I S S U E
X V
-
DE C EM B ER
201 7
DREAMING
stars
38
Một điều hiển nhiên BÀI: HIRO
39
1
Đó vốn dĩ là một ngày đẹp trời. Gió lùa qua những rặng cây trổ lá xanh biếc. Nắng trải vàng khu phố nhỏ thanh bình. Gã thong dong đạp xe trên con đường men theo bờ biển, vừa tận hưởng tiết trời thu tuyệt đẹp, vừa háo hức vì mấy đĩa phim cực hay mà gã mới mượn về. Thế rồi một cơn đau đầu ập tới - một cơn đau theo nghĩa đen - xé tan mạch cảm xúc của gã, đánh gục gã như thể người ta đốn hạ một cái cây. Tỉnh dậy trong bệnh viện, gã được bác sĩ kết luận rằng não của gã có một khối u ác tính đang phát triển rất nhanh, và rằng thời gian còn lại của gã chỉ được tính bằng ngày. Đó là nội dung mở đầu của cuốn sách “Nếu loài mèo biến mất khỏi thế giới này” (mà gần đây vừa được dựng thành phim). Một mở đầu rất kịch tính, hứa hẹn một bộ phim nhiều cao trào. Nhưng không, đó chỉ là
một câu chuyện cực kì bình thường, bình thường như cái bối cảnh mùa Thu tươi đẹp ở đầu truyện. Xuyên suốt câu chuyện ấy, gã đi tìm câu hỏi cho những điều thật đơn giản: Nếu những thứ vốn dĩ luôn ở đó, vốn dĩ luôn tồn tại như một điều hiển nhiên, bỗng biến mất, thì cuộc sống sẽ ra sao? Có ai nhớ tới chúng không? Nếu điện thoại biến mất? Nếu điện ảnh biến mất? Nếu loài mèo biến mất? Và cuối cùng, nếu gã biến mất, liệu có ai còn nhớ tới gã không? Gã nhận ra những điều tưởng chừng đơn giản, tưởng chừng luôn ở đó như một điều hiển nhiên, bỗng trở nên thật quý giá. Gã nhận ra bấy lâu nay mình đã không trân trọng những thứ ấy.
2
Trong tiếng Anh có một cụm từ rất hay mà tôi thường cảm thấy bối rối mỗi khi phải dịch sang tiếng Việt, bởi thật
khó để tìm một cụm từ tiếng Việt tương ứng, vừa vặn với ý nghĩa nó. Đó là cụm từ “take thing for granted”, dùng để chỉ khi ai đó coi rằng sự tồn tại của một thứ quý giá là hiển nhiên, là mặc định, để rồi không còn trân trọng, không còn nỗ lực để có được những thứ ấy nữa. Leonard: Em đang giận anh. Vì sao thế? Penny: Vì em có cảm giác anh đang coi em như một điều hiển nhiên. (I have a feeling that you are taking me for granted.) (trích phim: The Big Bang Theory). Đó là khi Penny nhận thấy Leonard không còn dành cho cô những buổi tối lãng mạn ngọt ngào, những cử chỉ nhỏ đáng yêu. Đó là giữa lưng chừng cuộc hôn nhân của họ, Leonard hiện nguyên hình là một gã gàn dở luộm thuộm thay vì hình ảnh "soái ca" thời còn tán tỉnh Penny. Penny trở thành một điều “hiển nhiên tồn tại” đối với Leonard. Rất may cho bọn họ bởi
40
Penny đã nhanh chóng “chấn chỉnh” lại Leonard. Suy cho cùng, The Big Bang Theory - một bộ phim hài quốc dân - cũng chỉ đưa ra vấn đề dưới góc nhìn “cả nhà cùng cười”. Nhưng cuộc sống của chúng ta vốn không phải một series hài sitcom. Những gì xảy ra trong cuộc sống cũng không phải những twist phim giật gân để câu rating. Một buổi tối mùa Đông cách đây ít lâu, đứa bạn thân rủ tôi ra cafe. Bằng một giọng trầm buồn, nó kể rằng vừa chia tay người yêu - mối tình kéo dài sáu năm mà nó từng nghĩ sẽ có một cái kết thật viên mãn. Người yêu của nó trót cảm nắng một con bé khác. Lúc bị phát hiện, gã thanh minh rằng chuyện chẳng có gì lớn cả, chỉ là “một phút sai lầm” thôi. Cái câu “một phút sai lầm” như đổ thêm dầu vào lửa. Vậy hoá ra cứ yêu nhau đủ lâu thì người ta được quyền có “một phút sai lầm”? Được quyền quên đi rằng người mình yêu vốn phải là duy nhất? Hay bởi người ta nghĩ rằng mối quan hệ sáu năm sẽ mặc định kéo dài tới mười sáu năm, thậm chí tới sáu mươi năm như
một quy luật hiển nhiên?
3
Sự thực là mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều tồn tại bởi chúng ta không ngừng nỗ lực vun vén, nuôi dưỡng chúng: Những buổi sáng đẹp trời ngồi thảnh thơi nhâm nhi tách cafe cùng bạn bè; Một khuôn mặt xinh xắn hay một cơ thể khỏe mạnh; Một mối quan hệ khăng khít với con bạn thân ngốc xít; Con mèo “siêu chảnh” không cho phép bạn ôm ấp nhưng lại kêu nhặng lên vì nhớ nhung mỗi khi bạn đi xa; Khu phố trong lành xinh tươi với giàn hoa giấy hồng rực cuối ngõ; Những tối cuối tuần quây quần cùng gia đình bên nồi lẩu nghi ngút khói; Những ngày Đông lười biếng chui trong chăn ngủ nướng… Hữu hình hay vô hình, có tên hay vô danh, tất cả những thứ ấy không mặc nhiên mà tồn tại. Khoảnh khắc chúng ta coi sự hiện diện của một thứ gì đó là hiển nhiên, chính là khoảnh khắc chúng ta vĩnh viễn mất đi thứ đó.
Ta nghĩ rằng “lúc nào rảnh thì cafe cũng được, không nhất thiết phải là tuần này”, và rồi nửa năm sau đó ta giật mình tự hỏi lũ bạn dạo này thế nào rồi? Ta tự nhủ YOLO đi, để rồi sau những đêm thức trắng hay những chầu nhậu tới bến, khuôn mặt xinh xắn sẽ thêm vài quầng thâm dưới mắt. Ta mặc định con bạn thân là “đầy tớ” của mình mà quên đi những lời “cảm ơn” tuy nhỏ bé nhưng chân thành, rồi lại trách nó hay giận hờn vô cớ. Mâm cơm cuối tuần cũng từ lâu không còn là bữa đoàn viên nữa, bởi cái tặc lưỡi “cuối tuần ra ngoài cho thoải mái, cơm nhà để lúc khác”… Khi báo chí phỏng vấn Jonathan Dickins, quản lý của Adele về thành công của cô, Dickins đã trả lời rằng: Không phải giọng hát (đương nhiên là Adele hát rất tuyệt), không phải những bài hát (những bài hát cũng rất hay), cũng chẳng phải công nghệ lăng xê gì sất. “Trong ngành này, điều quan trọng nhất là đừng coi mọi thứ như những điều hiển nhiên. Giây phút bạn có suy nghĩ đó trong đầu, mọi thứ bỗng chốc khác hẳn.” Nó giống tình tiết trong tiểu thuyết kinh điển
41
42
Bố Già với anh chàng ca sĩ Johnny Fontane, kẻ được ông trời phú cho giọng hát “vạn người mê”. Tự đắc về điều ấy, Johnny rượu chè bê tha, ăn chơi sa đọa. Điều tiếp theo Johnny nhận ra là mình không còn cất giọng nổi nữa, và rằng cả cái Hollywood bắt đầu cười nhạo thứ giọng vịt đực của anh chàng.
4
Đánh mất và tìm kiếm là hai quá trình kế tiếp nhau, ở đây là hành trình tìm lại những thứ ta đã đánh mất bởi trót nghĩ rằng chúng hiển nhiên tồn tại. Tìm lại tình bạn năm xưa bởi vô tâm nên xa cách; Tìm lại ánh mắt tinh nghịch của chú mèo cưng bởi bận rộn nên không ngó ngàng tới; Tìm lại những tối cuối tuần bên mâm cơm gia đình hay một chốn bình yên thân quen. Có những thứ sẽ trở về, song có những thứ chẳng bao giờ quay lại - bất luận
chúng ta cố gắng đến mấy. Tôi từng đọc ở đâu đó trên Internet câu chuyện về một người đàn ông sắp bước sang tuổi năm mươi. Ông từng là một chàng trai hai mươi tuổi với mơ ước du lịch vòng quanh thế giới và xuất bản cuốn tiểu thuyết được ấp ủ từ năm lớp chín. Rồi cuộc sống của một nhân viên ngân hàng cuốn chàng thanh niên ấy đi. Cậu tự nhủ sau này sẽ có thời gian cho những ước mơ tuổi hai mươi ấy: Có lẽ là sau khi mình kết hôn. Có lẽ là sau khi mình nhận được công việc ở ngân hàng kia. Có lẽ là sau khi mình lên chức trưởng phòng. Có lẽ… Có lẽ… Rất nhiều cái “có lẽ” trôi qua bởi chàng thanh niên ấy coi thời gian như một thứ tồn tại hiển nhiên. Nếu không phải hôm nay thì sẽ là ngày mai. Nếu cũng chẳng phải ngày mai thì để sang ngày mốt. Thế rồi một ngày nọ, ở tuổi bốn mươi sáu, chàng thanh niên ấy - nay đã là một người chồng, một người cha, nhận ra những thứ xung quanh mình đều là giả dối. Người vợ đã phản bội ông trong suốt mười năm trời. Cậu con trai căm ghét
bố mình. Đây là cuộc sống mà ông đã dùng rất nhiều từ “có lẽ” để đánh đổi ư? Đâu rồi giấc mơ chu du khắp thế gian? Đâu rồi cuốn tiểu thuyết vẫn dang dở từ hồi lớp Chín. Ông ao ước được trở lại tuổi hai mươi để sống một cuộc đời khác, sống cho những đam mê đã bị bỏ lỡ. Nhưng hai mươi sáu năm ấy đâu thể lấy lại được.
