tập trung vào một phần của bức tranh tổng thể. Ví dụ, nếu bộ phận tiếp thị đang cố gắng giành được một khách hàng mới, họ có thể cung cấp các điều khoản tín dụng dễ dàng hơn để khuyến khích khách mua hàng.Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng các khoản phải thu hoặc làm tăng khả năng công ty đối mặt với rủi ro nợ xấu và xung đột có thể xảy ra.
TÍNH TOÁN CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT Trong ví dụ, các độ dài thời gian tạo thành các giai đoạn khác nhau rất rõ ràng. Nếu tất cả thông tin có được là từ báo cáo tài chính, chúng ta sẽ phải xem xét một cách chi tiết hơn. Hãy xem minh họa những tính toán sau đây. Để bắt đầu, chúng ta cần phải xác định những vấn đề khác nhau chẳng hạn như tính bình quân phải mất bao lâu để bán hàng tồn kho và phải mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu. Chúng ta bắt đầu bằng cách thu thập một số thông tin trên bảng cân đối kế toán như sau (đơn vị ngàn):
Mục Hàng tồn kho Các khoản phải thu Các khoản phải trả
Đầu năm
Cuối năm
Trung bình
$2.000
$3.000
$2.500
1.600
2.000
1.800
750
1.000
875
Ngoài ra, các thông tin từ báo cáo thu nhập gần đây nhất như sau (đơn vị ngàn): Doanh thu thuần
$11.500
Giá vốn hàng bán
8.200
Bây giờ chúng ta cần tính toán một số chỉ tiêu tài chính, chi tiết về các chỉ tiêu này đã được đề cập trong Chương 3. Do vậy, ở đây chúng ta chỉ tính toán và sử dụng.
Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Đầu tiên cần tính thời gian hàng tồn
kho. Chúng ta đã chi tiêu $8,2 triệu vào hàng tồn kho (giá vốn hàng bán). Hàng tồn kho trung bình là $2,5 triệu. Do đó vòng quay hàng tồn kho là $8,2/2,5 lần trong năm1. Chú ý rằng trong việc tính toán vòng quay hàng tồn kho ở đây, chúng ta sử dụng hàng tồn kho trung bình thay vì sử dụng hàng tồn kho cuối năm như chúng ta đã làm trong Chương 3. Cả hai phương pháp đều được sử dụng trong thế giới thực.Chúng ta sẽ sử dụng giá trị trung bình để tính toán trong suốt chương này.
1
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
887
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình $8,2 triệu = = 3,28 lần 2,5 triệu
Vòng quay hàng tồn kho
=
Nói một cách tương đối, con số này cho thấy rằng trong năm hàng tồn kho đã được mua vào và bán ra 3,28 lần. Hay tính trung bình, hàng tồn kho đã được nắm giữ với: 365 ngày Vòng quay hàng tồn kho 365 = = 111,3 ngày 3,28
Thời gian hàng tồn kho =
Vì vậy, thời gian tồn kho là khoảng 111 ngày. Nói cách khác, tính trung bình, hàng tồn kho nằm chờ khoảng 111 ngày trước khi được bán ra2. Tương tự, các khoản phải thu trung bình là $1,8 triệu, và doanh số bán hàng trong năm là $11,5 triệu. Giả sử tất cả doanh số bán đều là trả chậm thì3: Doanh thu Khoản phải thu trung bình $11,5 triệu = = 6,4 lần 1,8 triệu
Vòng quay khoản phải thu =
Nếu vòng quay khoản phải thu là 6,4 lần trong một năm thì kỳ thu tiền bình quân là: 365 ngày Vòng quay khoản phải thu 365 = = 57 ngày 6,4
Kỳ thu tiền bình quân =
Kỳ thu tiền bình quân cũng được gọi là số ngày thu tiền của doanh số bán chịu (days’ sales in receivables), hay kỳ thu tiền trung bình (average collection period). Dù được gọi là gì, chỉ số này cũng cho biết rằng khách hàng cần trung bình 57 ngày để trả tiền. Chu kỳ hoạt động kinh doanh là tổng của các thời gian hàng tồn kho và kỳ thu tiền: Chu kỳ hoạt động kinh doanh
=
Thời gian tồn kho
= =
111 ngày 168 ngày
+ Kỳ thu tiền bình quân +
57 ngày
Điều này cho biết rằng, tính trung bình, cần 168 ngày từ khi chúng ta mua hàng tồn kho, đến khi bán được hàng và thu được tiền bán hàng. Thước đo này là đồng nhất về mặt khái niệm với doanh số bán hàng tính theo ngày theo con số hàng tồn kho mà chúng ta đã thảo luận ở Chương 3.
2
Nếu doanh thu tín dụng nhỏ hơn 100%, thì chúng ta sẽ cần thêm thông tin, cụ thể là, doanh thu tín dụng cho cả năm. Xem Chương 3 có thảo luận nhiều về thước đo này.
3
888
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Chu Kỳ Tiền Mặt Tiếp theo cần xác định kỳ thanh toán. Từ những thông tin về khoản phải trả trung bình là $875.000 và giá vốn hàng bán là $8,2 triệu. Ta có, vòng quay khoản phải trả là: Giá vốn hàng bán Khoản phải trả trung bình $8,2 triệu = = 9,4 lần 0,875 triệu
Vòng quay khoản phải trả =
365 ngày Vòng quay khoản phải trả 365 = = 39 ngày 9,4
Kỳ thanh toán bình quân =
Vì vậy, chúng ta cần trung bình 39 ngày để thanh toán các hóa đơn. Cuối cùng, chu kỳ tiền mặt là hiệu giữa chu kỳ hoạt động kinh doanh và kỳ thanh toán bình quân: Chu kỳ tiền mặt = = =
Chu kỳ hoạt động kinh doanh 168 ngày 129 ngày
−
Kỳ thanh toán bình quân
−
39 ngày
Như vậy, tính trung bình, có một độ trễ 129 ngày giữa thời gian thanh toán tiền mua hàng và thời gian thu tiền bán hàng.
VÍ DỤ 26.2
Chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt Bạn đã thu thập được thông tin sau đây về Slowpay Company:
Khoản mục
Đầu kỳ
Cuối kỳ
$5.000
$7.000
Các khoản phải thu
1.600
2.400
Các khoản phải trả
2.700
4.800
Hàng tồn kho
Doanh thu bán tín dụng cho năm vừa kết thúc là $50.000, giá vốn hàng bán là $30.000. Slowpay mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu? Thời gian hàng tồn kho là bao lâu? Sau bao lâu thì Slowpay phải thanh toán các hóa đơn của mình? Đầu tiên chúng ta có thể tính toán ba vòng quay sau: Vòng quay hàng tồn kho = $30.000/6.000
= 5 lần
Vòng quay khoản phải thu = $50.000/2.000
= 25 lần
Vòng quay khoản phải trả = $30.000/3.750
= 8 lần
Từ đó tính được: Thời gian hàng tồn kho bình quân = 365/5 Kỳ thu tiền bình quân = 365/25 Kỳ thanh toán bình quân = 365/8
= 73 ngày = 14,6 ngày = 45,6 ngày
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
889
Như vậy, Slowpay thu được tiền bán hàng sau 14,6 ngày, hàng tồn kho trong 73 ngày, và các hóa đơn được thanh toán sau khoảng 46 ngày. Chu kỳ hoạt động kinh doanh ở đây là tổng của các thời gian hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân: 73 + 14,6 = 87,6 ngày. Chu kỳ tiền mặt là hiệu giữa chu kỳ hoạt động kinh doanh và kỳ thanh toán bình quân: 87,6 − 45,6 = 42 ngày.
GIẢI THÍCH CHU KỲ TIỀN MẶT Các ví dụ cho thấy rằng chu kỳ tiền mặt phụ thuộc vào thời gian hàng tồn kho, kỳ thu tiền, và kỳ thanh toán. Chu kỳ tiền mặt tăng khi thời gian hàng tồn kho và thời gian khoản phải thu hay kỳ thu tiền kéo dài hơn. Chu kỳ tiền mặt này sẽ giảm nếu công ty có thể trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả và do đó kéo dài kỳ thanh toán. Không giống như Amazon.com, hầu hết các công ty có một chu kỳ tiền mặt dương, và do đó họ cần nguồn tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. Chu kỳ tiền mặt càng dài, càng cần nguồn tài trợ nhiều hơn. Ngoài ra, những thay đổi trong chu kỳ tiền mặt của công ty thường được xem như là một chỉ số giúp cảnh báo sớm. Một chu kỳ tiền mặt kéo dài có thể chỉ ra rằng công ty đang gặp khó khăn khi bán hàng tồn kho hoặc thu hồi các khoản phải thu của công ty. Những vấn đề như vậy có thể bị che giấu (ít nhất là một phần) bởi một sự gia tăng trong kỳ thanh toán, vì vậy cả hai chu kỳ này nên được theo dõi cẩn thận. Mối liên hệ giữa chu kỳ tiền mặt với khả năng sinh lợi của công ty có thể dễ dàng xác định thông qua thông quan một trong những yếu tố cơ bản xác định khả năng sinh lợi và tăng trưởng của một công ty là hiệu suất sử dụng tài sản (total asset turnover), được định nghĩa là Doanh thu thuần/Tổng tài sản. Trong Chương 3, chúng ta đã thấy rằng tỷ lệ này càng cao thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROA (Return On Assets), và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ROE (Return On Equity) càng lớn. Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác cố định, chu kỳ tiền mặt càng ngắn, đầu tư của công ty vào hàng tồn kho và khoản phải thu càng thấp. Kết quả là, tổng tài sản của công ty thấp hơn và hiệu suất sử dụng tài sản (turnover) cao hơn.
