Dreaming #12

Page 1

issue XII - september 2017

photo: kiet vo

Dreaming

freedom


38

Les Demoiselles d'Avignon (1907) Pablo Picasso


39

Một đối thoại nhỏ về hạnh phúc bài: hiền trang

N

ày Pablo, đằng nào tôi cũng đã đi rồi, mình thẳng thắn một lần với nhau nhé! Những cô nàng ở Avignon1 anh vẽ để hồi đáp lại bức Niềm vui cuộc đời2 của tôi đúng không? Giọng nói khàn mỏng như một tiếng gió xao xác rải hờ hững vào thinh không gõ nhẹ vào tai Pablo Picasso khi ấy đang gục bên bàn viết. 72 giờ qua, Pablo đã ở nguyên trong tư thế đó: Đầu gối lên tay phải, tay trái buông thõng, một cây viết chì nằm lăn lóc dưới chân chứng tỏ

trước khi gục xuống, Pablo đang viết lách một điều gì. Pablo nhướn một bên mắt, nhìn lên, chẳng có ai, chẳng có gì thay đổi. Pablo vẫn đang ở đây, nơi phòng vẽ tranh bề bộn của mình, một căn phòng rộng lớn lắm mà cũng chật hẹp lắm. Rộng và nguy nga với lối kiến trúc theo kiểu một tòa lâu đài thời cổ. Nhưng hẹp vì quá nhiều tranh, quá nhiều màu vẽ, những giá vẽ, những tấm canvas, những bức tượng, phù điêu chồng chất lên nhau. Cuộc đời của Pablo đóng khung trong đó. Một ngày kia, khi Pablo ra

đi, nó sẽ là tất cả những gì Pablo để lại, ý nghĩ này luôn khiến Pablo ngỡ ngàng, rằng những bức tranh kia - thứ mà Pablo tạo ra, chúng sẽ còn lại, Pablo thì biến mất. Người ta sẽ tra vấn được cả những dấu tay, những mảnh tóc còn vương, thậm chí cả mùi hơi thở của Pablo phả vào tranh, nhưng Pablo, lúc đó Pablo sẽ ở đâu? Thế giới này thật là kỳ dị. Vậy mà họ luôn nói tranh của Pablo kỳ dị. Làm sao mà tranh của Pablo kỳ dị bằng cuộc đời kia chứ? Những con người đó thật kỳ dị. Thật kỳ dị. Kỳ dị hết chỗ nói. Kỳ dị.


40

- Vẫn còn ngái ngủ sao anh bạn? Dạo này vẽ những gì rồi? Giọng nói khàn mỏng lại vang lên. Lần này rõ ràng lanh canh như tiếng gõ vào một món đồ gỗ. Pablo choàng tỉnh, mở cả hai mắt, ngồi thẳng dậy, nhìn quanh. Đang đứng đó. Phía bên kia, ngay gần ô cửa sổ, dưới ánh trăng lợt lạt màu xám bạc như gương mặt một bóng ma, gương mặt của Henri Matisse3. Ngoại trừ làn da tái bợt, Henri vẫn không đổi khác là bao. Vẫn đôi mắt xanh da trời, không dữ dội bất kham như màu xanh trong bức Điệu nhảy4 mà năm xưa đã khiến giới phê bình được một phen nghiêng ngả, màu xanh trong mắt Henri tĩnh lặng, như thứ mực xanh lắng thành cặn dưới đáy một ly nước mát. Và điều khiến Pablo ngạc nhiên là Henri lúc này rất trẻ, chắc chỉ tầm 20 tuổi, nhiều nhất là 25. - Lạ phải không? Đó là một lợi thế khi anh chết. Anh thoát khỏi thân xác già cỗi và ngoại hình trở lại những năm tháng huy hoàng của tuổi trẻ. - Henri nói, như đoán được mọi suy nghĩ trong lòng Pablo. - Xem ra chết cũng có cái hay của nó nhỉ? - Pablo nhếch mép cười. - Chứ sao. Hồi còn sống tôi đã vẽ Niềm vui cuộc đời, còn bây giờ tôi vẽ Niềm vui cuộc