5
"Chúng ta không nghĩ lần cuối lại là lần cuối. Chúng ta luôn nghĩ sẽ có những lần tiếp theo. Chúng ta nghĩ thời gian là vô hạn. Nhưng sự thực không phải vậy.” (Trích phim Grey’s Anatomy). Nếu bạn đang đọc những dòng này và chợt nhớ tới một ai đó hay một điều gì đó vẫn được coi hiển nhiên tồn tại, tôi mong bạn hãy ngừng lại trong giây lát và nghĩ xem. Biết đâu bạn sẽ muốn thay đổi suy nghĩ ấy.
Bài thánh ca đó còn nhớ không em? BÀI: HIỀN TRANG
43
44
B
óng tối buông. Những chiếc bóng đổ xuống, dài ra, rồi dài ra mãi mãi. Đêm lung linh trong ánh đèn dây, ánh nến, ánh đèn chùm rực rỡ phát ra từ những ô cửa sổ, tạo thành một bản giao hưởng ánh sáng tầng tầng lớp lớp. Bên trong một căn nhà, họ lần lượt ngồi vào bàn ăn lát gỗ. Khay gà tây nóng hổi màu nâu bóng được đưa lên, thịt ba chỉ hun khói gói đều đặn như những cuộn chỉ sắc màu, những dĩa đựng bánh mỳ hình tròn, hình vuông, hình tam giác phồng bơ, món mì ống bỏ lò với lớp váng vàng rộm như vành nhật hoa, rồi củ và rau, ly và tách, thìa và nĩa, lấp lánh và lung linh.
rầm như tiếng côn trùng, dần dần ngày càng rõ, lấn lướt cả tiếng hát:
Họ cầu nguyện và chúc tụng, ôm nhau và cười nói. Một người đứng lên mở radio. Tiếng dương cầm khẽ khàng như tiếng chuông nhà thờ ngân nga. Giọng Simon và Garfunkel hát Silent night vang vọng, đêm nay đêm Thánh vô cùng, tiếng hát làm rung rinh cả những bông tuyết ngoài kia, lảo đảo rơi như những con bướm gãy cánh màu xanh nhạt. Rồi từ trong hư không, giọng đọc bản tin của phát thanh viên thời sự cất lên, ban đầu chỉ rì
Còn ở Washington, bầu không khí tiếp tục căng thẳng khi một tiểu bang đặc biệt của Ủy ban Nhà nước về các hoạt động phi-Mỹ thăm dò ý kiến về việc chống chiến tranh tại Việt Nam. Những người biểu tình bị đuổi ra khỏi tòa nhà khi họ hô vang khẩu hiệu hòa bình. Cựu phó Tổng thống Richard Nixon lên tiếng cho rằng, nếu không tăng viện thêm cho cuộc chiến, nước Mỹ sẽ sa lầy thêm ít nhất 5 năm nữa. (…) Trên đây là bản tin thời sự 7 giờ tối. Chúc các bạn buổi tối vui vẻ.”
“Đây là bản tin thời sự buổi tối. Cuộc tranh luận gần đây tại Hạ Viện đã chấm dứt với việc thông qua Quyền Công dân. (…) Ở Los Angeles, diễn viên hài Lenny Bruce qua đời, nguyên nhân được cho là đến từ việc sử dụng ma túy quá liều. (…) Tiến sĩ Martin Luther King cho biết ông không có ý định hủy bỏ cuộc diễu hành biểu tình vào ngày Chủ Nhật (…) Tại Chicago, Richard Speck, kẻ được cho là đã sát hại chín y tá thực tập, sẽ được đưa ra hội đồng xử án để định tội. Các nữ y tá được tìm thấy trong tình trạng bị đâm và bị treo lên trong căn hộ của họ.
Năm 1966, khi xuất bản album Parsley, Sage, Rosemary and Thyme, bộ đôi huyền thoại Simon & Garfunkel đã sáng tạo nên một trong những ca khúc Giáng sinh gây ám ảnh suốt bao thế hệ: 7 o’clock news/ Silent night. Ca khúc chỉ đơn giản như thế này: Simon và Garfunkel hát Silent night, lồng trong tiếng nhạc là giọng một phát thanh viên đều đều đọc bản tin thời sự. Giáng sinh vẫn diễn ra: Trong các nhà thờ, người người đọc thánh kinh; dưới những cây thông, những món quà nằm la liệt; ngoài đường, người ta vui vẻ chào hỏi nhau; trên bàn tiệc, những món ăn ê hề thơm phưng phức; trên giường, một cậu bé con đợi ông già Noel đến trên chiếc xe tuần lộc; từ các máy nghe nhạc, giọng Frank Sinatra cất lên mừng những ngày cuối của một năm; trên tivi, người ta lại chiếu bộ phim kinh điển của Frank Capra, Cuộc đời tươi đẹp. Thế mà, ở một nơi khác, chiến tranh đang vào hồi nóng bỏng. Một ai đó vẫn đang trút hơi thở sau cùng. Một ai đó bước ra vành móng ngựa. Một ai đó vẫn đang giết một ai đó. Thế
45
46
giới như một hòn lửa cháy khét lẹt, những cơn giận dữ, những cuộc biểu tình, bước chân đi rầm rập của hàng triệu người đòi công lý, cuộc bạo động này nối tiếp cuộc bạo động kia. Luôn luôn, Trái Đất quay tròn và có một nửa nằm trong bóng tối. Nhưng dù thế nào, Giáng sinh vẫn diễn ra. Có bao giờ bạn nghĩ Chúa trời là một người hơi vô cảm? Này nhé, ông ta chiếm lấy một ngày làm của riêng, chẳng cần biết đó là thứ Ba hay thứ Bảy, cũng chẳng cần biết ngày hôm ấy cuộc đời xoay vần ra thế nào, con người đang cười vui hay đang than khóc, ngày ấy đã định sẵn là ngày của riêng ông ta, đánh một dấu đỏ không thể thay đổi trên cuốn lịch, không vì một biến cố nào mà trì hoãn. Chúng ta nên vui vào ngày Giáng sinh, bởi dẫu có không vui, đó vẫn sẽ là ngày Giáng sinh như vậy. * Một ngày Chủ Nhật mùa Đông, bạn nằm trên giường, mở nhạc. Nhìn vào màn
hình điện thoại, bạn nhận ra hôm nay là Giáng sinh. Nếu không phải là Giáng sinh thì đó vẫn là ngày Chủ Nhật mùa Đông, thì bạn vẫn nằm trên giường, vẫn mở nhạc. Nhưng vì là ngày Giáng sinh nên bạn mở nhạc Giáng sinh.
ngày George Michael quay đi và không bao giờ quay lại. Chỉ có con người để tâm tới ngày ngày tháng tháng, tình yêu đâu có để tâm, nó thích thì nó đi, cái chết cũng đâu có để tâm, nó thích thì nó đến.
George Michael hát về một mối tình vô vọng. Noel năm đó, anh viết mấy chữ “Anh yêu em”, anh yêu em thật đấy. Trao cho em cả trái tim nhưng em không đáp lại. Cứ đinh ninh sẽ yêu một ai đó khác, gặp lại em rồi vẫn muốn yêu em. Last Christmas. Giáng sinh năm ngoái. Buổi sáng sau đêm Giáng sinh năm ngoái, thức dậy nghe tin George Michael đã qua đời. Người viết bản tình ca bất hủ của Giáng sinh lại lìa bỏ cuộc đời vào ngày Giáng sinh, mối tình năm nào chẳng biết đã nguôi ngoai, chẳng biết đã yêu một ai đó khác chưa hay vẫn nguyện làm kẻ si tình ngốc nghếch?
It’s the most wonderful time of the year. Thời gian đẹp nhất. Máy nghe nhạc chuyển tới tiếng hát của Andy Williams và bài ca nhà nhà đều nghe khi cả gia đình trang hoàng những cây thông, gói những món quà, nấu những món ăn và rôm rả chuyện trò bên bếp sưởi.
