Dreaming #11

Page 1

issue XI - august 2017

photo: tuan anh (lieta)

Dreaming

dream away


38

Những thế giới bị phá vỡ bài: hiro


39

“Đau đớn là không tránh khỏi. Đau khổ là tự nguyện.” (Tôi nghĩ gì khi nói về chạy bộ Haruki Murakami)


40

Những thế giới bị phá vỡ Đó là một buổi sáng đầu Thu, đứa bạn hơi-thân gọi điện khi tôi đang ngồi quay cuồng với đống giấy tờ sổ sách trên bàn - công việc mà một chân lon ton mới ra trường như tôi được giao đảm nhận. Tao muốn nhuộm tóc. Màu khói. Đầu dây bên kia nói như vậy. Mấy câu chữ ngắn ngủi ngay tức khắc đẩy lùi công việc khỏi đầu tôi. Tôi áp sát điện thoại vào tai, hỏi lại lần nữa để chắc là mình không nghe nhầm. Nhuộm tóc. Màu khói. Đó là điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới khi nhắc về một thằng “chuẩn ngoan hiền” lại đang làm công việc văn phòng như nó. Ban đầu tôi nghĩ: Có sao đâu, âu cũng chỉ là một xu hướng thời trang, và ai cũng có quyền làm những gì mình thích. Song mọi thứ không đơn giản như vậy. Mới chỉ đôi ba tháng kể từ lần cuối gặp nhau mà suýt chút nữa tôi đã không nhận ra bạn mình. Nếu trước đây nó là đứa xuề xoà không ưa chưng diện, coi thời trang là thứ tốn tiền của, thì giờ nó

đang bận trên người bộ đồ cực ngầu - đúng chuẩn nổi loạn. Khuôn mặt vuông vắn đầy sức sống dạo trước giờ gầy rộc. Hai mắt thâm quầng như gấu trúc - rõ là hậu quả của việc thức khuya dậy muộn. Biết không thể giấu diếm được, nó thừa nhận với tôi rằng vừa kết thúc mối “mối tình đầu” kéo dài hơn một năm. Hậu chia tay, nó trải qua một cú sốc tâm lý bởi vẫn không tin được những gì vừa xảy ra. Không còn quá trẻ con để gào khóc tu tu, cũng chưa đủ từng trải để bình thản đón nhận mọi thứ, nó rơi vào trạng thái “buồn bã một cách bình tĩnh” - âm ỉ từ ngày này sang ngày khác. Cái trạng thái mà ai đó đã từng gọi là “khủng hoảng tuổi hai mươi cộng”. Chẳng còn tâm trí làm gì, nó quyết định nghỉ việc để bình tĩnh sắp xếp lại cảm xúc trong lòng, với hy vọng sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, sai lầm nối tiếp sai lầm. Nếu như lúc trước nó còn có công việc để tạm quên đi chuyện tình cảm, thì giờ 24/7 nó phải đối diện với những nhớ nhung, những buồn phiền ngổn ngang.

Nó từng tin vào thứ luật lệ vô hình rằng chúng ta nhận lại những gì đã cho đi. Nếu đúng như vậy, nó phải được nhận những điều tốt đẹp nhất bởi nó đã luôn nỗ lực sống thật tốt. Sự tréo ngoe ấy khiến nó nghĩ tới hai chữ “bất công”: “Nếu thần linh thực sự tồn tại thì dường như họ đã không đoái hoài gì tới mình. Họ thật vô lý. Thật mũ ni che tai”. Như một phản ứng dễ hiểu, nó chọn cách trút giận lên cái luật lệ vô hình ấy bằng cách hét lên rằng: Này, tôi mặc xác cái luật lệ vô hình ấy. Tôi sẽ không làm theo nó nữa đâu! Vậy là, nó bắt đầu dễ dãi với bản thân. Nó cho phép mình làm những thứ điên rồ mà trước đây nó chưa bao giờ nghĩ tới. Những bộ quần áo cá tính. Những thứ vui liều mình. Lối sinh hoạt bữa bãi. Và sáng hôm ấy, mái tóc màu khói chỉ là một pha nổi loạn nữa mà nó đang nóng lòng thực hiện.

Hãy nhìn tôi này! Những đêm triền miên check-in trên bar với “gái hư” Lindsay Lohan và Paris Hilton. Những bộ trang phục không-phải-con-


41

nhà-lành. Hút thuốc lá nơi công cộng. Gây gổ với đám paparazzi. Đó là những gì người ta vẫn nhắc tới khi nói về quãng thời gian kinh khủng của Britney Spears hồi 2006 - 2007, với đỉnh điểm là hành động cầm tông đơ xoẹt phéng đi mái tóc dài của mình. Cả thế giới đã dõi theo và chỉ trích rằng cô đang bị điên. Tuy vậy, trong cuốn phim tài liệu For The Record phát hành năm 2008, Brit từng trải lòng rằng cô làm vậy không phải vì bị điên. Cô làm vậy chỉ như một phản ứng: Phản ứng với trật tự thế giới đang sụp đổ dần xung quanh cô. Một cô gái ngoài hai mươi như Britney Spears tin tưởng rằng, nếu cô làm việc hết mình, sống hết mình và yêu thương hết mình, mọi thứ tốt đẹp nhất sẽ tới với cô. Nhưng không. Mọi thứ phức tạp hơn Brit nghĩ và những nỗ lực của cô được đổi lại bằng trái đắng. Brit mất niềm tin vào mọi thứ. Brit đã suy sụp. Brit đã nổi loạn. Cô đập phá, trút giận lên những luật lệ vô hình vốn đang quay lưng phản bội cô. Trưởng thành là một quá

trình đầy chông gai. Ở cái tuổi ngoài hai mươi, chẳng mấy ai thực sự biết mình phải đối mặt với thế giới như thế nào. Thế giới ấy đôi khi phức tạp hơn chúng ta tưởng, và chúng ta tìm cách đơn giản hoá nó bằng những luật lệ ngầm. Hãy cố gắng và bạn sẽ được đền đáp. Hãy chãy hết mình bởi tuổi trẻ chỉ đi qua một lần. Hãy yêu bằng cả trái tim bởi đó là mối tình đầu của bạn. Hãy thế này. Hãy thế kia. Chúng ta tin tưởng rằng nếu cứ tuân theo những quy tắc ấy, những luật lệ ấy, chúng ta sẽ “sống sót”, sẽ trưởng thành. Nhưng rồi chúng ta vấp ngã. Câu hỏi đầu tiên chúng ta đặt ra sẽ là “Tại sao”: Tại sao tôi đã tuân theo những quy tắc ấy nhưng chúng vẫn bội phản tôi? Tại sao những điều tồi tệ lại xảy đến với tôi? Tại sao lại là tôi? Tại sao? Trong một tập phim Sex and the City, Charlotte vừa chia tay người yêu. Cô tới hiệu sách, tìm khu vực sách tâm lý, tản văn. Cô ngồi đọc cả chục cuốn, kiểu như: Tại sao trái tim bạn lại tan vỡ; Làm thế nào để vượt qua nỗi buồn… Cô đọc hết và kết luận rằng

chúng đều là những thứ nhảm nhí. Chẳng có cuốn nào thực sự nói cho cô biết tại sao thế giới của cô sụp đổ, và giờ cô phải làm gì. Britney cũng thế. Và đứa bạn tôi có lẽ cũng vậy. Có lẽ chúng ta không thực sự trả lời được câu hỏi “tại sao”. Giữa một mớ bòng bong không lời giải đáp, nhiều người trong số chúng ta đã phản ứng lại bằng cách trút giận lên mớ quy tắc ấy. Này! Tôi mặc kệ các người. Tôi sẽ không tuân theo đống quy tắc ngu ngốc ấy nữa đâu. Tôi sẽ không cố gắng nữa. Tôi sẽ không hết mình nữa. Tôi cũng chả thiết cái gọi là yêu bằng cả trái tim nữa. Nhìn tôi đi. Tôi sẽ sống theo kiểucủa-riêng-tôi. Chúng ta “đập phá” trật tự thế giới cũ như muốn chứng minh rằng: Tôi không cần cái trật tự ấy. Tôi sẽ tạo ra trật tự của chính tôi. Chúng ta trở thành những Holden1 - bất mãn với cuộc sống đương thời và chỉ muốn làm một cậu chàng nổi loạn.