chết. Cái bọn chưa chết thật chẳng biết gì, cứ tô vẽ cái chết như một con ngáo ộp. Nhảm nhí hết. - Nhìn anh bây giờ, ai mà nghĩ anh đã từng yêu cuộc sống thế nào. - À, cuộc sống thì vẫn yêu chứ. Được thì tôi cũng xin cho mình sống lại. Nhưng không được thì thôi, nói chung tình trạng hiện giờ cũng không có gì để phải phàn nàn. Pablo nhớ lại lần đầu khi gặp Henri, tháng 3 năm 1906, dạo đó là mùa Xuân, Pablo lúc ấy chỉ là một anh chàng lôi thôi, bồng bột, hay cáu giận, vốn tiếng Pháp ít ỏi, phát âm đặc sệt tiếng Tây Ban Nha vùng Málaga. Còn Henri thì đã thành danh, có phần kiểu cách, thanh lịch như một quý ông. Họ gặp nhau qua sự giới thiệu của Gertrude Stein. Gertrude đã nói gì nhỉ? Đã mấy chục năm trôi qua, ký ức cứ ngỡ sẽ mãi vững chắc như bàn thạch, hóa ra chỉ là những bao tải cát chảy trào ra, bay vào hư không. Hình như Gertrude bảo: “Pablo, chắc cậu biết rồi, đây là Henri Matisse, phải, chính là Henri, con dã thú của ngành hội họa.”. - Gertrude thế nào? - Pablo buột miệng hỏi. Gertrude mất trước Henri cả chục năm. - Anh gặp bà ấy không? - Vẫn tốt. Chúng tôi vẫn gặp nhau luôn.

- Vẫn tốt? Thế nào là vẫn tốt? Ở dưới đó mà cũng có tốt với không tốt hả? - Pablo châm chọc. - Được rồi. Lần này anh thắng. Mà thôi, quay lại chuyện kia đi. Những cô nàng ở Avignon ấy, tôi không tin anh vẽ nó mà không nghĩ tới “Niềm vui cuộc đời” ở trong đầu. Khi vẽ Những cô nàng ở Avignon, Pablo đã biết nó sẽ là một bước ngoạn mục của hội họa, những hình khối của nó vượt qua cả những gì Cezanne có thể tượng tượng ra, một cuộc cách mạng thực sự. Và quả nhiên, bức tranh đã tiên phong cho một trường phái mới mang tên lập thể và đưa Pablo trở trành tượng đài không thể xô đổ. - Khách quan mà nói, Pablo ạ, đó là một bức tranh khá đấy. Nhưng cá nhân tôi thì không thích nó. - Bóng ma của Henri Matisse ngồi vào chiếc ghế đối diện với Pablo. - Tôi hiểu, anh không thích những bức tranh với hình thù vặn vẹo, méo mó. - Vặn vẹo, méo mó không phải là vấn đề, Pablo, anh biết mà. - Thế tại sao nào? - Nó nhức nhối quá Pablo ạ. Nhức nhối quá. Hội họa đừng nên quá nhức nhối. Hội họa giống như cuộc đời. Cuộc đời không nên quá nhức nhối. Cho nên hội họa cũng đừng nên như vậy. -


