Dreaming #10

Page 1

issue X - july 2017

photo: hiepleduc

Dreaming

sen háť“ tây


38


39

Người cá, kỳ lân và màu hồng bài: thục hân (dịch)

Chúng ta đang sống trong thời đại của những biểu tượng rực rỡ. Đằng sau sự mê đắm của thế hệ Thiên Niên Kỷ với Người cá, Kỳ lân và Màu hồng thực sự là một cuộc cách mạng giải phóng con người mà mỗi chúng ta đều có quyền tự hào!


40

“Nguyên mẫu” của mối tình “Nàng tiên cá” Những nỗi ám ảnh đáng ngại hiện tại của chúng ta - như sự thay đổi khí hậu toàn cầu, bệnh dịch, sự đối đầu của những người đứng đầu các quốc gia - đang khiến cuộc sống hằng ngày của chúng ta bị bao phủ bởi một tấm màn tối tăm, mặc dù, nếu bạn chỉ lượn qua những tài khoản Instagram nổi tiếng thì có thể bạn sẽ không biết được. Cái phiên bản đó của thế giới thì chỉ toàn những thứ như bánh vòng màu cầu vồng, bánh mỳ nướng hình kỳ lân (ngựa một sừng), tóc nàng tiên cá, và màu hồng thiên niên kỷ…, những thứ kiểu như thế. Vào những thời điểm cực kỳ tuyệt vọng, thì cũng dễ hiểu khi người ta tìm kiếm những điều tích cực, như là tìm cầu vồng sau cơn bão vậy. Và, đúng thật, về cơ bản thì ai chẳng muốn rời khỏi hiện thực tăm tối để tìm kiếm một thế giới mộng ảo của những sắc màu hồng phấn và những sinh vật truyền thuyết, có bờm dài bay bồng bềnh và màu cầu vồng rực rỡ? Đây dường như là một phản ứng tất yếu, kiểu trẻ thơ, mà một số người có thể dễ dàng coi là phản ứng của thế hệ “từ chối lớn lên”, hay là xu hướng chối bỏ của Thế hệ Thiên niên kỷ. Mặc dù cũng có phần nào

sự thật trong cách nhận định trên, nhưng cũng có những sự thật khác nữa ở đây. Tức là, từ cầu vồng, tới người cá, tới những sắc màu hồng nhạt - tất cả những hình ảnh này, vào những thời điểm khác nhau, đều được sử dụng như là những biểu tượng mạnh mẽ của sự phản kháng giới tính, khiến cho sự lan tỏa hiện tại của chúng trở thành một khía cạnh thú vị của xu hướng văn hóa hiện nay. Mà tại sao lại là hiện nay? Tại sao nền văn hóa của chúng ta, trong một thời điểm phân hóa dường như chưa từng có, lại theo đuổi những biểu tượng đặc biệt này với sự nhiệt tình không nao núng như vậy? Trước hết, chúng ta quay lại lịch sử một chút: Từ trước khi Disney đặt dấu ấn không phai của họ lên Nàng Tiên Cá, thì câu chuyện của nhà văn Hans Christian Andersen chắc chắn là một trong những câu chuyện cổ tích được nhiều người biết đến nhất trong mọi thời đại. Trên bề mặt thì việc này cũng dễ hiểu thôi. Nó có tất cả những đặc điểm kinh điển của những chuyện tình quen thuộc: Chàng Trai và Cô Gái từ những thế giới khác nhau được định mệnh đưa đến với nhau; họ yêu nhau, nhưng bị cản trở (trong trường hợp này, cũng như mọi khi, nguyên nhân là một người đàn bà xấu xa). Tuy nhiên, định mệnh lại “ra tay”. Rồi Chàng Trai và Cô Gái sống hạnh phúc mãi mãi. Ít nhất, đó là

phiên bản của Disney. Câu chuyện của Andersen thì bi thảm hơn nhiều, không chỉ phù hợp với những vùng biển tối tăm của Đan Mạch - cội nguồn của nữ nhân vật chính; mà còn từ thực tế (mà nhiều người tin) rằng Andersen viết câu chuyện này dựa trên mối tình đơn phương của ông dành cho Edvard Collin - một thành viên của giới thượng lưu ở Copenhagen. Trong phiên bản chuyện của Andersen, thì không có kết thúc có hậu nào cho nàng tiên cá. Đối với nàng, tình yêu dại dột với chàng hoàng tử đẹp trai nhưng lãnh đạm dẫn tới việc nàng bị tách khỏi gia đình và nơi sinh của mình. Đã thế, nàng còn quyết định bán đi giọng hát - chính là linh hồn nàng - để có cơ hội đến với tình yêu đó. Sau khi chịu những cơn đau kinh khủng - đôi chân mới của Nàng Tiên Cá đã bị nguyền rủa; mỗi bước đi đều như giẫm lên bàn chông - nàng còn bị hoàng tử bỏ rơi để đi theo một phụ nữ khác - một người bình thường. Và rồi sinh vật vô danh đó phải quay trở lại với biển cả lạnh lùng - nơi mà nàng sinh ra, bị tan rã thành bọt nước trên từng con sóng nhấp nhô.

Cuộc cách mạng “cầu vồng” Việc Nàng Tiên Cá trở thành một biểu tượng của nền văn hóa đồng tính ngay từ thế kỷ thứ 19 thực sự không phải là


41


42

điều bất ngờ. Nàng là tượng trưng cho mỗi chàng trai hoặc cô gái trẻ cảm thấy khác biệt với chính gia đình mình và nơi mình lớn lên - họ phải câm lặng chịu đựng trong khi họ yêu người nào đó mà họ biết rằng sẽ không - hoặc không thể - yêu lại họ. Rồi họ chết đi mà chẳng bao giờ nhận ra phiên bản khác của con người mình - phiên bản mà họ mong muốn trở thành nhất. Tuy nhiên, hơn cả Nàng Tiên Cá, cách nhận thức theo truyền thuyết về những mỹ nhân ngư - rằng đó là những người đàn bà quyến rũ có thể biến hình đổi dạng, với mục đích duy nhất là hại đời những người đàn ông, giăng bẫy họ bằng giọng hát của mình, mồi chài để họ đầu hàng trước những bản năng xác thịt của mình - cũng không khác mấy với cách mà những người đồng tính vẫn bị coi là những kẻ dối trá. Hội chứng kỳ thị người đồng tính có một khía cạnh rất độc ác, coi rằng cộng đồng LGBT chỉ đang cố “cám dỗ” những người (đàn ông và phụ nữ) bình thường vào tầm tay của mình, bằng cách lừa lọc và gian dối. Nhưng cũng như việc cộng đồng người đồng tính đã làm với vô số những biểu tượng khác để nhấn mạnh vào sự khác biệt của họ theo cách riêng, thì những nàng tiên cá cũng trở thành những biểu

tượng trong cộng đồng người đồng tính. Vẻ đẹp huyền thoại và sự hoang dã của họ được tôn vinh thay vì bị bêu xấu. Và mặc dù, cũng dễ hiểu khi có người coi Nàng Tiên Cá của Disney là phiên bản lạc quan sến súa của câu chuyện bi thảm của Andersen, thì chúng ta cũng có thể coi kết thúc có hậu của nó là một tuyên ngôn rằng người đồng tính cũng có kết thúc có hậu. Rằng cho dù bố mẹ họ không hiểu được họ, và rằng tiếng nói của họ có bị lấy đi; thì họ vẫn không chỉ xứng đáng có được tình yêu và sự chấp nhận, mà họ còn có thể giành được nó, theo cách riêng của mình. Tương tự, kỳ lân cũng có ý nghĩa truyền thuyết rất phức tạp nếu nói đến cộng đồng người đồng tính. Kỳ lân là nhân vật “đóng thế” cho mọi thứ, từ các trinh nữ, tới những người ngoài cuộc nói chung, tới cả Đức Chúa. Nhưng chính tình thế ngàn lần như một của kỳ lân - là một sinh vật hoang dã luôn chịu mối đe dọa là sẽ bị bắt, bị tra tấn, và bị giết - mới là điều có ý nghĩa nhất đối với cộng đồng người đồng tính. Nói cho cùng, nếu nhìn qua thì kỳ lân chẳng khác mấy với những sinh vật “không-thần-bí”. Nhìn lướt một cái, thì bạn sẽ chỉ thấy nó là một con ngựa oai vệ. Nhưng nhìn kỹ lần nữa, thì sự khác biệt của kỳ lân là không thể nhầm lẫn với bất kỳ sinh