Đau khổ là tự nguyện Một buổi tối, tôi và đứa bạn đang ngồi cà phê thì gặp người yêu cũ của nó bước


42

vào. Em đi cùng người khác, tay khoác tay thật nhẹ nhàng. Dĩ nhiên là em không nhìn thấy nó, còn nó lại thấy em rất rõ. Sống lưng nó lạnh buốt, nửa muốn ngồi lại quan sát, nửa muốn lao ra khỏi quán ngay lập tức. Bao kỉ niệm, bao cảm xúc tiêu cực ùa về. Sáng hôm sau nó thức dậy rất muộn. Đứng trước gương nhà tắm, lần đầu tiên nó nhận ra mình đang tồn tại trong một bộ dạng thực sự thiếu sức sống. Nó nhớ gần đây mọi người liên tục kêu ca rằng nó xanh xao gầy gò. Nó nhớ hình như đã nửa năm kể từ lúc nghỉ việc. Nó nhận ra khoản tiền dự trữ trước khi nghỉ cũng đã sắp hết. So với “nó” của cách đây nửa năm, “nó” lúc này có lẽ thảm hại hơn nhiều. Dường như ai đó vừa “hích” nó một cú để nó hiểu rằng mình đang đi sai đường, rằng tới cuối cùng thứ nó đạt được vẫn là một mớ hỗn độn. Nếu có ai đó hiểu rõ về “ông hoàng nhạc Pop” Michael Jackson, có lẽ đó phải là “bà hoàng nhạc Pop” Madonna. Hoạt động trong cùng giai đoạn, hai người đều có những trò nổi loạn điên rồ bị cả thế giới mạnh mẽ chỉ

trích. MJ đã không chịu được dư luận ấy và thu mình lại ở ẩn trong những năm tháng cuối đời. Khi nói về người bạn quá cố, Madonna trầm tư cho rằng: Có lẽ MJ đã bước vào showbiz quá sớm, đứng trước ánh đèn sân khấu quá sớm. MJ không có nổi một không gian riêng tư, một quãng thời gian riêng tư để mắc sai lầm và sửa chữa những sai lầm ấy. Madonna thì khác, bà nổi tiếng muộn hơn một chút. Tuổi hai mươi của bà là những vấp ngã, lạc lối. Khi ấy bà chỉ có một thân một mình, cô độc trong căn hộ rẻ tiền đi thuê ở New York. Song chính những vết bầm dập tuổi hai mươi ấy lại là những bài học đắt giá để bà định hình cuộc sống của mình sau này: Tôi đã trải qua nhiều biến cố để hiểu rằng, mình đủ bản lĩnh đương đầu với bất cứ thứ gì. Tuổi hai mươi ai cũng khao khát bước vào đời với những năng lượng mãnh liệt, những khao khát cháy bỏng được chứng tỏ bản thân. Nhưng tuổi hai mươi bước vào hành trình ấy chỉ bằng hành trang đơn sơ, tựa như con tàu thân gỗ mảnh mai tiến ra biển. Có

con tàu gặp sóng vẫn vững bước tiến lên, song cũng có những con tàu chẳng chịu nổi những rung lắc đầu tiên của biển, để rồi vỡ vụn thành từng mảnh. Khi ấy chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi tại sao, đặt ra những hoài nghi rằng thế giới này thật thiên vị những người khác trong khi lại quá khắt khe với chúng ta. Tuy vậy, đừng để tâm trí bạn lay động, cũng đừng hoài nghi cái trật tự đẹp đẽ mà chúng ta vẫn đang tin tưởng. Hãy coi đó là thử thách cần thiết để trưởng thành, những bài học đắt giá để ta ngày một chín chắn hơn. Trong một bài phỏng vấn khi hồi tưởng về thời trẻ của mình, Hillary Clinton từng nói thế này: “Chúng ta không thể kiểm soát những biến cố xảy ra với chúng ta. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng lại những biến cố đó.” Suy cho cùng, bạn muốn nhặt những mảnh vụn rồi xây con tàu mới, hay chấp nhận chìm xuống đáy đại dương? __________________________ Nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng “Bắt trẻ đồng xanh” của J.D. Salinger

1


43


44

“Lắp” một cuộn phim vào tâm hồn bài: a slice of summer


Cuộc sống vội vàng khiến người ta dần muốn tối ưu hoá mọi thứ: Thật nhanh, thật tiện, thật gọn và thật dễ dàng. Thế nhưng, nhịp sống quá nhanh ấy đôi lúc lại khiến chúng ta bâng khuâng vì cứ mải chạy - đuổi khi còn chưa kịp nhận ra mình muốn gì. “Một ngày kia mình quyết định mua một cuộn phim về lắp vào tâm hồn, để được chờ đợi, được chậm lại, được lặng im.” - Huyền đã nói với tôi như thế vào một trưa Hè tháng Sáu.

Hẹn Lúc mới tìm hiểu về những chiếc máy ảnh phim, tôi đã hơi suy nghĩ một chút vì giờ ai cũng chơi máy ảnh phim cả, thành thử tôi không biết là mình thật sự thích hay vì mình cũng đang chạy theo niềm vui của mọi người. Một người bạn bảo tôi: “Nhiều khi đua đòi cũng là một cách hay để tìm ra đam mê mà hả? Vì đôi khi quá nghiêm túc từ đầu khiến mình mất đi cái cảm giác phiêu lưu, cứ thích thì thử thôi, cũng đâu sao đâu!”. Máy ảnh phim là một thú chơi đồ cổ, đồ cũ. Nó gợi cho con người ta cái cảm giác hoài cổ khi cầm trên tay một món đồ chơi xa xỉ của ngày trước. Nói sao nhỉ? Điều mà máy ảnh phim khiến người ta say mê lại chính bởi những điểm chưa hoàn hảo của nó. Lạ thật. Đôi khi chính chúng ta cũng không hiểu nổi mình.

Khi mà mọi thứ được thiết kế để hoàn hảo, chúng ta tìm về những điều chưa trọn vẹn để cảm giác rằng chúng ta cần những điều chưa hoàn hảo ấy hoàn thiện tâm hồn mình, để được chờ đợi xem tấm ảnh ấy sẽ ra sao, được thất vọng khi một cuộn phim bị hỏng, được hy vọng vào những cuộn phim tiếp theo, được ngắm nhìn bức ảnh với nước màu nguyên thuỷ sau khi tráng ra từ phim. Cuộc hẹn với một chiếc máy ảnh phim sẽ có chút hồi hộp, chờ đợi, hy vọng và thất vọng, tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến ở một cuộn phim tiếp theo.

Gặp Nghề chơi cũng lắm công phu. Chụp ảnh phim cũng nhiều loại, mỗi loại phim cho một tông màu đặc trưng, ngày xưa mọi người hay bảo muốn chụp phong cảnh thì chọn Konica, chụp mây trời thì hẹn Fujicolor, chân dung

thì là Kodak, ảnh nghệ thuật thì về với BW hay Slide. Chọn xong phim lại lo đến hạn sử dụng của phim, xem độ nhạy sáng,… Không có một chế độ tự động nào cho những chiếc máy phim, dùng nó - người chơi phải học từ cách lắp phim, điều chỉnh thông số, khẩu tốc chính xác mới có thể ra ảnh. Những cái nút cũ đôi lúc hơi khó xoay, bạn sẽ phải xoay tới rồi lại xoay lui mấy vòng để lấy nét được thứ muốn chụp. Chụp phim mấy lúc chỉ vì không cẩn thận ở một bước mà hư một cuộn phim, nên khi bấm “tách” một chiếc ảnh, người ta sẽ cân nhắc ý đồ, góc chụp, phải ý tứ lắm nên nhiều lúc một cuộn phim chụp mãi chưa xong. Yêu máy ảnh phim như thể yêu một cô gái kiêu kì vậy, cổ khiến bạn phải theo đuổi, phải thăm dò, phải hồi hộp, phải chờ đợi, phải nghĩ cách chinh phục. Nhiều khi hạnh phúc là phải chấp nhận rủi

45


46

ro và khó khăn. Thế nhưng khi ảnh hiện trên tấm phim, nó sẽ là cái thở phào và ngồi thưởng thức. Không phải tự nhiên mà những người chơi máy ảnh phim khi cầm một tấm ảnh sẽ kể bằng tất cả những cảm xúc khi họ bấm máy, là như vậy!

người ta chữ “đủ”. Vừa vặn thôi, nhiều quá hay ít quá thì không tốt. Tặc lưỡi vì lỡ hẹn chuyến này, người ta tìm về một cuộn phim mới. Lại chờ đợi. Không vồ vập, không vội vã. Hình như những điều tốt đẹp chưa bao giờ khiến người ta thôi chờ đợi, nhỉ?

Lỡ

Sau tất cả

Cũng có nhiều lúc lỡ hẹn, như kiểu là chụp xong một cuộn phim thì mới phát hiện gắn phim trật chốt rồi, hay cái máy ảnh xưa bị hỏng nên lọt sang hư phim, rồi phim kẹt chồng lên nhau, trắng tinh do thiếu sáng hay đen kịt vì thừa sáng. Chụp phim dạy

Mỗi một cuộn phim đi qua khiến người ta thấy nhiều dư vị. Mấy lúc thấy giận ghê, cất công đi muôn nơi chụp nhưng lại hư hết cả cuộn chẳng chừa lại một tấm. Nhiều lúc chờ đợi để rồi lỡ hẹn, nhiều lúc nghĩ suy chọn lựa cuộn phim tiếp theo,… Dù sao thì chính

vì có những lúc thất vọng rồi giận, những lúc buồn rồi hy vọng, chúng ta mới hiểu hơn về cuộc sống. Kiểu như thế nào là vừa đủ, thế nào là quá nhiều và thế nào là quá ít. Hạnh phúc không phải là một đường thẳng dễ đi, chúng ta đều được dạy như thế từ khi còn bé nhưng nhiều lúc lại quên mất. Hạnh phúc đôi khi lại chính là những điều chưa hoàn hảo kia, những cảm xúc mà nó đem lại cho chính mình, những dư vị mà mình nếm trải - cả tích cực lẫn tiêu cực nhưng quan trọng là nó cho chúng ta hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến tiếp theo. Mà ví dụ như là ở cuộn phim kế tiếp thì sao?