Mất em vào ngày Giáng sinh. Nếu không phải là ngày Giáng sinh thì đó vẫn là ngày anh mất em, thì đó vẫn là
Mặc dù rất buồn về George Michael nhưng ai bảo Giáng sinh không có phép màu? Đại văn hào Charles Dickens chẳng đã viết bao câu chuyện cổ tích về những phép màu kỳ diệu của đêm Giáng sinh hay sao? Truyện thứ nhất, một lão già keo kiệt bủn xỉn, căm ghét trẻ con, cái lão già tưởng chừng xấu tính không cứu nổi ấy, thế mà lại được ba Hồn Ma của Giáng sinh cảm hóa. Truyện thứ hai, một người giao hàng chán ghét cuộc sống, đêm nọ
47
trèo lên nóc tháp Chuông, bị những con yêu Chuông đưa vào một cơn ác mộng, tỉnh dậy rồi lão mới hối hận nhận ra, ừ thì mình nghèo, ừ thì đời lắm chuyện tai ác xấu xa, nhưng mình còn đây để ăn món dồi lợn thì mình vẫn còn hy vọng, và lão lại vui vẻ mừng Giáng sinh với cả nhà. Và truyện thứ ba, truyện thứ tư, và truyện thứ năm, và Dickens luôn kết thúc bằng những điều tốt đẹp: “Ông luôn nói rằng mình biết cách làm cho lễ Giáng sinh tuyệt vời nếu mọi người đều sống có hiểu biết. Điều đó có thể đúng với chúng ta, với tất cả chúng ta. Và như Tiny Tim đã nói, Thượng đế phù hộ cho chúng ta, cho tất cả chúng ta.” Cho tất cả chúng ta trừ những kẻ bị Thượng Đế quên mất. Những kẻ bị Thượng Đế quên mất như chín cô y tá bị sát hại, như Tiến sĩ Martin Luther King, như những người lính trên chiến trường, như George Michael, như mối tình vô vọng. Phép màu vẫn có, chỉ là không có đủ cho tất cả mọi người.
* Phép màu không có đủ cho một ông già Noel mặt buồn thiu. Tôi vẫn nhớ nhiếp ảnh gia Savas Kazantzides từng chụp một bức ảnh thế này ở thành phố Chennai phía Nam Ấn Độ: Một người đàn ông đen nhẻm, da bọc xương, ngồi chồm hỗm, chiếc áo màu vàng ông mặc trên người bạc phếch bạc phơ, ông ngồi giữa một đống gạch vụn tan hoang, chòm râu trắng che kín nửa gương mặt, hai má hõm sâu, và trên đầu ông là một chiếc mũ của ông già Noel, chỏm mũ rủ xuống, đôi mắt rủ xuống. Ông già Noel ấy không mang quà, ông chỉ có nỗi buồn oằn vai chất trong hành lí. Ông có thể đội chiếc mũ đỏ lên đầu, nhưng làm sao gắn được nụ cười lên miệng, làm sao có thể hóa trang nổi niềm vui cho gương mặt ủ rũ sầu bi? Và rồi cùng lúc ấy, khắp các đô thị lớn bé, những người đàn ông vô danh trùm lên
mình bộ trang phục của ông già Noel, nhảy múa mua vui đến kiệt sức trên hè phố, trong siêu thị, trong nhà hàng, đến cuối ngày, họ cởi bỏ mũ áo, nhận những tờ tiền nhăn nhúm cho công lao động. Ông già Noel đem niềm vui tới cho mọi người, nhưng đến lượt mình, ai sẽ trèo vào nhà ông qua đường ống khói, để lại một món quà bên đầu giường nơi ông ngủ? Chắc không ai. * Bạn vẫn nằm trên giường. Nhạc vẫn phát ra. Vẫn là ngày Chủ Nhật mùa Đông. Vẫn là Giáng sinh. Đêm tối lạnh căm trống vắng lơ lửng quanh tôi như một bóng ma Tôi nghe tiếng chân mình trong tuyết Tiếng bước chân qua miền tuyết trắng đủ sức khiến con tim thắt lại Nhưng dừng lại cũng chẳng được gì, nên tôi cứ tiếp tục dấn bước đi. Bài hát này của The Everly Brothers đã có từ xưa, xưa,
48
49
xưa lắm. Chàng trai không nhà lang thang trong tuyết, chàng đi mãi đi mãi mà không ai dừng lại. Chàng tự nhẩm Silent night trên đôi môi tê cóng. Này, giá chẳng có ngày Giáng sinh, có lẽ những kẻ cô đơn cũng không biết rằng mình cô đơn đến thế. Giá chỉ sống ngày này qua ngày khác thẳng đuột từ thứ Hai đến Chủ Nhật rồi lại từ Chủ Nhật đến thứ Hai, giá chẳng có ngày nào cho tình yêu trên cuốn lịch, chúng ta sẽ không bao giờ phát hiện ra, ừ, tình yêu đã rời bỏ mình từ lâu. Nếu không phải là ngày Giáng sinh thì đó vẫn là ngày cô độc. Bởi ngày nào chẳng là ngày cô độc. Nhưng vì là ngày Giáng sinh nên bạn mới biết mình đã sống cô độc đến nhường nào. Điều đó, lạ thay, cũng khiến bạn bất ngờ một chút. Nhưng lạ thay, bạn cũng không hề khóc. Bởi vì giai điệu tươi vui của Santa Claus is coming to town đang vang lên, hát rằng You better not cry, better not pout, hát rằng bạn đừng khóc cũng đừng hờn dỗi, bởi ngoài
kia ông già Noel đang tới thị trấn này. James Haven Gillespie đã sáng tác bài hát ấy ngay sau khi nghe tin anh trai mình mất, James Haven còn không khóc, bạn có lí do gì để khóc? * “Thuở ấy tôi là một cậu bé 14 tuổi, ngày ngày đi lễ ở nhà thờ Con Gà (Đà Lạt).” 50 năm trôi qua, Nguyên Vũ, người nhạc sĩ của Bài thánh ca buồn bồi hồi nhớ lại một thời quá vãng. Cậu trai năm đó còn chưa dậy thì hết, nhưng ngày nào cũng chăm chỉ tới nhà thờ chỉ để gặp một cô gái tóc xõa buông dài. Cậu trót đem lòng say mê cô dẫu chẳng biết cô là ai, chỉ biết cô tên Th., hơn cậu hai tuổi. Một buổi chiều sát Giáng sinh, sau khi tan lễ thì mưa tầm tã, cậu và cô cùng đứng nép dưới mái hiên trú mưa, cách nhau trong gang tấc. Rồi bỗng từ căn nhà nào vọng ra bài hát Silent night. Cô vừa đưa tay hứng mưa, vừa khe khẽ hát. Giọng hát cô sao mà man mác u buồn quá! Và khoảnh khắc ấy, cậu đột ngột quay sang, bạo dạn phủi những hạt mưa vương trên áo cô, cô nhoẻn miệng
cười, ngọt ngào nói: “Cảm ơn nghen!”. Chuyện của cậu và cô chỉ dừng lại ở đó. Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo bay sau. Chẳng còn kỷ niệm nào hơn là một cái chạm tay lên chiếc áo dày, một cơn mưa, một nụ cười giữa cao nguyên Đà Lạt và tiếng Silent night giữa miền giáo đường yêu dấu. Vẫn một bản thánh ca, Silent night, chỉ một bản thánh ca, vậy mà có khi là nền cho bản tin thời sự lúc 7 giờ, thông báo rằng chiến tranh Việt Nam đang tiếp diễn, nhưng khi khác lại là nền cho khung cảnh của một mảnh tình thơ còn chưa nảy nở đã vội phôi pha. Ôi những bài ca, những bài ca không thay ta sống được. Ta đặt nó vào đâu thì nó nằm ở đấy, ta muốn nó mang ý nghĩa gì thì nó mang ý nghĩa đấy. Những bài ca chỉ là những bài ca, những bài ca không khóc bao giờ, chỉ có ta biết khóc. Và vẫn là ngày Chủ Nhật mùa Đông, vẫn là bạn nằm trên giường, vẫn là Giáng sinh, vẫn là âm nhạc cất lên. Nếu không phải là ngày Giáng sinh thì vẫn là một ngày cô đơn như vậy.
50
Tom Hanks: Ánh sáng tử tế ở Hollywood BÀI: HOÀI NAM
51
“Nếu có ai đó ghét bỏ Tom Hanks, thế giới chắc đã đến ngày tận thế.” Một tài khoản bình luận trên bài viết về Hanks, nhân dịp một phụ nữ đứng ra “tố cáo” anh. Tất nhiên, không phải về hành vi lạm dụng nào, vốn đang rất nóng bỏng những ngày này, mà về sự tử tế của anh. Một người đàn ông luôn khiến người ta muốn yêu mến, từ màn ảnh đến cuộc đời.
52
NGÔI SAO GIẢN DỊ Chúng ta có thể gõ từ khóa “Tom Hanks” và “nice” (tử tế) để đọc hàng tá câu chuyện tốt đẹp về anh. Từ chuyện Hanks luôn ở lại giúp đỡ các công nhân dọn dẹp trường quay, đến việc thường xuyên chia sẻ… thức ăn cho đồng nghiệp. Hay người tài xế taxi nọ bất ngờ nhận được tấm vé xem Broadway, chỉ một tuần sau khi tiếp vị khách nổi tiếng. Cũng có thể là một cặp vợ chồng được Hanks nhã nhặn xin trả tiền vé, khi anh nghe rằng họ không hài lòng về phim của mình. Ở tuổi 61, vẫn thường được gọi là “Hanks cổ điển” (classic Hanks) vì lối ăn mặc và nói năng lịch thiệp, Hanks như thể vẫn ở trong thập kỉ 1970, chứ không phải thế kỉ 21. Khó có ngôi sao nào tạo cảm giác ấm áp như thế khi bắt chuyện, như lời nhà báo Emma Brockes của tờ Guardian miêu tả. Cô vừa có một cuộc phỏng vấn nhân dịp Hanks ra mắt… tập truyện ngắn. “Hanks tạo ấn tượng rằng anh luôn chân thành”, cô viết, nói về cả con người lẫn văn phong. Mười bảy truyện ngắn được
viết ở nhiều thời điểm sự nghiệp vừa được anh tập hợp lại để chia sẻ cho khán giả. Tựa sách không thể giản dị hơn “Vài truyện ngắn của Tom Hanks.” Hanks luôn như thế, rất thích chia sẻ bản thân mình với thế giới, một tố chất không thể thiếu của mọi diễn viên. Nhưng anh không bao giờ gây ra sự ồn ào. Từ thời điểm bước chân vào thế giới phù phiếm ở Hollywood vào năm 1980, Hanks đã trải qua 30 năm bình yên theo đúng nghĩa đen. Hanks thuộc tuýp người ổn định. Anh nhanh chóng xây dựng mái ấm ở tuổi 21, sau đó toàn tâm vào sự nghiệp. Sau một vài vai nhỏ và rèn giũa với phim truyền hình, anh gây ấn tượng khi đóng chính trong The Plash (Người cá, 1978) của Ron Howard. Đến năm 1988, với phim giả tưởng Big (Lớn lên) kể về một cậu bé biến thành người lớn, Hanks chính thức trở thành ngôi sao.