vật nào khác. Như nhà tâm lý học Vivian Diller nói: “Kỳ lân có thể là một chú ngựa con ngây thơ, ngọt ngào. Nhưng hãy nhìn cái sừng tượng trưng cho sức sinh sản của nam giới và mũi kiếm nhô ra từ đầu nó. Đó là biểu tượng của sự tự do giới tính, tự do là nam hoặc là nữ”. Nói cách khác, đó là một biểu tượng cho khả năng là bất kỳ ai mà bạn muốn, chẳng bị giới hạn bởi sự phân chia lưỡng cực nào. Nhưng không chỉ kỳ lân và nàng tiên cá mới đang “khuấy đảo” những ý tưởng cũ kỹ về giới tính và xu hướng tình dục. Sự lan rộng của màu sắc giờ đây được coi là “màu hồng thiên niên kỷ” cũng là một ví dụ khác về những hình tượng của cộng đồng người đồng tính đang được số đông tôn trọng. Mặc dù, nếu bạn đi thăm khu vực thời trung cổ của bất kỳ bảo tàng lớn nào, bạn sẽ thấy rằng màu hồng thiên niên kỷ đã xuất hiện từ lâu rồi. Sắc màu này thường được sử dụng trong những bức tranh vẽ các vị thánh, nhất là Chúa Hài Đồng. Đức Chúa Hài Đồng được bao bọc trong sắc màu hồng rất tinh tế. Có phải màu hồng thiên niên kỷ và hình ảnh kỳ lân có sự liên kết lịch sử với Đức Chúa Jesus cũng như trong nền văn hóa đồng tính chỉ là trùng hợp thôi không? Tất nhiên là không. Bản thân Chúa Jesus cũng là một “người ngoài


43


44

cuộc” bị hiểu sai, bị làm hại vì chính sự khác biệt của Ngài, bị ghét bỏ vì Ngài từ chối kết án những người khác sống bên rìa xã hội. Và rồi, việc sử dụng rộng rãi cũng như sức hấp dẫn toàn cầu của màu hồng thiên niên kỷ là rất tuyệt vời cũng vì cùng lý do với sự trỗi dậy của các nàng tiên cá và những con kỳ lân. Những biểu tượng lâu nay bị cách ly này có lịch sử gắn liền với sự ngược đãi, nhưng giờ đây được tái khẳng định là biểu tượng của sức mạnh bùng lên. Nói cho cùng, chính những hình tam giác màu hồng là thứ dùng để đính lên cộng đồng người đồng tính dưới thời phát-xít Đức; còn bây giờ, tam giác màu hồng (cũng như màu cầu vồng) là biểu tượng của niềm tự hào LGBT. Hơn nữa, sự trỗi dậy của màu hồng trên mọi thứ từ quần áo tới màu tóc tới đồ nội thất tới mỹ phẩm đã biến một màu sắc trước đây vốn rất bị phân biệt giới tính giờ trở thành được yêu thích ở bất kỳ đâu. Đó là một bước đi nhỏ nhưng rõ ràng để tháo dỡ những sự khác biệt có hệ thống giữa những gì mà xã hội chúng ta vẫn phân biệt là “nam” hoặc “nữ”, “thẳng” hoặc “cong”. Chủ nghĩa tượng trưng dễ nhận ra - dù đó là những

chiếc khăn tay màu sắc, hay lá cờ màu cầu vồng - từ lâu đã là một phần quan trọng của nền văn hóa đồng tính, là một cách để cộng đồng LGBT thể hiện chủ quyền, là một cách để tuyên bố về vị thế khác biệt của họ, và chứng tỏ niềm tự hào về con người mình. Và đó cũng là một cách để tìm ra chút ánh sáng và màu sắc ngay cả trong những ngày đen tối nhất. Việc một số biểu tượng mạnh mẽ nhất của cộng đồng người đồng tính giờ xuất hiện khắp nơi trên các mạng xã hội thật sự là một khía cạnh tuyệt vời của hiện thực ngày nay. Mặc dù chúng ta dễ dàng hy vọng rằng sự chấp nhận những hình ảnh của cộng đồng đồng tính là một dấu hiệu tích cực, rằng xã hội sẵn sàng, và có thể, dẹp sự phân định giới tính sang bên, thì vẫn tồn tại một cảm xúc không thoải mái về việc thương mại hóa những biểu tượng này, và những gì sẽ bị mất đi khi người ta còn bận… kinh doanh chúng. Hãy nghĩ đến nàng tiên cá. Mặc dù những nàng tiên cá có một quá khứ phức tạp, nhưng họ cũng tượng trưng cho vẻ đẹp giới tính dễ nhận ra, với mái tóc dài, làn da hoàn hảo (không hề cháy nắng), thân hình mảnh dẻ. Và bản năng giới tính của kỳ lân thì cũng bặt tăm khi nó bị hạ thấp thành… chẳng gì hơn là một sinh vật hoạt hình dễ thương,

được biết đến với màu sắc ngộ nghĩnh hơn là lịch sử phức tạp của nó. Màu hồng thiên niên kỷ cũng thế - nó có thể bị đưa xuống chỉ thành một màu sắc dễ nhìn, còn mọi nghĩa rộng về chính trị của nó thì bị lãng quên. Thế nhưng, dù rằng việc quên đi hoàn cảnh ra đời của những biểu tượng mạnh mẽ này thì thật đáng tiếc, nhưng chúng ta vẫn có thể lạc quan rằng việc xã hội bị cuốn hút bởi những thứ như thế, và có nhu cầu đối với nhiều thứ tương tự như thế - những thứ không theo những quy chuẩn cũ kỹ về giới tính - là một dấu hiệu tích cực của thời đại. Nó cho thấy rằng những người trẻ đang chọn cách hướng tới một thế giới kỳ ảo với những “người ngoài cuộc” thần kỳ, đầy màu sắc, những kiểu sinh vật có thể chịu sự hành hạ và tra tấn, nhưng đều vẫn chọn cách tự hào về bản thân mình, kiên định và không nao núng để là chính mình ngay cả khi tuyệt vọng. Và đó, rõ ràng, là một cách tốt để sống. __________________________ * Thế hệ Y, hay Thế hệ Thiên niên

kỷ (Millennials), là những người sinh ra từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000, là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội.


45

Thùy Minh Người mơ mộng hạnh phúc bài: lynh miêu


46


Tôi không biết những người khác nhìn nhận về Thùy Minh như thế nào: Cây bút sáng giá đời đầu của Hoa Học Trò và 2!? MC dẫn talk show cá tính và ăn khách? “Nhân vật thị phi” đã tạo nên show “Bitches in town” đối đầu cả showbiz Việt? Bà mẹ đơn thân “vừa mạnh mẽ, vừa dễ tổn thương”…? Hay một nhà văn với hai cuốn sách đều rất… lạ? Với cá nhân tôi, tôi vẫn luôn nhìn nhận Thùy Minh như một người tài, người dám sống và dám mơ những giấc mơ thật đẹp: Về sự sáng tạo, về nỗ lực cống hiến và khẳng định bản thân, về những “cú hích” mở đường cho những gì còn rất mới mẻ ở Việt Nam, và tất nhiên, về cả thứ hạnh phúc do chính bản thân mình nắm giữ chứ không phải nằm trong miệng lưỡi người đời.

#Mơ_mộng_như_ Thùy_Minh Có lẽ đặc thù công việc và chính truyền thông đã xây dựng nên một Thùy Minh với cái tôi quá cá tính, mãnh liệt, đôi khi… ngông cuồng. Nhưng nếu bạn thử đọc những gì Minh viết - dù một status vẩn vơ hay một cuốn sách dài thượt (đọc thật chậm rãi thôi), bạn sẽ thấy ẩn sau những câu chữ tưởng chừng rất “thách thức” này, là một Minh rất nhân văn, đôi khi rất… mơ mộng. Bởi, tôi nghĩ nếu người ta không biết mơ những điều thật đẹp, thật lớn lao, về tình yêu, về những hành trình mình đang đi, thì “sao người ta có thể làm được nhiều thứ”?

Nếu để dùng 3 từ để miêu tả về bản thân, Thùy Minh sẽ chọn 3 từ nào? Tại sao? Bản năng, Nghĩ nhiều, và

Mean (tạm dịch là… “xéo xắt” nhé!). Bản năng vì tôi rất tôn trọng cảm quan cá nhân. Không phải kiểu sống bản năng lao vào rừng và làm những điều điên rồ, nhưng tôi tin, bản năng là cốt lõi để mình biết mình là ai và muốn gì. Tôi rất thích câu trả lời của Bill Gates hồi còn nhỏ, khi ông bị cho là một đứa trẻ trầm cảm. Mỗi khi được hỏi “Con đang làm gì đó?”, Bill đều trả lời: “Con đang nghĩ!”. Tôi rất thích hoạt động này và luôn nuông chiều mọi hoàn cảnh và mọi điều kiện để được suy nghĩ bay bổng nhiều hơn.