41

Le bonheur de vivre (1905-1906) Henri Matisse


42

La Danse (1909) Henri Matisse


Henri trầm ngâm. - Mà này, anh có chút rượu nào không? Một người bạn đến thăm mà tới rượu cũng không mời, anh coi tôi là gì hả? Pablo đứng dậy, đi ra khỏi phòng một lúc rồi trở lại với một chiếc khay, một chai vang đã vơi một nửa cùng hai ly rượu. Vừa từ từ rót rượu ra ly, Pablo vừa nói: - Anh nói đúng, Henri. Cuộc đời chẳng nên nhức nhối chút nào. Nhưng cuộc đời là một tay cứng đầu, anh bảo nó đừng nhức nhối nữa, thế mà nó cứ cố tình nhức nhối. Anh chẳng biết làm gì để khuyên răn nó. Anh biết tại sao có một dạo tôi luôn dùng màu xanh làm chủ đạo không? - Thời kỳ Xanh của anh ấy hả? Thế tại sao, anh nói tôi nghe. - Tôi bắt đầu dùng màu xanh khi nghe tin Casagemas mất. Người bạn thân nhất của tôi. Cậu ấy mới 20 tuổi. Tôi cũng 20 tuổi. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện một người 20 tuổi cầm súng tự nã vào người mình không? Anh có tưởng tượng ra điều đó không? Mặt Pablo đỏ gay gắt. Một nỗi buồn tưởng chừng đã nguôi ngoai nửa thế kỷ bỗng chốc bừng lên như một ngọn núi lửa thức giấc trong Pablo. Nhưng Henri vẫn điềm nhiên: - Lydia cũng từng làm vậy.

Vì tôi. Chỉ có điều cô ấy may mắn hơn anh bạn Casagemas kia, cô ấy không chết. Nghe tới đó, Pablo ngập ngừng hỏi: - Lydia là cô người mẫu mắt xanh của anh ấy hả? - Ừ. Cả hai cụng một ly rượu. Pablo nhấp môi, chất rượu chát hương nho Tây Ban Nha thu hoạch độ cuối Thu. - Pablo này, con gái tôi từng bị Đức quốc xã bắt vào trại tập trung ở phía Bắc Berlin. Tôi thì mắc bệnh nặng. Phẫu thuật xong tôi phải ngồi xe lăn 13 năm. 13 năm. Đến lúc chết tôi cũng chết trên xe lăn. Anh nghĩ xem cuộc đời tôi có nhức nhối không? Có những đêm tôi trằn trọc suy nghĩ, bây giờ tôi phải đối mặt với cuộc sống thế nào? Tôi phải làm gì đây? Tôi phải tiếp tục thế nào đây? - Và anh cầm kéo lên, tạo ra những bức tranh cắt. - Làm tranh cắt chỉ là hình thức, Pablo ạ. Tôi tự hỏi mình, bây giờ làm gì đây? Và câu trả lời của tôi: Bây giờ, phải hạnh phúc. Pablo vẫn giữ một bản tập sách Jazz của Henri, một tuyển tập những bức tranh cắt mà Henri đã làm trên giường bệnh. Pablo vẫn nhớ một bức tranh tên Icarus với nền xanh và một hình người màu đen đang giang đôi tay thật rộng, xung quanh là những đốm vàng rực mà Pablo luôn

nghĩ đó là hình những trái mìn đang nổ. Không phải nơi Henri sống lúc đó đầy quân Đức ư? Henri muốn náu mình khỏi chiến tranh, nhưng chiến tranh không tha cho anh ấy. - Trong bức Icarus, những đốm vàng rực mà anh vẽ là mìn hả? - Pablo lên tiếng hỏi. - Không, là những vì sao đấy. Icarus đi bắt sao. Tôi không vẽ chiến tranh. Tôi chẳng liên quan gì tới nó. Tại sao chỉ vì chiến tranh diễn ra quanh tôi mà tôi phải than khóc, phải vẽ chiến tranh? Như thế thì rập khuôn lắm. Henri là vậy. Một mình một kiểu chẳng giống ai. Chiến tranh đẫm máu như vậy mà Henri vẫn điềm nhiên vẽ người đi bắt sao, rồi vẽ những khung cửa sổ, vẽ cỏ cây, vẽ những con cá đỏ chót bơi tung tăng trong bể nước, ánh nắng tràn vào tranh của Henri, góc trời bừng sáng, cuộc đời căng mọng, sum suê. Henri vẽ những căn nhà với những tấm rèm, những tấm thảm sặc sỡ, xinh tươi, người chủ của những căn nhà ấy hẳn là rất yêu đời, chỉ khi yêu đời người ta mới trang hoàng nhà cửa. Chán đời người ta đã chẳng thiết. - Tôi ước sao có thể ôm lấy cuộc sống một cách thắm thiết như anh, Henri ạ. - Pablo, luôn có hoa cho những kẻ muốn nhìn chúng.