NGƯỜI HÙNG NƯỚC MỸ Kể từ Big, Hanks liên tiếp đạt được những thành công
đáng kể. Nổi bật nhất, và cũng gây tranh cãi nhất, tất nhiên là bộ phim Forrest Gumps (Cuộc đời Forrest Gump), thắng 6 trên 13 đề cử Oscar năm 1994. Tranh cãi không phải vì không xứng đáng, mà vì phim đã đẩy một phim xuất sắc khác là Shawshank Redemption (Nhà tù Shawshank) vào chỗ trắng tay, “kẻ về nhì vĩ đại”. Đây cũng là vai diễn biểu tượng của Hanks, một chàng trai tốt bụng đã nói lên câu thoại kinh điển: “Anh không thông minh, nhưng anh biết tình yêu là gì.” Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho hàng loạt vai diễn ấn tượng khác, như trong Apollo 13 (Bí ẩn Mặt Trăng, 1995), Saving Private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan,1998), The Green Miles (Ngàn dặm xanh, 1999), Castaway (Lạc vào hoang đảo, 2000)… biến anh trở thành diễn viên thành công bậc nhất thế hệ mình. Bí quyết diễn xuất của Hanks là gì? Làm sao anh có thể duy trì phong độ trong hàng chục năm như thế? Nhiều người đã hỏi và anh trả lời, chân thật nhưng nghe như đùa. “Đúng giờ!” Hanks lặp lại
53 NĂM NAY, TOM HANKS TIẾP TỤC CỘNG TÁC VỚI STEVEN SPIELBERG TRONG THE POST (BƯU ĐIỆN), SẼ RA MẮT VÀO DỊP GIÁNG SINH. CHUYỆN PHIM KỂ VỀ NHỮNG NHÀ BÁO ĐÃ DŨNG CẢM CÔNG BỐ CÁC HỒ SƠ MẬT CỦA MỸ TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH VIỆT NAM.
như thế để tăng phần thuyết phục. “Là một diễn viên, việc quan trọng nhất là phải đúng giờ. Bài học đầu tiên và cuối cùng: Đúng giờ.” Hanks chưa bao giờ đến trễ trong công việc. Và anh chưa bao giờ nề hà quay đi quay lại cùng một cảnh. “Bạn phải quay 47 lần? OK, bạn phải làm mỗi lần thật khác biệt. Rồi người ta sẽ chọn ra một lần phù hợp nhất. Là thế đấy!” Vô danh hay là một ngôi sao, Hanks đều tuân thủ những nguyên tắc đó. Tính cách ấy đã tạo nên sự tin tưởng ở bất kì đoàn làm phim nào anh từng tham gia. Đó là lí do các đạo diễn luôn
tin tưởng trao cho Hanks các vai diễn “người hùng” của nước Mỹ. Năm 2013 là thuyền trưởng Phillips trong bộ phim cùng tên. Năm 2015 là “người đàm phán” trong Bridge of Spies. 2016 là “cơ trưởng Sully”. Tất cả đều là những nhân vật được dân Mỹ yêu mến. Và chắc chắn diễn viên vào vai cũng phải là người được dân Mỹ yêu mến. Một “người hùng không biết mình là người hùng”, như lời Steven Spielberg. Và không thể là ai khác ngoài Tom Hanks. Trong những ngày tháng Hollywood chìm trong bê bối tình dục, mà nhiều
người ví von là một cuộc “săn phù thủy”, Tom Hanks bỗng nhiên được nhắc đến như một sự cứu rỗi. Bởi vì, trong những hoàn cảnh tăm tối, người ta cần đến ánh sáng. Hanks là một lời nhắc nhở rằng, Kinh đô Ánh sáng không phải chỉ toàn những “kẻ ăn xác” như Harvey Weinstein. Ở đó, vẫn có những người tử tế, lịch thiệp, hết mình cho công việc và đối xử chân thành với đồng nghiệp. Vẫn có những người mà mỗi lần xuất hiện lại mang đến cho khán giả sự yên tâm, ấm áp, và tràn đầy niềm tin rằng hôm nay vẫn chưa phải là ngày tận thế.
54
55
Món quà đêm Giáng sinh BÀI: HOÀI NAM
Rất nhiều bộ phim được làm ra mỗi năm. Đa phần đều bị quên lãng. Chỉ một số ít là đứng vững trước thời gian. Và cứ mỗi dịp Giáng sinh về, người ta lại tìm đến một tựa phim đã hơn 30 năm tuổi là A Christmas Story (Câu chuyện Giáng sinh, 1983).
56
THỜI ĐIỂM ĐÓ, CÁC HÃNG PHIM KHÔNG MUỐN LÀM PHIM VỀ MỘT CẬU NHÓC MUỐN QUÀ LÀ MỘT KHẨU SÚNG. ĐẠO DIỄN BOB CLARK BUỘC PHẢI LÀM MỘT PHIM KINH DỊ CHO HÃNG METRO-GOLDWYNMAYER TRƯỚC, RỒI MỚI ĐƯỢC BẬT ĐÈN XANH THỰC HIỆN A CHRISTMAS STORY. NĂM 2012, PHIM ĐÃ ĐƯỢC VIỆN PHIM QUỐC GIA MỸ LỰA CHỌN BẢO TỒN VÌ CÁC GIÁ TRỊ “VĂN HÓA, LỊCH SỬ HOẶC CÁC THÀNH TỰU THẨM MĨ”.
SIÊU VUI NHỘN Như nhiều đứa trẻ khác, cậu bé 9 tuổi Ralphie (Peter Billingsley) mong muốn một món quà như ý cho dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, nếu đám bạn thích đồ chơi là xe cộ hay gấu bông, Ralphie lại mong muốn... một khẩu súng. Một khẩu Ryder BB theo tên người hùng Viễn Tây cậu yêu thích. Tất nhiên là những người lớn, bao gồm cả mẹ, cô giáo hay ông hàng xóm, đều chỉ nói với cậu đúng một câu: “Coi chừng bị
bắn lòi mắt ra!” Đồng nghĩa với “Đừng có mơ đến!” Đó là tình huống mà hầu hết chúng ta đều đã trải qua, khi còn là một đứa trẻ: Vòi vĩnh những món quà không được phép. Và có lẽ, hầu hết từng làm giống như Ralphie. Cậu vạch ra những kế hoạch, bao gồm viết một bài văn, nói những lời gợi ý, cố hết sức để mọi người tin rằng khẩu súng là món quà đỉnh nhất. Điều này dẫn đến khá nhiều rắc rối hài hước cho Ralphie,
như phải ngậm xà bông, chạy trốn tên đầu gấu với “đôi mắt vàng khè”, và cả đối mặt với một ông Santa Claus đáng sợ nhất trần đời. A Christmas Story là một phim siêu vui nhộn. Không phải kiểu vui nhộn từ các hành động quá lố, vốn thịnh hành sau thành công của Home Alone (Ở nhà một mình), mà đến từ sự đáng yêu trẻ thơ. Các chi tiết dựa trên cuộc đời thật của biên kịch Jean Shepherd, đồng thời là
người dẫn truyện, hài hước theo đúng tâm lí trẻ con. Có những trường đoạn đã thành kinh điển. Như khi cậu bạn Flick (Scott Schwartz) đưa lưỡi ra liếm... cột sắt trong ngày lạnh giá, xem có bị dính vào không. Hay các cảnh tưởng tượng của Ralphie, trong đó có một lần cậu sung sướng thấy mình bị mù để bố mẹ phải hối hận. Và ai có thể nhịn cười khi nhìn thấy cậu em trai kẹt trong lớp áo dày và kêu lên: “Em không hạ tay xuống được!” Thế giới của Ralphie cứ thế mở rộng ra, trong một kịch bản giàu chi tiết đến mức luôn có bất ngờ trong mỗi năm phút. Chúng ta được giới thiệu đến lớp học của cậu, có thể so sánh với lớp học của nhóc Nicolas trong tác phẩm cùng tên của René Goscinny. Chúng ta được gặp gỡ với những người lớn quanh cậu, ai cũng có một tính cách và hành động thú vị riêng. Như bố cậu, thường gọi là “ông già”, luôn gặp rắc rối với đám chó hàng xóm, cái lò sưởi khét lẹt và cả một món quà trúng thưởng hình thù kì dị. Mẹ cậu, một phụ nữ yêu con hết mực, có đầy đủ “chiêu trò” để quản lí cả chồng lẫn con. Một giáo viên chủ nhiệm đủ kinh nghiệm để đối phó với đám học trò quậy phá. Đó là thế giới cực kì sinh động.