Còn “mean” là bởi vì tôi thấy mình có sự hài hước trong sự sắc sảo. Thùy Minh có nghĩ mình là người mơ mộng không?

Có chứ. Nếu không mơ mộng sao ta có thể làm được nhiều thứ?

Điều gì khiến Thùy Minh tự hào nhất về bản thân, tính đến thời điểm này?

Tự dưng câu này làm tôi khó nghĩ quá. Hay là bởi vì giai đoạn nghĩ về mấy việc mình làm đã qua đi, chỉ còn tương lai phía trước tự thấy mình chưa làm được gì cả? Có lẽ tôi thường chỉ tự hào khi tự dưng nghĩ về một nhân vật nào đó. Hôm nọ tôi xem bộ phim tài liệu về Katy Perry

47


48

trên Netflix, rồi tự cười tủm tỉm rằng: À, mình đã phỏng vấn cô này rồi nè, được nghe tâm sự chuyện này chuyện kia rồi nè. Có lẽ điều tôi luôn cảm ơn công việc đấy là tôi được gặp rất nhiều người rất tuyệt. Và những ngôi sao cỡ bự thế giới! Định nghĩa của Thùy Minh về sự sáng tạo? Có bao giờ chị cảm thấy bế tắc trong hành trình này?

Tôi xin trả lời cả hai câu hỏi bằng một định nghĩa thôi: Sáng tạo là một quá trình mà bạn sẽ cảm thấy bế tắc trước tiên. Bế tắc đến nỗi mà bạn phải tìm một phương án để thoát ra khỏi nó. Và khi thoát ra được rồi, nó là một sự sung sướng vô cùng tận.

#Người_dẫn_ đường_xu_hướng Tôi vẫn còn nhớ khi mình là một đứa trẻ thích đọc Hoa Học Trò và 2!, hồi ấy cứ bài nào rất hay, rất chất về đời

sống giới trẻ, lần tên xuống cuối, y như rằng thấy hai chữ Thùy Minh. Khi tôi lớn lên một chút, là lúc Thùy Minh bắt đầu với công việc của một MC truyền hình - cô MC tóc ngắn, xoăn tít, có hình xăm, dẫn show lúc nào cũng cười rất nhiều, rạo rực, nhiệt huyết như lần đầu lên sóng. Sẽ không ngoa, nếu nói Thùy Minh đã mở đường cho cả một thế hệ MC mới. Bẵng đi một thời gian im ắng, là lúc Minh làm mẹ đơn thân, viết sách về hành trình du lịch của hai mẹ con… Đến cả câu chuyện đời tư này đôi khi cũng làm người ta phải tự hỏi: Thùy Minh liệu có phải là một trong những bà mẹ đơn thân nổi tiếng nhất, khiến người ta tin vào việc một người phụ nữ vẫn có thể hạnh phúc với con cái và sống độc lập theo cách của mình. Năm 2016, Minh trở lại một cách “bạo liệt” hơn với “Bitches in town”. Dù báo chí có nhận định rằng, đây

là “cú vấp” của Thùy Minh, thì cú nổ “Bitches in town” vẫn khiến người ta phải nhìn nhận lại một thực tế: Thời đại của các show trên YouTube cuối cùng cũng đến rồi! Thùy Minh có nghĩ mình là người “dẫn đường” ở Việt Nam không, khi rất nhiều những quan điểm, cách nhìn nhận về tình yêu, công việc, lối sống của chị… ban đầu bị chỉ trích nhưng sau lại trở thành “xu hướng”?

Hồi trước thì không, nhưng giờ thì… có. Tôi tin mình có những cảm quan và mối quan tâm đặc biệt về chuyện cái gì đang hot, điều gì sẽ thành xu hướng… Và càng ngày, khi làm nghề sáng tạo càng nhiều, tôi cũng mong muốn mình “dẫn đường” được nhiều hơn, đơn giản là mình cũng… già hơn nhiều người khác. Thùy Minh luôn phải đối đầu với quá nhiều thị phi bởi cá tính nổi loạn, cũng như con


49

đường sự nghiệp chị chọn. Thùy Minh đã đối mặt với những điều đó như thế nào? Và có bao giờ nghĩ rằng: “Lẽ ra lúc đó mình nên cư xử khác đi?”

Bạn có tin là tôi không hề nghĩ gì về chuyện đó không? Tôi chỉ làm theo những gì chính mình tin vào. Tất nhiên tôi gặp nhiều chuyện mà mình khi nghĩ lại, phải điều chỉnh và rút ra bài học. Nhưng có cho chọn lại, tôi cũng thường chọn không làm gì khác đi. Thùy Minh có phải là một mẫu người thích phiêu lưu / thích đối đầu/ thích cảm giác mạnh? Hay đó chỉ là một cá tính được tạo nên trong hành trình xây dựng “con người xã hội” của chị? (Bởi một

cách mơ hồ, những người ở bên Thùy Minh vẫn luôn cảm nhận thấy, chị là một người rất tình cảm, rất chân thành, thẳng thắn và cũng rất dễ tổn thương…). Tôi thực ra là kẻ thích được

ngồi quán cà phê quen thuộc, ăn liền tù tì cả tháng món mình yêu thích nhất… Tôi không chạy ào ra đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mấy. Nhưng trong công việc, tôi hay chọn một mind-set là: “Ủa, có ai từng làm điều này chưa? Mình có thể làm gì khác đi nhỉ?”.

#Người hạnh phúc Nhưng cuối cùng, để chọn một hashtag cuối cho Thùy Minh, thì tôi vẫn muốn sẽ để chị thật bình dị giữa cuộc đời, và làm một người Hạnh phúc.

khi ở ngoài xã hội?

Tôi nghĩ tôi chẳng khác gì, dù ở nhà hay ra đường. Tôi không phải là người thích vạch ra một ranh giới mà ở chỗ đó mình phải khác đi. Tôi nói những câu phức tạp với con trai đến nỗi khi cậu bé lặp lại, tôi bật ngửa vì như nghe thấy trên… TV. Tôi gặp chuyện ngoài đường buồn bã khóc tu tu, rồi quay về kể cho ông xã, cũng lại khóc tu tu được tiếp. Với Thùy Minh, thế nào là một người hạnh phúc? Và chị có đang là một người hạnh phúc không?

Bởi một cô gái như Thùy Minh - sống rực rỡ cho bằng hết những tháng năm tuổi trẻ, hiểu tường tận về bản thân, và cứ nỗ lực từng ngày với đam mê, thì không lý gì không hạnh phúc.

Tôi nghĩ người hạnh phúc là người biết đâu là đủ. Kiếm tiền đủ. Làm việc đủ. Cân bằng đủ. Ở bên cạnh người thân đủ. Thời gian cho riêng mình đủ. Và tôi nghĩ tôi luôn là người hạnh phúc!

Thùy Minh trong tình yêu hay nói cách khác khi ở bên gia đình khác gì với chính chị

Cảm ơn Thùy Minh về một cuộc trò chuyện rất thú vị, và rất… mơ.


50

Kì tích của lòng dũng cảm bài: hoài nam


51

Bản chất của nạn phân biệt chủng tộc là nguồn gốc của mọi xung đột từng xảy ra trên thế giới: Niềm tin rằng con người là bất bình đẳng, luôn có những người cao quí và giá trị hơn những người khác. Những phim hay nhất về đề tài này chứng minh điều ngược lại. Đó là dưới màu da, màu tóc, dưới mỗi khuôn mặt đều là một tâm hồn người, giống như tất cả chúng ta. Hidden Figures (Bộ ba siêu việt, 2016) là một trong những phim như thế.


52

Những người đầu tiên Dựa trên quyển sách cùng tên của Margot Lee Shetterly, Hidden Figures kể về ba phụ nữ da màu làm việc tại NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ), trong giai đoạn “Chạy đua vũ trụ” thế kỉ trước. Kéo dài từ thập niên 1950 đến 1970, đó là thời điểm Mĩ và Liên Xô liên tục cạnh tranh nhau trong việc chinh phục không gian. Liên Xô là nước dẫn trước khi đưa Yuri Gararin trở thành con người đầu tiên bay vào vũ trụ vào năm 1961. Nhưng Mỹ đã giành chiến thắng với kì tích đưa các phi hành gia

của họ đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969, trên con tàu huyền thoại Apollo 11.

trình học kĩ sư vào năm 1958. Cô là nữ kĩ sư da màu đầu tiên trong lịch sử NASA.

