Dreaming #16

Page 1

I S S U E

X V I

-

J A NU A R Y

201 8

Photo: UYE N VO

DREAMING

reach


2


3

Những cánh rừng trong thành phố BÀI: VÂN ANH


4

Và nghe khu rừng của riêng mình tôi thở. Tôi thầm nghĩ rằng, mình cảm ơn biết bao giây phút an yên này.

1

“Rừng” ở cách nhà tôi chỉ một quãng đường đi bộ, xuyên qua những phố xá đông nghẹt bất chấp có phải giờ tan tầm hay không. Rừng không biết đã nằm ở đó bao lâu rồi, nhưng lần đầu tiên tôi đi qua con phố đó, tôi đã bị “rừng” thôi miên.

2

Một ngày nóng nực như mọi ngày, ở thành phố chẳng có mùa Đông này, trên đường đi đến siêu thị, tôi nghe thấy những âm thanh đầu tiên của cánh rừng. Đó là một bản hợp ca trầm vang réo rắt mà chỉ có những bụi cây xanh rợp và đông đúc mới có thể tạo nên. Đó là âm thanh mà nếu nhắm mắt lại để nghe, bạn sẽ nghĩ rằng mình đang đi men theo những lối mòn

trong rừng mưa. Một khu rừng mưa thật sự. Tôi đã mở mắt, bên cạnh tôi vẫn là một trong những con phố nhộn nhịp nhất của thành phố, nhưng giữa những hồi còi xe thúc giục ấy, tôi vẫn nghe thấy âm thanh của rừng mưa. Tôi chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của khu rừng, bởi bao bọc quanh nó là những dãy tường bê tông thấp, màu xám ngắt ăn khớp lạ lùng với tổng quan con đường và thành phố. Nhưng mảng tường không đủ cao để che khuất những tán cổ thụ rộng mênh mang, đồ sồ xòa ra vỉa hè nơi tôi đứng. Tôi men theo bức tường xám, khi chạm đến cánh cổng gỗ nơi khẳng định sự ngăn cách giữa cánh rừng với phần còn lại của phố, làn gió thơm ẩm từ phía sau cánh cổng len lỏi qua những khe hẹp, choáng ngợp con bé tôi. Đó là cảm giác mơn man ẩm ướt mà nếu nhắm mắt lại, những kí ức đậm nét về chuyến dã ngoại ngày nào trong khu rừng nhiệt đới sẽ trở về bên bạn. Đã một năm rồi từ thời điểm

tôi khám phá khu rừng mưa trên con đường đến siêu thị, cánh rừng vẫn là một bí ẩn lớn với tôi. Dù tôi đã đến đó không biết bao lần, chỉ để ngẩng đầu ngắm nghía những tán banyan chẳng rõ bao năm tuổi, để hít hà mùi nồng ẩm phả ra từ những khe hẹp trên cánh cổng gỗ, để hé mắt khám phá con đường đất ươn ướt rẽ hướng đến những gốc cổ thụ. Nhiều khi những ngày ngột ngạt, tôi cũng tìm đến cánh rừng, đứng dựa vào bức tường man mát, nghĩ miên man về sự xa cách kì khôi giữa thành phố và chính tôi, với “rừng”.

3

Một ngày mùa Hạ, tôi cùng người bạn trai của mình đi bộ xuyên qua một cánh rừng ở giữa Cameron Highland. Quãng đường đi rất suôn sẻ, dù có đôi chút khó khăn vì lối mòn chẳng những chằng chịt những rễ cây khiến tôi vấp té mấy lần, mà còn rất


5

ẩm ướt. Chúng tôi đã bị những người bạn đường tình cờ mới quen bỏ khá xa, vì còn bận tranh luận nên theo hướng nào. Cuộc tranh cãi phút chốc khiến những dốc lên, dốc xuống trở nên nặng nề vô cùng. Tôi tưởng mình sẽ bỏ cuộc, sẽ ôm cục tức to đùng mà tìm đường ra khỏi rừng một mình. Rồi trong sự thảng lặng thô sơ của cánh rừng, dòng suối lớn trong vắt hiện ra trước mắt chúng tôi, lấp lánh phản chiếu gợn nắng yếu ớt len lỏi trong từng tán cây để có thể chạm đến mặt nước. Con suối đẹp quá! Tôi đã nghĩ vậy. Chúng tôi lặng lẽ ngồi đó ngắm con nước theo dòng đều đặn và không chút gập ghềnh, đẩy những cành lá khô héo nhẹ bẫng đi về phía sâu thẳm của khu rừng, và âm thanh réo rắt ấy đã thực sự xoa dịu hai cái đầu nóng đang mấp mé bùng nổ, phá hỏng chuyến đi hoàn toàn. Chẳng rõ chúng tôi đã ngồi đó trong bao lâu, nhưng khi quyết định tiếp tục chặng đường, những tảng đá trĩu nặng trong lòng đã bay biến hết.

Ngày còn nhỏ, rừng đối với tôi là một thế giới bí ẩn và đáng sợ. Những tán cây rậm rạp âm u, sự tĩnh lặng cao độ khiến cho mọi thanh âm dù nhỏ thôi trở nên sắc nét, bất ngờ. Nhưng sau buổi đi rừng hôm ấy, tôi không còn “sợ” rừng nữa, bởi trong chính sự tĩnh lặng đó, tôi nghe thấy có cả một thế giới tự nhiên đang chuyển mình đều đặn theo một nhịp điệu mà đời sống xung quanh tôi không thể có. Ở đó, những màu sắc đậm nét, mùi hương thơm nồng ẩm và âm thanh của những chuyển động nhỏ bé, tất cả đều khiến tôi có cảm giác vừa choáng ngợp, vừa như thể được bao bọc. Vừa trao cho tôi sự riêng tư đơn độc, vừa như thể đang cố gắng trò chuyện, giao tiếp với tôi.

4

Paterson là một người lái xe buýt ở thành phố Paterson, bang New Jersey. Cuộc sống

của anh thỏa mãn mọi chuẩn mực của sự đơn thuần, bình lặng. Hằng ngày, anh ngủ dậy vào đúng 6g30 phút sáng, ăn sáng, đi bộ trên cùng một con đường qua những góc phố cũ kĩ màu gạch, đến xưởng xe buýt để nhận xe, bắt đầu một ngày làm việc của mình. Nhưng, Paterson có một bí mật. Ngày qua ngày xuyên suốt nhịp điệu sống đơn điệu của mình, Paterson chìm trong thế giới của riêng anh với những vần thơ. Khi ăn sáng, anh ngắm nghía hộp diêm nhỏ màu xanh tím than trên bàn ăn và liên tưởng đến người vợ của mình, những giao diện hoàn hảo của cô. Trên con đường màu nâu gạch, từng dòng đầu tiên của bài thơ hiện lên trong tâm trí anh. Trước mỗi chuyến xe buýt khởi hành, anh ghi chép lại chúng trong một cuốn sổ nhỏ. Trên mỗi chuyến xe, qua mỗi tuyến phố, anh lắng nghe những mẩu trò chuyện ngẫu nhiên của hành khách. Vào giờ nghỉ ăn trưa, anh luôn ngồi ở băng ghế nơi có thể nhìn ra thác nước Great Falls của dòng sông Passaic, chỉnh sửa tiếp từng câu chữ


6


cho bài thơ dang dở. Về đến nhà, anh có một tầng hầm nhỏ xíu để đọc sách và hoàn thiện những bài thơ của mình. Đó là nhân vật Paterson trong cuốn phim cùng tên tôi được xem cách đây không lâu. Khung cảnh Paterson ngồi trên băng ghế, bao bọc quanh anh là dòng thác ào ào tung bọt nước trắng xóa, tâm trí anh đọc lớn những vần thơ về bao diêm xanh và chuyện tình của anh khiến tôi liên tưởng mạnh mẽ đến cảm giác về rừng. Những chốn trú ẩn và nuôi dưỡng tâm hồn thi ca giữa sự tẻ nhạt trôi qua trong cuộc sống của Paterson là “rừng” đối với anh. Cuốn sổ nhỏ ghi chép thơ anh luôn mang bên mình là rừng nơi sẽ nghe anh nói. Nhưng, có những cánh rừng để đi đi, về về, đâu có đơn giản như vậy. Anh chàng lái xe buýt kiêm nhà thơ nuôi dưỡng từng mảng rừng của mình bằng mỗi quan sát, lắng nghe tỉ mỉ. Anh không để những cảm thức ấy vỡ vụn bởi công việc nhàm chán hay nhịp sống đều đặn. Chỉ có vậy, anh mới có thể khám phá ra cánh rừng sẽ là nơi trú ẩn của mình. Có ai trong chúng ta đã tìm thấy một mảnh của riêng mình như Paterson gắn bó với rừng thơ ca của anh?