43


44

- Henri Matisse mỉm cười. - Nhưng anh có thực sự hạnh phúc không Henri? Có thực sự hạnh phúc như những bức tranh anh vẽ không Henri? Bóng ma của Henri đứng lên, đi dạo lòng vòng trong phòng tranh của Pablo, ngắm nghía tỉ mẩn những món đồ trong phòng, nâng chúng lên rồi lại đặt chúng xuống, như thể chúng gợi cho Henri nhắc tới những món đồ của chính mình, những món đồ đã theo Henri cả đời, hoặc là Henri đã theo chúng cả đời, chỉ cái chết mới có khả năng chia lìa Matisse với chúng. - Tụi mình nghĩ gì không quan trọng đâu Pablo. Tôi luôn cố gắng để khi nhìn tranh tôi, người ta sẽ thấy một tia nắng hân hoan của mùa Xuân, một tia nắng tự nhiên không giả tạo, và không ai có thể thấy những nỗi đau mà tôi đã phải đánh đổi để tiếp tục vẽ. - Nếu thế thì mục đích của hạnh phúc là gì? Nếu như nó chỉ là một niềm vui bề mặt, nếu như bản thân anh không thực sự hạnh phúc? - Ai nói tôi không thực sự hạnh phúc nào, Pablo? Tôi đem đến hạnh phúc cho những người xem tranh của tôi, họ xem tranh mà như được ngồi trên một chiếc ghế tựa thật êm, quên sạch đi những niềm đau bươn bả

đè lên vai họ, rồi tôi cũng vờ như tôi đang hạnh phúc. Có lẽ anh không tin, nhưng thực thế, khi anh vờ như mình hạnh phúc, dần dần, anh quên mất là mình đang giả vờ. Cái này cho tôi giữ được không? Chợt Henri quay ra, tay cầm một chiếc tượng nhỏ mà Pablo thu nhặt được ở một buổi triển lãm về Phi châu. Cả Henri và Pablo đều có thói quen nhặt nhạnh những món đồ lặt vặt. - Nếu mang theo được thì anh cứ lấy. Mà Henri này, chẳng giấu anh làm gì, Những cô nàng ở Avignon đúng là lời hồi đáp tôi dành cho anh và Niềm vui cuộc đời đấy. - Tôi biết từ lâu rồi. - Tay mân mê bức tượng, Henri đáp. - Ừ. Tôi muốn mỉa mai anh. Lần đầu nhìn thấy tranh của anh, tôi đã nghĩ: Gã này khùng rồi, niềm vui cuộc đời cái chết tiệt. Có biết bao nhiêu người đang chết đói ngoài kia không? Thế mà anh ta vẽ cứ như cuộc đời là thiên đường vậy. Cho nên tôi vẽ Những cô nàng ở Avignon, méo mó, xẹo xọ, đấy mới đích thực là cuộc đời. - Anh nói phải, Pablo. Cuộc đời nào phải thiên đường. - Biết vậy mà anh vẫn vẽ nó như là thiên đường ấy.