GIÁ TRỊ CÒN MÃI “Làm sao tôi có thể giải thích được, về những nụ cười và sự thích thú bộ phim mang lại, dù đã xem mòn mỏi năm nay qua năm khác?” Một nhà bình luận ở trang Three Black Chicks viết. Cô đã xem A Christmas Story vào mỗi dịp Giáng sinh, suốt từ đó đến nay, mà vẫn không thấy nhàm chán. Từ khi còn là một đứa trẻ cho đến khi đã có gia đình, với cô, bộ phim dường như không mất đi ma thuật của mình. Bởi vì, những bộ phim Giáng sinh hay nhất luôn là những phim gia đình hay nhất. Trẻ con sẽ đồng hành với Ralphie. Trong khi đó, người lớn sẽ tìm thấy những giá trị khác. Ngoài sự hài hước, A Christmas Story còn mang đến một cảm giác bình yên, ấm áp, khi dõi theo câu chuyện gia đình Ralphie. Một gia đình bình dị như bao gia đình khác, không hoàn hảo, không tô vẽ, nhưng luôn tràn đầy tình yêu và sự quan tâm mà chúng ta dễ dàng đồng cảm. Khi người mẹ dùng trò “lợn con” để dỗ em trai Ralphie ăn, tình yêu bà dành cho con như tỏa sáng. Làm sao quên được cách bà bảo vệ Ralphie sau cuộc ẩu đả, một cách đầy ngọt ngào? Bố của cậu dù lao động ở một nơi “văn hóa thấp”, như lời cậu tự miêu tả, nhưng đủ thấu hiểu để
mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho con đêm Giáng sinh. Những chi tiết nhỏ tinh tế, như khi hai vợ chồng khẽ chạm vào lưng nhau trong đêm tuyết rơi, dễ dàng để lại trên môi ta một nụ cười. Tài năng của đạo diễn Bob Clark là dung hòa được chất hài hước và sự chân thật. Ta không bao giờ thấy các cảnh hài là quá lố, chấp nhận cả điều kì quặc như giọng dẫn truyện người lớn dành cho một đứa trẻ. Bởi lẽ, nói như nhà bình luận Roger Ebert: “Phía sau màn hài hước là sự thấu hiểu về bản chất con người.” Các nhân vật hành động rất đáng tin về tâm lí, vì thế không mang đến sự gượng ép. Người xem sẽ yêu mến tất cả. A Christmas Story là một bộ phim giàu hoài niệm của người Mỹ. Bởi nó miêu tả một Giáng sinh không còn nữa, với những nét văn hóa đã mất đi. Như cách những đứa trẻ lắng nghe chương trình radio thú vị tên Cô Bé Mồ Côi Annie, cho phép chúng giải mã các kí tự đặc biệt vốn không có gì khác ngoài quảng cáo. Nhưng các giá trị tinh thần, giống như những ca khúc quen thuộc và gà tây, luôn còn mãi. Và như một thói quen, người ta lại tìm đến mỗi mùa Giáng sinh về.
57
58
59
Lạc lối ở Hawaii BÀI: NGÔ LY KHA
Trong quyển kỷ yếu du lịch Hawaii tôi đọc được trên chuyến bay từ Seattle sang Honolulu, người ta giới thiệu có 200 hoạt động vui chơi giải trí ở Hawaii từ trên rừng, dưới biển đến trên trời và dưới mặt nước; từ khám phá thiên nhiên, phiêu lưu mạo hiểm đến tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa lịch sử. Tôi choáng! Tôi không ngờ rằng mình sắp lạc vào xứ sở thiên đường của dân du lịch.
N
hiều năm trước, khi tôi bước vào lớp 6, một trong những bài học đầu tiên của sách tiếng Anh có nhắc đến Hawaii như một quần đảo du lịch với những hàng dừa nghiêng nghiêng soi bóng trên bãi cát vàng. Sau này tôi đi nhiều nơi nhưng Hawaii trong mắt tôi vẫn là một điểm đến quá xa
vời. Tình cờ trong chuyến đi Mỹ mùa Hè này, gia đình dì tôi có đặt một kỳ nghỉ ở Hawaii và tôi may mắn được “ăn theo”. Thế là tôi có mặt ở Honolulu, thành phố và cũng là thủ phủ của Tiểu bang Hawaii của nước Mỹ sau 6 giờ bay xuyên qua Thái Bình Dương. Chúng tôi ở Hiltons Village - một trong những quần thể
khách sạn nổi tiếng ven biển ở Hawaii với 8 tòa tháp cao và rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, hồ bơi và các cửa hiệu mua sắm bên dưới. Cảm giác lạc lối trào dâng lần đầu tiên khi chúng tôi phải hỏi thăm ba bốn lần mới tìm được đường về phòng mình. Căn phòng tầng thứ 21 có góc nhìn thênh thang về bãi biển Wakiki và đại dương xanh thẳm. Những ngày sau, tôi
60
cũng liên tục đi lạc khi tìm đường tắt ra bãi tắm hay tìm đến một nhà hàng yêu thích. Người ta thậm chí có thể tận hưởng Hawaii ngay tại ngôi làng này mà không phải đi đâu xa nếu muốn tắm nắng trên bãi biển, ngâm mình dưới hồ bơi nước nóng, tận hưởng những món ăn địa phương hay các món ăn Tây - Tàu trong các nhà hàng đặc sắc, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ hay Louis Vuitton... Tôi muốn nhiều hơn thế! Tôi muốn khám phá thiên nhiên và những thắng cảnh của nơi này. Thế nên ngày đầu tiên, tôi chọn trekking ở Diamond Head. Đây là đỉnh của một miệng núi lửa có bán kính vài km đã ngừng hoạt động nằm ở đảo lớn. Từ sáng sớm, khách du lịch đã đổ về đây đông như trẩy hội, chúng tôi phải đợi gần 30 phút mới tìm được chỗ trống trong bãi giữ xe. Giữa mùa Hè, cỏ úa nhuộm vàng trên những sườn đồi và cây dại khẳng khiu đổ những chiếc bóng hao gầy trên con đường dưới chân dốc. Mùa Hè miên man nắng và liêu xiêu lòng tôi. Đường trekking không quá khó, trừ những đoạn dốc thẳng đứng và quá đông
khách lên xuống nên phải đi nối đuôi từng người một. Tôi nghỉ chân ba bốn đoạn để tránh nắng và tiếp thêm nước trước khi chui qua những đường hầm tối xuyên núi. Sau hơn một tiếng thở dốc, phần thưởng dành cho tôi là toàn bộ thành phố Honolulu nằm bên bờ biển xanh và đại dương bao la nằm trọn trong tầm mắt. Gió mát trong lành và những góc nhìn tuyệt đẹp khiến tôi muốn thét lên vì vui sướng. Trải nghiệm trong ngày đầu xứ sở này vượt xa tất cả những gì tôi mong đợi. Hôm sau chúng tôi đi lặn biển ở khu bảo tồn thiên nhiên vịnh Hanauma. Đây cũng là một miệng núi lửa khác nhưng đã bị nước biển xâm thực và trở thành một vịnh biển bình yên - nơi cư trú tuyệt vời của các loài rong, tảo biển và cá. Nhìn từ trên cao, mặt biển như một lòng chảo màu lục bích với những khoảng đậm nhạt. Bên dưới những rặng dừa xanh nghiêng mình bên bờ cát trắng và những chiếc lều tránh nắng của du khách dựng lên gần mép nước trong veo. Chúng tôi thuê ống thở, chân vịt và sẵn sàng xuống nước.
Đây là địa điểm lý tưởng để lặn ống thở (snorkel) vì mặt nước cạn, trong và hệ sinh vật biển phong phú. Tôi vật vã học cách sử dụng ống thở dù bị sặc nước, dù mém ngạt thở và cuối cùng cùng đã có thể thở bằng miệng mà không bị nước tràn vào. Thế nhưng chân vịt thì tôi chịu, vừa nặng vừa vướng và dễ khiến tôi bị chìm. Cuối cùng tôi phát hiện ra chỉ cần hít thở được là tôi sẽ nổi trên mặt nước mà không cần dùng phao hay chân vịt. Thế giới trong lòng đại dương phong phú không kém gì trên cạn. Dù chỉ lặn ở gần bờ nhưng tôi đã cũng đã chiêm ngưỡng được những đàn cá đủ màu sắc, sao biển, san hô cùng vô số các loại rong và sinh vật biển chưa biết tên. Những ngày sau, tôi còn đi thăm Trân Châu Cảng, vườn nhiệt đới nhà Doodle và đi du thuyền ngắm hoàng hôn giữa đại dương. Thế nhưng nơi tôi thích nhất vẫn là cảm giác đứng trên đỉnh Diamond Head nhìn xuống thành phố thơ mộng. Tôi chỉ khám được 5 trong số 200 hoạt động thú vị ở Hawaii, nên chắc hẳn tôi sẽ quay lại. Sẽ là một ngày rất xa. Nhưng chắc chắn tôi sẽ quay lại!
61
62
Những chàng trai tháng mười hai BÀI: PHAN NGOC
Trở nên đẹp hơn không chỉ là đặc quyền của hội con gái. Những chàng trai dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy chỉ cần một chút chú ý đến ăn mặc, bạn sẽ đẹp.