cũng rừng cách khu

5

Một người bạn tôi quen nhắn tin cho tôi, lúc đó bạn rất buồn, vì mối tình đơn phương của bạn đã chấm dứt, dở dang và đầy tiếc nuối. Bạn nhắn cho tôi vỏn vẹn, “Tớ muốn làm thơ”. Và bạn là một trong những người vốn chỉ thích công nghệ sinh học và nghe nhạc điện tử. Tôi muốn nói với bạn là hãy làm thơ đi, hãy ngồi lặng và nghĩ ngợi đi, và để tất cả những gì bạn không thể nói thành lời hiện hình qua một ngôn ngữ biểu đạt khác. Hãy tìm về với “rừng”. Bất cứ nơi nào bạn cảm thấy một sự kết nối lạ lùng giữa xa cách và gần gũi đến riêng tư đều có thể là “rừng”. Suy cho cùng, ta đâu thể cứ mãi ồn ào, và đâu thể bất cứ ai cũng có thể trò chuyện cùng ta, ở bất cứ đâu ta cũng lắng nghe được tiếng nói của chính nội tâm mình? Tôi đã nhiều lần không tránh khỏi cảm giác lạc lõng, khi không hề cảm thấy thế giới mình đang sống là của mình, dành cho mình. Nếu bạn cũng như tôi, hình như tất cả những gì chúng ta cần chỉ là một cánh rừng ở cấp độ cá nhân mà thôi. Cánh rừng có thể mang hình

hài của một người bạn mà chỉ nhìn vào mắt nhau, chẳng cần nói gì, bạn cũng cảm thấy an yên vô cùng. Cánh rừng ấy có thể là một giờ trong ngày, bạn ngồi nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây, lắng nghe những lí trí và cảm giác trong mình cãi cọ nảy lửa, rốt cục chỉ để cảm thấy mình đang kết nối với chính mình ở cấp độ bạn sâu xa nhất. Cánh rừng ấy là sự tiếp nhận mọi cảm xúc của tri giác, không phải vì sợ hãi những xúc cảm tiêu cực như đơn độc, như lo lắng, như xúc động để thấy mình yếu đuối và cố gắng ruồng bỏ nó. Rừng là chính bạn, nhưng một góc khác bạn sẽ phải kiên nhẫn để hiểu và trân quý. Và nếu bạn đã tìm thấy một cánh rừng cho tâm hồn mình, hãy đừng lơ là nó. Hãy chăm sóc và nâng niu rừng. Như cách bạn sẽ mình được xoa dịu và nâng niu vậy. Một ngày như nhiều ngày trong suốt cả năm trời, tôi tìm đến “khu rừng” trên con đường đến siêu thị gần nhà, nơi ngay bên cạnh là đoạn đường cao tốc và nằm giữa khu phố ồn ào nhất nhì thành phố. Tôi dựa mình vào tấm cổng gỗ, len ngón tay và khe hở để chạm đến hơi mát ẩm. Và nghe khu rừng của riêng mình tôi thở từng nhịp chậm rãi. Tôi thầm nghĩ rằng, mình cảm ơn biết bao giây phút an yên này.

7


8

Đến Nhật vẫn có thể “ăn, cầu nguyện, yêu” BÀI: HẢI ĐĂNG


9

1

Trước khi đặt chân đến được Nhật Bản, tôi bỗng dưng được trải nghiệm cảm giác bị cách ly khỏi xã hội.

tay mình hoàn toàn vô tích sự để thực hiện chức năng nghe gọi nhắn tin cơ bản của nó. Sân bay to rộng hiện đại bỗng giống như một góc nào đó nơi tận cùng của thế giới, nơi những vòng tròn tín hiệu kết nối cứ xoay không dừng như những tiếng vang vọng không hồi đáp.

Cái tình huống khổ sở này xuất hiện khi tôi quá cảnh ở Quảng Châu. Cho tới tận khi bước qua cửa an ninh, tôi mới nhớ ra luật pháp quy định ở nước sở tại: Cấm mọi mạng xã hội và ứng dụng liên lạc ngoại quốc, cùng mọi dịch vụ từ Google. Sau vài phút loay hoay, tôi buộc phải chấp nhận sự thật rằng cái thiết bị thông minh trên

Tình huống này, nói chung cũng không lâm li bi đát gì mấy, tôi đơn giản cần tìm một chỗ sạch đẹp ngồi chờ vài tiếng đồng hồ cho tới chuyến bay tiếp theo đến Nhật Bản. Nói cho cùng thì mới đây tôi còn đang lơ lửng trên độ cao hơn 3.000m, không một vạch sóng, hoàn toàn không thể liên lạc được với bất kì ai. Tuy nhiên,

khác với không gian nhỏ hẹp và yên tĩnh trên máy bay, phi trường rộng lớn đang rì rào một thứ ngôn ngữ xa lạ này dễ khiến con người lạc lõng và chông chênh vô cùng. Đến khi xếp hàng chờ lên máy bay, tôi nghe thấy tiếng một bác người Nhật đang gọi nói chuyện với người nhà. Dù chữ được chữ mất, tôi có thể hiểu được bác đang nói những gì. Và giây phút máy bay phát thông báo tiếng Nhật sau thông báo tiếng Anh, tôi đã ngồi thừ một lúc trong hạnh phúc, lắng nghe từng âm ngữ quen thuộc ngọt ngào rót vào tai mình. Ngay khi điện thoại kết nối được với wifi sân bay, một chuỗi âm báo tin nhắn ting


10

ting ting ngân lên như nước chảy. Tôi nhìn những kí tự Nhật ngữ quen thuộc trên khắp các bảng thông báo xung quanh, lắng nghe âm điệu “A-I-U-E-O” nhảy nhót khắp không gian. Bảng thông báo trước mắt tôi nhấp nháy, chuyến bay của các bạn tôi sẽ đến trong 40 phút nữa. Tôi vừa đợi vừa nhìn ra ngoài cửa kính, trời đêm ở Osaka đen thẳm như một hồ nước trong vắt. Còn tôi lúc này giống như con cá nhỏ, trong lòng reo vui khi được trở lại mặt nước của mình.

2

Buổi sáng ngày thứ hai, chúng tôi đi tàu đến Hiroshima. Khác với Osaka, Tokyo hay Kyoto, tôi không hình dung được trước, rằng Hiroshima là một thành phố như thế nào. Ngoài thông tin quá sức phổ biến là nơi đây từng hứng chịu quả bom nguyên tử từ Thế chiến Thứ Hai và có món bánh xèo nổi tiếng, tôi gần như mù tịt về Hiroshima. Tuy nhiên tôi và bạn bè có lý do để yên tâm mà phi thẳng tới đây trong tư thế một thế con gà mờ. Ở Hiroshima có Alex, một người bạn luôn sẵn sàng đợi và đón chúng tôi.

Khi chúng tôi lên kế hoạch đi Nhật, Alex hào hứng như chính ảnh được đi chơi. Ngay khi chúng tôi vừa đến được nhà ở Hiroshima, Alex đã xuất hiện như một cơn gió với một hộp handwarmer - túi giữ ấm tay. Túi handwarmer trong túi áo tôi ấm sực, ủ tay trong túi áo ấm áp kì diệu như một chiếc túi thần kì. Khi nhìn thấy Alex đi phía trước, líu ríu hỏi từng người có đủ ấm không, thích ăn gì, rồi kể một loạt kế hoạch đi chơi ảnh đã lên sẵn, tôi đã nghĩ rằng rồi rất lâu sau này, mình vẫn sẽ nhớ về Hiroshima như một thành phố ấm áp kì diệu.

3

Trong Ăn, Cầu Nguyện và Yêu của Elizabeth Gilbert, cô chia sẻ trải nghiệm ăn uống của mình tại nước Ý. Tuy nhiên, cô không định tới Ý để ăn, mà để học ngôn ngữ Roma tuyệt đẹp này. Có điều cuối cùng cổ lại bị đồ ăn ở xứ sở này mê hoặc. Khi đến Hiroshima, tôi cũng không hề nghĩ mình sẽ cuồng si vì ẩm thực ở thành phố này. Mọi thứ bắt đầu với một chiếc melonpan - bánh mì dưa lưới. Trong nhiều loại bánh mì, đây là thứ khó nướng nhất vì phải vừa đảm bảo độ

mềm mà cứng giòn ở mặt lưới phía trên. Buổi sáng hôm sau, Alex dẫn chúng tôi đến tiệm bánh ngon nhất Hiroshima, bán từ trước Thế chiến Thứ Hai. Giữa một tiệm bánh mì và bánh ngọt kiểu Tây Âu hấp dẫn, tôi đứng ngẩn người trước một cái bánh mì dưa lưới tròn nhỏ, lớp vỏ phía trên giòn rụm, phần dưới mềm xốp như bông. Sau này khi đi qua các tiệm bánh khác ở Osaka và Kyoto, tôi cũng chưa gặp lại cái bánh nào hoàn hảo như thế. Tuy nhiên, khi đến đảo Miyajima, tôi mới thực sự ăn trong trạng thái mất kiểm soát. Miyajima là một đảo nhỏ gần Hiroshima, đi phà mất khoảng 15 phút. Nơi đây có thần xã Itsukushima linh thiêng được xây dựng trên mặt nước để không một thường dân nào đặt lên được. Khi đứng trước cổng Toori vĩ đại trên mặt biển, Alex nhẹ nhàng hỏi tụi tôi: “Mọi người có biết điều kì diệu là gì không? Kì diệu là tí nữa khi nước biển rút đi người dân sẽ ra lại gần cái cổng đó để... cào hến cào hàu đó. Hàu Hiroshima ngon nhất Nhật Bản luôn!” Chỉ vài phút sau tôi đã thấy mình ngồi ngay ngắn đợi ăn bánh xèo hàu. Ở Nhật có 2 phong cách làm okonomiyaki, hay người Việt