Thành tích đó có công sức rất lớn của những người hùng thầm lặng, là bộ ba Katherine (Taraji P. Henson), Dorothy (Octavia Spencer) và Mary (Janelle Monáe). Katherine chính là người đã tính toán quĩ đạo bay cho Apollo 11, và vào năm 2015, đã nhận Huân chương Tự do Tổng thống cao quý. Dorothy là nhà nữ Toán học người Mỹ gốc Phi đầu tiên được nắm quyền giám sát cả một bộ phận chính của NASA. Còn Mary, đã vượt qua rất nhiều khó khăn, để hoàn thành chương

Nhưng những vinh quang kể trên sẽ không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít trong Hidden Figures. Giống như đời thật, họ chỉ được công nhận rất lâu sau này. Bộ phim của đạo diễn Theodore Melfi thuật lại quá trình gian khổ để đạt được những thành tựu đó. Khi cả ba chỉ là những phụ nữ vô danh, bất kể tài năng của họ, làm việc tại một tòa nhà cũ kĩ cùng rất nhiều phụ nữ khác. Vào thời kì mà ngay cả ở một nơi được coi là trí thức và tiến bộ như NASA, cũng chưa thể vượt qua các rào cản chủng tộc.


hidden figures giành 3 đề cử tại oscar 2016, bao gồm phim hay nhất, nữ phụ xuất sắc nhất (octavia spencer) và kịch bản chuyển thể hay nhất, nhưng không thắng giải. đạo diễn theodore melfi lẽ ra sẽ là người chỉ đạo bom tấn siêu anh hùng spider-man: homecoming (người nhện: về nhà). nhưng ông đã từ bỏ để thực hiện hidden figures.

Não trạng phân biệt Năm 2016 có rất nhiều phim xuất sắc về chủ đề chủng tộc. Đáng chú ý nhất có lẽ là Moonlight (Ánh trăng), một phim có góc nhìn rất lạ và bên cạnh vấn đề phân biệt, còn khai thác tận cùng nỗi cô độc của tâm hồn con người. Nhưng nếu phải chọn một phim tập trung nhất, thể hiện rõ nhất và có tác động sâu sắc nhất đến chúng ta về vấn nạn “da trắng/da màu”, đó phải là Hidden Figures. Trước hết, đây là một phim rất chuẩn mực, xét riêng về các tiêu chí điện ảnh. Hành trình của bộ ba “siêu việt” trong phim cực kì đầy đặn nhờ kịch bản có chiều sâu, được dẫn dắt mượt mà gần như hoàn hảo, và sở hữu chất lượng diễn xuất thượng thặng. Thành công của đạo diễn Theodore Melfi, cũng là đồng biên kịch của phim, ở chỗ ông đã lột tả cả thời đại và tâm lí nhân vật. NASA trong phim hiện lên là một thế giới chân thật, với những

con người thật và đáng tin, hơn chỉ là bối cảnh. Ở đó, mọi thứ đều phân chia thành “da trắng” và “da màu”, từ nơi làm việc, bản thân công việc, cho đến những thứ nhỏ nhặt như... nhà vệ sinh. Một đạo diễn giỏi sẽ biết cách nói những điều lớn lao từ những chi tiết nhỏ bé nhưng ám ảnh. Chi tiết đắt giá nhất phim là khi Katherine được chọn làm trợ lí ở tòa nhà dành cho người da trắng, và phải mất đến 3 giờ đồng hồ mỗi ngày để đi vệ sinh. Vì ở đó không có nơi “giải quyết” cho người da màu. Nếu một nơi tập hợp của những trí thức hàng đầu đã như thế, thì nước Mĩ ngoài kia sẽ thế nào? Đó chỉ là lớp vỏ ngoài của nạn phân biệt, còn bản chất của nó, là một thứ não trạng. Hidden Figures chạm đến đúng điều đó chỉ bằng một câu thoại. Đó là khi nữ giám sát Mitchell (Kirsten Dunst) nói với Dorothy, sau rất nhiều hành động tệ bạc với các nhân viên da màu: “Có thể cô nghĩ khác, nhưng tôi chẳng phân biệt gì các cô cả.”

Dorothy trả lời: “Phải, tôi biết cô tin như thế!” Sự phân biệt khủng khiếp nhất xảy ra khi người ta không nhận ra nó. Một bộ phim xuất sắc luôn lấp đầy cả tâm trí lẫn trái tim. Để chạm đến trái tim, luôn phải xuất phát từ con người và các giá trị của họ. Hidden Figures làm được điều đó một cách đầy cảm hứng. Đó là khi Mary đứng trước phiên tòa, cố gắng thuyết phục thẩm phán cho mình học lớp kĩ sư, ta thấy dũng khí và sự quyết tâm đáng khâm phục. Khi Katherine, bằng tài năng và sự cương quyết của mình, trở thành bệ phóng đưa Apollo lên Mặt Trăng, ta thấy tinh thần không lùi bước. Mọi sự thay đổi lớn lao đều xuất phát từ những cá nhân như thế, để dẫn đến sự thay đổi ở những người khác. Giống như vị giám đốc NASA đã quyết định đập đi tấm biển “da màu” trên cửa nhà vệ sinh và nói: “Ở NASA, chúng ta đều tiểu ra cùng một màu!” Nếu mọi người cùng hiểu điều đó, thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

53


54

Người thổi hồn quái vật bài: hoài nam


Có một diễn viên rất kì lạ tại Hollywood. Ông là linh hồn của rất nhiều bom tấn siêu hạng, từ Lord of the Rings (Chúa nhẫn), King Kong (Vua khỉ), Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Avatar (Thế thân)… và gần đây nhất là loạt Planet of the Apes (Hành tinh khỉ), nhưng rất ít người biết mặt. Ông là Andy Serkis, người đứng sau những con quái vật nổi tiếng nhất màn ảnh.

55


56

Phía sau lốt thú Không ai yêu mến Lord of the Rings mà quên được nhân vật Gollum, kẻ giữ chiếc nhẫn suốt 500 năm trước khi trao lại cho chàng lùn Bilbo. Nhiều người còn ấn tượng với hắn hơn cả nhân vật chính, bởi hình dáng kì lạ, giọng nói the thé, và đặc biệt, ánh mắt tinh quái rất thật, dù cơ thể được tạo hình từ CGI (kĩ xảo máy tính). Nhưng Gollum không phải là nhân vật hoạt hình. Hắn được vào vai bởi một người thật, là Andy Serkis. Ở tuổi 53, nam diễn viên người Anh, đã có hơn 18 năm nghề diễn ở lĩnh vực “bắt chuyển động nhân vật”. Một cách dễ hiểu, ông sẽ mặc vào các bộ trang phục có gắn chip điện tử, để mô phỏng các chuyển động cho nhân vật tạo hình bằng máy tính. Các chip này còn được gắn lên mặt, để bắt lấy các cảm xúc và ánh

mắt. Từ đó, những nhân vật huyền bí như Gollum trở nên sống động hơn. Lĩnh vực diễn xuất này giải quyết được bức tường mà công nghệ 3D gặp phải, là sự vô hồn. Trước Lord of the Rings, các diễn viên bắt chuyển động thường không được xem trọng. Người ta vẫn tin rằng, diễn xuất thật sự là không được phép đắp lên bất kì lớp mặt nạ nào. Mọi thứ thay đổi khi Serkis bước vào phòng thử vai Gollum vào năm 1999. Peter Jackson, đạo diễn phim, khi ấy cũng chỉ muốn tìm một người lồng tiếng. Serkin ngồi vào ghế và bắt đầu phần trình diễn. “Tất cả mọi người đều sững sờ đến câm lặng khi anh ấy cất lên giọng nói của Gollum,” Jackson nhớ lại. “Rồi sau khi phần diễn thử kết thúc, một ai đó thốt lên: “Làm sao anh làm được như thế?’” Thành công của ba phần phim

Lord of the Rings có công rất lớn của nhân vật Gollum. Kể từ đó, Serkis luôn là lựa chọn hàng đầu mỗi khi phim nào đó xuất hiện những nhân vật huyền bí. Không có diễn viên nào nhiều vai chính, chỉ qua lớp áo bắt chuyển động, bằng Serkis. Ông vào vai King Kong trong bộ phim cùng tên nổi tiếng năm 2005, vẫn được xem là phần phim về vua khỉ hay nhất. Ông chính là thủ lĩnh tối cao Snoke trong siêu phẩm Star Wars: The Force Awakens (Star Wars: Thần lực thức tỉnh) năm 2015. Sắp tới, ông sẽ vào vai gấu Baloo được yêu mến trong bản phim người thật của Jungle Book (Cậu bé rừng xanh), ra mắt năm 2018… Còn trong tháng 7 này, Serkis tiếp tục trở thành thủ lĩnh Caesar, dẫn dắt loài khỉ chống lại con người trong War of the Planet of the Apes (Đại chiến hành tinh khỉ).