- Là tranh thôi mà, Pablo, là tranh thôi, đừng cho là thật. Nào, cho tôi ly nữa. Uống cho đã vào, Pablo. Dưới kia không có đâu. Hãy nghe lời những người đi trước. * Hai năm sau cái chết của đối thủ lớn nhất và cũng là người bạn tri kỷ Henri Matisse, danh họa Pablo Picasso lần lượt vẽ bốn bức tranh đều mang tên Phòng tranh ở La Colifornia. Cả bốn bức tranh đều vương vấn hình ảnh Matisse. Một bức tranh có bóng ma của Matisse. Một bức tranh khác có hình hai cây cọ đứng cạnh nhau như tượng trưng cho hai người họ. Tôi không biết liệu Matisse và Picasso có một cuộc chuyện trò sau khi Matisse qua đời hay chăng, nhưng nếu có, tôi nghĩ hẳn nó phải diễn ra như thế. Bức họa cuối cùng trong đời Picasso, Tự họa khi đối mặt với Tử thần, là một bức tranh buồn. _______________________ 1 Bức Les demoiselles d’Avignon của danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso. 2 Bức Le bonheur de vivre của danh họa người Pháp Henri Matisse. 3 Henri Matisse là người sáng lập trường phái dã thú trong hội họa. 4 Bức La danse của Henri Matisse.


45

Tú Hảo: Ngôi quán quân chỉ như tấm áo khoác bài: fino kim - ảnh: milor trần


46

Được dự đoán sẽ trở thành Quán quân ngay từ đầu cuộc đua nên chiến thắng của Tú Hảo không mấy bất ngờ với nhiều người. Tuy nhiên, chính người trong cuộc lại hoàn toàn không ngờ rằng mình sẽ trở thành Quán quân. Cô nàng “phản ứng chậm” đến mức phải đợi HLV Lan Khuê nhắc thì mới biết tên mình vừa được MC xướng lên. Phải đến vài tiếng đồng hồ sau, khi đã định thần lại và ngồi ăn với những người bạn trong ê-kíp, Tú Hảo mới thật sự ý thức rằng: “A, đời mình đã khác!”.

N

hưng kỳ thực cuộc đời Tú Hảo cũng vẫn chưa khác mấy, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Sau khi khoác chiếc áo Quán quân, cuộc sống của Tú Hảo vẫn… y như cũ. Vẫn ngủ muộn đến trưa, chiều thì tất bật với lịch chụp, lịch quay, lịch phỏng vấn, và tối thì lại thơ thẩn đi dạo một mình hoặc đi tập gym để giữ gìn vóc dáng, sức khỏe. Chỉ mới đăng quang vài ngày nên Tú Hảo vẫn chưa thật sự ý thức được những điều gì đang chờ đợi mình trước mắt. Vì vậy nên cô nàng chọn cách… không nghĩ quá nhiều, cái gì đến sẽ đến, việc của cô nàng là tập trung làm tốt ở hiện tại. Ngẫm lại chặng đường dài nhiều khó khăn của The Face, điều gì đã thúc đẩy Tú

Hảo đi tiếp vì tôi nghe nói rằng bạn từng có ý định bỏ thi? Ở những tập đầu tiên, Hảo thi với tâm thế hoàn toàn tự nhiên, ai bảo mình làm gì thì mình làm nấy rất thoải mái và tận hưởng. Có lẽ vì vậy mà Hảo trở thành người chiến thắng rất nhiều campaign (chiến dịch quảng bá - PV) cá nhân. Tuy nhiên, càng về sau, áp lực càng lớn và nhiều chuyện bên lề xảy ra khiến Hảo không còn có thể vô tư được như trước nữa. Thú thật, Hảo bị stress, đặc biệt là trong các tập 8, 9, 10. Đến tập 11, nếu không có cuộc nói chuyện dài hàng tiếng đồng hồ với chị Khuê vào giữa đêm với đủ lời khuyên nhủ, động viên từ chị thì chắc Hảo đã từ bỏ rồi vì động lực đi thi của mình không phải là trở thành Quán quân. Vậy động lực để Hảo tham gia The Face là gì?