MỘT KHẢO SÁT VỀ CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT Năm 2011, tạp chí CFO công bố khảo sát về vốn luân chuyển đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Kết quả của cuộc khảo sát này làm nổi bật sự khác biệt rõ rệt trong chu kỳ tiền mặt và chu kỳ hoạt động kinh doanh giữa các ngành. Bảng dưới đây cho thấy chu kỳ hoạt động kinh doanh trung bình và chu kỳ tiền mặt trung bình của bốn ngành công nghiệp khác nhau. Trong số này, ngành công nghiệp hàng không có chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt thấp nhất. Các hãng hàng không cũng có thời gian hàng tồn kho ngắn. Các nhà bán lẻ tổng hợp (the multi-line retails), trong đó bao gồm Dollar General và Bon-Ton Stores, có kỳ thu tiền bằng không. Chu kỳ Thời hoạt động gian Kỳ thu tiền tồn kho kinh doanh (ngày) (ngày) (ngày)
Kỳ thanh toán (ngày)
Chu kỳ tiền mặt (ngày)
Các hãng hàng không
10
7
17
18
−1
Công nghệ sinh học
64
49
113
14
99
Sản phẩm thực phẩm
25
39
64
26
38
0
62
62
26
36
Bán lẻ tổng hợp
890
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
So với các công ty thực phẩm, các nhà bán lẻ tổng hợp có chu kỳ hoạt động kinh doanh tương tự. Tuy nhiên, có thể thấy rằng có một sự khác biệt lớn vì ngành công nghiệp bán lẻ không có kỳ thu tiền và thời gian hàng tồn kho dài hơn nhiều. Thời gian tồn kho là cần thiết trong ngành công nghiệp này để các kệ có hàng, nhưng vì khách hàng có xu hướng trả bằng tiền mặt, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này có ít hoặc không có các khoản phải thu. Chúng ta đã thấy rằng chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt có thể khác nhau rất ít giữa các ngành, nhưng các chu kỳ này có thể khác nhau giữa các công ty trong cùng ngành. Dưới đây bạn sẽ thấy các chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt của các công ty máy tính và điện tử tiêu dùng. Có thể thấy có những sự khác biệt: Apple và Dell có các chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt tốt nhất trong ngành công nghiệp này. Trong thực tế, Dell từ lâu đã được biết đến như người dẫn đầu trong quản lý tài sản lưu động. Cả Imation và Diebold đều có thời gian tồn kho dài hơn nhiều.
Kỳ thu tiền (ngày)
Thời gian tồn kho (ngày)
Apple
31
6
37
67
−30
Dell
39
8
47
67
−20
Imation
65
51
116
55
61
Diebold
52
58
110
28
82
Chu kỳ hoạt Kỳ thanh Chu kỳ động kinh toán tiền mặt doanh (ngày) (ngày) (ngày)
Bằng cách tìm hiểu tất cả các thành phần của tiền mặt và các chu kỳ chuyển đổi, bạn có thể nhận thấy khi nào một công ty đang hoạt động tốt hay kém. Nhìn vào các chu kỳ hoạt động kinh doanh đối với Imation và Diebold, chúng có vẻ khá giống nhau. Tuy nhiên, Diebold có thời gian tồn kho lâu hơn, và Imation có kỳ thanh toán dài hơn. Khi nhìn vào các chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt, lưu ý rằng mỗi chu kỳ thực sự là một chỉ tiêu tài chính. Vì các đặc trưng công ty và ngành công nghiệp sẽ có ảnh hưởng đối với bất kỳ chỉ tiêu tài chính nào, vì vậy hãy cẩn thận trong việc giải thích của bạn. Ví dụ, nhìn vào Imation và Diebold, chúng ta lưu ý thời gian tồn kho cả hai công ty có vẻ dài. Đó có phải là một điều xấu? Có thể không. Các công ty này có mô hình kinh doanh khác so với Apple và Dell, và, kết quả là, không thể đánh giá được những công ty này khi chỉ dựa trên mức độ hàng tồn kho.
26.3 Một Số Khía Cạnh Của Chính Sách Tài Chính Ngắn Hạn Chính sách tài chính ngắn hạn mà một công ty theo đuổi sẽ bao gồm ít nhất hai yếu tố: 1. Quy mô đầu tư của công ty vào tài sản lưu động (The size of the firm’s investment in current assets): Yếu tố này thường được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng doanh thu hoạt động của công ty. Một chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt (flexible short-term financial policy) sẽ duy trì một tỷ lệ tài sản lưu động so với doanh số bán cao hơn. Một chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế (restrictive short-term financial policy) sẽ dẫn đến một tỷ lệ tài sản lưu động so với doanh số bán thấp.
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
891
2. Tài trợ cho tài sản lưu động (The financing of current assets): Yếu tố này được đo lường bằng tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn. Một chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế sẽ có tỷ lệ nợ ngắn hạn/nợ dài hạn cao, và một chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt sẽ có tỷ lệ này thấp hơn.
QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY Các chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt bao gồm: 1. Duy trì số dư tiền mặt và chứng khoán khả nhượng lớn. 2. Đầu tư lớn cho hàng tồn kho. 3. Chấp nhận các điều khoản tín dụng nới lỏng, dẫn đến các khoản phải thu cao. Các chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế là: 1. Duy trì số dư tiền mặt thấp và không đầu tư vào chứng khoán khả nhượng. 2. Đầu tư thấp vào hàng tồn kho. 3. Không cho phép bán hàng trả chậm và không có các khoản phải thu. Việc xác định mức độ đầu tư tối ưu trong tài sản ngắn hạn đòi hỏi việc xác định các chi phí khác nhau của các chính sách tài chính ngắn hạn thay thế. Mục tiêu là cân bằng chi phí của các chính sách hạn chế đối với chi phí của những chính sách linh hoạt để đạt đến sự thỏa hiệp tốt nhất. Mức độ nắm giữ tài sản lưu động với chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt sẽ đạt mức cao nhất và với chính sách hạn chế sẽ là thấp nhất. Như vậy, việc thực hiện các chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt khá tốn kém theo nghĩa chúng sẽ yêu cầu các dòng tiền ra cao hơn để tài trợ cho khoản mục tiền mặt và chứng khoán khả nhượng, hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tuy nhiên với một chính sách linh hoạt, các dòng tiền vào trong tương lai là cao nhất. Doanh số được tăng cường thông qua những điều khoản tín dụng nới lỏng (liberal credit terms) cho khách hàng. Việc nắm giữ một số lượng lớn hàng tồn kho sẽ giúp công ty có khả năng giao hàng nhanh chóng cho khách hàng và làm tăng doanh số bán4. Ngoài ra, công ty có thể có khả năng bán hàng với giá cao hơn nhờ giao hàng sớm và các điều khoản tín dụng nới lỏng của các chính sách linh hoạt. Một chính sách linh hoạt cũng có thể dẫn đến việc doanh nghiệp ít bị ngừng trệ sản xuất do tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho hơn5. Việc quản lý tài sản lưu động có thể được xem như là đưa ra các quyết định liên quan đến sự đánh đổi giữa tăng và giảm các chi phí ứng với các mức độ đầu tư khác nhau. Các chi phí gia tăng cùng với mức độ đầu tư vào tài sản lưu động được gọi là chi phí lưu giữ (carrying cost ). Các chi phí mà sẽ được giảm thiểu khi gia tăng mức độ đầu tư vào tài sản lưu động được gọi là chi phí thiếu hụt hàng tồn kho (shortage costs). Chi phí lưu giữ nói chung có hai loại. Thứ nhất, vì tỷ suất sinh lợi trên tài sản lưu động là thấp so với các tài sản khác, nên tồn tại chi phí cơ hội. Thứ hai, cần tốn chi phí để duy trì các giá trị kinh tế của mặt hàng đó. Ví dụ, chi phí kho bãi cho hàng tồn kho có thể được xem là ví dụ cho chi phí thuộc loại này. Chi phí thiếu hụt phát sinh khi mức đầu tư vào các tài sản lưu động thấp. Nếu một công ty hết tiền, họ buộc phải bán chứng khoán khả nhượng. Nếu hết tiền mặt và không thể dễ dàng bán chứng khoán khả nhượng, công ty có thể cần phải 4
Điều này đúng với một số loại thành phẩm.
5
Điều này đúng với tồn kho nguyên vật liệu nhưng không đúng với thành phẩm.