57

Diễn xuất thật sự Dù đã trở thành huyền thoại trong nghề với hai vai diễn biểu tượng Gollum và King Kong, Andy Serkis chỉ thật sự nổi tiếng sau khi loạt Planet of Apes ra mắt. Phần đầu ra rạp năm 2011, và đó đã là thời đại của Internet và YouTube. Đoàn làm phim tung ra một clip hậu trường mô tả cảnh Serkis vào vai Caesar, không hề có chút hiệu ứng nào, và lập tức khiến mọi người ngỡ ngàng. Trong bộ đồ đồng phục có phần kì khôi, Serkis hoàn toàn nhập vai chú khỉ với những biểu cảm chân thật. “Chỉ xem thế này thôi mà đã khiến tôi xúc động,” một người dùng bình luận, khi Serkis diễn cảnh Caesar chia tay người chủ vào vai bởi James Franco. Sau khi phim đại thắng ở phòng vé, chính Franco là người đã viết một bài dài trên

trang Deadline, để yêu cầu đề cử Oscar cho Serkis. “Điều cần đến lúc này là một sự công nhận,” anh viết. “Không phải sau này, mà bây giờ, khi anh ấy đã nâng tầm lĩnh vực diễn xuất này thành nghệ thuật.” Trước đó, Peter Jackson cũng từng có đề nghị tương tự. Nhưng cuối cùng, Hàn lâm viện chỉ trân trọng nỗ lực này bằng một đề cử hạng mục Kĩ xảo xuất sắc nhất. “Mọi người nghĩ rằng kiểu diễn xuất này chỉ đơn giản là nhảy nhót vòng quanh,” Serkis nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng không phải thế.” Để thật sự thổi hồn vào các nhân vật động vật hay quái thú, đòi hỏi rất nhiều công sức. Như với King Kong, Serkis đã dành hàng tháng trời trong các sở thú để quan sát. Cảm thấy chưa đủ, ông bắt một chuyến bay đến tận Rwanda, bất chấp nguy hiểm theo các đoàn nghiên

cứu loài tinh tinh núi. Nhưng điều khó khăn hơn cả, là diễn xuất bằng ánh mắt. Chúng ta có thể nhìn vào mắt Gollum, King Kong và Ceasar, và thấy rằng chúng có nội tâm thật sự. Nếu điều đó không phải diễn xuất, thì diễn xuất là gì? Nhưng sự công nhận, với Andy Serkis, không đến từ tượng vàng Oscar. Hiện tại, cùng với các dự án bận rộn, Serkis vẫn duy trì việc giảng dạy cách bắt chuyển động tại ngôi trường riêng ở Luân Đôn. “Nhiều người lo ngại rằng đây không phải diễn xuất thật sự,” Serkis nói. “Nhưng tôi biết không phải thế.” Ông gần như là người tiên phong xây dựng nền tảng cho một lĩnh vực diễn xuất mới, và chỉ muốn cống hiến cho điều đó. Điều mà tờ báo uy tín Wired đã gọi tên trong tựa đề một bài báo: “Andy Serkis, người thay đổi bộ mặt của công nghệ làm phim.”


58

●● HI TRẦN ●●

KHÔNG ĐỀ (1) Tôi như ông lão ện đời Hay sầu não chuy mưa rơi ìn nh Mấy độ chống cằm mới sống nổi qua ngày Buồn tưởng không nh minh vẫn tới Nhưng đều đều bì ăn răng Mình vẫn sống nh đầy xăng Mấy độ vét túi đổ ăm cây số tr ng Chạy tung tăng hà rừng , lạc tuốt trong Tung tăng hơi lố lửa phừng phừng Nhặt củi đốt đống ng một giấc dửng dư Đắp sao trời ngủ u nắng rưng rưng Thức dậy trong mà cái tự dưng Mấy độ đang nằm sao nhẹ, nhẹ tưng Thấy thân người lắm ấy cái gì trắng Ngó xuống lưng th y mâ biết là Nghĩ một hồi mới dơ hầy a thấy thành phố Ngó xuống xíu nữ lũ chim bay Quay lên ngó lại hơi hơi may Mấy độ thấy cũng hai mươi mấy Khi mình mới có đầy ra đấy Ngày để sống vẫn y thèm biết hôm na Nhiều đến chẳng o nà g mấy, thán Là thứ mấy, ngày t việc như nhau Ngày ngày đúng mộ sáng Là thức chào buổi ấc mơ. Nhưng nán lại gi


59 ●● HI TRẦN ●●

KHÔNG ĐỀ (2) Mùa Hè. hãy ăn thật nhiều chè, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ. Hãy nằm trên hoa rụng trên cỏ, ngắm mây bay. Hãy đứng giữa cánh đồng gió lay, xoay giữa hai ngón tay một chiếc lá. Hãy lén má trèo lên mái nhà, ôm guitar đánh tình ca du mục.

Hãy lượm những quả cây chín rục, mang đến cho bầy chim trong sân trường. Hãy nằm ườn, hát. Hãy tắt quạt, mở toang cửa ra.

Hãy nhét ba bộ đồ rồi xách túi ra ga, mua vé tàu đi về phía biển. Hãy đừng di chuyển,

nếu đang đứng giữa trời mà mưa rơi. Hãy không mặc gì và bơi,

cho cá ngất xỉu mình đem lên nướng. Hãy làm một ly bia to tướng,

rồi tán tỉnh cái bạn đằng kia, hãy nắm tay bạn ấy dưới trăng khuya, nói bạn ơi, hay mình đừng zìa nữa, nếu không thể ở lại thêm ít bữa, hãy ở luôn.


●● Lang thang trên mạng ●●

60

Đặt lại chân mình ở bậc thang đầu tiên bài: bluer


Đ

ây là một tấm biển có thật, bên ngoài cửa một tiệm cà phê - tôi đã lưu nó lại từ lâu và không còn nhớ rõ câu chuyện xảy ra ở nơi nào trên đất Mỹ. Tấm biển này đã trở thành một “cơn bão” trên Twitter, và thậm chí ngay cả Daily Mail ở Anh quốc cũng đã viết về nó. Nhân viên của quán cà phê, người đã tạo ra tấm biển này, lý giải về hành động của mình: “Đó chỉ là một trò đùa vào ngày Chủ Nhật mà thôi. Tôi muốn chiến đấu chống lại sự bất công trong cách cư xử giữa người với người, bắt đầu bằng việc thu tiền cao hơn đối với những khách hàng bất lịch sự, những kẻ không nhận ra rằng ở đằng sau chiếc máy pha cà phê này cũng là những con người giống như họ.” Về nội dung của tấm biển, nó có ý nghĩa là: - Nếu một khách hàng vào gọi cà phê một cách trống không: “small coffee” (cà phê, ly nhỏ) thì giá mà anh/ cô ta phải trả sẽ là 5 đôla. - Nếu một khách hàng vào gọi cà phê mà biết thêm từ “please” (làm ơn) vào đằng sau câu nói của mình, thì giá mà anh/ cô ta phải trả sẽ là 3 đôla, giảm liền 2 đô-la cho phép lịch sự mà khách hàng đó đã thể hiện. - Còn nếu một khách hàng vào gọi cà phê mà biết nói xin chào (hello), lại biết bày tỏ sự biết ơn (please), thì anh/ cô ta sẽ chỉ phải trả 1,75 đôla mà thôi! Dù chỉ là một trò đùa: Chủ tiệm café đã xác nhận không có khách nào bị thu tiền cao

hơn chỉ vì cách họ gọi cà phê, nhưng cũng thừa nhận rằng thái độ chung của số đông khách hàng đã thay đổi theo hướng tích cực kể từ khi tấm biển được trưng ra. Mọi người đều cư xử lịch sự và đúng mực hơn rất nhiều. Câu chuyện sau đó nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hàng trăm nghìn cư dân mạng. Cá nhân tôi không tin rằng 100% trong số những người ủng hộ đó đều nói “hello, one small coffee please"” mỗi ngày, nhưng tôi tin rằng câu chuyện với cái kết tốt đẹp này đã kêu gọi mọi người cùng hình thành, không, phải nói là phục hồi lại một thói quen tốt. Năm năm sống ở nước ngoài đã tạo cho tôi một thói quen, một phản xạ vô điều kiện mà tôi mừng vì nó đã hình thành: - Luôn nói xin lỗi, dù nhiều khi một việc xảy ra không phải do lỗi của mình, nhưng câu “excuse me” hay “sorry” nó còn mang hàm nghĩa nuối tiếc vì đã xảy ra điều mà cả hai bên đều không mong muốn. - Luôn nói cảm ơn, đôi khi không phải vì người ta đã thực sự làm được gì đó cụ thể - và miễn phí - cho mình, mà đơn giản là bày tỏ sự cảm kích vì những hành động hoặc thiện chí của họ, ngay cả khi mình là khách còn họ là người phục vụ. - Luôn nói “Chúc một ngày tốt lành”, nhiều khi không phải vì thực tâm mình quan tâm tới chuyện người ta có một ngày tốt lành hay không, mà là vì BẢN THÂN mình luôn mong muốn một ngày tốt lành cho