11


12

vẫn gọi là “bánh xèo Nhật” (nhưng thực ra chẳng giống bánh xèo chút nào đâu): Kiểu kansai là trộn hết tất cả lên rồi áp chảo và kiểu Hiroshima là rán riêng từng lớp nguyên liệu và xếp lên nhau. Giữa 2 phong cách này là một cuộc khẩu chiến bất phân thắng bại về việc bên nào ngon hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng khi người Hiroshima sử dụng hàu làm nguyên liệu, họ đã làm ra chiếc bánh ngon nhất Nhật Bản (và đương nhiên cũng là nhất thế giới). Cô Liz Gilbert từng viết, cổ đã nghẹn ngào khi ăn Pizzeria tại Naples. Ngay lúc ăn miếng okonomiyaki hàu

đầu tiên, tôi ngay lập tức hiểu rằng nghẹn ngào là từ miêu tả chính xác nhất. Trong cùng một lúc, bạn choáng ngợp lẫn hạnh phúc khi nghĩ rằng trên đời này lại có tồn tại vị ngon đến như vậy, và ngay khi nuốt xuống xong, bạn rất muốn chân thành cám ơn thượng đế. Hôm đó, chúng tôi mỗi người ăn 3 miếng bánh xèo, no suýt nghẹn.

4

Khi tôi đến Đài tưởng niệm

Hòa Bình Hiroshima, Mặt trời nhuộm một chiều đỏ ửng. Trong sắc ráng chiều rực rỡ đó, kiến trúc đổ nát như một cái bóng đen hằn ngược lại trên bầu trời. Đồng hồ nơi đây vĩnh viễn dừng lại ở 08:15, ngày 6 tháng 8 năm 1945. Ngay phía trước đài tưởng niệm, tôi bắt gặp một con mèo. Sinh vật lắm lông nhiều mỡ này mơ màng phơi nắng ngay giữa đường. Ngay gần đấy là công viên Hòa Bình Hiroshima, những hàng cây xanh đan nhau nối dài xanh mướt. Phía bên kia đường xa hơn có một cây ngân hạnh vàng rực. Cô Liz Gilbert cũng không


13

đến Indonesia để Yêu, cô ấy đến để học thiền. Nhưng bằng một cách nào đấy, cô tìm thấy tình yêu. Buổi sáng ngày tôi rời đi khỏi Hiroshima, trời phủ một lớp sương mỏng, thành phố yên bình và nhẹ nhàng như một bài thơ. Tôi thầm nghĩ, mình tìm thấy một chút tình yêu, như là yêu một thành phố.

5

Ngày cuối cùng ở Nhật, Léo đón tôi đi Kyoto. Léo là một

cậu em trai rất dễ thương, và tôi rất vui khi được gặp em ấy. Ngay khi vừa gặp nhau ở sân bay, Léo đã kiên quyết bảo: “K ơi mùa này Kyoto đẹp lắm, đi Fushimi Inari đi em sẽ chụp cho K một nghìn tấm ảnh”. Léo đã bay từ Shizuoka đến Osaka chỉ để đi chơi cùng tụi tôi. Cũng chính nó đã cặm cụi viết thư mời cho tôi đi Nhật. Ngay lúc đó tôi nghĩ câu nói của nó giá trị tới hơn mười nghìn tấm ảnh. Tôi bước vào đền Fushimi Inari. Giữa mùa Thu ở

Kyoto, xung quanh chỉ thuần một sắc đỏ của cổng Toori và lá momoji. Tôi đã đến Nhật để Ăn, và Yêu, giờ là lúc Cầu Nguyện. Tôi thả đồng xu 5 yên vào hòm cầu nguyện. 5 yên đọc là goyen, đồng âm với từ “hữu duyên”, đồng xu có giá trị nhỏ nhưng ý nghĩa nhất. Sau đó tôi lắc sợi dây chuông, thì thầm từ đáy lòng mình. “Cảm ơn vì tất cả. Tôi chẳng mong gì hơn, một ngày có thể quay lại đây”.


14


15

Tiệc chia tay kỳ lạ BÀI: HOÀI NAM

The Man from Earth (Người bất tử, 2007) là minh chứng cho nghệ thuật làm phim đỉnh cao. Không tốn nhiều kinh phí, không kỹ xảo, không nhiều bối cảnh, không nhiều nhân vật. Phim quy về hai yếu tố cơ bản nhất của điện ảnh: Kịch bản và diễn xuất. Chỉ cần hai yếu tố ấy được đảm bảo, một tuyệt phẩm ra đời.


16

NGƯỜI BẤT TỬ John Oldman là một giảng viên đại học. Sau 10 năm giảng dạy, ông quyết định chuyển việc và dọn đến sống ở nơi khác. Theo thông lệ, John tổ chức một tiệc chia tay tại nhà, mời đồng nghiệp đến dự. Các giáo sư là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như Nhân chủng học, Khảo cổ học, Tâm lý học... đều đến đông đủ. Đó là một bữa tiệc chia tay thông thường, với rượu vang, các món nướng và những câu chuyện phiếm vui vẻ. Cho đến khi John cao

hứng tiết lộ một thông tin kì lạ: Anh là người bất tử. “Tôi đã sống hơn 14 ngàn năm, và trở thành rất nhiều nhân vật huyền thoại trong lịch sử,” John nói. Ban đầu, các giáo sư chỉ xem đây là chuyện đùa vui. Nhưng sau đó, mọi thứ nhanh chóng trở thành một thử thách. Lần lượt từng giáo sư tra vấn kiến thức của John, bởi vì một người 14 ngàn tuổi chắc chắn phải rất uyên thâm, để chứng minh rằng anh ta nói dối. Thế rồi, khi họ vẫn còn kinh ngạc vì John

đã vượt qua tất cả các câu hỏi hóc búa, một thông tin khác còn gây tranh cãi hơn xuất hiện: John có thể chính là Đức Chúa trong Kinh thánh. Giống như các phim của Richard Linklater, toàn bộ thời lượng The Man from Earth dành cho các đoạn thoại, gói gọn lại trong một bữa tiệc chiều. Người xem được đặt vào vị trí của các giáo sư, buộc phải lựa chọn xem có bị John thuyết phục hay không. Một lượng kiến thức khổng lồ được các nhà biên kịch truyền tải cuốn hút trong cuộc tranh luận, sẽ làm


The Man from Earth là bộ phim cuối cùng của biên kịch nổi tiếng Jerome Bixby trước khi mất. Ông là cây bút chính của loạt truyền hình kỳ ảo ăn khách The Twilight Zone (Miền ảo giác), từng được chiếu tại Việt Nam. Năm 2012, đạo diễn Richard Schenkman đã chuyển thể phim thành kịch nói. Sau khi công diễn, vở kịch này đã nhận về nhiều đánh giá tích cực.

thỏa mãn những người thích tìm tòi. Nhưng ngay cả khi bạn chưa có chút chuẩn bị nào, chuyện phim vẫn rất thu hút, bởi tính chất đấu trí của nó. Như khi một giáo sư hỏi: “Anh đã ở đâu vào năm 1292 sau Công nguyên?” John đáp lại: “Anh đã ở đâu vào ngày này năm ngoái?”.

Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI The Man from Earth là bộ phim dành cho khán giả thích suy tư hơn là hành động. Nhưng không có nghĩa phim thiếu chất hành động. Tài năng của đạo diễn Richard Schenkman là biến những suy tư ấy thành một câu chuyện mượt mà, có cao trào, lên xuống, khiến người xem không thể rời mắt khỏi màn hình. Không dễ để “bắt” khán giả phải đắm mình vào hàng tá những câu thoại. Schenkman biết cách để chen vào giữa các câu hỏi và trả lời kéo dài những đoạn chuyển kích động hoặc tình

cảm. Như khi một giáo sư rút súng định bắn John, hay khi John vỗ về một nữ giáo sư khác. Diễn biến tâm lí của các nhân vật đều hợp lí và được chăm chút. Các giáo sư từ nghi ngờ, cười cợt ban đầu, đến lúc bị thuyết phục, rồi thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau... cho thấy sự thấu hiểu của biên kịch Jerome Bixby về bản chất con người. Đến cuối cùng, họ đều cho thấy sự yếu đuối và nhỏ bé trước John, hiện thân cho những điều huyền bí của tự nhiên. Mượn một tiền đề tưởng như vô lý về người bất tử, The Man from Earth thực chất là một màn tự vấn về ý nghĩa cuộc đời. Con người luôn khao khát câu trả lời cho sự tồn tại của mình. Chúng ta là ai? Vì sao chúng ta được sinh ra? Chúng ta có giá trị gì giữa vũ trụ mênh mông vô tận, hay chỉ là một hạt bụi không hơn? Chúng ta tìm kiếm ở

tôn giáo và khoa học câu trả lời, nhưng chưa bao giờ đầy đủ. The Man from Earth là lời nhắc nhở về sự khiêm nhường của con người trước vĩnh cửu. Có những cảnh phim ám ảnh như khi John bật nhạc Bethoveen bên lò sưởi, và nói về sự bất tử. The Man from Earth là một viên ngọc quý của thể loại độc lập, và rất khó tìm thấy tác phẩm tương tự. Càng về cuối, phim càng trở nên hấp dẫn, và bạn sẽ không muốn câu chuyện này chấm dứt. Rồi khi đoạn kết thật sự đến, The Man from Earth mang lại sự hài lòng. Thay vì một kết thúc mở lững lờ có vẻ phù hợp, bộ phim trả lời rất rõ ràng cho mọi câu hỏi, và khẳng định về một giá trị đẹp đẽ nhất của việc được sống: Tình yêu. Mỗi phút giây ta sống trên đời nên được lấp đầy bởi tình yêu, dù bất tử hay không. Và mọi thời khắc đều sẽ trở nên có nghĩa.

17


18


Nàng Harley Quinn chăm chỉ BÀI: HOÀI NAM

Mới đây, tờ báo uy tín The Guardian của Anh đã đưa ra danh sách các cảnh phim xuất sắc nhất năm 2017. Bên cạnh những gương mặt nức tiếng như Daniel Day-Lewis, Willem Dafoe, Jennifer Lawrence... là một cô gái rất trẻ, vừa có nét quen thuộc vừa lạ lẫm trong bộ đồ diễn viên trượt băng. Đó là Margot Robbie, nữ diễn viên Úc vẫn được biết đến với vai nàng hề Harley Quinn trong Suicidal Squad (Biệt đội cảm tử, 2016).

19


20

“QUẢ BOM TÓC VÀNG” Nếu như âm nhạc có onehit-wonder, để chỉ những ca sĩ nổi lên và biến mất sau một bài hit, thì điện ảnh cũng có những one-role-wonder. Ngược với suy nghĩ nhiều người, cơ hội đổi đời sau một vai diễn ở Hollywood không hiếm. Nhưng thành công hay không nằm ở chuyện diễn ra sau đó. Không ít diễn viên biến mất chỉ sau một vai ấn tượng, như Patrick Gufit (Almost Famous), Brandon Routh (Superman Returns), Elijah Wood (The Lord of the Rings)... Margot Robbie từng bị nghi ngờ như thế, sau thành công của The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall, 2013). Đây là bộ phim lớn đầu tiên của cô, sau vài năm năm lăn lộn với các vai diễn nhỏ lẻ phim truyền hình. Với một cô gái “nhà quê” lớn lên ở một nông trại nước Úc, đam mê diễn xuất đến mức làm đến 3 nghề ở tuổi 17 để dành tiền sang Mỹ, Wolf of Wall Street giống như giấc mơ đẹp. Đẹp đến mức cô gần như đã đánh mất nó trong buổi thử vai, vì quá hồi hộp khi diễn cảnh hôn với

BÍ QUYẾT... NÔNG DÂN

of Wall Street, cô tham gia liên tiếp vào các vai diễn cá tính, ở cả phim nghệ thuật lẫn thương mại. Cô đóng cặp với Will Smith trong bộ phim tâm lí tội phạm Focus (Siêu lừa đảo, 2015), trở thành nàng Jane của vua núi rừng Tarzan (2015), và nổi bật hơn cả, là ánh sáng duy nhất của bộ phim ác nhân hỗn loạn Suicide Squad (2016) với vai Harley Quinn. Robbie không diễn bằng lợi thế cơ thể, mà bằng nguồn năng lượng dồi dào của tuổi trẻ và sức thu hút tự nhiên. “Chúng ta có thể thấy cô nghiêm túc với mọi vai diễn đến thế nào,” tờ Hitfix bình luận. “Cô là một trong những người giỏi nhất trong độ tuổi của mình.” Ở tuổi 27, Robbie chưa thể sánh với Jennifer Lawrence hay Emma Stone về mặt giải thưởng, nhưng vô cùng hứa hẹn về mặt tiềm năng. Giống như cầu thủ bóng đá, mỗi diễn viên cũng có những thời điểm “chín” trong nghề khác nhau. Lawrence và Stone đã chạm đến đỉnh tài năng của họ, còn Robbie chỉ mới vừa bắt đầu.

Đến thời điểm này, có thể nói rằng Robbie không đi vào vết xe đổ ấy. Sau Wolf

Năm 2017 có lẽ là thời điểm cho một bước ngoặt khác của “cô gái quê” nước Úc.

Leonardo DiCaprio. Nhưng ở giây phút quyết định, bản năng diễn viên lên tiếng, Robbie đã quyết định... tát nam diễn viên quyền lực nhất Hollywood. Đạo diễn Martin Scorsese đã rất thích thú, và giữ nguyên cảnh này ở bản phim chính thức. Wolf of Wall Street là bước đột phá trong sự nghiệp của Robbie. Vai diễn vợ của triệu phú Jordan Belfort mang đến cho cô danh hiệu Diễn viên đột phá giải thưởng Empire. Các nhà bình luận gọi cô là “quả bom tóc vàng mới nhất của Scorsese”, gợi nhớ đến các nữ diễn viên Cathy Moriarty trong Raging Bull (Bò đực nổi điên,1980) hay Lorraine Bracco trong Goodfellas (Chiến hữu, 1990). Nhưng đó cũng là lời cảnh báo, vì Moriarty và Bracco đều sở hữu một sự nghiệp khiêm tốn sau các vai diễn kinh điển ấy. Những người đẹp tóc vàng hoe không thể vượt qua cái bóng từ các tác phẩm Scorsese.


21

Bộ phim tiểu sử I, Tonya (Tôi là Tonya) đang nhận về rất nhiều đánh giá tích cực, thậm chí một suất chạy đua cho Oscar năm tới. Vai nghệ sĩ trượt băng nổi tiếng Tonya gần như là định mệnh với Robbie, bởi trượt băng là một trong những môn thể thao cô yêu thích. Nhờ bộ phim này, Robbie lần đầu có đề cử Nữ chính xuất sắc nhất của giải Quả cầu vàng 2018. Tờ Guardian đưa diễn xuất của cô vào danh sách hay nhất năm. Một đề cử Oscar diễn xuất là không hề nằm ngoài tầm tay.

Như các diễn viên khác, Margot Robbie cũng có những bí quyết nghề nghiệp riêng. Nhiều người có thể cười cô, khi biết được bí quyết vốn chẳng có gì hào nhoáng hay cao siêu. Chỉ là điều cô học được từ nông trại gia đình, luôn chăm chỉ. “Tôi làm việc mọi lúc. Từng là đóng gói đồ trong siêu thị, rửa chén trong nhà hàng, làm sandwich ở ga tàu điện... và giờ đây là diễn xuất.” Cô nói. “Nhưng tôi luôn có những giấc mơ lớn, rất lớn cho tương lai.”

Margot Robbie sinh ngày 2/7/1990 tại thị trấn Dalby, Queenlands, nước Úc. Cha cô là nông dân còn mẹ là giáo viên thể dục. Robbie bắt đầu làm việc từ năm lên 10, khi đi rửa chén cho các nhà hàng. Cô tự mình dành dụm để theo học diễn xuất ở trường nghệ thuật trong 1 năm, trước khi bắt đầu con đường diễn viên ở tuổi 17.