@Monsimi: Ngô Tuấn Phát “Màu nâu mới thực sự là chính mình” Tình yêu lớn dành cho thời trang đã tạo nên một Monsimi hôm nay: Stylist cho người nổi tiếng và các thương hiệu thời trang Việt, sở hữu trang Instagram cá nhân có hơn 56.000 người “theo đuôi”, có cơ hội cộng tác với nhiều nhãn hàng. Mỗi khung ảnh của anh chàng đều là sự chăm chút, từ cách chọn chủ đề, màu sắc, xu hướng, đến cả
những chi tiết nhỏ cũng đều toát lên vẻ tinh tế. Nhưng không hề quá chỉn chu tới mức an toàn. Monsimi quan niệm sẽ thật hay ho nếu nhìn vào Instagram của một người và có thể vẽ được hình dung về người đó trong đầu. Có nghĩa là mỗi bức ảnh bạn chọn đăng sẽ cho thấy phần nào cuộc sống và chính con người của bạn, những gì xảy ra hằng ngày xung quanh bạn. Mọi người sẽ cảm nhận được nguồn cảm hứng, năng lượng được bạn truyền đi từ đó. Trên Instagram của mình,
Monsimi để một dòng giới thiệu ngắn gọn: Cậu bé màu nâu. Nickname này ra đời hẳn bởi phong cách retro với những tông màu bắt mắt như vàng, nâu, mù tạt, xanh rêu,... mà anh chàng theo đuổi. “Màu nâu mới thực sự là chính mình”, Monsimi đã nói như vậy. Khi mới bước chân vào dùng Instagram cũng như là giới thời trang với một ý thức chỉn chu hơn, Monsimi đặt ra tiêu chí về những hình ảnh sẽ đăng phải Sáng, “Sạch”, và Tối giản. Vì thế, những bức ảnh được lựa chọn
63
@monsimi đăng lúc đó đều có màu trắng. Tiêu chí đó vô tình đã gò bó anh chàng một thời gian. Thế rồi những bức ảnh chuyển sắc từ tông trắng lạnh sang tông nâu ấm. Cảm giác tiếc nuối khi những khoảnh khắc đẹp bị bỏ qua chỉ vì nó không có tông màu trắng đồng điệu với trang feed ban đầu muốn xây dựng đã không còn nữa. Với sắc nâu, Monsimi đã cho mọi người thấy được muôn màu muôn vẻ của bản thân, cuộc sống và công việc thú vị cậu đang theo đuổi. Ngay cả một anh chàng stylist
như Monsimi cũng cần thời gian để định hình được bản sắc riêng của mình, vậy nên nếu bạn còn đang loay hoay, chưa tìm được cho mình một style ăn mặc phù hợp thì cũng đừng lo lắng. Hãy cứ thoải mái thử nghiệm. Nếu cũng là người thích phong cách retro với tông màu ấm áp rất hợp với mùa cuối năm này, bạn có thể đơn giản là “theo đuôi” Monsimi để thử những bộ outfit với phụ kiện đi kèm như mũ, đồng hồ, áo khoác,... mà anh chàng gợi ý.
@Kenshj_pham: Phạm Nhật Nam Quá cao mặc đồ không quá khó Nhiều người mặc định có chiều cao như người mẫu thì mặc gì cũng đẹp. Thực tế, Mét Tám cũng có những nỗi khổ khó nói. Hơn nữa, người có dáng cao không thiếu, nhưng không phải ai cũng biết mặc đẹp với chiều cao “siêu mẫu” của mình. Kenshj chính là minh chứng cho việc biết lựa chọn phù hợp thì “quá cao mặc đồ không quá khó”.
64
Sở hữu chiều cao “khủng” 1m85, Kenshj đã thành công trong việc biến điều đó thành lợi thế của mình với phong cách thể thao sporty style năng động. Anh chàng thừa nhận thích phong cách Âu Mĩ nhưng lại chịu ảnh hưởng cách phối đồ của các bạn trẻ Hàn Quốc. Và mặc dù xây dựng hình ảnh đa dạng ở mọi phong cách nhưng đa phần tủ đồ của Kenshj mang hơi hướng oldschool, tạo cảm giác của những chàng trai thập niên 1990. Nghe có vẻ hơi trớ trêu nhưng Kenshj khiến người ta ấn tượng về mình bởi chính cái cách chàng dung hòa sở thích đó: Lối mix đồ đơn giản, hài hòa mà lại rất chất. Chỉ với những item cơ bản như áo thun, quần soóc, sơ mi hoặc jeans rách, bạn cũng có thể học được cách mix & match hay ho từ Kenshj để những bộ đồ basic trở nên bắt mắt hơn. Thay vì chỉ diện áo thun đơn giản, Kenshj sẽ kết hợp áo thun bên trong cùng với áo bóng chày khoác ngoài. Muốn cool ngầu với tông đen, Kenshj sẽ gợi ý set đồ chưa bao giờ lỗi thời với các chàng trai: Quần skinny jeans và giày Dr cao cổ. Muốn một chút lãng tử, chỉ cần mặc thêm áo sơ mi họa tiết
hoa lá bên trong cũng tăng thêm phần ấn tượng. Kenshj cũng hay nhấn nhá cho trang phục của mình mình với đôi giày Vans oldschool huyền thoại màu đỏ, hoặc cặp mắt kính thời thượng. Theo anh chàng, một chiếc kính mát chính là thứ rất đáng để đầu tư. Nó vừa bảo vệ được mắt của bạn, vừa tạo nên thần thái cuốn hút cho gương mặt, dù có thể lúc đó bạn đang mệt mỏi. @m1keix: Trương Hoài Nam Trang phục phải tôn lên chính bạn Thật không khó để nhận ra hơi hướng Hàn Quốc toát lên từ Mikeix, kể cả ở ngoại hình hay cách ăn mặc. Thừa hưởng sự nhạy cảm tinh tế với thời trang từ mẹ, niềm đam mê đó cứ lớn dần trong anh, vượt qua ước mơ trở thành ca sĩ của ngày bé. Câu chuyện đến với thời trang của Hoài Nam cũng chẳng rải hoa hồng, với những lời trêu chọc “đi học hay đi diễn thời trang” từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoặc là chiều cao 1m72 - khó để nói là lý tưởng đối với một người mẫu nam. Chính Mikeix cũng không dám tin, nhưng bây giờ, ngoài là stylist, photographer, anh
chàng còn được công nhận với danh xưng người mẫu và bước trên sàn diễn bao người mơ ước như Vietnam International Fashion Week. Vì thực chất chiều cao cũng chỉ là những con số. Điều quan trọng là người mặc có tôn lên bộ trang phục đó hay không, khi mặc bạn có cảm thấy thoải mái, vui vẻ không và có lựa chọn được trang phục tôn lên chính bản thân bạn hay không. Mikeix quan niệm, quần áo thôi cũng chưa đủ, sự tự tin và thần thái của bản thân mới làm được điều đó. Kể cả khi đạt được một số dấu ấn nhất định trong thời trang cho bản thân, Mikeix vẫn gặp một tình trạng điển hình như các 9x khác: “Không biết mặc gì khi ra đường” cũng như “mua quá nhiều đồ mà lãng quên chúng”. Anh chàng cũng có áp lực sợ phối đồ không phù hợp và phải tự học cách tiết chế bản thân trong việc lựa chọn để tránh lãng phí. Anh chàng cũng chia sẻ, vì thích sự đổi mới, sáng tạo nên không có sẵn một “công thức” phối đồ nào cả. Với trang phục hằng ngày, Mikeix sẽ ưu tiên cho những set đồ đơn giản, dễ chịu và thoải mái, tất nhiên phải thời trang. Item cũng luôn được chú trọng. Anh
65
@kenshj_pham
@m1keix
66
chàng có thể thiếu đồng hồ, kính, mũ, vòng tay,... nhưng đặc biệt không thể thiếu túi xách, ba lô. Gợi ý cho mùa Thu này, Mikeix sẽ chọn cho mình áo sơ mi khoác ngoài áo thun dài tay phối với quần jeans hoặc quần tây. Một gợi ý khác, áo sweater freesize kết hợp với phụ kiện như kính hoặc tote bag. @hoangtrung087: Hoàng Quốc Trung Có nhiều hơn một kiểu dáng cho sơ mi trắng Hoàng Quốc Trung hiện là sinh viên năm 4 của một trường đại học ở Đà Nẵng. Mới đây, Quốc Trung đã tham gia góp mặt với vai trò là diễn viên trong MV Ta còn yêu nhau của nam ca sĩ Đức Phúc. Với gương mặt góc cạnh đầy nam tính, nụ cười tỏa sáng và diễn xuất nhập vai, lần thử sức mình mới mẻ này đã thu hút nhiều sự yêu mến dành cho Trung. Nói là trải nghiệm mới mẻ, vì trước đó, Trung là một mẫu ảnh khá có tiếng và đã được nhiều người biết tới. Bước chạm ngõ đầu tiên của Quốc Trung với nghệ thuật phải kể đến giải Quán quân cuộc thi 2! Ngôi sao thời trang 2013, khi còn là một cậu học sinh lớp 12. Kể từ đó, Hoàng Quốc Trung càng ngày càng trưởng thành hơn về ngoại hình lẫn phong cách ăn mặc. Còn một câu chuyện nhỏ khác về Quốc Trung: Gặp biến cố
gia đình nên phải chuyển tới Đà Nẵng sinh sống, tiếp quản công việc kinh doanh của mẹ. Đứng trước hai ngã rẽ, Quốc Trung quyết định đỡ đần cho mẹ, nhưng vẫn không ngừng nung nấu đam mê dành cho thời trang và nghệ thuật. Hiện Quốc Trung là một cái tên đầy triển vọng và hứa hẹn trong hoạt động nghệ thuật cũng như trong giới mẫu ảnh Sài Thành. Chỉ riêng trong MV Ta còn yêu nhau thôi, gu ăn mặc của anh bạn đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Không cầu kỳ kết hợp nhiều lớp (layer) khi phối đồ, mỗi một lựa chọn của Quốc Trung vừa chất lượng, vừa toát lên vẻ thanh lịch, nam tính. Với dáng người thư sinh, anh bạn chọn những chiếc áo sơ mi để phát huy được tối đa sức mạnh của nó. Quốc Trung có nhiều hơn một kiểu dáng cho chiếc sơ mi trắng - item “thần thánh” đối với các chàng trai, và được kết hợp sáng tạo trong từng set đồ. Item mặc bên ngoài sơ mi trắng có khá nhiều gợi ý để thay đổi: Áo thun, ralan dài tay, áo khoác len dáng dài, áo len mỏng,… Muốn năng động hơn, khoác thêm áo bomber hoặc denim bên ngoài. Muốn nổi bật hơn, một chiếc sơ mi họa tiết màu sắc là đủ. Với sơ mi, hoặc đơn giản chỉ cần bung hai cúc áo phía trên cùng đủ tạo nét lãng tử rồi. Một chiếc áo sơ mi đơn sắc khác là một gợi
ý không tồi, từ tông màu xanh khỏe khoắn đến màu xám hoặc màu ghi. Những tông màu này luôn giúp anh chàng toát lên nét thanh nhã nhưng không kém phần khỏe khoắn. Thỉnh thoảng, dùng thêm một chiếc khăn turban họa tiết bên trong cổ áo để nhấn nhá cũng là một gợi ý hay. Ngoài ra, cậu bạn còn có đa dạng nhiều kiểu áo sơ mi khoác ngoài áo thun trắng. Ở Hoàng Quốc Trung, item không thể thiếu có lẽ là đồng hồ. Cậu bạn có một bộ sưu tập đáng kể các mẫu đồng hồ thể hiện qua các bức ảnh, cũng như chịu khó lựa chọn một chiếc đồng hồ phù hợp với tổng thể của set đồ. * Cũng bởi bề ngoài hào nhoáng, bóng bẩy của ngành thời trang nên vẫn còn nhiều định kiến dành cho những chàng trai chăm chút trong ăn mặc. Người ta nhầm tưởng công việc của người làm thời trang làm cũng đẹp đẽ như những bức ảnh đăng tải trên mạng, chứ không thấu hiểu được những vất vả và công sức phải bỏ ra phía sau ống kính. Nhưng những chàng trai được nhắc ở trên đang từng bước vượt qua những rào cản đó, khẳng định dấu ấn của mình, bằng lòng đam mê với công việc mình đã chọn. Vì thế mà họ đẹp và ghi dấu ấn, không chỉ ở riêng tháng 12.