chính mình, vì thế nên hãy chúc lẫn nhau để ai cũng được trao cho niềm hy vọng rằng điều đó sẽ xảy ra. Luôn luôn và luôn luôn. Có ai đó đã từng nói rất hay, rằng “Hãy đối xử với mọi người xung quanh bằng cách mà bạn muốn người ta đối xử với mình.” MUỐN người ta đối xử với mình, chứ không phải BẮT ÉP người ta PHẢI đối xử với mình như vậy. Có thể bạn sẽ vấp phải những phản hồi không như trông đợi bất chấp đã nỗ lực ra sao, nhưng đừng vì thế mà nản. Bởi cư xử sao cho đàng hoàng, tử tế sẽ định hình giá trị con người bạn trước tiên. Chúng ta đã nói rất nhiều, nhiều đến mức nhàm tai chủ đề về sự khác biệt trong văn hoá giao tiếp, ứng xử của người nước ngoài và người Việt Nam. Nhưng đa số chúng ta quên mất rằng, từ thời xưa khi nếp Nho giáo hãy còn nặng, thì người Việt Nam thực ra đã rất quan trọng chuyện lễ nghĩa. Bởi vậy nên, không phải là cái văn hóa cơ bản cấp độ abc đó chưa từng tồn tại ở nước ta, mà nó chỉ bị mai một đi bởi nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan mà thôi. Nếu không có số 1, sẽ không thể có số 2. Không có bậc thang đầu tiên, sẽ không có bậc thang cuối cùng. Hãy bắt đầu việc “phục hồi” lại những giá trị hành xử tốt đẹp đó ngay từ hôm nay, từ trước tiên - chính bản thân bạn. Hãy bắt đầu tập nói lời xin chào, cảm ơn, và hỏi thăm những người gần gũi với bạn nhất.

61


62

“Chào Mặt Trời” cùng Yoga bài: lynh miêu


63

T

ôi bắt đầu theo học Yoga từ hai năm trước. Đó là những buổi sáng cuối tuần dậy sớm, tập Yoga trên đỉnh một quả đồi nhỏ trong công viên giữa lòng thành phố. “Cô giáo” Yoga là một cô bạn bằng tuổi đã từng đi nhiều thành phố trên thế giới để dạy bộ môn này. Lớp học gần 20 chục người trẻ Tây - Ta đủ cả, tập mải miết cho đến khi Mặt Trời lên cao và mồ hôi túa ra như tắm đã bắt đầu hành trình thay đổi cuộc đời tôi cùng yoga.

Bài học số 1: Bỏ gánh lo đi mà vui sống Quay lại khoảng thời gian đó, đó là những tháng tôi bị stress nặng nề vì công việc. Một sự bắt đầu mới, một vị trí mới… Tôi đã rất kỳ vọng vào bản thân và rất nỗ lực, nhưng chẳng hiểu sao những trục trặc cứ xảy ra, khiến mọi thứ không phải lúc nào cũng theo kế hoạch. Lúc đó tôi đã nghĩ, ồ mình làm sao thế, con người vui vẻ, tự tin vào bản thân đi đâu mất rồi. Nếu tôi cứ mãi stress, mọi thứ đâu chắc sẽ tốt hơn, mà có khi còn tệ hơn ấy chứ… Khi những cơn mất ngủ và

lo lắng bắt đầu đến, và ngày một nhiều, tôi hiểu, mình cần hơn bao giờ hết một khoảng không cho riêng tôi, nơi tôi có thể túa mồ hôi ra mà chẳng nghĩ ngợi gì cả. Và như một cái duyên, đúng khoảng thời gian đó, tôi đọc được thông tin về lớp học của Milena.

Tôi cũng ngồi xét lại bản thân thời gian qua và tự đặt cho mình các câu hỏi:

Tôi bắt đầu theo lớp học yoga ngoài trời trong vòng mấy tháng, cho đến khi mùa Đông, thời tiết lạnh dần nên lớp học ngoài trời không diễn ra được nữa. Nhưng đó là mấy tháng thật sự thay đổi. Lớp học yoga cuối tuần đã truyền cảm hứng để tôi dành thời gian tập luyện mấy động tác cơ bản ở nhà.

Nếu là do tôi, thì cách tốt nhất là quản lý lại thời gian, sao cho thật khoa học. Còn nếu không phải do tôi, thì tôi lo lắng nào có tác dụng gì?

Ngoài việc cải thiện sức khỏe, thì những niềm vui nhỏ cũng bắt đầu đến. Tôi thấy mình tập trung hơn trong công việc, bớt khó chịu hơn khi những việc xảy ra không theo đúng lịch trình. Có lẽ là bởi, yoga đã cho tôi khoảng thời gian ít ỏi trong ngày - dù chỉ nửa tiếng đến một tiếng thôi, để bỏ gánh lo của mình xuống. Bởi xét cho cùng, nếu ôm khư khư những phiền nhiễu sẽ làm chúng ta không sao nghĩ được những việc khác (tốt đẹp hơn), phải không?

“Tôi có thật sự cố gắng cho vị trí và công việc này không?” “Những gì chậm trễ là do bản thân tôi hay do người khác?”

Và điều kỳ diệu đến, là khi tôi bắt đầu không lo lắng, không tức giận, chỉ làm tốt công việc của mình thôi. Những tín hiệu vui từ muôn nơi bắt đầu đến, công việc cũng vì thế trở nên thuận lợi và dễ chịu hơn rất nhiều so với khoảng thời gian trước. Thật đáng mừng!

Bài học số 2: Chấp nhận bản thân với những khiếm khuyết Một năm sau lớp học của Milena, tôi lại chính thức theo học một trung tâm yoga khác. Lần này, tôi muốn học yoga một cách thật sự bài bản, bắt đầu từ hơi thở đến những động tác “khó nhằn”.


64

Điều tôi ấn tượng và thích nhất mỗi khi bắt đầu buổi tập, là chúng tôi nhắm mắt trong tư thế thiền, và cô giáo sẽ nói với chúng tôi về việc: Hãy bỏ lại những phiền lo bên ngoài cánh cửa, để tâm an nhiên tự tại. Hãy để hơi thở được tự do, và chấp nhận bản thân trong từng tư thế. Cùng với quá trình học, tôi hiểu được sự “chấp nhận” ở đây là gì. Tôi nhận ra mình không có sống lưng thẳng như người khác - nó khiến dáng đi của tôi không đẹp và thanh thoát. Tôi cũng nhận ra đầu gối của mình rất đau khi phải tập những động tác đứng lên ngồi xuống - dù tôi còn rất trẻ. Và cuối cùng, có một động tác tưởng chừng rất cơ bản với mọi người, tôi lại không tập được. Nhưng, điều đó không phải là vấn đề. Bắt đầu với yoga, tức là tôi phải học cách chấp nhận những khiếm khuyết của cơ thể mình, và nắn chỉnh nó từ từ. Không nóng vội, không quá sức, không bắt cơ thể phải chịu đau đớn. Hãy biết ngưỡng của bản thân, và dừng lại đúng lúc. Cũng tương tự như vậy, là

những bài học lớn hơn trong cuộc sống. Ngưỡng chịu đau đớn của người này không hẳn là ngưỡng chịu đau đớn của ta, điều này là dễ với người này nhưng chưa chắc đã là dễ với ta, kinh nghiệm của người này sẽ không thể biến thành kinh nghiệm của ta… Và ngược lại. Nên hãy chấp nhận chính mình, và học cách rèn luyện để bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

Bài học số 3: Học cách điều khiển thân thể mình Sau khi học cách chấp nhận bản thân, thì lúc đó, tâm trí tôi lại hiện lên câu hỏi: “Cơ thể này là của mình, nó là của mình đấy, nhưng không phải lúc nào mình cũng điều khiển được nó, phải không?”. Điều đó là sự thật. Tôi không thể xoạc hai chân mà không đau đớn, không thể nâng cả người mình lên chỉ bằng hai tay, không thể uyển chuyển theo một điệu nhạc… Và đó là lúc tôi quyết tâm,

sẽ học cách điều khiển cơ thể vật lý của mình, cùng với yoga và đôi khi là kết hợp với âm nhạc. Có một sự thật là: Khi bạn bắt đầu chú ý đến một khiếm khuyết của bản thân, bạn chắc chắn sẽ điều chỉnh được nó. Chỉ trừ khi, bạn không bao giờ biết rằng mình khiếm khuyết mà thôi. Tôi bắt đầu tập nhiều ở lưng để nắn chỉnh lại cột sống. Khi cột sống thẳng hơn, tôi chú ý đến dáng đi sao cho lưng thẳng, hông uyển chuyển và mặt ngẩng cao. Tôi học cách thả lỏng theo nhạc, khi chỉ ở một mình, thấy mình như một vũ công tuyệt vời đang thực sự nhảy múa. Thời gian gần đây, khi mùa Hè đến, tôi bắt đầu đổi giờ tập. Tôi thức dậy lúc 4g55 và đến trung tâm lúc 5g30. Tôi đón Mặt Trời cùng chuỗi động tác chào Mặt Trời. Tôi tìm thấy phút bình yên, tìm thấy bản thân mình, trong yoga, trong từng hơi thở và tư thế. Đó là một hành trình thật sự diệu kỳ và bình yên, mà tôi nghĩ ai cũng nên thử bắt đầu và trải nghiệm.