22

Hà Nội xưa đâu tá? BÀI: HIỀN TRANG


23

“Nhớ quá, cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ...” Vũ Bằng xa Hà Nội mà nhớ Hà Nội. Sài Gòn vui lắm thay, nhưng vẫn đau đáu nhớ về Hà Nội, nhớ Hà Nội như người con trai nhớ người con gái. Nhìn đâu cũng thấy nhớ biết bao nhiêu, như nàng Mỵ Nương cứ nhìn chén trà là thấy bóng chàng Trương Chi rồi nghe tiếng chàng văng vẳng như ai như oán. Có những người chưa xa Hà Nội, vẫn ở Hà Nội đây, mà sao đã nhớ lắm rồi. Nhớ cái Hà Nội xưa mà mình chưa bao giờ gặp, cái Hà Nội đã khô đen trong những con chữ in trong trang sách úa vàng hay đọng lại thành từng giọt nhạc buồn rung trên những dây guitar đã lệch nhịp tháng năm, cái Hà Nội dài ánh trăng mơ, liễu mềm nhủ gió ngây thơ, còn người khách lữ hành chơ vơ trong ánh đèn chênh chếch.

Những hình ảnh trong bài nằm trong dự án “Hà Nội những góc nhìn thời gian" của Kiến Trúc Sư Đinh Việt Phương & nhóm 3D HÀ NỘI dùng kỹ thuật 3D phục dựng lại quang cảnh Hà Nội xưa.

Năm Cửa Ô ơi, Năm Cửa Ô ở đâu hết rồi? Đống Mác, Chợ Dừa, Cầu Dền, Cầu Giấy, đâu hết rồi? Tíu tít gành gồng, đây Ô Chợ Dừa, kìa ô Cầu Dền, làn áo xanh nâu, Hà Nội tươi sáng... Giờ chỉ còn Ô Quan Chưởng, một tòa thành bé nhỏ màu xám nâu, những mảng tường loang lổ, màu gạch đỏ đã ngả rêu phong, vòng cổng bở ra như chiếc bánh mỳ ai gặm lem nhem, người lại qua đông nghìn nghịt, phải lách qua ba chiếc cổng, bên kia dây điện chằng chịt vắt chéo không gian. Long Thành bao quản nắng mưa, Cửa ô Quan Chưởng bây giờ còn đây. Còn đây nhưng còn đây có ích gì? Như một người già răng đã rụng, tóc đã bạc, da đã lấm tấm đồi mồi, già lắm rồi mà không thể chết, còn tồn tại đấy mà đã đoạn tuyệt với nhân thế, lặng nhìn ngựa biến thành xe, người biến thành càng nhiều người hơn nữa, còn mình chỉ thêm vướng víu bước chân họ đi. Sự bất tử, nó không phải lộc trời, nó là gánh nặng khi chỉ mình mình bất tử. Người cũ mất đi, tình cũ mất đi, hồn cũ mất đi, hỡi Ô Quan Chưởng ở lại làm chi?


24

Phố phường bây giờ đâu còn lúc nào đìu hiu, quạnh quẽ như trong tranh Phái? Chỉ một chiếc xe đạp dựng sát bờ tường, và một người đàn bà áo đỏ quần đen quay mặt đi, phố rẽ ngoặt một góc, đoạn đường còn lại mất hút khỏi tầm nhìn, ngôi nhà hai tầng - hai cửa sổ sơn xanh như hai con mắt, những căn nhà là những khối hộp xếp lên nhau, mái nâu màu cánh gián, phố ngủ, phố mơ thấy ai hay chỉ ngủ thôi, im lìm ngủ? Nhà bà ngoại tôi, đi sâu vào con ngõ tối, rẽ vào một cầu thang gỗ mục kêu cọt cà cọt kẹt, tòa nhà từ thời Pháp thuộc, cửa sổ lớn với những chấn song họa tiết, cử mở ra là nắng tràn vào. Ban đêm, trên chiếc giường lớn nằm kế bên cửa sổ, dù có rèm mà ánh đèn điện vàng vọt của phố Trần Nhân Tông vẫn lọt qua dễ dàng, hắt lên sàn nhà những vạt hình chữ nhật dài, bà tôi nằm ngoài, tôi nằm trong, hai bà cháu cùng đắp một chiếc chăn mỏng, bà tôi lảy Kiều ru tôi ngủ: Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Hồi thiếu nữ, bà tôi là nữ sinh trường Đồng Khánh, nay là trường Trưng Vương, một ngôi trường năm nay tròn trăm tuổi. Ngày ấy, tôi nghe nói nữ sinh Đồng Khánh Trưng Vương nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa, vừa học văn hóa, lại được dạy chơi đàn, dạy ca hát. Bà thuộc thơ, bà thuộc nhiều thơ kinh khủng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, rồi đến cả Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh. Mà tôi yêu thơ cũng vì bà tôi yêu thơ. Đêm mùa Thu lao xao, nghe tiếng rao đêm của người bán lục tàu xá nương vào gió Thu, rèm bay phơ phất, con mèo vàng cuộn tròn nằm trên chiếc ghế đầu giường mắt lim dim, nghiêng người nhìn căn nhà cũ với nào là nồi niêu ấm nước cũ, nào là ảnh ông bà tôi từ thuở hoa niên (ông tôi dạo đó còn đẹp trai), rồi những chiếc tủ đồ nơi cất quần áo, chỉ thêu, những chiếc phong bao lì xì không dùng từ hồi Tết, đêm mùa Thu như thế mà còn nghe bà ngâm nga Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông/ Nó lại lôi ông đến giữa đồng/ Lấy của đánh người quân tệ nhỉ/ Thân già da cóc có đau không, rồi bà khúc khích cười, thì sao mà không yêu thơ cho được? Lớn lên một chút, tôi bắt đầu lục tủ sách của bà. Sách để trong tủ không hết, còn để chồng lên nhau ở bên ngoài, bà thậm chí còn có một cuốn sổ ghi tên từng cuốn, vị trí để ở đâu, sau còn tiện tìm. Tôi mê nhất là ba ông họ Nguyễn. Nguyễn Du - Nguyễn Khuyến - Nguyễn Bính. Thơ ông Du sang, thơ ông Khuyến tếu, thơ ông Bính tình. Cái tình của ông Bính chân quê lắm, ra đến thành thị rồi nó vẫn cứ


25

quê quê thế nào: Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Lòng chàng có để một tơ vương. Chàng qua chiều ấy qua chiều khác, Góp lại đường đi: vạn dặm đường. Quê thế chứ lại, quê đến mức ra phố rồi mà vẫn cứ

giữ cái tình tang chân chất, cứ vấn vấn vương vương si mê cô gái nọ chẳng vì lí do gì, ngày ngày cố ý đi ngang qua cái phố ấy, cái nhà ấy, để được thấy cô, rồi lòng bứt rứt không yên, vừa muốn qua mà lại chẳng muốn qua nữa, vừa muốn níu lại vừa muốn dứt, rối bời tự hỏi:

Chân bước khoan khoan, lòng hỏi lòng: - Có nên qua đấy nữa hay không? Không nên qua đấy, nên qua đấy? Không, nhớ làm sao! Qua, mất công. Mười mấy tuổi, tôi nào đâu hiểu được cái bối rối như tơ


26


vò của cuộc tình si ấy, tôi nào đã biết mến thương ai đến mức đi tới đi lui chỉ để liếc người ta một cái, dằn vặt day dứt vì một buổi không gặp đã thấy bồn chồn, thê thể thảm thảm thích thích1 - cảm cảm thương thương nhớ nhớ. Mãi sau này, tôi mới ngờ ngợ, có lẽ cái tình của Bính cũng như cái tình của cô Amelie trong bộ phim Pháp ngày xưa, bày ra đủ trò cút bắt với anh Nino, bí mật dẫn anh vòng vòng khắp Paris để rồi đến cái lúc anh tìm được mình thì mình ngại ngùng không dám gặp. Tôi ngã ngửa ra, tình Paris rồi rốt cũng giống như cái tình nhà quê lên tỉnh của Bính, bởi vì ai chẳng là người nhà quê. Cái tình yêu thực sự làm người ta ngây ngô quê mùa hết cả. Lâu lâu một bữa, bạn bè trong hội thơ của ông bà lại lên chơi. Bốn chiếc ghế bành, một chiếc ghế dài, hai ấm trà nhài, mấy trái quýt, thêm ít mứt bí khô, ấy thế là đủ để chục ông bà già ngồi quanh nói chuyện thi thơ. Có một bà làm thơ hay lắm, đi bảy bước chân là làm được bài thơ thất ngôn bát cú, khiến ai cũng phải xuýt xoa ngưỡng mộ. Rồi chẳng hiểu mấy chục năm nữa, đến khi mình già đi, bạn mình già đi, liệu có tổ chức một phường thơ phú như vậy? Tôi tiếc Hà Nội xưa là tiếc cái ấy. Người Hà Nội nay khác

rồi. Thơ nằm chỏng gọng một xó chẳng ai ngó ngàng, không mấy ai sáng tác thơ, cũng không mấy ai ngâm thơ, cũng không ai nghe thơ, thành ra những điều Vũ Bằng viết dường đã lỗi thời. Còn nhà ai ban đêm đánh tam cúc, ăn cá anh vũ, còn ai đi gọt hoa thủy tiên, tự tay ướp trà, còn đâu những ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng, không lo tiền, không lập mưu thiết kế, không oán ức, ăn rau rút ruột mè, cũng thấy ngon? Người Việt mình ham chơi. Người Việt chỉ cần có đủ tiền tiêu, rồi sống an nhàn ngày nọ sang ngày kia, thanh cảnh thư nhàn, thích đi xem hội, thích chốn đông vui. Người Hà Nội lại càng như thế, không vồn vã, chẳng ưa chạy ngược chạy xuôi, không vì miếng cơm manh áo mà quên đi cái nếp vui chơi hưởng lạc như những vị thiên tiên. Nhưng sao tôi thấy nó đã không còn đúng nữa? Nhìn dòng người tất tả hối hả bon chen nhau trên những nút giao thông, nghe tiếng gào rú của động cơ xe, tiếng đinh tai nhức óc từ những công trường xây dựng nham nhở, hít cái dòng bụi đen sì vào lồng ngực, nhận ra Hà Nội cũ đã chìm vào ảnh vào tranh vào những người đã nằm xuống đất. Không phải Hà Nội ngày xưa cái gì cũng tốt. Nhiều lúc khốn nạn lắm chứ! Đọc