67
@hoangtrung087
68
T PHAN Người thay thành phố kể chuyện BÀI: PHAN NGOC ẢNH: THIÊN HOÀNG
T Phan là một trong những cây bút trẻ giàu sức viết, cũng chẳng mấy xa lạ với độc giả Hoa Học Trò, Trà Sữa Cho Tâm Hồn. Đọc truyện T Phan viết cũng giống như nghe thành phố thở. Nghe Sài Gòn thở.
69
T
ừng chuyển động, từng thanh âm của Sài Thành được T Phan ghi lại và kể bằng một thứ ngôn ngữ của riêng bản thân. Cũng không thiếu những tác giả truyện ngắn miền Nam khai thác lối viết như vậy. Nhưng ở T Phan, từng con chữ cũng xởi lởi, thiệt thà, đậm cái lối chân phương của người miền Nam. Những nhân vật của T Phan viết cũng thế, thương nhau rất chân thành. Không bóng bẩy câu chữ, T Phan có cách viết logic rõ ràng, gãy gọn bộc trực bằng góc nhìn của một cậu trai. Thế mà T Phan lại chỉ là một cô gái nhỏ nhắn, nhỏ như có thể lạc mất trên bất kỳ ngã tư đông đúc nào của Sài Gòn. Bút danh T Phan là viết tắt của tên thật - Thủy Phan, một cô gái Tây Nam Bộ chính gốc. Gặp T Phan một ngày giữa tháng cuối năm của Sài Gòn, nghe nàng ấy kể chuyện của chính mình trên đường viết… Cú chạm ngõ truyện ngắn của T Phan được bắt đầu bởi… Mình bắt đầu viết truyện vào năm lớp 11, lúc ấy mình 17
tuổi. Truyện ngắn đầu tiên gửi đi là vào năm lớp 12. Lúc thấy mail phản hồi là mình đã trong trạng thái “tim đập tay run” rồi. Mình được thông báo số báo tiếp theo sẽ có bài của mình, hạnh phúc muốn xỉu. Mình đã khoe với mẹ đầu tiên. Mẹ chính là thần tượng làm văn và cũng là người đầu tiên dạy văn cho mình lúc còn nhỏ. À, đó là truyện là Bánh quy gừng có mùi táo đỏ, đăng trên Trà Sữa cho Tâm Hồn số 114. Việc viết đối với T Phan như là… Là một cách để lắng nghe âm thanh cất lên từ bên trong mình và diễn đạt lại tất cả bằng câu từ. Nếu một ngày nào đó phải ngưng viết thì chắc là mình sẽ buồn lắm, vì đó là cách để mình lắng nghe chính bản thân tốt hơn. T Phan thường mất khoảng bao lâu để hoàn thành một truyện ngắn? Chính mình cũng không biết luôn. Có những truyện mình viết tầm vài ngày, có truyện lại hơn một tháng rưỡi. Khi viết, mình chỉ mong viết ra
một cái gì đó làm người ta đọc cảm thấy dễ chịu. Có khi nào truyện của T Phan gửi không được đăng hoặc bạn gặp phải khó khăn khi viết chưa? Những lúc như vậy T Phan cảm thấy như thế nào và làm gì để vượt qua nó? Thật ra, mình chưa bị “out” bài nào cả (cười), nhưng nhắc nhở nhẹ nhàng thì có. Có đôi khi mình cũng gặp trục trặc khi viết, thường là về ý tưởng. Mình nhớ lần ấy mình nhận được email, bảo bài vẫn ổn, nhưng so với khả năng thì mình đang dậm chân tại chỗ, thậm chí là có vẻ thụt lùi, nên hãy dừng lại một tí và xác định lại cách viết. Lúc đó không bất ngờ lắm vì trong giai đoạn ấy mình cũng lờ mờ nhận ra bản thân đang có vấn đề rồi, nhưng nói thật là vẫn hơi buồn. Cách giải quyết của mình là... ngừng viết. Khi trở về số không thì mọi thứ bắt đầu lại sẽ vất vả hơn vì phải bắt lại mạch cảm xúc và câu chuyện nhưng cũng luôn mới mẻ và tỉnh táo hơn. Và mình thích vậy. T Phan có chịu ảnh hưởng viết truyện hay có nguồn cảm
70
hứng từ ai không? Có. Ngày trước, đọc văn của anh Hi Trần ảnh hưởng một chút đến cảm xúc viết của mình. Nhưng từ giờ trở về sau thì người ảnh hưởng nhiều nhất lại là chính bản thân mình. Còn cảm hứng, thường sẽ bắt nguồn từ tất cả mọi thứ xung quanh, nhưng là những hình ảnh hoặc những sự việc xảy ra khiến mình có cảm giác động lòng, những người mình thích hoặc có ấn tượng mạnh. Đặc biệt nhất là những ai đã ở cạnh mình trong các giai đoạn mà mình gặp khó khăn. Sự tử tế và thật tâm từ họ luôn là một sức mạnh vô cùng lớn không chỉ ảnh hưởng đến việc viết thôi mà
còn cả trong cách sống của mình nữa. Cho tới thời điểm này, cá nhân T Phan có kỉ niệm đặc biệt nào với một trong số những câu chuyện mà mình đã sáng tác không? Truyện nào cũng gắn với một hình ảnh, một cảm xúc hoặc một vài con người theo cách rất đặc biệt, rất riêng của mình. Kỉ niệm thì có nhiều và dài lắm nhưng nếu để kể thì, có một khoảng thời gian mình buồn chán như bị rơi mất kiểm soát. Mình thường mang laptop trốn ra cửa hàng tiện lợi ngồi viết. Lúc đó, một người bạn nhắn tin cho mình, gửi một bản ghi bạn ấy đệm đàn và hát, rồi bảo mình
có chuyện gì thì cứ kể cho bạn nghe. Mình không quen tâm sự với người khác, cũng không kể gì với người bạn đó. Nhưng đến giờ mình vẫn cảm kích hành động đó lắm, cảm giác mình trốn khỏi thế giới nhưng hóa ra không bị lãng quên ấy. Kẻ nắm giữ cơ duyên được viết dựa trên cảm xúc lúc đó, dù cốt truyện và nhân vật không phải từ bạn kia. Để ý thấy hầu hết truyện T Phan viết luôn ở ngôi kể của một cậu trai. Tại sao vậy? Mình cứ nghĩ là không ai nhận ra điều này chứ. Chọn viết như vậy có thể là vì mình thích chơi và chơi thân với con trai nhiều hơn,
71
từ bé và đến tận bây giờ vẫn vậy. Nên mọi thứ, từ cách nghĩ, cách thể hiện ra bên ngoài và cả trong tâm thế của người viết đều có đôi chút bị ảnh hưởng. Bản thân mình vẫn có có sự nhạy cảm, tinh tế nhất định của một cô gái nhưng mình luôn thích kể trong vai của một nhân vật nam bởi câu từ viết ra rất phóng khoáng và giản dị. Điều này phù hợp với tính cách của bản thân và phù hợp với định hướng trong cách viết mà mình muốn. Ngay từ đầu, đó là một lựa chọn viết khác biệt và mình nghĩ đó sẽ là lối đi riêng của mình. Được biết T Phan đã kết hợp với Dương An trong cuốn sách
Nắm tay giữa lòng thành phố, ra mắt trong tháng 12 này? Đúng rồi, mình cùng với Dương An sẽ xuất hiện cạnh nhau trong một tập truyện ngắn. Không phải viết đôi nhé, chúng mình “nắm tay” đứng cạnh nhau thôi. Vì chưa biết nhau từ trước nên mình chủ động nhắn cho bạn ấy, ban đầu hơi ngại nhưng sau đó thì khá tuyệt. An khá dễ thương. À, bút danh của tụi mình đọc cũng hợp vần nữa. Nói về cuốn sách sắp tới nào! Vì đây là cuốn sách đầu tiên nên trong quá trình thực hiện mình có khá nhiều cảm xúc: Vui, háo hức, hồi hộp và khá mệt nữa (vì sức khỏe không tốt lẫn áp lực), nhưng bây giờ
cảm xúc nhiều nhất là... tò mò. Mình tò mò về phản ứng của các bạn khi cầm cuốn sách trên tay và cả về phản ứng của bản thân mình sẽ thế nào trước những lời nhận xét. Mình cũng hi vọng là các bạn sẽ đón nhận nó nữa. Tên cuốn sách là Nắm tay giữa lòng thành phố. Những dự định trong tương lai của T Phan? Mình có khá nhiều dự định, riêng việc viết, mình muốn thử sức ở một mảng khác để có cơ hội được thấy nhiều điều mới mẻ hơn. Tất nhiên, nếu vẫn có những cảm xúc đẹp thì mình sẽ kể thêm một vài câu chuyện nữa.