Lang thang trên mạng h mì sandwic h n á b t á l 12 __ _____________ _ _ _ _ _ _ _ _ @MÈO ĐI VỚ _ _ _ _ _______ _____________

sạch sẽ, ngay ngắn và p xế ợc đư i thứ là bánh siêu thị. Mọ nhất có lẽ thường mua Bạn thích đi n bạ ứ Th ng trong 4 ải trả giá. . Hạn sử dụ ảy th và không ph cả t lá ỉnh thoảng . Loại có 12 ặc trứng, th ho m ca mì sandwich t mứ với ường ăn kèm ngày. Bạn th ngừ nữa. là pa-tê cá ndwich đó t bánh mì sa lá 12 t hế ăn 3 lát bánh ẳng bao giờ nh mỗi ngày bì g un Nhưng bạn ch tr i ch ng vứt đi được cả. Vị ợc. Bạn thườ đư t hế trong 4 ngày ăn o giờ bạn không ba n 4 ngày. thôi. Nhưng nó đã quá hạ i kh , ối cu nh những lát bá t n bạn để mộ chuyện có lầ ư nh tự g tươn ời gian cũng có phần i mới có th (Chuyện đó g tủ lạnh rồ on tr ày ng mười mấy cây súp lơ vậy.) đem ra nấu ông ăn hết uyện bạn kh ch về hĩ ng ý thỉnh thoảng Dạo gần đây,

47


48

n bạn buồn khủng khiếp. được 12 lát bánh mì sandwich khiế được ở một mình. Bạn Hồi trước, bạn luôn mơ về cuộc sống chung cư bé nhỏ (rộng từng nghĩ rất nhiều về một căn hộ phải để phơi quần áo mà thì càng tốt), có balcony, không trà, nhà vệ sinh đẹp và để dễ bề trồng hoa và ngồi uống tủ to để bày biện đủ mọi có gương soi. Bạn sẽ mua một cái nên có một cái (dù bạn loại cốc chén, giá sách chắc cũng vốn không gọn gàng, sẽ không còn hay đọc sách nữa). Bạn nọ, lúc có khách quý đến vứt cái này chỗ kia, cái kia chỗ một đống lại và phi tang, thì vèo một cái vò tất cả thành và cùng họ nói muôn xong pha trà, chọn một cái cốc đẹp điều ngốc nghếch. sự thật. Ở căn phòng đó, Thế rồi ước mơ đó cũng đã thành mền không xếp, bật bạn đã có những ngày nằm dài, mùng dài, nhớ những điều xưa nhạc to thật là to, nước mắt chảy để cười vang, hát theo cũ. Nhưng phần lớn thời gian sẽ xa xăm. (Và đến bây nhạc, nói xấu thiên hạ, và ảo mộng mình. Tự do. Bừa bộn. Bê giờ, bạn vẫn cực kỳ thích ở một chuyện đó cả.) bối. Không ai cằn nhằn được mấy đó ăn hết 12 lát bánh mì Nhưng đôi khi bạn ước chi có ai ghé qua ăn cùng. Một cậu sandwich cùng bạn. Một người bạn ghé thăm bạn chẳng hạn. bạn trai. Hay mẹ bạn ra thành phố có người vỗ về và lau Và khi nước mắt chảy dài, thì sẽ nước mắt cho. bạn biết mình vẫn mua Dù vậy, lần tới, khi đi siêu thị, thôi. 12 lát bánh mì sandwich tiếp mà


những điều anh không biết _______________________________________ @SILLAGE

________

Anh không biết là lần đầu nhìn thấy anh, trái tim em đã đập thịch một cái, kiểu “Thôi xong!” Vậy nên sau đó em có cư xử hơi bối rối một chút thì cũng là điều dễ hiểu nhỉ, vì tim em cứ đập thình thịch thế cơ mà. (À, trước buổi hẹn đầu tiên, em đã cuống hết cả lên, lòng bàn tay hơi ướt mồ hôi chút xíu và còn đi lạc đường nữa.) Anh không biết là đến tận bây giờ, em vẫn còn hồi hộp khi thấy những tin nhắn của anh. Và sau đó sẽ phản ứng như thế này: Đọc tin nhắn ngay lập tức, vờ như mình bận rộn và chưa đọc được, xong suy nghĩ xem mình sẽ nhắn lại như thế nào, bao giờ trả lời thì hợp lý và không quá sốt sắng nhỉ. Haha. Anh không biết là nói chuyện với anh em rất vui. Anh và em vừa có vô số thứ đồng điệu, lại có ti tỉ điều trái ngược. Ví như chúng ta cùng thíc h một nhóm nhạc, nhưng lại thích các bài hát khác nhau của nhóm nhạc ấy. Hay trong cùng một bản nhạc, anh sẽ thích đoạn này và em sẽ chỉ thíc h đoạn kia. Thật kỳ lạ (và kỳ diệu nhỉ). Anh không biết là em rất thoải mái khi kể chia sẻ cho anh về cuộc sống của mình, về loại bia mà em thích, về những ước mơ ngớ ngẩn. Và thấy rất vui khi anh bảo rằng những ước mơ ngớ ngẩn của em là dễ thương hết sức, rằng hôm nào đấy anh sẽ mua cho em uống thỏa thích loại bia ấy nhé. Anh không biết là em rất thích ở cạnh anh. Những lúc đó, em đầy năng lượng và tích cực. Em như một tia nắng vui tươi và lấp lánh. Còn anh điềm đạm và lặng lẽ lắng nghe em nói, nhìn em cười, và em cứ nghĩ những câu chuyện có thể kéo dài bất tận. Anh không biết em là con người dễ cảm nắng. Nên chuyện em cảm nắng anh chắc cũng là điều bình thường nhỉ? (Bạn em, vì thấy em lo lắng với thứ tình cảm đó của mình quá, cũng nói rằng chẳng có gì phải xấu hổ với điều đó cả.) Vậy nên em cứ cảm nắng, và không có gì phải xấu hổ, đúng khôn g? Và, anh ơi, tất nhiên anh cũng khôn g biết, từng rất nhiều lần em băn khoăn với thứ tình cảm này. Rồi nó có đi đến đâu không? Em có là điều gì đó đặc biệt hay không? Thậm chí, đôi khi em còn hồ nghi và tự ti về chính bản thân mình nữa chứ. Nhữn g lúc em nhận ra em quá mơ mộng về chuyện tình cảm mình, em buồn kinh khủng. Em tự nhủ em buồn một ngày thôi, rồi lại nốt một ngày nữa. Nhưn g mà, nỗi buồn cũng chẳng đủ làm cho em ngừng hi vọng. Những điều đó, tất thảy những điều đó, anh đều không biết. Cuốn sách gần đây em đọc có một câu như thế này: “Cuối cùng, vẫn khôn g ai nắm tay tôi đi hết một mùa Hè.” Ha, em thấy giống mình quá. Cũng chưa ai nắm tay em đi hết một mùa Hè. Và anh có biết, rằng em rất muốn được cùng anh đi suốt cả mùa Hè.

49


50

Một ngày “bùng” học bài: hoài nam

Trừ những con ngoan trò giỏi nghiêm túc hết mực, đứa học trò nào ít nhất cũng từng một lần… trốn học. Ai đã trải qua sẽ hiểu cảm giác tự do tuyệt vời đó: Một ngày dài lang thang trên phố, không bị ràng buộc, không phải lo lắng. Còn tương lai? Đó là chuyện ngày mai. Và không có bộ phim nào miêu tả một ngày bùng học một cách vui nhộn, đẹp đẽ và mênh mang như Ferris Bueller’s Day Off (Ngày bùng học của Ferris Bueller, 1986).


51

Tiếng lòng thế hệ Không có giai đoạn nào trong lịch sử có nhiều phim trưởng thành (coming-of-age) xuất sắc bằng thập kỉ 1980. Gần như mỗi bộ phim tuổi teen thời gian này đều là một phim kinh điển. Đó là thời điểm mà những đứa trẻ sinh ra sau chiến tranh, thế hệ Baby Boomer, đã đủ lớn để trở thành đạo diễn. Họ được trải nghiệm không khí mơ hồ lạc lõng của buổi giao thời và tìm cách truyền tải lên màn ảnh. Đây cũng có thể xem là thời niên thiếu của điện ảnh, khi vừa bước qua giai đoạn phim đen trắng và mấp mé thử nghiệm các lối kể chuyện mới, hiện đại.