Chuyện cũ Hà Nội của cụ Tô Hoài mà lắm khi cười ra nước mắt. Người thì kiếm tiền bằng cách đi tù thay cho các ông nhà giàu nấu rượu, người thì nghèo rớt mồng tơi, vậy mà tổ chức tang ma cha linh đình mong gom được tiền phúng, rồi lại thế này chứ, ông Tô Hoài ngày đó có con xe đạp, mà dạo ấy ai có con xe đạp là oách xà lách vô cùng, nhưng đi đường cứ phải ngó trước ngó sau kẻo bị đội xếp Tây phạt, mà có đủ kiểu phạt, không đèn cũng phạt, phanh không ăn cũng phạt, dắt xe cũng phạt, đèo nhau cũng phạt mà xe không có biển đề tên chủ cũng phạt, ai không có tiền nộp phạt thì vào nhà pha ngồi đủ hai tư tiếng mới được về, trên đường về vớ vẩn đội xếp khác nhìn thấy, có khi lại ăn phạt tiếp. Đọc mới vỡ ra đất Kẻ Chợ hào hoa phong nhã bao nhiêu thì cũng mạt rệp bấy nhiêu. Ấy vậy mà tôi nhớ cả cái mạt rệp ấy, tiếc cả cái mạt rệp ấy, tiếc những chiếc xe điện rách nát tôi chưa từng một lần được ngồi lên để đi từ Bờ Hồ tới Thụy Khuê rồi lại đi ngược từ Thụy Khuê về Bờ Hồ. Tôi không biết ngày ấy đã có kem Thủy Tạ hay chưa nhưng tôi cứ tưởng tượng mình mua một cây kem Thủy Tạ lạnh và cứng như đá, người ta có câu mịn như kem nhưng kem Thủy Tạ thì chẳng mịn tẹo nào,

27


28

ăn cứ cồm cộp rồm rộp đến tê răng. Ăn kem Pháp kem Ý rồi thì không ai dám nói kem Thủy Tạ ngon. Đúng, kem Thủy Tạ không ngon, nhưng có ai ăn kem Thủy Tạ vì nó ngon đâu. Tôi nhớ Hà Nội xưa cũng chẳng phải vì Hà Nội xưa tốt hơn Hà Nội bây giờ. Bởi vì đã trót yêu thì còn nề hà chi cái tật ngoáy mũi? Yêu ai yêu cả đường đi cơ mà. Vả, nếu yêu một điều chỉ vì điều ấy tốt đẹp đã không gọi là yêu, phải biết hết mặt trước mặt sau, mặt trái mặt phải, mặt đen mặt trắng, thế mà vẫn yêu, đấy mới là yêu thực sự. Tôi tin ông Tô Hoài cũng yêu Hà Nội, ông kể chuyện Hà Nội đắng thế mà vẫn nhiều thương mến thế, không yêu sao đành. Tôi có mấy người bạn đều

sắp vào Sài Gòn ở. Mỗi lần nghĩ tới Sài Gòn tôi lại nhớ Vũ Bằng từng viết “Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ Ồ... vui quá, cứ uống rượu mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với con gái hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao lại có thể rầu rĩ được?” Mà vẫn rầu rĩ như thường, không rầu rĩ sao ông viết Thương nhớ mười hai, quá rầu, quá rầu đi chứ. Rồi tôi cũng nghĩ bạn tôi sẽ có lúc rầu rầu như thế, tôi cứ thấy thương thương. Tôi mong phương Nam sẽ đối xử thật tốt với bạn tôi, thay tôi đối xử thật tốt với những ký ức tươi đẹp của mình, nhưng tôi biết phương Nam tốt đến mấy cũng không thể lấp hết khoảng trống của những cơn gió tháng Ba phương Bắc lùa vào tai vào tóc mỗi buổi lê

la quán xá, hai đứa nép vào nhau, nếu trời có mưa mà chỉ có một chiếc áo mưa, vậy thì cất áo mưa đi, hai đứa mình cùng ướt. Nghĩ đến đó, tôi lại thấy trống trải và muốn về nhà bà ngoại, chọn lấy một tệp băng cát xét Ngọc Bảo hát Đêm Đông. Tiếng băng kêu rè rè, cái đài cũng rè rè, rè rè nhân đôi. Đêm Đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư. Đêm Đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng. Nhưng Hà Nội nay, thi nhân xưa đâu tá? Ca nhi xưa đâu tá? Hà Nội xưa đâu tá? ______________________ Câu thơ trong bài Thanh thanh mạn của Lý Thanh Chiếu.

1


Eric Nguyễn Người lấp những khoảng trắng cô đơn BÀI: HỒNG NGỌC

29


30

Ai cũng có cho mình một câu chuyện để kể, và mỗi người lại chọn cho mình một cách kể riêng. Có người dùng lời nói, có người dùng con chữ viết ra, có người cất giọng ngân nga, có người thâu tóm lại trong một tấm ảnh… Riêng Eric Nguyễn, anh đã chọn cách vẽ nên những nét trắng đen, khỏa lấp những khoảng trắng mênh mông của trang giấy. Vì trông chúng thật cô đơn. Có rất nhiều điều thú vị về Eric Nguyễn, những điều mà bạn sẽ biết và hiểu khi cùng

nhìn ngắm những tranh vẽ và nghe Eric Nguyễn kể chuyện trực tiếp bằng lời, điều không phải lúc nào Eric cũng làm.

Không biết niềm đam mê hội họa trong Eric Nguyễn đã bắt đầu từ bao giờ?

đó chỉ để ngồi vẽ gì-cũngđược bên cạnh những người thợ khác đang cặm cụi sơn phết. Lớn hơn một chút Eric thấy rất tự hào khi những tờ báo tường do mình làm “art director” được giải nhất nhiều năm liền. Eric không dám gọi sở thích vẽ của mình khi đó là đam mê nhưng Eric tin đó chính là khởi điểm cho những gì Eric đang theo đuổi hiện tại.

“Lớp học vẽ” đầu tiên của Eric là ở một tiệm vẽ bảng hiệu quảng cáo. Năm Eric 11 tuổi, ba Eric gửi Eric sang

Eric chưa từng học qua một trường mỹ thuật nào, hết lớp 12 Eric quyết định theo đuổi một chuyên ngành hoàn

Việc vẽ tranh đối với Eric Nguyễn là? Một ngôn ngữ mẹ đẻ khác.


31

toàn khác vẽ. Rồi Eric nhận ra mình chưa thật thà với quyết định ban đầu sau khi đã đi một quãng rất xa, và mình cần phải làm cái gì ngay thôi. Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu sau suy nghĩ đó, Eric chụp lại những mẩu vẽ linh tinh khi ngồi trong lớp hay trên xe buýt đăng lên mạng và bất ngờ được nhiều người chia sẻ. Từ đó, bên cạnh việc học, Eric siêng vẽ hơn, chính những hình vẽ đó đã đưa Eric tới dự án minh họa sách đầu tiên và gặp gỡ nhiều người thú vị. Nhưng quan trọng hơn cả, Eric bắt đầu dám đối

diện với những gì mình thật sự muốn làm và trở thành. Cảm hứng vẽ tranh của Eric đến từ đâu? Cảm hứng vẽ tranh của Eric bắt nguồn từ những điều xung quanh Eric, làm Eric thích thú, cho đến những điều kỳ quặc và không có thật. Đó có thể là những món đồ nằm im lìm trên kệ trong cửa hàng tiện lợi, cảnh người ta vẫn thức và trò chuyện xì xầm với nhau sau lớp cửa kính lúc hai giờ sáng; hay một thành phố đảo ngược trong

một giấc mơ nào đó. Eric có chịu ảnh hưởng nét vẽ từ ai hay là có ấn tượng về nét vẽ của ai không? Manjit Thapp và Iraville. Phong cách vẽ của Eric có nét rất lạ, rất riêng, Eric chia sẻ về phong cách vẽ của mình một chút nhé? Eric bắt đầu với lineart khi chỉ giữ lại những nét chính của hình ảnh kết hợp với việc tô xen kẽ giữa những mảng trắng đen và dùng thêm một


32

số texture đơn giản (gợn sóng, chấm chấm, nét đứt,…). Eric cũng lên mạng xem video của những họa sĩ yêu thích để học theo và tạo ra điểm riêng cho mình. Hiện tại, Eric đang tập kết hợp nhiều chất liệu với nhau, những bức tranh bắt đầu lớn hơn, có phối cảnh và nhiều màu sắc.