892
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Yếu tố quyết định nắm giữ tài sản thanh khoản (Liquid Asset) của doanh nghiệp Những công ty nắm giữ tài sản thanh khoản cao thường là những công ty có
Những công ty nắm giữ tài sản thanh khoản thấp thường là những công ty có
Cơ hội tăng trưởng cao
Cơ hội tăng trưởng thấp
Rủi ro cao trong đầu tư
Rủi ro thấp trong đầu tư
Các doanh nghiệp nhỏ
Các doanh nghiệp lớn
Các công ty có định mức tín nhiệm thấp Công ty có định mức tín nhiệm cao
Các công ty nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều hơn (ví dụ tiền mặt và chứng khoán khả nhượng nhiều hơn) để đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục đầu tư khi dòng tiền có sẵn là tương đối thấp so với các cơ hội đầu tư có NPV dương. Các công ty có khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt hơn sẽ nắm giữ ít tài sản thanh khoản hơn. NGUỒN: Tim Opler, Lee Pinkowitz, René Stulz, và Rohan Williamson, “The Determinants and Implications of Corporate Cash Holdings,” Journal of Financial Economics 52 (1999).
đi vay hoặc bị vỡ nợ. (Tình huống chung này được gọi là cash-out cạn kiệt tiền mặt.) Nếu hết hàng tồn kho (a stockout) hoặc nếu không thể mở rộng cấp tín dụng thương mại đối với khách hàng của mình, công ty sẽ đánh mất khách hàng. Có hai loại chi phí thiếu hụt hàng tồn kho: 1. Các chi phí giao dịch, hay chi phí đặt hàng (Trading, or order, costs): Chi phí đặt hàng là chi phí cho mỗi lần đặt hàng để có thêm hàng tồn kho bổ sung (hay chi phí thiết lập sản xuất - production setup costs) hoặc chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán để có thêm tiền mặt (chi phí môi giới - brokerage costs) 2. Các chi phí liên quan đến dự trữ an toàn (Costs related to safety reserves): Đây là những chi phí liên quan đến doanh nghiệp bị mất đơn đặt hàng, bị mất tín nhiệm của khách hàng, mất khách hàng và gián đoạn tiến độ sản xuất do kho hết hàng. Hình 26.2 minh họa các tính chất cơ bản của chi phí lưu giữ và chi phí thiếu hụt. Tổng chi phí đầu tư vào tài sản lưu động được xác định bằng cách cộng các chi phí lưu giữ và các chi phí thiếu hụt. Điểm thấp nhất trên đường tổng chi phí (CA*) phản ánh sự cân bằng tối ưu của mức độ đầu tư vào tài sản lưu động. Đường cong nói chung là khá bằng phẳng tại điểm tối ưu, và do vậy khó tìm được sự cân bằng tối ưu chính xác giữa chi phí thiếu hụt và chi phí lưu giữ. Thông thường, chúng ta bằng lòng với một sự lựa chọn gần mức tối ưu. Nếu một công ty có chi phí lưu giữ thấp hoặc chi phí thiếu hụt cao, một chính sách tối ưu sẽ yêu cầu nắm giữ một lượng tài sản lưu động cao. Nói cách khác, chính sách tối ưu là một chính sách linh hoạt. Điều này được minh họa trong đồ thị giữa của Hình 26.2. Nếu chi phí lưu giữ cao hoặc chi phí thiếu hụt thấp, chính sách tối ưu sẽ là một chính sách hạn chế. Tức là, chính sách tối ưu trong trường hợp này sẽ đòi hỏi đầu tư vào tài sản lưu động ở mức vừa phải. Điều này được minh họa trong đồ thị dưới cùng của Hình 26.2.
Hình 26.2 Chi phí lưu trữ và chi phí thiếu hụt
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Đôla Tổng chi phí nắm giữ tài sản lưu động
Điểm thấp nhất
Chi phí lưu giữ
Chi phí thiết hụt Lượng tài sản lưu động tối ưu (CA) CA* Lượng tài sản lưu động tối ưu. Đây là điểm tối thiểu hóa chi phí.
Chính sách linh hoạt Đôla
Điểm thấp nhất
Tổng chi phí nắm giữ tài sản lưu động Chi phí lưu giữ Chi phí thiết hụt
CA*
Lượng tài sản lưu động tối ưu (CA)
Chính sách hạn chế Đôla Điểm thấp nhất Tổng chi phí nắm giữ tài sản lưu động
Chi phí lưu giữ
Chi phí thiết hụt CA*
Lượng tài sản lưu động tối ưu (CA)
Các chi phí lưu giữ tăng theo sự gia tăng mức đầu tư vào tài sản lưu động. Chúng bao gồm chi phí cơ hội và chi phí duy trì giá trị kinh tế của tài sản. Các chi phí thiếu hụt giảm theo sự gia tăng mức đầu tư vào tài sản lưu động. Chúng bao gồm chi phí giao dịch và chi phí hết tài sản lưu động.
893
894
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson đã xác định các nhân tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt và chứng khoán khả nhượng của các công ty niêm yết6. Họ tìm ra bằng chứng cho thấy các công ty hành xử theo mô hình đánh đổi tĩnh như đã được mô tả ở trên. Nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao (ví dụ, tiền mặt và chứng khoán khả nhượng), do đó chi phí lưu giữ là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản thanh khoản cao và chi phí thiếu hụt là những rủi ro của việc không có tiền mặt khi có cơ hội đầu tư tốt.
CÁC CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ KHÁC NHAU CHO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Sau khi đã xem xét mức độ đầu tư vào tài sản lưu động, tiếp theo chúng ta chuyển sang mức độ sử dụng tài trợ nợ ngắn hạn, giả sử rằng mức độ đầu tư vào tài sản lưu động là tối ưu.
Mô Hình Lý Tưởng Trong một nền kinh tế hoàn hảo, tài sản lưu động luôn luôn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn; các tài sản dài hạn được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong nền kinh tế này, vốn luân chuyển ròng luôn luôn bằng không.
Hãy xem trường hợp đơn giản của một chủ vựa thóc. Chủ vựa thóc mua thóc sau khi thu hoạch, lưu trữ và bán chúng trong năm. Họ sẽ có mức độ hàng tồn kho thóc cao sau khi thu hoạch và kết thúc với mức hàng tồn kho thấp ngay trước vụ thu hoạch tiếp theo. Vốn vay ngân hàng với kỳ hạn dưới một năm được sử dụng để tài trợ cho việc mua thóc. Các khoản vay này được thanh toán bằng số tiền thu được từ việc bán thóc. Tình huống được thể hiện trong Hình 26.3. Tài sản dài hạn được giả định là tăng theo thời gian, trong khi tài sản lưu động tăng vào cuối vụ thu hoạch và sau đó giảm trong năm. Tài sản ngắn hạn kết thúc bằng không trước vụ thu hoạch tới. Những tài sản này được tài trợ bằng nợ ngắn hạn và các tài sản dài hạn được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Vốn luân chuyển ròng—tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn—luôn luôn bằng không.
Các Chiến Lược Khác Để Tài Trợ Tài Sản Lưu Động Trong thế giới thực, tài sản lưu động không thể kỳ vọng sẽ giảm xuống bằng không vì một mức độ gia tăng trong dài hạn của doanh số bán sẽ dẫn đến kết quả là công ty cần phải Hình 26.3
Đôla
Chính sách tài chính đối với một nền kinh tế lý tưởng
Tài sản lưu động = nợ ngắn hạn
Tài sản cố định= nợ dài hạn và vốn cổ phần
Tài sản cố định
0
1
2
3
4
Thời gian
Trong thế giới hoàn hảo, vốn luân chuyển ròng luôn luôn bằng không bởi tài sản lưu động được tài trợ bằng nợ ngắn hạn Tim Opler, Lee Pinkowitz, René Stulz, and Rohan Williamson, “The Determinants and Implications of Corporate Cash Holdings,” Journal of Financial Economics 52 (1999).
6
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
895
duy trì đầu tư thường xuyên vào tài sản lưu động. Một công ty đang phát triển có thể được xem như là có nhu cầu thường xuyên về cả tài sản lưu động lẫn tài sản dài hạn. Tổng nhu cầu tài sản này sẽ thể hiện sự cân bằng theo thời gian, trong đó phản ánh: (1) xu hướng tăng trưởng lâu dài, (2) sự thay đổi theo mùa vụ xung quanh xu hướng này, và (3) sự biến động không thể đoán trước trong nhu cầu tài sản lưu động theo từng ngày và từng tháng. Tất cả những điều này được mô tả trong Hình 26.4. Bây giờ hãy xem những tài sản này được tài trợ như thế nào. Đầu tiên, hãy xem xét chiến lược F (Flexible) như trong Hình 26.5, trong đó quy mô tài trợ dài hạn lớn hơn nhu cầu đầu tư vào tổng tài sản, ngay cả khi công ty đang ở đỉnh điểm của mùa vụ. Như vậy trong chiến lược này công ty sẽ luôn có sẵn tiền mặt thặng dư để đầu tư chứng khoán thị trường khi nhu cầu tổng tài sản giảm xuống (từ mức đỉnh điểm). Bởi vì chiến lược này kéo theo công ty sẽ luôn có thặng dư tiền mặt ngắn hạn và mức độ đầu tư vào vốn luân chuyển lớn, nên được coi là một chiến lược linh hoạt. Khi quy mô tài trợ dài hạn không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư vào tổng tài sản, công ty sẽ phải vay ngắn hạn để bù lại số thiếu hụt. Chiến lược hạn chế này được gọi là chiến lược R (Restrictive) như thể hiện trong Hình 26.5.
CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG NÀO LÀ TỐT NHẤT? Một doanh nghiệp nên vay ngắn hạn bao nhiêu là thích hợp nhất? Không có câu trả lời dứt khoát. Có một số vấn đề cần phải cân nhắc khi phân tích: 1. Dự trữ tiền mặt (Cash reserves): Chiến lược tài trợ linh hoạt kéo theo thặng dư tiền mặt và nhu cầu vay ngắn hạn ít. Chiến lược này làm giảm xác suất công ty sẽ gặp khó khăn tài chính. Các công ty có thể không cần phải lo lắng nhiều về các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn định kỳ. Tuy nhiên, đầu tư vào tiền mặt và chứng khoán khả nhượng là những đầu tư có giá trị hiện giá thuần – NPV bằng không. 2. Phòng ngừa rủi ro đáo hạn (Maturity hedging): Hầu hết các công ty tài trợ cho hàng tồn kho bằng các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và tài trợ cho tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn. Các công ty có xu hướng tránh tài trợ cho các tài sản dài hạn bằng khoản vay ngắn hạn. Thời gian đáo hạn không tương thích này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp tài trợ ngắn hạn thường xuyên và điều này chắn chắn có rủi ro vì lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn. 3. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (Term structure): Lãi suất ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất dài hạn. Điều này ngụ ý rằng, tính trung bình, doanh nghiệp sử dụng tài trợ vay dài hạn tốn kém hơn so với sử dụng tài trợ vay ngắn hạn. Hình 26.4
Đôla
Tổng tài sản đầu tư theo thời gian Thay đổi mùa vụ Tăng trưởng liên tục trong tài sản cố định và thường xuyên trong tài sản lưu động
Tổng tài sản đầu tư
Thời gian
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
896
Hình 26.5 Những chính sách khác nhau trong tài trợ tài sản
Chiến lược F Đôla Tổng tài sản đầu tư
Chứng khoán khả nhượng
Tài trợ dài hạn
Thời gian Chiến lược R Đôla Tổng tài sản đầu tư
Tài trợ ngắn hạn
Tài trợ dài hạn Thời gian
Chiến lược F luôn hàm ý tiên mặt ngắn hạn thặng dư và doanh nghiệp thực hiện đầu tư lớn vào tiền mặt và chứng khoán khả nhượng. Chiến lược R sử dụng tài trợ dài hạn chỉ để đầu tư tài sản dài hạn và vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho những thay đổi do mùa vụ trong ngắn hạn.
26.4 Lập Ngân Sách Tiền Mặt ExcelMaster (Ứng dụng Excel) trực tuyến Phần này giới thiệu việc liên kết đến các tài liệu Word.
VÍ DỤ 26.3
Lập ngân sách tiền mặt (Cash Budgeting) là một công cụ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính ngắn hạn. Nó cho phép nhà quản lý tài chính xác định các nhu cầu (và các cơ hội) tài trợ ngắn hạn. Dựa vào kế hoạch tài chính ngắn hạn này, nhà quản lý có thể quyết định khi nào nên vay vốn. Đây là cách thức để xác định khoảng cách dòng tiền trên đường thời gian của dòng tiền. Ý tưởng về lập ngân sách tiền mặt khá đơn giản: ghi lại các ước tính về thu và chi tiền mặt. Chúng ta minh họa việc lập ngân sách tiền mặt bằng ví dụ về công ty Fun Toys sau đây.
Thu tiền mặt Tất cả các dòng tiền vào của Fun Toys đến từ việc bán đồ chơi. Việc lập ngân sách tiền mặt cho Fun Toys bắt đầu bằng một dự báo doanh số bán theo quý cho năm tới:
Doanh số ($ triệu)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
$100
$200
$150
$100
Năm tài chính của Fun Toys bắt đầu vào ngày 1 tháng Bảy. Doanh số bán của Fun Toys là theo mùa và thường rất cao trong quý II do bán vào kỳ nghỉ hè. Nhưng Fun Toys có chính sách bán chịu cho các cửa hàng, do vậy bán hàng không tạo ra tiền mặt cho công ty ngay lập tức. Thay vào đó, tiền mặt sẽ được thu sau đó từ các khoản phải thu.
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
897
Fun Toys có kỳ thu tiền bình quân là 90 ngày, và 100% doanh số bán được của quý này sẽ thu tiền ở quý sau. Nói cách khác: Tiền thu bán hàng = Doanh số bán của quý trước Quan hệ này ngụ ý rằng: Các khoản phải thu tại thời điểm cuối quý trước
=
(26.6)
Doanh số bán của quý trước
Chúng ta giả định rằng doanh số bán trong quý IV của năm tài chính trước đó là $100 triệu. Từ phương trình 26.6 ta thấy khoản phải thu vào cuối quý IV của năm tài chính trước đó là $100 triệu, và khoản thu được trong quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại là $100 triệu. Doanh số bán hàng trong quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại là $100 triệu được cộng vào tài khoản phải thu (account receivable), nhưng phải trừ đi $100 triệu đã thu được. Vì vậy, Fun Toys kết thúc quý đầu tiên với số dư khoản phải thu là $100 triệu. Mối quan hệ cơ bản là: Khoản phải thu cuối năm
=
Khoản phải thu đầu năm
+
Doanh số bán
−
Các khoản thu được
Bảng 26.2 thể hiện các khoản thu được đối với Fun Toys cho bốn quý tới. Mặc dù các khoản thu được từ khoản phải thu là nguồn tạo tiền mặt duy nhất trong bảng dưới đây, tuy nhiên điều này không phải là luôn đúng. Các nguồn tạo tiền mặt khác có thể bao gồm: doanh số bán hàng, thu nhập từ hoạt động đầu tư, và huy động nguồn tài trợ dài hạn.
Bảng 26.2
Nguồn tiền mặt ($ triệu)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
$100
$200
$150
$100
Tiền mặt thu được
100
100
200
150
Khoản phải thu bắt đầu
100
100
200
150
Khoản phải thu kết thúc
100
200
150
100
Doanh số bán
DÒNG TIỀN RA Tiếp theo, chúng ta xem xét các hoạt động sử dụng tiền mặt của công ty. Chúng ta có thể đưa vào bốn loại hoạt động cơ bản được thể hiện trong Bảng 26.3. 1. Thanh toán các khoản phải trả (Payments of accounts payable): là những khoản thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, chẳng hạn như mua nguyên liệu. Các khoản thanh toán này nói chung sẽ được thực hiện sau khi mua hàng. Việc mua hàng sẽ phụ thuộc vào dự báo doanh số bán. Trong trường hợp của Fun Toys, giả sử rằng: Khoản thanh toán = Khoản mua hàng của quý trước đó Khoản mua hàng = 1/2 dự báo doanh số bán trong quý tới 2. Tiền lương, thuế và các chi phí khác (Wages, taxes, and other expenses): bao gồm tất cả các chi phí kinh doanh thông thường khác mà đòi hỏi phát sinh chi phí thực. Ví dụ khấu hao thường được xem là chi phí kinh doanh thông thường, nhưng nó không đòi hỏi dòng tiền mặt chi ra.
898
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
3. Chi tiêu vốn (Capital expenditures): Đây là những khoản thanh toán tiền mặt cho đầu tư mua sắm các tài sản dài hạn. Fun Toys có kế hoạch chi tiêu vốn lớn trong quý IV. 4. Chi phí tài trợ dài hạn (Long-term financing): Bao gồm các khoản thanh toán lãi và vốn gốc trên số dư nợ dài hạn và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Dự báo tổng hợp dòng tiền ra xuất hiện ở dòng cuối cùng của Bảng 26.3. Bảng 26.3 Chi tiêu tiền mặt ($ triệu)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Doanh số
$100
$200
$150
$100
Mua hàng
100
75
50
50
Thanh toán các khoản nợ phải trả
50
100
75
50
Tiền lương, thuế và các chi phí khác
20
40
30
20
0
0
0
100
10
10
10
10
$ 80
$150
$115
$180
Sử dụng tiền mặt
Chi đầu tư Chi phí tài trợ dài hạn: Lãi và cổ tức Tổng sử dụng tiền mặt
Bảng 26.4 Cân đối Tiền mặt ($ triệu)
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Tổng thu tiền mặt
$100
$100
$200
$150
Tổng chi tiền mặt
80
150
115
180
Dòng tiền mặt thuần
20
(50)
85
(30)
Số dư tiền mặt tích lũy
20
(30)
55
25
Số dư tiền mặt tối thiểu cần duy trì
5
5
5
5
Nhu cầu tài trợ tích lũy: thặng dư (thâm hụt)
15
(35)
50
20
CÁN CÂN TIỀN MẶT Số dư tiền mặt ròng xuất hiện trong Bảng 26.4 và dòng tiền ròng chi ra được dự báo trong quý II. Dòng tiền chi ra lớn không phải là do không có khả năng thu được lợi nhuận mà do thu tiền bán hàng chậm. Điều này dẫn đến trong quý II có một sự thiếu hụt trong khoản mục tiền mặt tích lũy là $30 triệu. Fun Toys đã thiết lập yêu cầu duy trì số dư tiền mặt hoạt động tối thiểu bằng $5 triệu để tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh, bảo vệ công ty chống lại những tình huống cần chi tiêu tiền mặt bất ngờ và đáp ứng duy trì số dư tiền mặt khi vay nợ ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại của mình. Điều này có nghĩa rằng công ty sẽ có một sự thiếu hụt tiền mặt trong quý II đến $35 triệu.