Tổng hợp những điều đó, ta có Sixteen Candles (16 ngọn nến, 1984) The Breakfast Club (CLB Bữa Sáng, 1985), Stand By Me (Hãy ở bên tôi, 1986)… mãi mãi ghi dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ. Gần như mọi tâm tư, khát vọng, nỗi sợ hãi của tuổi mới lớn đều được khai thác, và khai thác đến tận cùng. Một bộ phim xuất sắc là khi thông điệp của nó vượt qua thời gian và khoảng cách thời đại. Hiện tại, dù không mấy quen thuộc với không gian học đường ngày trước, nhưng những cảnh phim tuyệt đẹp và các câu thoại như “Khi ta lớn lên, trái tim ta sẽ chết” (Breakfast Club) hay “Tớ đang ở giữa tuổi trẻ của mình

và tớ chỉ trẻ một lần” (Stand By Me) vẫn khiến ta rung động. Cảnh phim đẹp nhất của Ferris Bueller’s Day Off là trường đoạn cuối cùng. Đó là vào cuối ngày, khi Ferris (Matthew Broderick) cùng cậu bạn thân Cameron (Alan Ruck) và cô bạn gái Sloane (Mia Sara) hòa mình vào đoàn người nhảy múa trên phố. Phía trên cao, Ferris cất giọng hát theo bản Twist And Shout nổi tiếng của The Beatles. Còn giữa đám đông, cậu bạn Cameron nói với Sloane: “Tớ không biết mình sẽ làm gì nữa!”, “Mình cũng thế” - cô trả lời. Không ai trong số họ biết điều gì sẽ xảy đến, cuộc


52

các nhà sản xuất đã lên ý tưởng cho các phần kế tiếp của ferris bueller’s day off, kể về ferris thời đại học. tuy nhiên, matthew broderick đã từ chối ý tưởng này. ông cho rằng phim chỉ nên kể về một ngày trong đời ferris mà thôi. broderick kể rằng, do ảnh hưởng của phim, suốt 25 năm qua luôn có những người đến vỗ vai anh và bảo: “này ferris, ngày của cậu đã kết thúc chưa?”

sống trưởng thành bất trắc ra sao, khổ đau thế nào. Họ chỉ sống cho hiện tại, cho một phút giây trọn vẹn sẽ qua. Chỉ một câu thoại, nhưng đã khắc họa tiếng lòng của cả một thế hệ. Đó là điều mà đạo diễn John Hughes, cũng như đồng nghiệp thập niên 80 khác, đã làm rất tự nhiên vào ngày tháng ấy. Từ những điều nhỏ nhặt và giản đơn nhất, như một buổi trốn học, họ mời chúng ta bước một thời đại. Phim bắt đầu khi Ferris, một anh chàng xinh trai và tinh nghịch, quyết định rủ cậu bạn thân Cameron bùng học. Hành động này không qua mắt được thầy Rooney (Jeffrey Jones) và ông quyết định lùng bắt hai học trò hư. Xuyên suốt bộ phim là rất nhiều cảnh rượt đuổi, trò hài hước, màn đấu trí mà Ferris luôn là người chiến thắng.

Hãy hát lên Tuy nhiên, cậu chỉ thắng được ông thầy già. Có một cuộc đua khác cậu không thể thắng, là thời điểm trưởng thành. Ngày bùng học của Ferris chỉ là một sự trì hoãn, và trước khi bị các trách nhiệm người

lớn chạm vào, cậu quyết định phải “quậy” cho thật xứng đáng. Ferris Bueller’s Day Off là bộ phim sẽ khiến ta cười không dứt từ đầu đến cuối. Có những cảnh phim đã trở thành văn hóa đại chúng, như cảnh bộ đôi bạn thân chôm xe của bố đi chơi, và để tránh bị phát hiện, cả hai cho xe… chạy ngược để lùi bộ đếm số km. Tất nhiên, làm sao Ferris lùi được bộ đếm, cũng như không thể quay ngược được thời gian. Ferris Bueller’s Day Off cũng đi trước thời đại khá xa, với lối dẫn truyện phóng khoáng. Hughes đã cho phép Ferris được tự do nhìn vào ống kính và trò chuyện với khán giả. Nhờ đó, ta được đồng hành với chuyến phiêu lưu của cậu ngay lập tức. Lối phá vỡ “bức tường thứ tư” này được Deadpool (2016) sử dụng lại. Nếu bạn chịu khó ngồi chờ hết đoạn credit, thì cảnh Deadpool mặc áo tắm cũng là nhái theo cảnh cuối của Ferris Bueller. Và nếu là một mọt phim chính hiệu, bạn sẽ thấy nhiều hơn các chi tiết của phim được sử dụng lại ở vô số phim khác. Linh hồn của phim tất nhiên

là Ferris, vai diễn như thể sinh ra dành cho Broderick. Đây là phim thành công nhất trong sự nghiệp không mấy nổi trội của ông. Nhưng diễn viên chỉ cần một vai như thế để trở thành bất tử. Ở tuổi đôi mươi, Broderick sở hữu gương mặt búng ra sữa và năng lượng tuổi trẻ phù hợp với tinh thần phim. Chúng ta bị hút theo Ferris, cũng như cách hai người bạn bị cuốn theo cậu. Giữa những ngày tháng lạc lõng, Ferris chính là ánh sáng của họ. Sự nhiệt thành của anh chàng, khi dành hết tâm trí và con tim vào những lời ca, chính là điều bộ phim gửi đến tuổi trẻ mọi thế hệ: Sao ta phải lo lắng ở tương lai, nếu có thể sống hết mình ở hiện tại. Vào năm 2014, Ferris Bueller’s Day Off đã vinh dự được Viện phim Mỹ lựa chọn lưu trữ vì các giá trị “văn hóa, lịch sử và xuất chúng”. Nhưng tinh thần Ferris, như cách người Mỹ thường gọi, không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ. Bất kì ai ở tuổi thiếu niên, đang trải qua một ngày buồn chán, có thể tìm gặp Ferris. Đừng hiểu nhầm rằng đây là bộ phim cổ xúy trốn học, Ferris chỉ đơn giản dạy ta biết khi nào cần hát ca.


53


54


Theo tiếng gọi con tim bài: hoài nam

Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi Kirsten Dunst lần đầu gây ấn tượng trong Interview with a Vampire (Phỏng vấn ma cà rồng, 1994). Ở tuổi 11, Dunst chinh phục tất cả với vai diễn thiếu nữ bị mắc kẹt trong hình hài cô bé. Bằng cách nào đó, vai diễn này trở thành hình ảnh đại diện cho cô: Một tài năng lớn ẩn dưới lớp vỏ sự nghiệp khiêm tốn.

Sự nghiệp khiêm tốn Nhắc đến Dunst, phần lớn khán giả sẽ nhớ đến vai diễn biểu tượng Mary Jane trong loạt Spider-Man đầu tiên vào năm 2002. Đến nay, dù có đến hai loạt phim làm lại nối tiếp, mới nhất là Spider-Man: Homecoming từ Marvel, vẫn chưa có ai thay thế được vị trí bạn gái Người Nhện của cô. Ở tuổi đôi mươi, với mái tóc vàng óng ả, làn da trắng

nõn, ánh mắt quyến rũ “chết người”, người ta nghĩ rằng Dunst sẽ là kiều nữ mới của Hollywood. Muốn biết vẻ đẹp ngọt ngào như mật ấy ra sao, hãy xem The Virgin Suicides (Trinh nữ tự tử, 1999) trong lần hợp tác đầu tiên với nữ đạo diễn Sofia Coppola. Nhưng hiện tại, ở tuổi 35, vai diễn lớn kế tiếp của cô là gì? Không nhiều người có thể kể tên. Cô là gương mặt thoáng qua ở vài tác phẩm nổi bật

nhất thập kỉ. Dunst vào vai một nữ y tá bị xóa kí ức trong Eternal Sunshine of Spotless Mind (Tia nắng vĩnh cửu trên tâm hồn tinh khiết, 2004). Cô đóng vai chính trong bộ phim kì quái Melancholia (Ngày tận thế, 2011) của đạo diễn kì quái Lars Von Trier. Năm vừa rồi, cô góp mặt trong bộ phim về nạn phân biệt chủng tộc được đề cử Oscar Hidden Figures (Bộ ba siêu việt)... Và gần đây nhất, Dunst tái hợp với Coppola

55


56


kirsten dunst từng được xếp là một trong 50 người đẹp nhất thế giới của tạp chí people vào năm 1995. nụ hôn đầu của dunst chính là với tài tử brat pitt trong interview with a vampire.

trong bộ phim được đánh giá tốt ở Cannes The Beguiled (Những kẻ khát tình, 2017). Kirsten Dunst chưa bao giờ thôi hiện diện trên màn ảnh. Nhưng vì lí do nào đó, thật khó để ta có thể xếp cô vào hàng sao hạng A. Trừ SpiderMan, không có phim nào khác của Dunst khuynh đảo phòng vé. Cô cũng không phải nàng thơ của các giải thưởng, như bạn diễn Nicole Kidman trong The Beguiled. Sự nghiệp của Dunst tính đến thời điểm này có lẽ khác xa những gì người ta chờ đợi, và tin tưởng, vào những năm tuổi trẻ. Nhưng, một sự nghiệp khiêm tốn có đồng nghĩa với thất bại?

Điều tự hào nhất Có những diễn viên sinh ra để làm hài lòng khán giả. Một số ít khác chọn mục tiêu chinh phục là chính mình. Kirsten Dunst thuộc vế sau. Nếu đa phần diễn viên chọn vai diễn theo kịch bản, để có thể dự đoán mức độ thành công, thì ngay từ những năm đầu Dunst chỉ chọn phim theo đạo diễn. Ngày trẻ, cô mê mẩn Quentin Tarantino, Paul Thomas Anderson và Alexander Payer. Điểm chung của họ, và đã ảnh hưởng đến con đường của cô

gái tuổi đôi mươi ngày ấy, là luôn đi theo tiếng gọi nghệ thuật từ trái tim mình. Dunst có thể không thuộc hàng ngôi sao tỏa sáng rực rỡ, nhưng cô đã xây dựng được một thành tựu không mấy ai làm được: Một lựa chọn vững chắc cho mọi lựa chọn. Bất kì đạo diễn nào từng cộng tác với Dunst, từ bạn thân như Coppola cho đến khó tính như Von Triers, đều miêu tả rằng Dunst mang đến một sự yên tâm kì lạ. Cô có một biên giới vai diễn rất rộng, gần như có thể đáp ứng bất kì kiểu vai nào. Dunst có thể trở thành một kẻ phân biệt chủng tộc đáng ghét (Hidden Figures), một nữ hoàng uy quyền thế kỉ 18 (Marie Antoinette), một cô gái hàng xóm quyến rũ (Spider-Man) và cả một cô dâu ngồi tè lên bãi cỏ (Melancholia)... Dusnt không ngại chịu khổ cực hay các cảnh khỏa thân, mà sẽ đáp ứng chúng theo cách tốt nhất. Cô là kiểu diễn viên mọi đạo diễn đều muốn sở hữu trên trường quay. Không nhiều người, kể cả những ngôi sao được đánh giá cao nhất, làm được điều này. Ngay cả khi phim của Dunst không thành công, như Wimbledon (Mũi tên gãy, 2004) hay Upside Down