Eric tiếp tục vẽ nhiều tranh kiểu như thế nhưng giấu hết. Sau này những bức tranh đó được một số người bạn Mỹ không quen ngồi cạnh Eric trong một quán cà phê tình cờ nhìn thấy và hỏi mua. Đó là những bức tranh đầu tiên Eric bán.

Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ của Eric khi vẽ tranh?

Có những điều rất riêng về Eric, như là vẽ trên chiếc ly giấy…

Hồi cấp 3, Eric bị bạn bè mách cô giáo vì tụi nó phát hiện Eric vẽ nhiều hình hơi kinh dị, ví dụ như hình người nằm chỗ này mà cái đầu nằm chỗ khác. Số tranh đó ngay lập tức bị tịch thu và cô giáo cảnh cáo Eric không bao giờ được làm thế nữa. Lúc đó Eric rất sợ, Eric chỉ đơn giản nghĩ rằng mình vẽ không đẹp nên

Vẽ trên ly giấy là do Eric rất thích chất giấy làm ra mấy cái ly đó. Nhưng quan trọng hơn là Eric thấy khoảng trống trên những cái ly ấy đó rất “cô đơn”, và nhiều khi người ta chỉ dùng một lần rồi vứt đi luôn, vì thế mình bắt đầu vẽ lên đó, có thể chúng không được dùng lại nhưng sẽ được Eric giữ lại rất lâu.

Tò mò một chút, một ngày làm việc của Eric bắt đầu như thế nào và gồm những việc gì? Eric thường dậy khá sớm, kiểm tra hộp thư, Instagram, Facebook và giáo án trước khi đến lớp dạy tiếng Tây Ban Nha của mình. Thời gian vẽ chủ yếu sẽ vào buổi chiều ở một quán cà phê. Eric đến phòng tập vào buổi tối, về nhà nấu ăn và ngủ. Dĩ nhiên không phải ngày nào cũng như thế, có ngày Eric dành hết thời gian ngồi vẽ, ngược lại có hôm Eric không động đến cây bút chì luôn. Quá trình để bắt đầu và hoàn thiện một tác phẩm của Eric như thế nào? Eric thường không vẽ liên tục mà chia ra nhiều phần nhỏ:


33

Suy nghĩ ý tưởng, phác thảo, vẽ chì, lên màu, scan hình, chỉnh sửa trên Photoshop… Tùy vào tính chất mỗi bức vẽ, mục đích sử dụng, và cảm hứng của Eric nữa nên không thể đo được thời gian hoàn thành cụ thể. Có khi làm theo đơn đặt hàng thì phải vẽ song song nhiều bức cùng một lúc. Ngoài làm việc trong lĩnh vực hình họa, được biết Eric còn một “đứa con” là “So much closer”, hãy nói một chút về đứa con tinh thần này đi. “So much closer”, như tên

gọi của nó, ra đời với mục đích kết nối mọi người theo nghĩa đen nhất trong một thời đại mà mọi liên kết dường như hơi ảo. Sản phẩm đầu tiên là những chiếc thiệp Giáng sinh vẽ tay. Eric muốn thấy mọi người tự tay viết thiệp cho nhau nhiều hơn. Eric và bạn của mình chưa biết sản phẩm tiếp theo là gì nhưng chắc chắn sẽ là những sản phẩm với cùng mục đích này. Việc cầm cọ và vẽ thì nghe rất mộng mơ, nhưng thực tế theo Eric thì…

Đúng là rất mộng mơ, cho đến khi bạn phải vẽ theo yêu cầu của khách hàng. (nói đến đây Eric bật cười) Một lời chia sẻ về những dự định trong tương lai của Eric. Eric muốn tham gia một khóa học chuyên sâu về vẽ minh họa ở nước ngoài và mở một studio. Cảm ơn Eric về cuộc trò chuyện. Chúc Eric thật nhiều niềm vui, an lành để luôn luôn hứng khởi sải bước trên con đường sáng tạo mình đã chọn.


34

Nơi ấy là bình yên BÀI: HIRO

1

Ngày còn bé, nơi tôi sống là một khu tập thể nhỏ với những mái nhà cấp bốn lợp ngói đỏ chen chúc nhau. Nằm kề khu tập thể là kho của một công ty xây dựng, tuy nhỏ nhắn nhưng được đổ mái bằng cao vọt lên hẳn so với những mái nhà ngói. Lũ trẻ chúng tôi, không có ngóc ngách nào là chịu bỏ qua, cuối cùng cũng tìm cách trèo lên được nắp kho ấy. Tôi còn nhớ lần đầu bước lên đó, đứa nào cũng trầm trồ như đặt chân tới một hành tinh lạ.

Chúng tôi được ngắm nhìn nơi mình sống qua một lăng kính khác: Lối đi bên dưới mà những đôi chân đất vẫn chạy bỗng nhỏ đi. Làng bên cạnh thường ngày xa xôi mà giờ như ngay liền kề. Xa xa thấp thoáng con đường lớn mà bố mẹ chúng tôi mỗi sáng vẫn tất tả dắt xe đi làm. Từ ấy, mỗi tối cuối tuần, chúng tôi lén lút giấu bố mẹ trèo lên nắp kho. Đứa mang theo gói kẹo mút dở, đứa là túi bỏng mới mua lúc chiều, đứa lại cầm chùm hoa quả bé xíu. Chúng tôi “mở tiệc” trên ấy, kể những câu chuyện trẻ con ngốc xít dưới trời đêm lấp lánh ánh sao, chơi những trò chơi hâm hâm nhưng thú vị. Với lũ trẻ chúng tôi, nắp kho

ấy là cả một thế giới đẹp đẽ và bình yên cho những ngày cuối tuần, là nơi mà nhiều năm sau này chúng tôi vẫn nhắc lại với cả một sự hoài niệm.

2

Tôi còn nhớ thời sinh viên, tụ tập đông đủ cả lớp vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết thường rất khó. Đứa gần trường thì thường tranh thủ về nhà mỗi dịp cuối tuần. Những đứa ở xa hơn thì hễ cứ lễ Tết là lại thấy tất bật


35


36

tàu xe hành lý. Sinh viên là thế, vui đến mấy thì vẫn cứ muốn được về nhà. Chợt tôi nghĩ đến đứa em giờ đang du học bên Mỹ. Hồi còn ở Việt Nam, nó hào hứng đếm từng ngày từng tháng chờ tới khoảnh khắc được đặt chân lên mảnh đất của Nữ thần Tự do. Sang tới nơi, nó đã kịp lên kế hoạch Hè này sẽ khám phá đất nước rộng lớn ấy. Thế rồi, mùa Đông đầu tiên ở Seattle (bang Washington, nơi em tôi ở), em tôi trải qua những ngày lạnh lẽo chưa từng thấy. Nhiệt độ lúc nào

cũng dưới 0, còn bốn bề là một màu trắng âm u như bị bão tuyết “xâm lược”. Trong những câu chuyện qua Skype, bất giác em kể thèm một câu chào hỏi bằng tiếng Việt, thèm cốc trà sữa ở một góc phố ấm áp nào đó của Hà Nội. Cũng giống như những đứa bạn đại học của tôi ngày ấy thường tâm sự: Bước chân lên thành phố nhập học, thấy cái gì cũng mới mẻ, lạ lẫm. Thấy có thể ở lại thành phố này mãi mãi cũng được ấy chứ. Nhưng cuối cùng những kẻ xa nhà

vẫn nhận ra rằng chẳng nơi chốn nào bình yên bằng nơi có gia đình.