GỬI THANH XUÂN, ĐỪNG VỘI VÃ
72
Mối tình đầu có ai để dành được đâu BÀI: MAO LƯƠNG
Nè cậu ơi, Tớ đang gọi cậu đó. Chính là cậu. Chàng trai trong chiếc áo sơ mi trắng của bộ đồng phục trường. Người mà tớ đang lặng lẽ bước theo sau, giữ khoảng cách an toàn một quãng, dù tớ là người đến trước. Tớ đã dựng chiếc xe trong bãi từ nãy, rồi cứ đứng đó, cứ đếm nhịp thời gian trôi. Cho đến khi cậu chạy xe ào đến, tớ mới vờ như mình cũng vừa mới đến, đang gạt chân chống của cái xe mà thôi. Và giờ tớ đi sau cậu, cứ thế đếm nhịp chân đi, đếm cả nhịp tim mình đang vội. Tớ đã đi theo cậu như thế suốt hai năm trời, chỉ trừ mùa Hè thôi, vì mùa Hè thì chúng mình chẳng đến trường. Tớ nhớ là mình rất ít khi gọi cậu, hình như là chẳng bao giờ gọi cả. Tớ ngại. Và tớ sợ. Tớ chẳng biết phải làm gì tiếp theo nếu cậu quay lại thật. Và nhỡ đâu cậu sẽ phát hiện ra bí mật to đùng mà tớ đang giấu, qua nhịp tim vội vã kia. Bí mật là tớ thích cậu. Thích từ cái hôm cậu quay xuống mượn bạn cùng bàn của tớ cây bút. Mắt tớ và mắt cậu chạm nhau. Chỉ tích tắc thôi. Mà tớ cứ nhớ hoài. Lúc ấy tớ chẳng hề biết, trong
tim mình lúc đó, đã gieo một hạt mầm. Và rồi từng chiếc lá, từng cánh hoa mọc từ hạt mầm đó, tớ chỉ tỉ mẩn ghi tên cậu mà thôi. Thích cho đến tận ngày mỗi đứa một nơi. Thích cho đến ngày hôm qua. Để từ bãi giữ xe đến dãy phòng học lớp mình, phải đi qua một khoảng sân trồng những cây bàng rợp lá. Mùa Xuân, lá bàng xanh mướt nhú lên lấp lánh. Chớm Hè, hoa bàng trắng li ti như những vì sao. Mùa Thu, lá đỏ ối vàng rực rụng đầy. Quả bàng mùa nào cũng vàng ươm. Chân cậu và chân tớ bước qua cả mấy mùa, lá bàng hết xanh rồi lại đỏ, mà chẳng bao giờ chung nhịp. Dù tớ đã thử đếm nhịp và bước theo cậu. Vì chân cậu dài quá đi thôi. Và cậu cũng bước nhanh quá. Cậu lại chẳng bao giờ đợi tớ. Hoặc là chẳng biết để mà đợi. Vì tớ có bao giờ nói gì đâu. Ai đó hỏi tớ thích cậu phải không, tớ lắc đầu. Ai đó trêu tớ thích cậu mà giấu, tớ sẽ vờ giận. Tớ sẽ làm như mình chẳng thích cậu tẹo nào. Không một tẹo nào. Người ta hay nói, tình đầu thường tan vỡ, tình đầu
73
thường chẳng đi được đến cuối, tình đầu thường chẳng thành… Nhiều lắm những câu như thế. Và tớ đã từng nghĩ rằng, nếu vậy, tớ sẽ “để dành” cậu. Chỉ cần cậu không phải là mối tình đầu của tớ là được. Cậu sẽ là mối tình thứ hai, thứ ba… Thế thì chúng ta sẽ nắm tay nhau đi được đến cuối. Mãi đến sau này tớ mới hiểu, ngay cả khi mình không có cơ hội nói với cậu rằng tớ thích cậu, ngay cả khi nếu cậu biết và cậu từ chối (mà nếu cậu đồng ý thì tốt nhỉ), thì cậu cũng đã trở thành “mối tình đầu” rồi. Như bài hát ai đó cứ ngân nga những ngày cuối năm. Cũ kỹ, mà đúng. Mối tình đầu của tôi là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp Là áo ai bay trắng cả giấc mơ Là bài thơ còn hoài trong vở Giữa giờ chơi mang đến, lại mang về Bóng lưng cậu trong chiếc sơ mi trắng đã là “mối tình đầu”. Bước chân cậu đạp trên xác lá bàng vàng khô đã là “mối tình đầu”. Nụ cười của cậu, dù chẳng dành cho riêng tớ, đã là “mối tình đầu”. Lời thú nhận “tớ thích cậu” của tớ, cứ như bài thơ đó, cứ mang đến, rồi lại mang về. Cậu có biết hay là không biết đến
74
nó, thì cậu cũng đã là “mối tình đầu”. Vốn dĩ ngay từ đầu, tớ đã chẳng “để dành” được gì. Tớ đã ngốc nghếch không hiểu được rằng, nếu chưa ngừng thích cậu, tớ sẽ không thể thích được ai khác, nên người khác đó mãi không có cơ hội trở thành “mối tình đầu”. Tớ đã cứ thích cậu, bằng hết cả trái tim non nớt ngây ngô. Tưởng chừng nếu thanh xuân của mình là một bình nước, tớ đã rót cạn rồi, dù đúng dù sai. Nè cậu ơi. Tớ đang gọi cậu đó. Chính là cậu. Chàng trai trong chiếc áo sơ mi trắng của bộ đồng phục trường. Tớ chỉ thấy bóng lưng cậu thôi. Cậu cứ đi về phía trước mãi. Cậu đang làm gì, giờ
này cậu thế nào, cậu có khỏe không, cậu đã thích một ai đó chưa… Tớ muốn hỏi tất cả những điều đó quá. Tớ tò mò.
mười-tám-tuổi và cậu cũng chẳng còn là cậu-mười-támtuổi. Khi nghĩ về điều đó, tớ không thể không cảm thấy có chút tiếc nuối.
Lần này tớ đã gọi, mà cậu chẳng hề quay đầu lại.
Nhưng mà cậu biết gì không, dù là vậy, tớ vẫn cảm thấy nếu thời gian quay lại lần nữa, mình cũng sẽ chẳng làm gì khác đi. Vẫn cứ nhớ mãi ánh mắt cậu, vẫn mãi đi theo cậu qua mấy mùa lá bàng, vẫn ngây thơ nghĩ về chuyện “để dành”. Để thấy mình của hiện tại cứ mãi nhấm nháp một dư vị chua ngọt, của thuở ngây ngô, của thanh xuân.
Hoặc giờ đây cậu chỉ là một giấc mơ, một mảnh kí ức, nên chẳng thể quay đầu lại. Chúng ta đã cách xa nhau mất rồi. Không chỉ là thời gian, khoảng cách, mà còn là một điều gì đó lớn lao hơn thế. Từ cái khoảng sân ngập lá bàng năm ấy, chúng ta đã bước ra một ngã tư lớn, đông người, rẽ đi theo hướng mình chọn, và chẳng bao giờ gặp lại nữa. Có lẽ thế. Hoặc nếu có ngày gặp lại, thì ngày đó tớ không còn là tớ-
Nè cậu ơi. Dù cho tớ gọi cậu mà cậu chẳng hề quay lại, tớ cũng không lấy gì làm buồn đâu. Trong giấc mơ của tớ, cậu đã xuất hiện, là đủ rồi.