(Thế giới ngược, 2012), ta vẫn có thể thoải mái thưởng thức màn trình diễn của cô. Dunst diễn như thể mọi bộ phim đều là phim đầu tiên, và là phim cuối cùng. Cô vẫn giữ được sự nhiệt thành và tò mò trước ống kính như một diễn viên mới vào nghề, vừa đáp ứng được chiều sâu và sự cuốn hút trong diễn xuất, có được nhờ quá trình làm việc nghiêm túc lâu dài. Nếu có điều gì khán giả không thể tìm thấy ở Dunst, đó chính là sự lặp lại. Ở mỗi vai diễn, ta luôn thấy cô là một con người khác, bất kể đã quen thuộc với ngoại hình của cô đến đâu. “Nhìn lại, tôi luôn thấy tự hào vì những lựa chọn của mình,” Dunst nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi không làm diễn viên vì bất kì ai khác, ngoài bản thân mình.” Con đường này sẽ không mang đến cho cô quá nhiều danh vọng, hào quang. Cô sẽ chỉ đứng ở một góc khiêm tốn, như những tấm hình ở Cannes vừa rồi, bên cạnh “nữ hoàng” Kidman và “công chúa” Elle Fanning. Nhưng nhiều năm sau, khi những ngôi sao rực rỡ nhất của thế hệ này đã tắt, có thể vẫn còn một ngôi sao khác, dịu dàng, bền bỉ qua năm tháng, tỏa sáng lung linh.

57


●● HIKARU ●●

58

ÔNG NHỮNG BIỂN MÙA Đ nhau? nh đến biển cùng Có nhớ lần đầu mì Biển màu hồng đỏ Và chân trời màu vì gió ng tu tứ y ba nh Tóc mì a Đông. mù ển bi g Thật lạ kì, nhữn không Bạn còn nhớ được rồi? đi ốn cu ó gi hay i. cảnh chiều bối rố g on tr i nghiêng, ển bi c Giọt nước mắt rơ ướ tr ần , ngồi bần th Hai đứa ngốc mình thêm buồn. ên, buồn cứ lại mi n iề tr ng Bãi vắ không Bạn còn nhớ được nguồn? ối su ch rá c ró tiếng ải lớn ph u đầ t Của giấc mơ bắ ết ngại bi u đầ t bắ m ti Của trái t mưa tuôn. mắ ớc nư àn ong chúng mình tr

Tr

n nằm ở đây luôn Buổi chiều ấy vẫ u trong ngực trái sâ ật th Mình cất kĩ mãi mãi n tưởng đã liền Vết thương nằm yê ông nên. kh ng những hi vọ Đôi khi nhói lòng

nh? lại được lênh đê Có bao giờ mình tội tù i lờ t há ó gi Trước mũi thuyền i rố i bố côi và Tan biến hết đơn mông mênh. ng só he ng , nh úng mì Chỉ biển cạnh ch bạn đã quên rồi Ừ mà thôi, chắc ốn nhà khờ dại tr a xư u iề Buổi ch mình nhớ mãi mà Buổi chiều xưa mắt mùa Đông. ớc nư và ng hồ Biển màu ớ cũng mong đừng nh Nếu có thể, mình tim g on tr ẳm th u sâ Nỗi niềm kia cất để đó đừng tìm Giấc mơ thơ thôi n thềm vời vợi bê như cánh hoa rụng im trong những bộ ph như dấu ba chấm đợi. ng mo nh mì n cầ u a đâ Thời gian vẫn qu

cuốn mây trôi Gió lúc nào cũng i. mùa Đông quay lạ dù , ng hồ u Biển chẳng mà


59

●● HIKARU ●●

TIẾNG TRỐNG NÀO TAN Tôi đi ngang trường cấp ba của người ta Nghe tiếng trống trường vang dội

Bỗng sống lại quá khứ xa xôi Ngôi trường xưa (của tôi) và những người muôn ngả. Này bạn cũ, cả đáng yêu đáng ghét Này tình xưa, giờ đã của người ta

Này trang thơ, suốt đời tôi bỏ ngỏ xếp đó hoài nên dạ buồn xo. Bây giờ trong đời đầy những lắng lo cà phê đắng, ly bia cũng đắng

Đôi lúc một mình trở về căn phòng vắng Thấy mình đã quên, quên mất bản thân mình. Một buổi chiều mưa trên phố vô tình Thấy lòng quanh co, rụt rè như trẻ nhỏ

Ngờ ngợ người xưa vừa ngang qua đó Chỉ dám tự an rằng: “Chắc người giống người thôi”. Buổi chiều mưa năm ấy đã xa rồi Gió đâu thổi tới bây giờ được nữa Tiếng trống đã tan, sân trường đã vãn

Tôi rũ mình, thôi nghĩ chuyện ngày xưa.


60

Lạc lối ở Tây Bắc bài: huyền trân

Tôi đã có một chuyến đi xuyên Việt đầu tiên trong đời, di chuyển bằng xe máy hơn 5.000 km trong 36 ngày từ Sài Gòn vòng qua Tây Bắc để tới Hà Nội. Rất nhiều điều để kể nhưng tôi lại muốn viết về cung đường Tây Bắc ngoằn nghoèo trước tiên, khi mà cuộc hành trình mới thật sự bắt đầu.


61


62

Ngoạn mục Mã Pì Lèng Đó là ngày thứ 23 của cuộc hành trình, tôi cùng người bạn đồng hành xuất phát từ Bảo Lạc, một thị trấn nhỏ của tỉnh Cao Bằng với đích đến là Lũng Cú - cực Bắc Việt Nam. Chúng tôi và chiếc xe Tương Lai xanh đã leo đèo, vượt cơ số ổ gà ổ voi ổ khủng long, thoát khỏi đầm lầy, bùn đỏ... để tới được một trong những “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam - Mã Pì Lèng. Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km. Khi vừa vén bức màn sương mỏng để vượt qua những khúc cua tay áo hiểm trở, chúng tôi đã tới được đi đỉnh. Và tôi thật sự vỡ

oà. Bạn đồng hành của tôi đã không kìm nén được cảm xúc, phải thốt lên rằng: “Xin quỳ lạy thiên nhiên!” (dù đây là lần thứ hai bạn tới đây). Những dãy núi tai mèo cao vút, đường đèo chênh vênh giữa lưng núi, xa xa còn có những ngôi nhà nằm vắt vẻo trên cao. Cứ đi vài trăm mét sẽ thấy những cô gái miền núi má đỏ ửng, vác trên lưng cái gùi, tay thoăn thoắt hái lá, bẻ ngô. Và điều khiến tôi ấn tượng nhất là họ đứng rất chắc chắn ở lưng chừng núi, với tư thế nghiêng nghiêng nương theo sườn núi. Thiên nhiên hoang sơ và con người hòa làm một. Đẹp như một bức tranh! Ở độ cao gần 2.000m, chúng tôi dừng xe, và im lặng ngắm nhìn cảnh vật phía dưới. Con sông Nho Quế xẻ đôi hai địa phận Việt Nam và Trung Quốc, hiền hòa uốn lượn, những bản làng nghi ngút

khói, những chiếc xe tải, xe máy nhỏ xíu xiu đang kiên nhẫn leo đèo trong địa thế hiểm trở. Tôi tin là những du khách đang ngồi trong chiếc xe du lịch ở xa xa kia, sẽ choáng ngợp với không gian sông núi hùng vĩ, cảnh vật biến đổi không ngừng. Dù có coi 1.800 tấm hình cũng không bao giờ bằng một lần đứng tại đây và được tận mắt ngắm nhìn tất cả. Theo thông tin đọc được tại trạm dừng chân, để có được đoạn đèo vượt núi Mã Pì Lèng này, các thanh niên trong đội cảm tử (là những thanh niên xung phong của 16 dân tộc miền núi phía Bắc) đã treo mình trên vách núi để lấn từng centimet, trong 11 tháng. Tôi lặng người ở đỉnh đèo, hít thật sâu cái lạnh cắt da, và không hẹn nhau, tôi, bạn đồng hành đã cúi đầu như một lời cảm ơn, trước khi leo lên xe đi tiếp.