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
899
26.5 Kế Hoạch Tài Trợ Ngắn Hạn Fun Toys có một vấn đề trong tài trợ ngắn hạn đó là công ty không thể đáp ứng dòng tiền mặt thiếu hụt trong quý II như đã dự kiến từ nguồn nội bộ. Do vậy công ty phải lựa chọn những nguồn tài trợ ngắn hạn từ bên ngoài bao gồm (1) vay ngân hàng không có bảo đảm, (2) vay có bảo đảm, và (3) các nguồn khác.
VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM (UNSECURED LOANS) Cách phổ biến nhất để tài trợ cho thâm hụt tiền mặt tạm thời là sắp xếp một khoản vay ngắn hạn ngân hàng không có bảo đảm. Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng ngắn hạn thường yêu cầu ngân hàng của họ một hạn mức tín dụng không cam kết (noncommitted line of credit) hoặc một hạn mức tín dụng cam kết (committed line of credit). Một hạn mức tín dụng không cam kết là một thỏa thuận không chính thức cho phép các doanh nghiệp được vay đến một giới hạn định trước mà không cần phải trải qua các thủ tục giấy tờ thông thường. Lãi suất đối với hạn mức tín dụng loại này thường được thiết lập bằng với mức lãi suất cho vay cơ bản của ngân hàng cộng với một tỷ lệ phần trăm bổ sung. Hạn mức tín dụng cam kết là thỏa thuận pháp lý chính thức và thường liên quan đến một khoản phí cam kết mà công ty sẽ thanh toán đối với ngân hàng (thông thường lệ phí là khoảng 0,25% của tổng số vốn cam kết mỗi năm). Đối với các doanh nghiệp lớn, lãi suất thường được gắn liền với lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate) hoặc với chi phí vốn của ngân hàng, chứ không phải là lãi suất cơ bản (prime rate). Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường được yêu cầu phải duy trì số dư bù trừ (compensating balances) trong ngân hàng. Số dư bù trừ (compensating balances) là khoản tiền ký gửi bởi công ty và được giữ trong tài khoản ở ngân hàng với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất. Số dư bù trừ thường vào khoảng từ 2% đến 5% của số tiền được vay. Bằng cách để lại số tiền này ở ngân hàng mà không nhận được lãi suất, công ty đã làm tăng lãi suất hiệu dụng mà ngân hàng thu được đối với khoản cho vay theo hạn mức tín dụng. Ví dụ, nếu một công ty được duyệt cho vay $100.000 nhưng phải duy trì $5.000 số dư bù trừ, như vậy công ty chỉ thực nhận $95.000. Lãi suất công bố là 10% hàm ý thanh toán lãi suất hàng năm là $10.000 (= $100.000 × 0,10). Nhưng lãi suất thực sẽ là 10,53% (=$10.000/$95.000).
VAY CÓ BẢO ĐẢM (SECURED LOANS) Các ngân hàng và các công ty tài chính khác thường yêu cầu sự bảo đảm (security) đối với khoản cho vay. Các khoản vay ngắn hạn thông thường được bảo đảm bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho. Dưới hình thức tài trợ được bảo đảm bằng khoản phải thu (under accounts receivable financing), các khoản phải thu hoặc được thế chấp (assigned) hoặc được bán hẳn (factored) cho bên cho vay. Theo hình thức thế chấp, bên cho vay không chỉ có quyền lưu giữ các khoản phải thu mà còn có quyền truy đòi khách hàng đi vay nếu không thu được tiền từ khoản phải thu. Theo hình thức bán khoản phải thu. Khi đó người mua, được gọi là bên bao thanh toán (factor), phải chịu trách nhiệm thu tiền từ các khoản phải thu. Bên bao thanh toán sẽ chịu hoàn toàn rủi ro không thu được tiền đối với các khoản nợ xấu.
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
900
Khoản vay bảo đảm bằng hàng tồn kho (inventory loan) sẽ sử dụng hàng tồn kho như tài sản thế chấp. Một số loại phổ biến của các khoản vay bảo đảm bằng hàng tồn kho bao gồm: 1. Quyền lưu giữ toàn bộ hàng tồn kho (Blanket inventory lien): Quyền lưu giữ toàn bộ hàng tồn kho trao cho bên cho vay quyền lưu giữ đối với tất cả các hàng tồn kho của bên đi vay. 2. Biên nhận ủy thác (Trust receipt): Theo thỏa thuận này, bên đi vay chịu trách nhiệm giữ hàng tồn kho theo ủy thác của bên cho vay. Tài liệu ghi nhận khoản vay được gọi là biên nhận ủy thác. Tiền thu được từ việc bán hàng tồn kho được nộp ngay vào tài khoản của bên cho vay. 3. Lưu giữ tại kho bãi (Field warehouse financing): Trong hình thức lưu giữ tại kho bãi, một công ty kho bãi công cộng sẽ giám sát hàng tồn kho cho bên cho vay. Tài trợ theo đơn đặt hàng (Purchase order financing hay PO financing) là một hình thức tài trợ phổ biến của bao thanh toán được sử dụng bởi các công ty vừa và nhỏ. Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ nhận được một đơn đặt hàng từ khách hàng, nhưng không có đủ tiền để trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Với hình thức tài trợ theo đơn đặt hàng, bên bao thanh toán sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp này. Khi việc bán hàng được hoàn thành và bên bán đã được trả tiền, bên bao thanh toán sẽ được hoàn trả. Lãi suất phổ biến của hình thức bao thanh toán theo đơn đặt hàng là 3,5% trong 30 ngày đầu tiên, sau đó 1,25% mỗi 10 ngày sau đó, lãi suất hàng năm lên đến trên 40%.
CÁC NGUỒN TÀI TRỢ KHÁC Nhiều nguồn vốn ngắn hạn khác được sử dụng bởi các doanh nghiệp. Quan trọng nhất trong số này là phát hành thương phiếu (commercial paper) và nhận tài trợ thông qua hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng (banker’s acceptances). Thương phiếu bao gồm các chứng khoán ngắn hạn do các doanh nghiệp lớn, được xếp hạng tín nhiệm cao, phát hành. Thông thường, các thương phiếu này có thời gian đáo hạn ngắn, không quá 270 ngày (vượt quá ngưỡng giới hạn này doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ - SEC). Do các thương phiếu này được phát hành trực tiếp đến các nhà đầu tư và công ty thường đảm bảo hình thức phát hành này bằng một hạn mức tín dụng ngân hàng đặc biệt, cho nên lãi suất phải trả cho khoản vay thường là thấp hơn nhiều so với lãi suất cơ bản mà ngân hàng sẽ tính đối với một khoản cho vay trực tiếp.
Để kiểm tra sự hiểu biết của bạn đối với các chương này, hãy làm bài kiểm tra nhanh tại mhhe.com/rwj
Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng là một thỏa thuận trong đó ngân hàng ký chấp nhận sẽ phải trả một khoản tiền. Các thỏa thuận này thường xảy ra khi bên bán gửi một hóa đơn hoặc hối phiếu cho bên mua hàng. Ngân hàng của bên mua hàng nếu chấp nhận hóa đơn thanh toán này sẽ ghi nhận sự chấp nhận (accepts) lên hóa đơn, khiến nó trở thành một nghĩa vụ của ngân hàng. Bằng cách này, một công ty mà đang mua hàng hóa từ một nhà cung cấp có thể thu xếp một cách hiệu quả để ngân hàng thanh toán hóa đơn chưa trả này. Tất nhiên, ngân hàng sẽ tính một khoản phí đối với dịch vụ này cho khách hàng.
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
901
Tóm Lược Và Kết Luận
Câu Hỏi Lý Thuyết 1. Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Một công ty có chu kỳ hoạt động kinh doanh dài có những đặc tính gì? 2. Chu Kỳ Tiền Mặt Một công ty có chu kỳ tiền mặt dài có những đặc tính gì? 3. Nguồn Và Sử Dụng Tiền Mặt Đối với năm vừa kết thúc, bạn đã thu thập được các thông tin sau đây về Holly Corporation: a. Chi trả $200 cổ tức. b. Các khoản phải trả tăng thêm $500. c. Mua sắm tài sản cố định $900. d. Hàng tồn kho tăng thêm $625. e. Nợ dài hạn giảm bớt $1.200. Xác định các thông tin trên là nguồn tiền mặt hay sử dụng tiền mặt và mô tả ảnh hưởng của thông tin đó đến số dư tiền mặt của công ty. 4. Chi Phí Của Tài Sản Lưu Động Grohl Manufacturing, Inc., gần đây đã cài đặt một hệ thống quản lý hàng tồn kho và cung cấp vật liệu đúng thời gian (Just-In-Time, JIT). Mô tả các tác động có thể có của hệ thống này đến chi phí lưu giữ, chi phí thiếu hụt, và chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty. 5. Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Và Chu Kỳ Tiền Mặt Chu kỳ tiền mặt của một công ty có thể dài hơn so với chu kỳ hoạt động kinh doanh hay không? Giải thích lý do tại sao có hoặc tại sao không.