Thẳng thắn mà nói thì The Face là cơ hội rất tốt để Hảo nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hơn. Hảo muốn lo cho gia đình, muốn trở thành trụ cột của cả nhà. Chính vì thế nên Hảo không quan tâm đến giải thưởng và ngôi vị Quán quân mà mình chỉ cố gắng làm thế nào để càng ngày càng có nhiều người yêu mến mình và đi càng sâu càng tốt. Vì vậy nên khi nhận được 100 triệu đồng tiền mặt, Hảo thấy… như mơ vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời Hảo thắng một cuộc thi và được một giải thưởng lớn đến như vậy. Vừa cầm tiền được một lúc, Hảo đã gửi về cho mẹ hết để sửa nhà. Vừa dứt câu “gửi về cho mẹ hết để sửa nhà”, ánh mắt của Tú Hảo thoáng một chút tự hào xen kẽ hạnh phúc. Tôi buột miệng tò mò về quá khứ của cô gái nhỏ bé nhưng có một tình yêu rất lớn dành cho gia đình này.


47


48


49

Nghe có vẻ như Hảo đã tự lập từ rất sớm. Do gia đình khó khăn hay đây là cách ba mẹ dạy cho Hảo? Cả hai cộng lại. Hảo sống ở Nha Trang, nhưng không phải trong trung tâm thành phố mà Hảo ở vùng rìa. Gia đình cũng bình thường, không khá giả nên từ nhỏ Hảo đã học được cách phải tự lập vì ba mẹ bận lắm. Lớn lên một chút, Hảo bắt đầu mê làm diễn viên và mê thời trang. Tuy nhiên, cái đam mê của mình nó… xa xỉ quá, thành ra mỗi lần mua đồ, Hảo phải suy nghĩ rất kỹ xem mình mua món này sẽ phối được với những trang phục nào, có “tái sử dụng” được nhiều lần không, mặc đi nhiều dịp được không. Từ từ khả năng “tự stylist” của mình nó cũng cải thiện. Hảo cũng đọc nhiều báo và tạp chí để học hỏi cách phối đồ sao cho hiện đại, đẹp mắt. Vậy nên sở thích lớn nhất của Hảo chính là shopping giá rẻ. Hảo mê lượn lờ ở mấy khu chợ bên Thái như Chatuchak, Pratunam, Platinum… để tìm đồ đẹp giá sỉ, đồ hiệu giảm giá lắm! Vậy còn trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp thì sao?

Bạn cũng ưa chuộng “đồ giá rẻ”? À không! Với Hảo, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là “đầu tư có thu lợi nhuận” (cười). Vậy nên dù mê đồ giá rẻ nhưng với mỹ phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm… Hảo thường chọn loại cao cấp. Vì khuôn mặt là yếu tố quan trọng nhất để Hảo kiếm tiền nên phải kỹ. Ngoài ra Hảo cũng ăn uống rất điều độ, tập gym đều đặn để giữ cho dáng mình cân đối. Điểm Hảo không thích nhất ở bản thân mình bây giờ là quá ốm vì khi ốm mặt Hảo “ác” lắm. Chắc có khi phải vào nước biển để mập lên chút (cười lớn). Nãy giờ tôi để ý rằng lúc nào bạn cũng cười. Dường như cuộc sống của Tú Hảo rất vui vẻ? Ai cũng nói đời đang đen mà gặp Hảo là thấy vui lại liền (cười). Chắc do tính mình vô tư, vô lo và hơi ngây thơ nên lúc nào cũng nhìn mọi chuyện rất đơn giản. Nhiều khi Hảo thấy mình cũng chậm, chẳng hạn như người ta “nói móc” mình thì mình không hề hay biết mà phải mấy tiếng đồng hồ sau ngồi phân tích kỹ lại thì hiểu ý