3

Gã là Frank Underwood một người đàn ông mưu mô, tàn nhẫn và lạnh lùng, một con sói “đói khát quyền lực”. Gã là kẻ không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được


thứ mình muốn, kể cả việc lợi dụng vợ mình là Claire Underwood. Với tham vọng trở thành ông chủ Nhà Trắng, gã đã ra tay với không biết bao nhiêu người. Từng bước, từng bước, bất cứ ai cản đường gã đều nhận lấy một kết cục thê thảm. Nhưng con sói ấy cũng có những giây phút yếu đuối, mệt mỏi, có những khoảnh khắc tưởng chừng như gục ngã trước sóng gió chính trường quá lớn. Những lúc như vậy, Frank luôn biết phải làm gì. Trong phòng làm việc của gã có một góc nhỏ bày mô hình đồ chơi chiến trận. Gã lại đó, cởi bỏ bộ dạng của một chính khách lão luyện để trở thành kẻ vô tư lự nhất thế giới. Gã tỉ mỉ tô vẽ, sắp xếp cái mô hình chiến trận ấy hàng tiếng đồng hồ theo ý mình, mặc kệ ngoài kia thiên hạ đang sống chết ra sao. Gã hiểu không gì làm mình nhẹ nhõm và bình yên bằng việc dành thời gian bên cái mô hình trẻ con ấy. Có lẽ, gã tìm thấy ở đống đồ chơi ấy một suối nguồn tinh thần xoa tan đi những mệt mỏi bủa vây lấy gã.

4

Tôi thích ngồi bên trái. Còn em ngồi bên phải. Từ bên phải, em có thể làm chủ cái laptop xinh xắn phát ra đủ thứ phim ngôn tình dài tập, làm chủ những trang sách còn thơm mùi giấy hay là làm chủ những cây cọ vẽ nhiều màu của mình. Em thích đọc sách, thích vẽ vời, thích cày những bộ phim dài tập. Còn tôi thích được ngồi cạnh em, ngả đầu vào em, nhìn em say mê với những thú vui giản dị ấy. Đó là những ngày mùa Đông rét căm, chúng tôi co ro trên tầng ba của một quán cà phê vắng khách, thi thoảng đưa mắt nhìn xuống con phố nhộn nhịp phía dưới. Đó là những ngày mùa Hè oi ả trong căn phòng cũ của tôi nơi có cửa sổ nhỏ nằm kề giàn hoa giấy. Hạnh phúc với hai chúng tôi chỉ bình dị như vậy, không cần cầu kì tô vẽ, cũng chẳng cần cao sang lộng lẫy. Thế đây. Có đôi khi chốn bình yên không chỉ là một từ có nội hàm địa lý. Đôi khi đó sẽ là bất cứ nơi đâu, miễn ta ở cạnh một bóng hình yêu thương.

5

Mấy năm gần đây, khi nhịp sống ngày một nhanh và hiện đại hơn, người ta bắt đầu tranh luận về việc “Năm mới đi đâu, làm gì”. Số đông thì cho rằng: Năm mới là dịp cả nhà đoàn viên, do đó Tết đến Xuân về đương nhiên là phải ở nhà rồi. Hoặc là: Cả năm đã bận bịu làm ăn, đi đây đi đó, có mỗi dịp năm mới vẫn còn định đi nữa hay sao? Số ít hơn lại dè dặt phản bác: Đoàn viên hội ngộ là việc lúc nào cũng nên làm, đâu phải chờ tới năm mới. Hơn nữa, đâu phải lúc nào cũng có dịp nghỉ dài hơi như dịp Tết? Không đi du lịch thì… phí quá. Cuộc tranh luận ấy xem chừng còn lâu mới ngã ngũ. Thôi thì, xin đừng vội kết luận phe nào đúng phe nào sai. Hãy nghĩ đơn giản như thế này: Dẫu là quây quần bên gia đình, bên người thân; dẫu là ở một phương trời xa xôi nào đó, miễn là lòng ta cảm thấy thanh thản và bình yên thì đó chẳng phải là điều nên làm ư? Hơn nữa, chốn bình yên ấy sao cứ phải đợi Tết đến mới tính chuyện trở về? Hãy để năm mới này, ngày nào cũng là một ngày ở chốn-bìnhyên. Bạn có đồng ý không?

37


38

Nơi ấy là bình yên


BUỔI SÁNG BANGKOK Anh tỉnh giấc khi mớ báo thức như chim kêu inh ỏi. Chân rã rời. Anh oằn oại một lúc rồi không muốn ngủ nữa bèn ngóc dậy. Chẳng hiểu sao anh không buồn ngủ cho lắm - trong khi hôm qua mệt bơ phờ anh đã nghĩ: Sáng nay ắt hẳn nướng cháy thui khét lẹt. Anh trèo xuống giường, lết đi tắm. Ơn giời, anh thích cái phòng tắm này, dù là phòng tắm công cộng nhưng nó khá sạch sẽ trắng trẻo. Và ơn giời lần nữa, tắm xong anh tỉnh tỉnh, lặn lội hẳn 1km hăm hở đi đổi tiền. Rủi thay. Quầy đổi tiền 10:30 mới mở! Anh vét những xu lẻ cuối cùng ăn sáng hết 25 xu, với cà phê vợt hẳn hoi: 15 xu đẫy đà đá như là nhà trồng được (anh sợ quá, bảo chỉ lấy 1/2 so với số đá bình thường thôi là anh hạnh phúc lắm rồi), và 10 xu cho 2 lát bánh mì nướng phết bơ. Cô bán hàng béo ú phúc hậu đeo chiếc đồng hồ sáng lấp lánh hỏi anh từ đâu đến. Rồi quay sang nói cười với các khách hàng thân thiết của cô. Buổi sáng, nắng mới nhẹ và trong, phố xá chưa quá ồn ào và người chưa nườm nượp như nêm, mọi người đủ đủng đỉnh đi lại, đủ thong thả hỏi chào và đủ sẵn tươi cười thảnh thơi phơi phới. Vẫn có hơi mát và gió thổi vi vu qua các con hẻm nhỏ. Anh thấy giống Sài Gòn quá. Anh nhớ Sài Gòn thật, và chẳng hiểu sao cả chuyến đi, khúc nhạc bất chợt vọng ra trong đầu anh lúc nào, đầu tiên, cũng là "người hiền lành như một giấc mơ"*. Anh không thể tránh khỏi những so sánh này nọ giữa nước anh và nước này, người xứ anh và người xứ này, đồ ăn quê anh và đồ ăn nơi này. Những so sánh kiểu vậy, thường dẫn đến một nỗi ngậm ngùi, mà đôi khi chỉ muốn thở dài một hơi thay vì gọi tên ra. K. (*): câu hát trong bài Trường ca Con đường cái quan - nhạc sỹ Phạm Duy

39


40

LỠ XE BUÝT

g qua, mình ýt. Xe chạy ngan nên lỡ chuyến bu ộn mu về a, qu i Tố eo câm nín. Hic! chỉ biết nhìn th ail quan ợt nhớ ra còn em buýt kế tiếp, ch ến uy ch ờ ch c lú Trong quên mất. trọng cần gửi mà n xe, trờ đến. Mình lê ến buýt tiếp theo uy ch ì th n l đế ai h em ìn Đang soạn ất. Suốt hành tr hành khách duy nh là lẽ ân Có th . n ỏi bả ít ra h nhận vài hành khác à, xe chỉ có thêm i. rồ khi về gần tới nh ách cần đi ước đã đón hết kh bởi chuyến xe tr đèn màu xanh, một ngã tư, ánh n chuyển xanh ở đè ờ ch ng dừ khung cảnh t xe Lúc áng, tạo nên mộ i vào xe loang lo đó chỉ dễ p đẹ tím bên ngoài rọ ngẩn ngơ. Vẻ h khiến mình cứ n màn ảnh, lê a đư trông rất điện ản ng ôi, chứ để dàn dự th t mắ ng bằ p gặ dàng bắt ải biết. chắc tốn công ph buổi chiều Hè, từ đây vài năm, một ch cá i lạ ớ nh nh c “Từ Đột nhiên mì buýt, mình vừa đọ trên một chuyến ng cũ à, bật nh xe về tòa soạn a nghe radio trên ới” của Zelda, vừ gi ế một th ư ng nh cù i n đờ tậ nơi , cảm thấy cuộc của Trịnh. Lúc ấy . ng ườ th lạ n một bản nhạc cũ bình an đế g trẻo, đẹp đẽ và thước phim, tron Nhưng đôi ờ, hay đặc biệt. g có gì là bất ng ẳn ch đó ác khôngắc gi kh m cả nh Khoả ấy. Hồi tưởng tưởng khung cảnh m. Không là ải ph p gá khi mình lại hồi việc cần kíp gấp có g ôn Kh . ấy i đạt đến. thời-gian kh nhất thiết phải một mục đích nào có g ôn kh ng cũ vội vã, tận hưởng thôi. Chỉ đơn giản là cũng một chuyến buýt nghĩ. Thực ra lỡ đã nh mì chắc à, nh u, đầ Lúc đi bộ về chuyến buýt ban tệ. Nếu bắt kịp i nỗ n t đế mộ g nh ôn mì kh t là điều ắc gì đã ngồi mộ email cần gửi, ch phần n o cò ch ra ất ớ nh nh t đã gì . Giữ điều tuyệ the best for last chuyến xe. Save cuối, phải không? REI


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.