www.mhhe.com/rwj
1. Chương này giới thiệu về quản lý tài chính ngắn hạn. Quản trị tài chính ngắn hạn liên quan đến quản lý các tài sản và nợ phải trả ngắn hạn. Chúng ta đã theo dõi và tìm hiểu các nguồn tạo tiền mặt và các nguồn sử dụng tiền mặt thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Chúng ta đã thấy được các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngắn hạn và chu kỳ tiền mặt của công ty như thế nào. Từ góc độ kế toán, quản trị tài chính ngắn hạn còn liên quan đến vốn luân chuyển ròng. 2. Quản lý dòng tiền ngắn hạn liên quan đến tối thiểu hóa chi phí. Hai chi phí chủ yếu là chi phí lưu giữ (lãi suất và chi phí liên quan phát sinh do đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt) và chi phí thiếu hụt (chi phí phát sinh do thiếu hụt các tài sản ngắn hạn). Mục tiêu của quản lý tài chính ngắn hạn và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn là tìm sự cân bằng tối ưu giữa các chi phí này. 3. Trong một nền kinh tế hoàn hảo, công ty hoàn toàn có thể dự đoán được việc sử dụng tiền và các nguồn tiền mặt của mình trong ngắn hạn và vốn luân chuyển ròng có thể được giữ ở mức bằng không. Trong thế giới thực, vốn luân chuyển ròng có vai trò như một tấm đệm an toàn cho phép công ty có thể đáp ứng liên tục các nghĩa vụ phát sinh của mình. Nhà quản lý tài chính còn cần xác định các mức đầu tư tối ưu vào mỗi loại tài sản lưu động. 4. Nhà quản lý tài chính có thể sử dụng ngân sách tiền mặt để xác định các nhu cầu tài trợ ngắn hạn. Ngân sách tiền mặt cho nhà quản lý biết được khoản vay ngắn hạn nào là cần thiết hoặc công ty có thể cho vay ngắn hạn như thế nào. Công ty có thể sử dụng một số phương thức vay để đáp ứng những thiếu hụt trong ngắn hạn, bao gồm các khoản vay không có bảo đảm và có bảo đảm.
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
902
www.mhhe.com/rwj
6. Chi Phí Thiếu Hụt Các chi phí thiếu hụt là gì? Mô tả chúng. 7. Vốn Luân Chuyển Ròng Trong một nền kinh tế hoàn hảo, vốn luân chuyển ròng luôn luôn bằng không. Tại sao vốn luân chuyển ròng có thể dương trong nền kinh tế thực? Sử dụng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi 8-12: Tháng trước, BlueSky Airline thông báo rằng họ sẽ dãn thời gian thanh toán hóa đơn của mình từ 30 ngày lên 45 ngày. Lý do đưa ra là công ty muốn “kiểm soát chi phí và tối ưu hóa dòng tiền”. Việc tăng kỳ thanh toán sẽ có hiệu lực đối với tất cả 4.000 nhà cung cấp của công ty. 8. Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Và Chu Kỳ Tiền Mặt Thay đổi trong chính sách phải trả này có tác động gì đến chu kỳ hoạt động kinh doanh của BlueSky? Đến chu kỳ tiền mặt của công ty? 9. Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Và Chu Kỳ Tiền Mặt Thông báo này có tác động gì đến các nhà cung cấp của BlueSky? 10. Đạo Đức Kinh Doanh Các công ty lớn đơn phương kéo dài thời hạn thanh toán, đặc biệt là khi làm việc với các nhà cung cấp nhỏ hơn. Việc này có đạo đức hay không? 11. Kỳ Thanh Toán Tại sao tất cả các doanh nghiệp không tăng kỳ thanh toán của họ để rút ngắn chu kỳ tiền mặt? 12. Kỳ Thanh Toán BlueSky kéo dài kỳ thanh toán của mình để “kiểm soát chi phí và tối ưu hóa dòng tiền”. Lợi ích tiền mặt đối với BlueSky từ sự thay đổi này chính xác là gì?
Câu Hỏi Và Bài Tập: ®
FINANCE
BÀI TẬP CƠ BẢN
(Bài 1 – 11)
1. Thay Đổi Trong Tài Khoản Tiền Mặt Hãy chỉ ra tác động của các hoạt động công ty sau đây đối với về tiền mặt, bằng cách sử dụng chữ I chỉ sự gia tăng, D chỉ sự sụt giảm, hoặc N khi không có sự thay đổi xảy ra. a. Cổ tức tiền mặt nhận được từ việc bán nợ. b. Mua bất động sản và thanh toán bằng nợ ngắn hạn. c. Mua chịu hàng tồn kho (trả tiền sau). d. Trả khoản vay ngắn hạn ngân hàng. e. Trả trước thuế của năm tới. f. Mua lại cổ phiếu ưu đãi. g. Bán hàng trả chậm (bán chịu). h. Trả lãi vay dài hạn. i. Thu tiền bán hàng trước đó. j. Số dư tài khoản phải trả giảm xuống. k. Trả cổ tức. l. Mua nguyên vật liệu và thanh toán bằng một thương phiếu ngắn hạn. m. Thanh toán hóa đơn điện nước. n. Trả tiền mua hàng tồn kho. o. Bán chứng khoán khả nhượng. 2. Phương Trình Tiền Mặt McConnell Corp có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là $13.205. Nợ dài hạn là $8.200. Vốn luân chuyển ròng, không
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
903
bao gồm khoản mục tiền mặt, là $2.205. Tài sản cố định là $ 18.380. Hiện công ty có bao nhiêu tiền mặt? Nếu nợ ngắn hạn là $1.630, tài sản lưu động là bao nhiêu? 3. Thay Đổi Trong Chu Kỳ Hoạt Động Kinh Doanh Hãy chỉ ra những tác động mà những thay đổi sau đây sẽ có đối với chu kỳ hoạt động kinh doanh. Dùng chữ I để chỉ sự gia tăng, chữ D chỉ sự sụt giảm, và chữ N chỉ không có sự thay đổi. a. Khoản phải thu trung bình tăng lên. b. Thời gian trả nợ tín dụng cho các khách hàng tăng lên. c. Vòng quay hàng tồn kho tăng từ 3 lần đến 6 lần. d. Vòng quay khoản phải trả tăng từ 6 lần đến 11 lần. e. Vòng quay khoản phải thu tăng từ 7 lần đến 9 lần. f. Thanh toán cho nhà cung cấp được tăng tốc. 4. Thay Đổi Trong Các Chu Kỳ Hãy chỉ ra tác động của những thay đổi sau đây đối với chu kỳ tiền mặt và chu kỳ hoạt động kinh doanh, tương ứng. Dùng chữ I để chỉ sự gia tăng, chữ D chỉ sự sụt giảm, và chữ N chỉ không có sự thay đổi. a. Các điều khoản chiết khấu tiền mặt ít có lợi hơn cho khách hàng . b. Các nhà cung cấp tăng khoản chiết khấu tiền mặt; do đó, các khoản thanh toán được thực hiện sớm hơn. d. Mua nguyên liệu ít hơn bình thường. e. Mua chịu hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn. f. Sản xuất nhiều thành phẩm để lưu kho hơn là sản xuất theo đơn đặt hàng. 5. Tính Toán Thu Tiền Mặt Litzenberger Company đã dự kiến các khoản doanh thu hàng quý cho năm tới như sau: Doanh thu
Q1
Q2
Q3
Q4
$740
$810
$780
$940
a. Các khoản phải thu vào đầu năm là $310. Litzenberger có kỳ thu tiền là 45 ngày. Tính toán việc thu tiền mặt trong mỗi quý bằng cách hoàn thành bảng sau:
Q1
Q2
Q3
Q4
Các khoản phải thu đầu năm Doanh thu Thu tiền mặt Các khoản phải thu cuối năm
b. Tính lại câu (a) với giả định kỳ thu tiền là 60 ngày. c. Tính lại câu (a) với giả định kỳ thu tiền là 30 ngày. 6. Tính Toán Các Chu Kỳ Bulldog Icers Corporation có các thông tin báo cáo tài chính như sau:
Khoản mục Hàng tồn kho Các khoản phải thu
Đầu năm
Cuối năm
$17.385
$19.108
13.182
13.973
www.mhhe.com/rwj
c. Khách hàng bắt đầu trả bằng tiền mặt thay vì bằng tín dụng gia tăng.