63

Ngã gục ở Lũng Cú Trước khi lên Tây Bắc, tôi cập nhật thời tiết, chuẩn bị cho bộ ảnh độc đáo để có cái về khoe với chúng bạn, nhưng niềm vui đã tắt ngấm khi tôi đọc được thông tin: Trong 2 - 3 ngày tới, miền Bắc sẽ đón đợt rét đậm nhất trong năm. Thôi thì, tới đâu tính tới đó vậy. Nhưng tôi chưa kịp tính thì nhiệt độ bắt đầu hạ xuống. Càng lên cao, trời càng lạnh. Chúng tôi không thể quay đầu lại vì lúc đó đã chiều muộn. Chúng tôi có quy tắc là không di chuyển trên đèo vào ban đêm, thế là cứ rồ ga leo lên cực Bắc. Tới được Lũng Cú vào 5 giờ chiều, hai chúng tôi nhanh chóng tìm chỗ trú thân. May mắn thay vào thời điểm đó ít có đoàn du lịch hay dân phượt, Lolo homestay cũng

vắng khách, tôi có ngay chỗ ngủ là căn phòng riêng biệt, có khung cửa sổ nhìn ra vườn rau cải trổ bông vàng rực, và xa xa là cột cờ Lũng Cú lấp ló. Lúc đó ngoài trời đang là 7 độ C. Tôi run bần bật dù có uống hết ly trà gừng nóng hổi. Tôi chỉ nằm trên giường và cơ thể giật lên từng cơn, mỗi lúc một nhiều. Bạn đồng hành bắt tôi cởi ngay quần áo đã thấm sương lạnh, thay quần áo khô và tôi nhớ không lầm là tôi đã mặc 5 lớp áo, 2 lớp quần, 2 lớp vớ (tất). Ba lô hành lý của tôi xẹp lép vì mọi thứ đã “treo” hết lên người tôi rồi. Bữa tối được chủ nhà nấu với những món đơn giản: trứng chiên, canh, rau luộc (và một món gì đó mà tôi không tài nào nhớ được), tôi ngồi co chân trên ghế, gắp miếng trứng chiên mà rớt mấy chục lần vì không tài nào cầm chắc được đôi đũa. Canh nguội đi

rất nhanh, và tôi chỉ ăn được vài miếng cơm, tôi có cảm giác bao tử của mình cũng đang co rúm lại vì lạnh. Chúng tôi đi ngủ vào lúc 7 - 8 giờ tối, đắp hai cái chăn dày và nặng như hai cái nệm, đến mức sáng hôm sau thức dậy, tôi có cảm giác như ai đó đè lên người tôi suốt đêm. Đêm hôm đó thật sự kinh khủng đối với tôi, càng khuya nhiệt độ càng giảm. Nửa đêm tôi thức giấc vì quá lạnh và tất nhiên không thể ngủ ngon giấc. Tôi nằm yên, phó thác cho thiên nhiên và cầu trời hãy cho tôi sống qua khỏi đêm nay, sáng mai chúng tôi sẽ xuống núi ngay lập tức. Và thiên nhiên đã nghe lời thỉnh cầu của tôi. Tôi không chết cóng. Tôi đã có thể mở được cánh cửa sổ cạnh giường vào sáng tinh mơ hôm sau để cái lạnh ùa vào, ngắm nhìn mấy đóa hoa cải thấm đẫm sương.


64

Tôi vội vàng tìm điện thoại, bật chế độ thời tiết: 3 độ C. Có thể đêm đó nhiệt độ còn giảm dưới 3 độ, nhưng tôi không quan tâm. Khi vừa bước ra khỏi cửa, tay chân tôi tê cóng. Cô bé con chị chủ nhà hai má đỏ hây, cười thật tươi, tiến lại gần và hỏi: “Chị ngủ ngon không?”. “Không ngon chút nào em à, nhưng chị đã có được một trải nghiệm nhớ đời”. Hành trình trốn lạnh cũng rất kinh khủng. Nước mũi không hiểu sao cứ chảy ra suốt dọc đường. Nhưng để xuống đèo, chúng tôi phải vượt qua vài ba cái núi, vượt qua tức là xuống rồi lên, rồi lại xuống, và lại lên. Nhiệt độ cứ thế mà lên xuống theo. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã tới được thành phố Hà Giang, coi như đã về với đô thị.

Sapa - thành phố mù sương Mù sương thật. Dù chỉ đi từ Lào Cai lên Sapa, với 35 km đường đèo nhưng từ ki-lômét thứ 20 thì tôi và cả người bạn đồng hành - lúc này đang

cầm lái, không thể thấy được khung cảnh xung quanh. Bạn đồng hành của tôi chỉ lái xe thật chậm và lách, thắng theo quán tính. Tất cả những xe cùng và ngược chiều với chúng tôi đều phải mở đèn pha sáng trưng, để xe đối diện có thể thấy được ánh sáng le lói trong màn sương, hay nói đúng hơn là màn khói dày đặc. Sương ở đây lạ đến mức tôi đã trải qua một sự kiện ly kỳ hệt như trong phim. Khi tôi đi dọc theo những con đường dốc để kiếm đồ ăn, thì chỉ trong tích tắc, sương mù ập tới, xung quanh trắng xóa, tôi không nhìn thấy gì ngay cả bản thân mình. Hàng quán, xe cộ, người đi đường “biến mất” chỉ trong 1 giây. Tôi hoảng sợ, lúng túng và sau khi bĩnh tĩnh lại thì chỉ biết đứng yên. Vì nếu di chuyển trong lúc này, có thể tôi sẽ va vào chiếc xe nào đó, hoặc sụp ổ gà, hoặc đâm đầu vào vách tường nhà dân, nên tốt nhất là đứng yên. Vài phút sau, sương tan dần, cảnh vật dần hiện rõ, tôi thờ phào nhẹ nhõm. Sương cũng biết chơi trò cút bắt, nhỉ?

Trú lại Sapa một đêm, tận hưởng cái lạnh cắt da và khung cửa sổ trắng xóa tại khách sạn, ngày hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Sương vẫn chưa tan và suốt 40km đổ đèo, chúng tôi vẫn không nhìn thấy gì. Đổ đèo nguy hiểm hơn khi lên đèo, nên dù có chạy thật chậm, chúng tôi luôn ngó trước ngó sau, lỡ có con bò, con dê nào đó băng qua đường, thì có né cũng chẳng kịp. Bạn đồng hành của tôi sau khi đã thoát khỏi 20 km sương mù thì quay xuống cười rõ tươi: “Mừng ghê, nhưng mà… xe sắp hết xăng”. Tôi tá hỏa, vì kiếm cây xăng trên đèo là không dễ. Thế là 20 km còn lại, chúng tôi tắt máy xe và thả dốc. Tuyệt vời ông mặt trời! Chuyến đi xuyên Việt của tôi vẫn còn rất nhiều câu chuyện để kể, những cảm nhận của cô gái lần đầu tiên cả gan xách ba lô lên và đi cùng người bạn đồng hành. Hành trình chỉ có tôi, bạn và em Tương Lai xanh với vô vàn những khoảnh khắc chỉ xuất hiện duy nhất một lần, nhưng sẽ lặp lại hàng nghìn lần trong ký ức.


65

Mùa Hạ của Shakespeare bài: hiền trang

“Và mùa Hạ vẫn luôn luôn quá ngắn.” - Sonnet số 18, William Shakespeare


66

W

i l l i a m Shakespeare đứng trên một cây cầu màu đỏ và đứng dưới một thoáng trời xanh biếc. Nhịp cầu gỗ chênh vênh, những giọt nước từ dưới lòng hồ bắn lên in thành những vệt kéo dài nhợt nhạt, ẩm ướt thấm vào đôi mắt chàng văn sĩ. Vào ngày hôm ấy, William Shakespeare còn trẻ và còn nhiều mộng ước. Cuộc đời trải ra trước mắt chàng như một miền rừng rậm bao la, có vô vàn đường mòn, có vô vàn lối tắt, có vô vàn những nhánh rẽ chằng chịt, có vô vàn những bí mật ẩn nấp dưới những đóa hoa dại và những phép màu của lũ yêu tinh vui tính cùng những nàng tiên thích trêu ghẹo lữ khách trên đường. Đây là một mùa Hè hạnh phúc. Mình nhất định cũng sẽ thật hạnh phúc. Chàng đã nghĩ như vậy khi thong dong bước qua phía bên kia cầu, tiến vào một vạt sáng rực rỡ của vầng dương tháng 8. * Khi cái nóng đột ngột rơi tõm xuống như một miệng bao tải rộng hoác chụp lấy thành phố, tôi biết đã đến mùa để đọc Shakespeare. Không phải bất cứ dòng viết nào của Shakespeare, không phải những bi kịch thảm thê như Othello, như Hamlet,

mà chỉ là những bài sonnet thôi. Những bài sonnet đánh số từ 18 đến 126 trong tổng cộng tất cả 154 bài sonnet chàng viết trong đời. Và chỉ về một người duy nhất, một thiếu niên bí mật, mất tên, mai sau chỉ còn biết chàng gọi cậu là Fair Youth. Những mùa Hè đó tôi thường ngồi dưới một mái tôn, đợi chờ cơn mưa nào đó sẽ trút mình lách tách vào ngõ cụt, nhưng mưa không tới. Mặt trời bỏng rẫy khiến mái tôn ứa cả nước mắt. Những con côn trùng hút nắng lớn nhanh như thổi. Cái nóng khiến người ta chảy ra như một que kem, kem chảy, người chảy, mái tôn chảy, những mảng miếng bên ngoài chảy hết, chỉ còn trơ lại cãi lõi buồn cứng như hòn sỏi bên trong. Nỗi thê thiết đó thúc giục tôi mở sonnet của Shakespeare ra, lần theo từng trang, để mơ, để đọc. “Anh yêu em, nhưng không như người khác Say đắm yêu em, anh chẳng nói nhiều Vì ai tình yêu khắp nơi khoác lác Người ấy khác gì đem bán tình yêu. Khi mới yêu em, tình yêu t hắm ngọt Anh đã nói yêu em, t ha thiết, mặn mà Như hoạ my cứ xuân về lại hót