65


66


67

Mùa hè Bangkok dịu dàng bài: vân anh

“Em đứng bên anh nồng nàn mùa Hạ Chưa kịp lời tình tự Trời đã oà cơn mưa…” (Lưu Quang Vũ) Cơn mưa đầu tiên của tôi ở Bangkok kéo dài chưa đến ba chục phút, ào ào những bụi nước trắng xóa tạt vào ban công. Hai chiếc cây nhỏ trên bàn được thể thêm xanh xao, rì rào, nhoài những mầm lá bé tí teo về phía mưa. Sấm chớp bập bùng mà tôi chẳng thấy sợ hãi, cũng chỉ bởi vì nhìn những mầm cây của mình sao vui quá. Và một người bạn Thái kịp nhắn vội cái tin trên Facebook cho tôi, ngay khi cơn mưa còn đang vồ vập với đất trời.

“Vân ơi, mùa Hạ đến với Bangkok rồi!” Bạn nhắn tin, là bởi vì tôi luôn đem nỗi tò mò cô đọng nhất của mình về thành phố nơi tôi sống ra hỏi bạn, nếu như Bangkok quanh năm nắng nóng, vậy thì làm sao tôi có thể biết mùa Hạ đến để tận hưởng nó, bạn biết đấy, một cách đúng nghĩa. Bạn nói rằng thôi thì cứ chờ nhé, khi nào mùa Hè Bangkok ghé qua, bạn sẽ nhắn cho tôi biết. Hóa ra đối với thành phố nhiệt đới này, luôn cần có một cơn mưa đầu mùa để hiểu rằng mùa Hè đến rồi, để ai ra đường cũng cần chuẩn bị sẵn một chiếc ô nhỏ xinh, bởi chẳng biết cơn mưa rào sẽ

đến lúc nào trong ngày. Một tuần hai buổi sáng, tôi có lớp học yoga ở một công viên gần nhà. Không biết có phải vì cơn mưa thông báo ấy không, con đường trở về nhà từ lớp học yoga trở nên rực rỡ hơn hẳn. Con phố hẹp nơi tôi ở là một điển hình của những khu phố có đông người Thái sinh sống, nơi có những ngôi nhà nhỏ nhắn nằm gọn trong mảnh vườn không được cắt tỉa cầu kỳ, nơi chỉ vài bước chân từ con đường chính Ramkhamhaeng đông đúc và bụi bặm đến ngột ngạt. Tôi thấy mình đích thị là cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên, tưởng ảo giác bởi cả một khoảng trời xanh xao rợp


68

bóng cây hiện ra trước mắt và không gian tĩnh mịch đến độ tôi chỉ nghe thấy xung quanh mình tiếng tu hú, chào mào ẩn hiện đâu đó trong những lùm cây. Tôi luôn nghĩ rằng, để tìm kiếm mảng dịu dàng nhất của tâm hồn người Bangkok, nhất định đó phải là cách họ chăm sóc và để những loại hoa nhiệt đới tô điểm hàng rào hay bức tường nhà mình. Cách họ trồng những cành hoa trắng nhỏ xinh duyên dáng cạnh hòm thư màu đỏ trên hàng rào, cách những khóm hoa hồng đào leo li ti trên mảng tường xám, hay bụi hoa đỏ như những bông bồ công anh nhoài ra cả con đường hẹp, hay những giàn

hoa giấy đủ màu chực chờ một cơn gió sớm ngang qua để được dịp lao xao, và để những cánh hoa mỏng manh rơi xuống con đường vừa kịp hong khô từ trận mưa rào đêm hôm trước. Rồi cả hai chậu hồng tỉ muội treo lơ lửng cô bán nước treo trước sạp gỗ nhỏ xinh ngay giữa Soi (ngõ) nơi tôi sống, cứ lắc lư đung đưa khiến cô thoắt ẩn thoắt hiện. Dù luôn tay pha chế cho những vị khách trên đường đi học, đi làm, tôi vẫn thấy cô thỉnh thoảng ra ngoài vẩy nước cho mấy chậu cây. Rồi vài bước chân nữa thôi, tôi nghe tiếng loa thùng vọng ra từ một căn nhà nhỏ.

Khoảng sân bé tí ấy có đủ chỗ cho cả một mảnh vườn xum xuê neo đậu, cây cối chen lấn cả vào lối nhỏ duy nhất rẽ vào nhà. Tôi đứng lặng nghe bản nhạc Thái êm ả tỏa ra từ khu vườn, nơi chẳng cách xa mấy những tòa nhà chọc trời của một Bangkok hiện đại, những cuộc tắc đường không hồi kết, và cả một cô gái là tôi vốn thỉnh thoảng sợ hãi một đời sống quá quẩn quanh thành thị. Bản nhạc tôi nghe mà chẳng hiểu, nhưng lại vẫn muốn nghe mãi, nghe nữa trong khi không thể rời mắt khỏi bụi hoa tím ngay bên ngoài ngôi nhà, nghĩ chủ nhân ngôi nhà sao lãng mạn quá. Sao dịu dàng quá. Hay


69


70

bởi họ cũng đang chào mừng một mùa Hạ đến như tôi? Chừng càng mải miết, tôi càng bắt gặp nhiều dư vị của mùa Hè ngay trên chính con đường trở về nhà. Trước một cửa hàng vintage còn đóng cửa im lìm, tôi tìm thấy bông sen nở bung trong những tia nắng hè đầu tiên của ngày, chỉ một bông duy nhất thôi, giữa những chiếc lá lớn căng tràn sự sống. Phát hiện ra bông sen, là tôi có cớ đứng ngây ngắm nghía, nhớ đến những mùa hè tuổi thơ ở quê nội, tôi cùng anh em họ đạp xe giữa những cánh đồng sen. Hồi ấy, tôi thích sen đến độ anh họ phải nhảy tõm xuống đầm sen để hái bằng được cho tôi một bông sen to nhất, có nhiều hạt sen nhất. Chúng tôi bứt những cánh sen hồng tía còn thơm nồng, để đựng hạt sen non vừa mới bóc, rồi chẳng kịp chờ đến lúc về đến nhà, đã nhấm nháp hết. Đã nhiều mùa Hè trôi qua, vậy mà nhìn bông sen hồng giữa một khu phố trong lòng

Bangkok, tôi vẫn tưởng trên đầu lưỡi của mình những thanh mát, hơi ngai ngái vị đắng của hạt sen mùa Hè quê nội. Và rồi tôi thấy mình chạy tám tầng thang máy để đuổi theo xe kem dừa khi chỉ vừa nghe âm thanh của loa thùng váng vất trong khu phố giữa cơn nắng gắt của buổi trưa hè. Tôi háo hức bê những chùm vải chín đỏ hay quả đu đủ màu cam mật óng ánh về nhà, sung sướng vì được bác bán hoa quả ngay trước nhà “khuyến mãi” cho cả túi sung trộn. Tôi ngây ngất khi phát hiện những trái lựu đỏ rực trĩu nặng sà xuống ven đường, và màu hoa phượng chiếm trọn một khoảng trời giữa lòng phố thị sầm uất nhất Bangkok… Khu vườn của bà ngoại cũng ở đây, tiếng rao kem mút theo tôi suốt mùa tuổi thơ cũng ở đây. Giữa một mùa Hè bình yên của Bangkok, tôi tìm thấy một mùa hè Việt Nam nho nhỏ, trong veo và quen thuộc đến vô cùng.