904
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Các khoản phải trả
15.385
16.676
Doanh thu thuần
$178.312
Chi phí bán hàng
140.382
Tính các chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt. Bạn giải thích câu trả lời của bạn như thế nào? 7. Tính Các Khoản Thanh Toán Lewellen Products đã dự kiến doanh số bán cho năm tới như sau: Doanh thu
Q1
Q2
Q3
Q4
$620
$555
$705
$780
Doanh thu trong năm sau đó được dự báo tăng 15% trong mỗi quý.
www.mhhe.com/rwj
a. Tính các khoản thanh toán cho nhà cung cấp với giả định rằng Lewellen đặt hàng trong mỗi quý bằng 30% của doanh số bán dự kiến trong quý tiếp theo. Giả sử rằng công ty thanh toán ngay lập tức. Kỳ thanh toán trong trường hợp này là gì? Thanh toán của tài khoản
Q1
Q2
Q3
Q4
$
$
$
$
b. Tính lại câu (a) với giả định kỳ thanh toán là 90 ngày. c. Tính lại câu (a) với giả định kỳ thanh toán là 60 ngày. 8. Tính Các Khoản Thanh Toán Các Vụ mua hàng của Thakor Corporation từ các nhà cung cấp trong một quý là bằng 75% của doanh số bán dự báo của quý tiếp theo. Kỳ thanh toán là 60 ngày. Tiền lương, thuế và các chi phí khác là 20% của doanh số bán, lãi và cổ tức là $73 mỗi quý. Chi phí vốn không được tính tới. Dưới đây là các doanh số bán dự kiến hàng quý: Doanh thu
Q1
Q2
Q3
Q4
$1.320
$1.490
$1.380
$1.190
Doanh số bán trong quý đầu tiên của năm sau được dự báo ở mức $1.450. Tính các khoản chi tiêu tiền mặt của công ty bằng cách hoàn thành các mục sau đây:
Q1
Q2
Q3
Q4
Thanh toán của tài khoản Tiền lương, thuế và các chi phí khác Chi phí tài chính dài hạn (trả lãi vay và cổ tức) Tổng số
9. Tính Việc Thu Tiền Mặt Sau đây là ngân sách bán cho Shleifer, Inc., trong quý đầu tiên của năm 2013:
Tháng Một Doanh thu bán
$234.800
Tháng Hai $249.300
Doanh số bán hàng theo tín dụng được thu tiền như sau:
Tháng Ba $271.000
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
905
65% trong tháng bán hàng. 20% trong tháng sau tháng bán hàng. 15% trong tháng thứ hai sau tháng bán hàng. Số dư tài khoản phải thu vào cuối quý trước đó là $106.800 ($76.300 trong số đó là doanh số bán tháng Mười Hai chưa thu được). a. Tính doanh số bán cho tháng Mười Một. b. Tính doanh số bán cho tháng Mười Hai. c. Tính tiền thu bán hàng cho từng tháng từ tháng Giêng đến tháng Ba. 10. Tính Toán Ngân Sách Tiền Mặt Đây là một vài con số quan trọng từ ngân sách của Cornell, Inc., cho quý hai của năm 2013:
Tháng Tư
Tháng Năm Tháng Sáu
Bán tín dụng
$547.200
$570.240
$630.720
Mua tín dụng
211.680
252.720
288.450
Tiền lương, thuế và các chi phí
57.240
69.422
72.432
Lãi vay
16.416
16.416
16.416
119.520
131.040
0
Chi tiêu tiền mặt
Mua thiết bị
Vào tháng Ba năm 2013, doanh số bán trả chậm là $302.400, và mua tín dụng là $224.640. Sử dụng thông tin này, hoàn thành bảng ngân sách tiền mặt sau:
Tháng Tư Số dư tiền mặt đầu năm
Tháng Năm Tháng Sáu
$403.200
Hóa đơn trả tiền Tiền thu từ bán hàng tín dụng Tổng số tiền mặt đang có sẵn Chi tiêu bằng tiền mặt Mua hàng Tiền lương, thuế và các chi phí Lãi Mua thiết bị Tổng chi tiêu bằng tiền mặt Số dư cuối kỳ
11. Nguồn Và Sử Dụng Tiền Mặt Dưới đây là bảng cân đối kế toán gần đây nhất cho Country Kettles, Inc. Nếu loại trừ giá trị hao mòn lũy kế, xác định xem mỗi mục sau đây là một hạng mục trong nguồn tiền mặt hay là sử dụng tiền mặt, và số tiền là bao nhiêu:
www.mhhe.com/rwj
Công ty này dự đoán rằng 5% doanh số bán tín dụng sẽ không bao giờ thu được, 35% của doanh số bán sẽ thu được trong tháng bán hàng, và 60% còn lại sẽ thu được trong tháng sau. Mua theo tín dụng sẽ được thanh toán trong tháng kế tiếp tháng mua hàng.
906
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Bảng cân đối kế toán của Country Kettles, Inc. Tài sản
2011
2012
Tiền mặt
$48.180
$45.815
Khoản phải thu
100.155
105.413
Hàng tồn kho
83.600
89.716
Nhà xưởng, máy, thiết bị
225.992
249.086
(77.194)
(85.579)
$380.733
$404.451
Khoản phải trả
$72.522
$50.396
Chi phí phải trả
10.980
9.840
Nợ dài hạn
49.500
45.000
Cổ phiếu thường
25.000
30.000
Lợi nhuận giữ lại tích lũy
222.731
269.215
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
$380.733
$404.451
Trừ: khấu hao lũy kế Tổng tài sản
www.mhhe.com/rwj
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
BÀI TẬP TRUNG BÌNH
(Bài 12 – 15)
12. Lập Ngân Sách Tiền Mặt Ngân sách bán hàng cho công ty của bạn trong năm tới dựa trên một tỷ lệ tăng trưởng hàng quý là 10% với dự trù doanh thu quý đầu là $225 triệu. Ngoài xu hướng cơ bản này, các điều chỉnh theo mùa vụ cho bốn quý lần lượt là 0, −$16, −$8, và $21 triệu. Nói chung, 50% doanh số bán có thể thu được trong quý và 45% trong quý tiếp theo; phần còn lại của doanh thu bán hàng theo tín dụng là nợ xấu. Các khoản nợ xấu được kết toán trong quý thứ hai sau khi bán hàng. Số dư tài khoản phải trả đầu kỳ là $104 triệu. Giả sử toàn bộ doanh số bán là theo tín dụng, hãy tính các khoản tiền thu bán hàng cho từng quý. 13. Tính Toán Ngân Sách Tiền Mặt Wildcat Cash, Inc., đã ước tính (theo triệu USD) cho bốn quý tiếp theo như sau: Doanh thu
Q1
Q2
Q3
Q4
$105
$90
$122
$140
Doanh số bán trong quý đầu tiên của năm kế tiếp dự kiến đạt $120 triệu. Các khoản phải thu vào đầu năm này là $34 triệu. Wildcat có một kỳ thu tiền là 45 ngày. Wildcat mua từ các nhà cung cấp trong một quý bằng 45% của doanh số bán dự báo của quý tiếp theo, và các nhà cung cấp thường được trả trong 36 ngày. Tiền lương, thuế và các chi phí khác chiếm khoảng 30% của doanh số bán. Lãi và cổ tức là $6 triệu cho mỗi quý. Wildcat lên kế hoạch chi tiêu vốn lớn trong quý thứ hai là $40 triệu. Cuối cùng, công ty bắt đầu năm này với số dư tiền mặt là $32 triệu và muốn duy trì số dư tối thiểu $15 triệu. a. Hoàn thành một ngân sách tiền mặt cho Wildcat bằng cách điền vào bảng sau:
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
907
Ngân sách tiền mặt của WILDCAT, INC. (theo triệu $) Q1 Số dư ban đầu
Q2
Q3
Q4
$15
Dòng tiền vào ròng Số dư tiền mặt cuối năm 15
Số dư tối thiểu Thặng dư (thâm hụt) tích lũy
b. Giả sử rằng Wildcat có thể vay vay ngắn hạn một khoản tiền cần thiết bất kỳ với lãi suất 3% mỗi quý, và có thể đầu tư bất kỳ khoản tiền dư thừa nào trên thị trường chứng khoán ngắn hạn với lãi suất 2% mỗi quý. Hãy chuẩn bị một kế hoạch tài chính ngắn hạn bằng cách điền vào lịch trình sau đây. Chi phí tiền mặt ròng (tổng số lãi phải trả trừ đi tổng thu nhập kiếm được do đầu tư) trong năm là gì?
WILDCAT, INC. Kế hoạch tài chính ngắn hạn (theo triệu$ ) Số dư ban đầu
Q2
Q3
Q4
$15
Dòng tiền vào ròng Các khoản đầu tư ngắn hạn mới Thu nhập từ các khoản đầu tư ngắn hạn Bán các khoản đầu tư ngắn hạn
Lãi vay ngắn hạn Vay ngắn hạn đã trả Số dư cuối kỳ
15
Số dư tiền mặt tối thiểu Thặng dư (thâm hụt) tích lũy Bắt đầu đầu tư ngắn hạn Kết thúc đầu tư ngắn hạn Bắt đầu nợ ngắn hạn Kết thúc nợ ngắn hạn
14. Chính Sách Quản Lý Tiền Mặt Tính lại Bài 13 với giả định như sau: a. Wildcat duy trì số dư tiền mặt tối thiểu là $20 triệu. b. Wildcat duy trì số dư tiền mặt tối thiểu là $10 triệu. Dựa trên câu trả lời của bạn trong (a) và (b), bạn có nghĩ rằng công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách thay đổi chính sách quản lý tiền mặt của mình hay không? Giải thích. 15. Chính Sách Tài Trợ Ngắn Hạn Cleveland Compressor và Pnew York Pneumatic là các doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh. Báo cáo tài chính của họ được in dưới đây.
www.mhhe.com/rwj
Q1
908
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
a. Tài sản lưu động của mỗi doanh nghiệp được tài trợ như thế nào? b. Công ty nào đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu động? Tại sao? c. Công ty nào có nhiều khả năng phải gánh chịu chi phí lưu giữ, và công ty nào có nhiều khả năng phải gánh chịu chi phí thiếu hụt? Tại sao?