Nhưng mùa hè chim bặt tiếng không ca. Nhưng không phải mùa hè mất vui vì thế Khi con chim thôi hót trên cành Mà tiếng nhạc, khi quá nhiều, quá dễ Dẫu ngọt ngào, nhưng cũng nhảm âm thanh. Cũng thế, như chim, bây giờ anh ít nói Dù vẫn rất yêu em, cho tai em đỡ mỏi.” - Sonnet số 102 Giữa văn nghiệp đồ sộ như một cánh rừng thường xanh của William Shakespeare, tôi luôn có cảm giác các bài sonnet của chàng là những dòng suối tình chạy vắt ngang, sâu thăm thẳm, mát tái tê, tình hun hút. Và trong bầu không khí ngạt ngạt oi oi của mùa hạ, một người ngâm nga đọc vài bài sonnet cũng chẳng khác chi người bộ hành mệt nhoài đặt hành lý xuống chân, trút bỏ xống áo, cởi giày và cởi cả niềm thê lương ủ rũ của tiết trời mùa hạ, ngã vào dòng nước mát rượi, để cái lạnh nuốt chửng mồ hôi, nằm đó, nằm đó, chỉ nằm đó, không phải để chết như Ophelia trong kịch Hamlet, chỉ nằm đó, hít thở, sống, không vui, không buồn, chỉ sống. * Vẫn là cây cầu này. Vẫn là mùa Hạ. Vẫn là Shakespeare. Những vết nước nhợt nhạt


trên thành cầu bốc hơi rồi trở lại. Tuần hoàn. Shakespeare không còn trẻ nữa. Trước khi ra khỏi nhà sáng nay, chàng nhìn vào trong tấm gương tròn treo nơi cầu thang. Không có nếp nhăn nào, cũng không có một sợi tóc bạc, không có dấu hiệu gì cho thấy chàng đã già đi nhưng chàng biết mình đã già đi, già đi nhiều so với nhiều năm trước. Thời gian trôi qua và người ta già đi, vậy thôi, đấy là thực tế, đấy là điều phải diễn ra, đấy là điều đang diễn ra, phải, đâu đó sâu kín bên trong chàng, nơi một góc mật thất u tối, một thứ gì đang thay đổi, một thứ gì không còn như trước kia, một thứ gì đang khô cạn, đang héo hon, đang xọm lại, xanh xao, trên đà u uất. Chàng lại đi qua cây cầu mà nhiều năm nay, chàng vẫn xuyên qua trong mỗi chiều hè. Giờ này, chàng đang ngồi dưới một gốc cây, nghĩ về vở kịch để trình diễn cho nữ hoàng Elizabeth vào dịp cuối năm. Dịp cuối năm, điều đó đồng nghĩa với một vở kịch vui. Một vở kịch khiến nhân vật cười mãn nguyện, nữ hoàng cười mãn nguyện, mọi người cười mãn nguyện. Nhưng chàng sẽ mãn nguyện chứ? Chàng không biết, nhưng chàng mãn nguyện hay không ai sẽ quan tâm nào?

Chàng là một người viết.Và những người viết luôn cô độc tới mức họ không thuộc về cả thế giới mà họ tạo ra. Trong thế giới đó, chàng là người xa lạ. * - Em đã làm gì tối qua? - Tắt đèn, đi ngủ. - Không đọc sonnet ư? - Không đọc sonnet. - Sao không đọc sonnet nữa? Em nói mùa Hè là mùa để đọc sonnet của Shakespeare mà. - Ai đọc được sonnet trong cả mùa Hè chứ? Đó là một cuộc hội thoại tưởng tượng, vì kỳ thực bạn đang ngồi một mình, và dù có đi chăng nữa cũng sẽ không ai hỏi tại sao bạn không tiếp tục đọc sonnet. Hoặc là người thời nay đã chán sonnet, hoặc là người thời nay không dám nói ra mình yêu sonnet. Cái thứ cũ xì như tấm áo nhung của bà cố nội, sonnet ấy, nó còn tỏa ra cả mùi của người thiên cổ, thứ mùi hăng hắc tím tái bị nhốt trong chiếc tủ gỗ gụ lâu ngày. Hãy để những bài sonnet nằm yên trong tủ, đừng lôi nó ra. Tuy là một cuộc hội thoại tưởng tượng, nhưng quả thực bạn không thể cả mùa Hè đọc sonnet. Mùa Hè là một tấm áo, thời gian đọc sonnet chỉ mảnh như những sợi tơ.

Shakespeare cũng không viết về Fair Youth mãi. Viết nhiều thế, viết cả trăm bài cho một con người, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra chẳng còn gì để viết. “Anh không cần chân dung em tặng Chân dung em, anh đã khắc trong tim. Hơn tất cả thuốc màu, g iấy trắng, Tận đáy lòng, anh giữ mãi hình em. Hay ít ra, khi tim còn biết đập Và loài người còn biết yêu nhau Khi tất cả bụi thời gian chưa lấp Thì hình em, anh giữ mãi trong đầu. Không giấy nào giữ em lâu đến thế, Nên quà tặng em trao, em cất đầy cho mình Em bảo anh cần gì bức vẽ Khi em bao giờ cũng ở bên anh? Để nhớ em, mà chân dung em phải thấy Là anh tự thú mình có thể quên em vậy.” - Sonnet số 122 Đó là tất cả những gì anh có thể cho em. Hơn 100 bài sonnet. Không thể yêu em nhiều hơn được nữa. Đó đã là tất cả. Bài sonnet cuối cùng tặng cậu thiếu niên Fair Youth là bài số 126. Nhưng cuốn sách

67


68

của tôi đã bỏ qua bài số 126, bỏ cả bài số 125, và 124, và 123 nữa. Nó kết thúc ở bài số 122. Bởi thế, đêm qua, chẳng còn sonnet nào về chàng thiếu niên đẹp như mùa Hạ mà đọc, bởi thế mà lên giường đắp chăn đi ngủ. Ngủ ngon và đêm không mộng mị. * William Shakespeare quyết định đặt tên vở kịch mới là “Đêm thứ mười hai, hay Muốn gọi là gì cũng được”. Chàng không rõ tại sao cuối cùng lại thêm vào đoạn sau, “Muốn gọi là gì cũng được”. Sao có thể như vậy chứ? Một vở kịch thì không thể gọi là cái dĩa, cái túi, cái cây, con chó hay thằng hề. Nhưng một vở kịch là gì? Chính chàng, chính chàng cũng không hề biết. Một vở kịch hân hoan và khoái hoạt. Chàng quận công Orsino yêu nữ bá tước Olivia. Nàng Viola bị đắm tàu, cải nam trang đến hầu hạ quận công Orsino, yêu chàng mà chẳng dám nói, rồi tự nhận nhiệm vụ đi bày tỏ tình cảm với Olivia thay chàng. Trớ trêu thay Olivia lại yêu nàng. Rồi xuất hiện thêm cả anh của nàng Viola nữa. Bọn họ như thể sống chỉ để lanh lảnh hát ca và yêu đương say đắm. Mình đã viết biết bao nhiêu những vở kịch như thế, những vở kịch về con người hoan lạc. Như thể đời này

chỉ yêu thôi đã đủ lắm rồi, chẳng còn thì giờ đâu để quan tâm tới bất cứ điều gì khác. Shakespeare ngả lưng vào ghế tựa sau khi đọc lại một lượt bản thảo. Chàng nhắm mắt lim dim. Sao mọi chuyện lại ra nông nỗi này? Mình đã từng hạnh phúc. Mình nhớ rằng mình đã từng hạnh phúc. Khi mình bước qua cây cầu kia, mình chắc chắn mình đã hạnh phúc. Mình đã là người hạnh phúc nhất thế gian nhưng cái quái gì diễn ra khiến cho mình không còn hạnh phúc? Chàng nghĩ như thế trong cơn mộng chập chờn. Không ai đánh thức Shakespeare dậy trong buổi chiều hôm đó. Chàng ngủ tới tận sáng hôm sau và thấy những đốm nắng hạ đã dần phai nhạt. * Thế bạn còn muốn gì hơn nữa nào? Quận công Orsino cuối cùng nhận ra tình yêu đích thực là nàng Viola xinh đẹp. Olivia thì đem lòng yêu anh trai của Viola. Mỗi người đều có một người khác để thuộc về. “Lại đây Cesario, bởi vì em vẫn tên là thế chừng nào em còn trong vỏ nam trang. Nhưng khi nào ta thấy em trong y phục khác, em sẽ là nữ hoàng và nữ chúa trong tâm trí Orsino.”, chàng quận công thổ lộ với nàng Viola.

Đó là giây phút hạnh phúc sau cùng, kết thúc một vở kịch, kết thúc một đoạn đời. Sau đó, sau “Đêm thứ mười hai”, không ai còn thấy đâu những tiếng cười vang vọng, những đêm hội tưng bừng chỉ yêu đương ca hát, những con người sinh ra chỉ để yêu, như chim sinh ra chỉ để hót, lá sinh ra chỉ để xanh, mây sinh ra chỉ để trôi, mưa sinh ra chỉ để rơi xuống, mùa Hạ sinh ra để đốt chảy nỗi buồn. - Em biết không, Shakespeare sau vở kịch này là một Shakespeare bi kịch. Dầu cho có sáng tác hài kịch thì cũng là những vở hai kịch u ám. Vì thế, em hãy nhớ thật kỹ giây phút này, khi Orsino nói với Viola rằng nàng sẽ là nữ hoàng trong tâm trí anh, vào giây phút đó, hạnh phúc đã thực sự ở đây, ở ngay đây. * Chàng lôi ra những bản sonnet mà chàng cất trong ngăn kéo. Bản sonnet thứ 18 mà năm nào từng viết cho Fair Youth, bài đầu tiên chàng viết cho cậu thiếu niên ấy: “Anh có nên ví em với một ngày mùa Hạ? Em đáng yêu và hiền dịu gấp vạn lần.” Mùa Hạ đã qua rồi. Mùa Hạ thực sự quá ngắn ngủi. Shakespeare thở dài ngao ngán.