Không quá bất ngờ, bầu trời chuyển màu giữa khi cuộc vui ngày Hè đang chỉ ngấp nghé bắt đầu, chỉ vài phút sau, cơn mưa rào quay trở lại, mát rượi và ồn ào. Xe đẩy hoa quả gấp gáp chạy vào mái hiên của tiệm bánh nhỏ phía sau, những sạp hàng dễ thương trên đường bán đủ mọi thứ từ bánh ngọt đến đồ cổ được chủ nhân cứu nguy bằng cách chạy thật nhanh về trước một cửa hàng tiện lợi, chim chóc vốn đậu kín ban công khu nhà cũ phía đối diện cũng trốn biệt đi mất. Mưa tạnh cũng là lúc con phố nhỏ ngập nước, tôi lại thấy người Bangkok thản nhiên bì bõm sắp lại quầy hàng, tiếp tục bán buôn, tiếp tục mỉm cười. Và cây cối, hoa cỏ cũng vậy, xanh ngát và rực rỡ hơn bao giờ hết. Tôi đã kể với bạn chưa nhỉ? Rằng người Bangkok rất yêu hoa, và vì yêu hoa, nên cũng yêu mưa. Và chung quy lại, thì yêu cả mùa Hè. Bởi mùa Hè Bangkok dịu dàng đến thế kia mà.


71

Trật tự của những điều quan trọng bài: hiro


72

S

ắp đến hạn nộp bài mà trong đầu tôi vẫn là một mớ lộn xộn của câu chữ. Tôi đã ngồi trước màn hình máy tính một hồi lâu mà chưa được câu văn nào cho ra hồn. Cuối cùng tôi đành đầu hàng và gập chiếc laptop lại. Tôi nhận ra mình cần sắp xếp lại mọi thứ trong đầu trước khi có thể quay trở lại bàn viết. Sắp xếp suy nghĩ. Tôi không biết nên diễn tả công việc ấy như thế nào. Suy nghĩ con người đâu phải những tệp tin trong máy tính hay những món đồ nằm quanh phòng để có thể xếp lại theo thứ tự nọ kia?

1 Từng có một thời gian tôi chìm trong những cảm xúc tiêu cực khi xung quanh có nhiều chuyện xảy ra. Công việc quá tải và lộn xộn. Bố mẹ thường xuyên phàn nàn tôi bởi thói quen đi sớm về khuya, sinh hoạt bừa bộn. Chuyện tình cảm của tôi cũng có dấu hiệu trục trặc tôi bị coi là vô tâm, không biết cách sắp xếp thời gian

cho hai người. Chúng tôi hay cãi vã, từ chuyện này sang chuyện khác mà tưởng chừng ở bất cứ thời điểm nào hai chữ “chia tay” cũng là điều hiển nhiên. Tôi nghĩ mình là một kẻ thất bại, và nếu mọi thứ cứ tiếp tục như vậy tôi sẽ phá tung cuộc sống của mình lên mất. Một ngày nọ, tôi tình cờ đi ngang qua một quán cà phê nhỏ gần nhà. Quán không nằm ở vị trí đắc địa, thành thử vắng khách. Menu cũng không có gì đặc biệt, chỉ là mấy thứ đồ cơ bản mà quán nào cũng có. Tuy vậy quán có một kiểu thiết kế khá ấm cúng. Nếu lên tầng trên có thể kiếm được một chỗ ngồi với view không tệ. Tôi xin nghỉ làm ngày cuối tuần. Nhét vào túi một quyển sổ tay, một cái bút và tai nghe, tôi tới quán café ấy. Ngồi ở tầng hai, tôi ngắm nhìn dòng người túc tắc qua lại dưới phố và bắt đầu sắp xếp lại suy nghĩ của mình. Tôi nghĩ tới những thứ đang khiến mình mệt mỏi. Đầu tiên là công việc. Ở cơ quan, tôi bị đống hồ sơ giấy tờ cuốn đi như những đợt sóng liên hồi. Hồ sơ này chưa xong hồ sơ kia đã chất đống. Nhưng ngay lúc

này, không còn những tiếng thúc giục của sếp, không còn những tiếng điện thoại liên hồi của khách hàng, tôi bỗng cảm thấy những đợt sóng ấy dường như đang ở đâu đó rất xa. Tôi cảm thấy mình thảnh thơi đến lạ. Có lưu một file danh sách công việc trong điện thoại, tôi bèn mở nó ra để thử sắp xếp lại. Việc gấp làm trước, việc ít gấp hơn để sau. Tôi còn nhận ra một số hồ sơ có nội dung gần như y hệt mà chỉ một vài thủ thuật copy paste là giải quyết xong (nhưng nếu đang ngồi trước “núi hồ sơ” ở cơ quan thì có lẽ tôi không đủ tỉnh táo để nhận ra). Cuối cùng tôi đã chỉnh sửa lại danh sách ấy thật gọn gàng và ước tính để giải quyết chúng sẽ không mất nhiều thời gian như tôi tưởng. Rồi, tôi nghĩ tới những trách móc của người yêu, những lời phàn nàn của bố mẹ. Tất cả đều xuất phát từ những ngày cố một hai tiếng ở lại để làm thêm việc. Tôi đã nghĩ đơn giản rằng mình đang cố gắng mà không hiểu rằng sự cố gắng sai cách là nguyên nhân của một loạt vấn đề khác. Rời quán cà phê, tôi trở về dọn dẹp lại nhà cửa thật gọn gàng. Tối đó, tôi đặt hai vé xem phim cùng người yêu.


73


74

Đương nhiên tôi sẽ về nhà sớm để bố mẹ khỏi lo lắng.

2 Cách đây không lâu tôi xem The Good Wife (một series phim truyền hình của Mỹ). Phim kể về Alicia Florrick, một phụ nữ tưởng như có tất cả trong tay: Người chồng với sự nghiệp đang lên, những đứa con xinh xắn và ngoan ngoãn, ngôi nhà nhỏ là niềm mơ ước của bao người. Một ngày nọ, thế giới quanh cô sụp đổ khi Alicia phát hiện chồng mình ngoại tình. Tôi nhớ rất rõ đoạn phim ấy như thế này: Alicia đang đi trên đường và cùng lúc nhận được điện thoại từ ba người: Một người bạn gọi tới để báo với cô rằng chồng cô đã ngoại tình. Sếp của cô gọi tới quở trách về công việc. Giáo viên chủ nhiệm gọi tới doạ đuổi học con của cô bởi chúng lại gây gổ với các bạn. Ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ Alicia chỉ muốn biến mất khỏi thế giới này. Nhưng Alicia là một phụ nữ mạnh mẽ. Cô không biến mất. Cô không gục ngã. Cô dành cho mình một khoảng lặng, khóc

hết nước mắt vì những biến cố của cuộc sống. Xong xuôi, cô sắp xếp lại những đổ vỡ đang bày ra trước mặt để giải quyết từng thứ một. Alicia tới trường, nhẹ nhàng nói với người giáo viên chủ nhiệm rằng hãy cảm thông cho con của cô, đứa bé đang trải qua biến cố gia đình quá lớn. Cô tới công ty, nhanh chóng hoàn tất công việc mà sếp cô đang thúc giục. Cuối cùng, cô tới văn phòng của chồng, nói rằng cô sẽ không khóc vì anh ta nữa đâu.

3 Gần đây có một truyện ngắn được đăng trên Trà Sữa tên là Yêu Xa (tác giả Tạ Tuyết). Truyện kể về hai cô cậu đang yêu học cách tôn trọng khoảng thời gian của riêng mỗi người. Họ “gọi tình yêu của họ là yêu xa. Không phải xa về khoảng cách không gian giữa hai người, mà là xa về khoảng cách thời gian.” Bất luận hai người yêu nhau ra sao, bất luận họ muốn ở cạnh nhau nhiều tới mức nào, tôi tin sẽ có lúc họ cần những khoảng lặng

của-riêng-mình: Căn phòng riêng, mối quan hệ bạn bè riêng, con đường riêng... Để làm gì ư? Để sắp xếp lại cảm xúc. Mối quan hệ nào cũng có sự nhường nhịn, dung hoà lẫn nhau. Ai cũng có đôi chút cái tôi bị đánh mất người này tiến lên một bước, người kia lùi lại một bước để bước đi được cùng nhịp với nhau. Khi tìm về những khoảng lặng, chúng ta tìm về chính mình với cái tôi cũ quen thuộc. Chúng ta biết mình đã đi bao xa trong mối quan hệ ấy: Đã thay đổi vì một người, hay đã đánh mất mình vì người ấy? Sắp xếp lại cảm xúc cũng là cơ hội để cho những nhớ nhung được sinh sôi, để rồi khi trở lại với “không gian chung” của cả hai người, chúng ta sẽ trân trọng mối quan hệ ấy hơn, sẽ trưởng thành hơn. Nếu một ngày nào đó mọi thứ xung quanh bạn bỗng dưng rối bời thì cũng đừng lo lắng. Hãy dành ra chút thời gian cho riêng mình, bỏ lại bên ngoài mọi tạp âm ồn ào của cuộc sống. Hãy tới quán café mà bạn yêu thích, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu và mọi thứ sẽ ổn thoả thôi. Còn tôi? Bây giờ sẽ quay trở lại hoàn thành bài viết của mình thật sớm.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.