CLEVELAND COMPRESSOR Bảng cân đối kế toán 2012
2011
$13.862
$16.339
Khoản phải thu ròng
23.887
25.778
Hàng tồn kho
54.867
43.287
$92.616
$85.404
Nhà xưởng, tài sản và thiết bị
101.543
99.615
Trừ: Khấu hao lũy kế
(34.331)
(31.957)
Tài sản cố định thuần
$67.212
$67.658
1.914
1.791
Tài sản khác
13.052
13.138
Tổng tài sản
$174.794
$167.991
Tài sản Tài sản lưu động Tiền mặt
www.mhhe.com/rwj
Tổng tài sản lưu động Tài sản cố định:
Chi phí trả trước
Nợ và vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Khoản phải trả
$6.494
$4.893
Vay ngắn hạn
10.483
11.617
Chi phí dồn tích
7.422
7.227
Các khoản thuế phải trả
9.924
8.460
34.323
32.197
22.036
22.036
$56.359
$54.233
Vốn cổ phần thường
38.000
38.000
Thặng dư vốn
12.000
12.000
Lợi nhuận giữ lại
68.435
63.758
118.435
113.758
$174.794
$167.991
Tổng nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tổng nợ Vốn chủ sở hữu
Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nợ và vốn chủ sở hữu
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
909
CLEVELAND COMPRESSOR Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 Thu nhập:
2012
Doanh thu
$162.749
Thu nhập khác
1.002
Tổng thu nhập
$163.751
Chi phí hoạt động: Giá vốn hàng bán
103.570
Chi phí quản lý và bán hàng
28.495
Khấu hao
2.274
Tổng chi phí
$134.339
Lợi nhuận trước thuế
29.412
Thuế
14.890
Lợi nhuận ròng
$14.522
Cổ tức
$9.845
Lợi nhuận giữ lại
$4.677
PNEW YORK PNEUMATIC Bảng cân đối kế toán 2011
Tiền mặt
$3.307
$5.794
Khoản phải thu ròng
22.133
26.177
Hàng tồn kho
44.661
46.463
$70.101
$78.434
Tài sản Tài sản lưu động:
Tổng tài sản lưu động Tài sản cố định:
31.116
31.842
Trừ: Khấu hao lũy kế
Nhà xưởng, tài sản và thiết bị
(18.143)
(19.297)
Tài sản cố định ròng
$12.973
$12.545
688
763
Chi phí trả trước Tài sản khác
1.385
1.601
Tổng tài sản
$85.147
$93.343
Nợ và vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Khoản phải trả Vay ngắn hạn
$5.019
$6.008
645
3.722
Chi phí dồn tích
3.295
4.254
Các khoản thuế phải trả
4.951
5.688
$13.910
$19.672
20.576
20.576
5.624
5.624
Lợi nhuận giữ lại
46.164
48.598
Trừ cổ phiếu quỹ
(1.127)
Tổng nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu Vốn cổ phần thường Thặng dư vốn
Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nợ và vốn chủ sở hữu
$71.237
$73.671
$85.147
$93.343
www.mhhe.com/rwj
2012
910
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
PNEW YORK PNEUMATIC Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 Thu nhập: Doanh thu
$91.374
Thu nhập khác
1.067
Tổng thu nhập
$92.441
Chi phí hoạt động: Giá vốn hàng bán
59.042
Chi phí quản lý và bán hàng
18.068
Khấu hao
1.154
Tổng chi phí
$78.264
Lợi nhuận trước thuế
14.177
www.mhhe.com/rwj
Thuế
6.838
Lợi nhuận ròng
$7.339
Cổ tức
$4.905
Lợi nhuận giữ lại
$2.434
Ứng Dụng Bảng Tính Excel Heidi Pedersen, thủ quỹ cho Wood Products, Inc., vừa được Justin Wood, Chủ tịch công ty, yêu cầu chuẩn bị một bảng ghi nhớ chi tiết số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty trong ba tháng tới. Dưới đây, bạn sẽ thấy những ước tính có liên quan cho giai đoạn này.
Tháng Bảy Tháng Tám Tháng Chín Bán trả chậm (tín dụng)
$1.275.800
$1.483.500
$1.096.300
Mua trả chậm (tín dụng)
765.480
890.160
657.780
Chi tiêu bằng tiền mặt: 348.600
395.620
337.150
Lãi suất
Tiền lương, thuế và các chi phí
29.900
29.900
29.900
Thiết bị
0
158.900
96.300
Thu tiền từ bán tín dụng: Thu được trong tháng Thu được 1 tháng sau khi bán Không thu được
35% 60% 5%
Bán tín dụng vào tháng Sáu:
$ 1.135.020
Mua tín dụng vào tháng Sáu
$ 681.012
Số dư tiền mặt đầu kỳ
$ 425.000
Chương 26 TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
911
a. Hoàn thành ngân sách tiền mặt cho Wood Products trong ba tháng tiếp theo.
Tình huống
b. Heidi biết rằng ngân sách tiền mặt sẽ trở thành một báo cáo tiêu chuẩn cần được hoàn thành trước mỗi quý. Để giúp giảm thiểu thời gian chuẩn bị báo cáo cho từng quý, cô muốn có một bảng ghi nhớ (memo) với các thông tin thích hợp trong Excel gắn kết với bảng ghi nhớ. Hãy chuẩn bị một bản ghi nhớ cho Justin mà sẽ có khả năng tự động cập nhật các giá trị được thay đổi trong Excel.
QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN CỦA CÔNG TY KEAFER MANUFACTURING Mới đây bạn được Keafer Manufacturing thuê làm việc tại bộ phận thiết lập ngân quỹ của công ty. Keafer Manufacturing là một công ty nhỏ sản xuất các hộp bìa đa dạng theo nhiều kích cỡ cho những khách hàng khác nhau. Adam Keafer, chủ sở hữu của công ty, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và sản xuất của công ty. Hiện tại, về cơ bản công ty dồn chung tất cả các khoản phải thu và tất cả các khoản phải trả và giao cho một nhân viên kế toán bán thời gian định kỳ xử lý vấn đề này. Do hệ thống tổ chức kém hiệu quả này, nên bộ phận tài chính cần người và đó là lý do bạn được nhận vào làm. Công ty hiện đang có một số dư tiền mặt là $210.000, và có kế hoạch mua máy móc mới trong quý III với giá $390.000. Việc mua máy móc sẽ được thực hiện bằng tiền mặt vì được hưởng chiết khấu. Adam muốn duy trì số dư tiền mặt tối thiểu là $135.000 để bảo vệ chống lại những tình huống cần chi tiêu bằng tiền mặt không lường trước được. Toàn bộ doanh số bán cho khách hàng và mua hàng từ các nhà cung cấp của Keafer được thực hiện với tín dụng, và không có chiết khấu bán hoặc mua. Công ty đã có doanh số bán hàng theo từng quý của năm vừa kết thúc:
Tổng doanh thu
Q1
Q2
Q3
Q4
$1.102.000
$1.141.000
$1.125.000
$1.063.000
Sau một số nghiên cứu và thảo luận với khách hàng, bạn đang dự đoán rằng doanh thu mỗi quý của năm tới sẽ tăng 8%. Doanh số bán trong quý đầu tiên của năm tiếp theo cũng được dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 8%. Bạn tính toán rằng Keafer hiện đang có thời gian phải thu là 57 ngày và số dư tài khoản phải thu là $675.000. Tuy nhiên, 10% của số dư tài khoản phải thu là từ một công ty vừa bước vào tiến trình phá sản, và có khả năng là phần này sẽ không bao giờ thu được. Bạn cũng đã tính toán rằng mỗi quý Keafer thường đặt hàng nhà cung cấp 50% của tổng doanh thu dự kiến của quý tới và các nhà cung cấp được thanh toán trung bình trong 53 ngày. Tiền lương, thuế và các chi phí khác vào khoảng 25% của tổng doanh thu. Công ty có một khoản thanh toán lãi suất hàng quý là $185.000 trên nợ dài hạn của mình. Cuối cùng, công ty sử dụng một ngân hàng địa phương cho các nhu cầu tài trợ ngắn hạn của mình. Công ty hiện trả 1,2% mỗi quý trên tất cả các khoản vay ngắn hạn và duy trì một tài khoản trên thị trường tiền tệ và được hưởng lãi suất 0,5% mỗi quý trên tất cả các khoản tiền gửi ngắn hạn.
www.mhhe.com/rwj
Tất cả mua tín dụng được thanh toán trong tháng sau khi mua.
912
Phần VII TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Adam đã yêu cầu bạn chuẩn bị một ngân sách tiền mặt và kế hoạch tài chính ngắn hạn cho công ty theo các chính sách hiện hành. Ông cũng yêu cầu bạn chuẩn bị kế hoạch bổ sung dựa trên những thay đổi của yếu tố đầu vào.
www.mhhe.com/rwj
1. Sử dụng những con số đã cho để hoàn thành ngân sách tiền mặt và kế hoạch tài chính ngắn hạn. 2. Tái lập ngân sách tiền mặt và kế hoạch tài chính ngắn hạn với giả định Keafer thay đổi số dư tiền mặt tối thiểu là $90.000. 3. Tái lập ngân sách bán hàng với giả định một tỷ lệ tăng trưởng 11% trong doanh thu và tốc độ tăng trưởng 5% doanh số bán. Giả sử số dư tiền mặt mục tiêu là $135.000. 4. Giả sử công ty duy trì số dư tiền mặt mục tiêu của mình là $135.000, tốc độ tăng trưởng doanh số bán sẽ là bao nhiêu để nhu cầu tài trợ ngắn hạn là zero? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể cần phải thiết lập một bảng tính và sử dụng hàm “Solver”.