69


70

“Tắc kè hoa” mộc mạc làng ảnh bài: phan ngọc

Nhắc tới nhiếp ảnh gia Tuấn Anh (Lieta Studio), có lẽ người ta sẽ nhắc nhiều đến bộ ảnh cưới “Dũng ở trong Linh” chụp ở Sapa từng gây xôn xao và nhận được những khen ngợi hết lời. Vì quá tình, quá yêu, quá ngọt ngào. Lại rất chân phương. Nhưng ít ai biết rằng Tuấn Anh không chỉ đơn thuần là chàng nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới.


71

Cơ duyên nào đã dẫn dắt Tuấn Anh “chạm ngõ” con đường nhiếp ảnh? Hồi cấp Ba Tuấn Anh có chơi với một hội bạn. Cũng như những hội bạn bình thường khác, bọn mình thích đi chơi và thường chụp ảnh để lưu lại làm kỉ niệm. Trong những lần như thế, người được cả nhóm tin tưởng giao trách nhiệm chụp hình thường là Tuấn Anh. Không hiểu từ lúc nào mình lại thích phần việc được giao này. Lúc đó mình có một cô bạn khá thân chỉ cho cách chụp và chỉnh sửa ảnh. Cứ như thế, việc cầm máy ảnh dần dần trở thành đam mê lúc nào không hay. Lieta Studio là một cái tên nghe rất hay, không biết nó có ý nghĩa nào đặc biệt không? Lieta là một từ trong tiếng Ý, có nghĩa là sự vui vẻ. Lieta còn là tên của mình và anh bạn làm cùng “chập lại”. LIE phát âm trại đi nghe giống Lai - tên anh bạn mình, và TA là viết tắt chữ cái đầu của tên mình - Tuấn Anh. Hai anh em đã cùng làm việc, tạo nên Lieta Studio và phát triển nó đến tận bây giờ.

Liệu bộ ảnh “Dũng ở trong Linh” có phải là bộ ảnh mà Tuấn Anh tâm đắc nhất không? Hay là những tấm ảnh khác? Bộ ảnh đó quả thật là một trong những bộ ảnh mà Tuấn Anh tâm đắc. Nhưng cá nhân Tuấn Anh không coi bộ nào là “nhất” cả. Đối với mỗi đứa con tinh thần, mình đều đặt tâm huyết và tình cảm vào trong đó nên Tuấn Anh đều trân trọng và tâm đắc khi làm ra chúng. Mỗi bộ ảnh, bức ảnh lại là một câu chuyện riêng, và là một tình cảm riêng của mình dành cho nó. Hoàn toàn không hề giống nhau nên không thể đem ra so sánh được. Người ta hay nói, mỗi bức ảnh là một kỉ niệm. Tuấn Anh kể một vài kỉ niệm gắn liền với một bức ảnh mà bạn nhớ nhất đi. Đúng là khi tác nghiệp mình có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhưng chắc Tuấn Anh kể luôn kỉ niệm về bộ ảnh “Dũng ở trong Linh” nha. Đợt đấy đi chụp đồ tuy ít và giản đơn nhưng hai bạn tâm huyết lắm nên tự tay chuẩn bị

về phần trang phục cũng như là make-up, làm tóc. Make-up thì Linh tự làm còn làm tóc thì Dũng làm cho Linh nên phải tập trước ở nhà rất nhiều lần, để đến lúc đi chụp làm “đẹp” nhất có thể. Công đoạn chú rể vụng về làm tóc cho cô dâu khiến mọi người cười nhiều ơi là nhiều. Còn một chuyện nữa là để di chuyển tới các địa điểm khác nhau bọn mình phải đi bằng xe máy. Thế là Dũng mặc vest đèo Linh mặc váy cưới đi khắp nơi, đi đến đâu người dân cũng nhìn theo, hai bạn cứ như người nổi tiếng ghé chơi vậy. Tuấn Anh rất đa dạng về chủ đề trong cách cầm máy. Từ chụp lookbook, tạp chí, celeb đến những bức ảnh tĩnh rất tình, rất nhẹ nhàng, gần gũi. Có thể nói Tuấn Anh là một “tắc kè hoa” trong nhiếp ảnh thay vì chọn cho mình một phong cách “cố định”. Có nguyên do nào để Tuấn Anh lựa chọn phong cách chụp như vậy không? Phải thú thật là lúc mới cầm máy Tuấn Anh nhận chụp tất cả mọi thứ cũng để…


72

duy trì nguồn tài chính thôi. Khó có thể kén chọn trong khi kinh phí thì luôn cần cho việc chụp ảnh. Chỉ nói riêng tới việc đầu tư sắm sửa lens, đèn flash và những thiết bị khác thôi cũng đã rất tốn kém rồi. Phần nữa là vì mình luôn muốn được thử sức bản thân ở mọi khía cạnh. Và có thể vì thế mà Tuấn Anh luôn giữ được sự hứng thú trong khi những người khác chỉ làm một việc thành ra nhàm chán. Với phạm vi chụp ảnh rất rộng, Tuấn Anh có sợ vì thế mà mình sẽ nhạt nhòa hơn so với những người khác trong làng nhiếp ảnh khi nhắc riêng lẻ từng lĩnh vực? Thật ra về vấn đề công việc

thì Tuấn Anh cảm thấy mình có lợi thế hơn những người chuyên về một mảng đấy chứ! Vì ở mảng nào Tuấn Anh cũng có thể tác nghiệp được, không bị hạn chế, bó buộc khả năng ở một khuôn khổ nào. Tuấn Anh cảm thấy đó là một điều may mắn và rất vui khi làm được như vậy. Và như Tuấn Anh đã nói ở trên, nhờ tìm thấy niềm vui và hứng khởi ở các shoot chụp khác nhau nên mình ít khi rơi vào tình trạng chán nản vì phải lặp đi lặp lại một thứ. Còn việc sợ mình nhạt nhòa hay không thì Tuấn Anh chưa bao giờ quan tâm cả. Vì nếu cứ lo sợ mình mờ nhạt rồi chỉ dậm chân tại chỗ thì mình đã không tiến xa được

đến lúc này (cười). Các bức ảnh mà Tuấn Anh chụp, có những bức ảnh rất lãng đãng, mơ mộng. Cũng có những bức ảnh rất thực, rất nghịch ngợm, táo bạo, rất “đời”. Đâu là nguồn cảm hứng của Tuấn Anh khi cầm máy và chụp? Tuấn Anh xuất phát là một người chụp ảnh đường phố (streetlife) nên cảm hứng của mình ở khắp mọi nơi. Bất cứ thứ gì cũng khiến Tuấn Anh muốn chụp lại, bất kể vẻ ngoài của nó xấu xí, tồi tàn hay đẹp đẽ. Miễn là nó cho mình một cảm xúc nhất định. Những người làm việc với Tuân Anh rồi đều khen Tuấn


73


74

Anh dễ thương, dễ gần, tạo tương tác thoải mái với người được chụp hình. Điều gì giúp Tuấn Anh duy trì thái độ vui vẻ trong công việc khi bản thân bạn là một nhiếp ảnh gia có tiếng, dĩ nhiên lịch làm việc luôn dày đặc? Tuấn Anh nghĩ điều này dễ hiểu thôi mà. Tuấn Anh vui vẻ vì Tuấn Anh đang được làm những gì mình thích. Thêm nữa, mình cũng quan niệm trong công việc cũng cần bầu không khí vui vẻ thì mới có thể thoải mái sáng tạo được. Các bức hình Tuấn Anh chụp đa số đều có tông màu sáng,

điều đó có phần nào lý giải cho nguồn năng lượng vui vẻ trong cuộc sống của bạn không? Thật ra Tuấn Anh từng thử rất nhiều kiểu ánh sáng khác nhau để học tập và làm mới bản thân. Từ đó có thể dung hòa những điều mới với cái bản thân mình có sẵn để áp dụng cho những shoot hình ở hiện tại. Và đúng, Tuấn Anh luôn muốn hướng tới một tinh thần vui tươi cho những bức ảnh của mình, cũng như trong cuộc sống vậy. Một lời chia sẻ của Tuấn Anh đến các bạn trẻ cũng đam mê nhiếp ảnh. Các bạn hãy theo đuổi đam

mê của mình nhưng đừng vì thế mà mù quáng bỏ qua những cơ hội thành công khác. Nếu bạn thực sự cho là mình đam mê nhiếp ảnh, hãy trau dồi liên tục và làm cho kĩ năng của mình thành thứ có thể nuôi sống mình rồi hãy biến nó thành cái riêng, thành dấu ấn của mình. Bởi vì theo đuổi đam mê tới cùng chỉ đúng khi bạn chọn đúng con đường và đi đúng hướng. Cảm ơn Tuấn Anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện. Chúc Tuấn Anh luôn vui tươi và nắm giữ được những khoảnh khắc đẹp nhất.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.