của người ta là thế này thế kia. Hay khi MC công bố Hảo là người chiến thắng, Hảo bị… đơ và trong đầu mình còn nghĩ là chắc Đồng Ánh Quỳnh thắng rồi. Tới 2 giờ sáng, ngồi ăn với anh quản lý và bạn bè, Hảo còn hỏi lại “Ủa em thắng thiệt hả? Có… trao lộn không?”. Nhưng mà nhiều người cũng góp ý Hảo rằng không nên cứ tiếp tục như thế. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng để có thể sống trong showbiz, mình phải khéo léo và nhanh nhẹn hơn một chút. Miễn sao không đánh mất bản thân là được. Giờ đăng quang xong rồi, Hảo muốn làm gì tiếp? “Học cách thích nghi với showbiz cái đã. Sau đó tới đâu tới. Còn đường xa thì dĩ nhiên Hảo muốn làm diễn viên vì dù sao xuất thân của mình cũng là Đại học Sân khấu Điện ảnh. Còn làm người mẫu thì chắc Hảo chỉ làm người mẫu ảnh, người mẫu quảng cáo thôi. Diễn trên sàn catwalk không phải là mục tiêu của Hảo, vả lại mình cũng hơi thiếu chiều cao một tí. Liệu cơm gắp mắm là tốt mà.


50


51

Vận mệnh xoay vần bài: hoài nam

Ryan Reynolds có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho kiểu nhạc đời may rủi ở Hollywood, nơi tài năng chưa hẳn quyết định tất cả: Nhiều năm cố gắng diễn xuất không bằng một vai diễn hợp thời thế.

Nỗ lực, nhưng chưa đủ Hiện tại, nhắc đến Ryan Reynolds, người ta chỉ nhớ đến Deadpool (Quái nhân Deadpool, 2016). Họ có thể nhớ mang mang đến ông bố dễ thương trong Definitely, Maybe (Mảnh ghép tình yêu, 2008), hay anh chàng học cầu hôn hài hước trong The Proposal (Lời cầu hôn, 2009), nhưng hình ảnh biểu tượng vẫn là Deadpool. Bộ phim siêu anh hùng hiện tượng năm 2016, đạt doanh

thu cao nhất mọi thời đại đối với phim dán nhãn R (cấm người xem dưới 17 tuổi), đã thay đổi số phận Ryan. Từ một diễn viên làng nhàng, anh vụt lên trở thành ngôi sao của thế giới người hùng. Và thế giới người hùng lại đang là ngôi sao của bầu trời điện ảnh hiện tại. Deadpool mang đến cho Ryan tất cả, từ tiền bạc, danh vọng, cho đến lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội. Anh rất thông minh khi “đồng hóa” bản thân mình với gã đánh thuê áo đỏ,

khi liên tục post các status hài hước, các câu đùa thu hút, và nhận về lượng tương tác khủng khiếp. Nhưng Deadpool cũng là một sự mỉa mai với sự nghiệp của chàng diễn viên Canada, người đã dành hầu hết thời gian để nâng cao trình độ diễn xuất, thử hết tất cả các loại vai khó nhằn, và cuối cùng thành công với một vai gần như không cần diễn. Nếu bạn còn nhớ, Deadpool đeo mặt nạ. Ryan là một diễn viên thực lực, điều được xác nhận ngay


52

ngày 5/12/2016, ryan reynolds đã vinh dự nhận được ngôi sao có tên mình tại đại lộ danh vọng ở hollywood. ngôi sao đánh số 6801. nhân vật siêu anh hùng ryan muốn vào vai nhất không phải là deadpool, mà là the flash. trong vũ trụ điện ảnh dc hiện tại, vai diễn này được giao cho nam diễn viên người anh ezra miller.

từ đầu sự nghiệp. Không nhiều người ở Hollywood có thể đảm đương nhiều hơn một dòng phim như Ryan. Như nhiều đồng nghiệp khác, anh bắt đầu ở thể loại phim hài lãng mạn. Anh gây dựng được sự chú ý khi đóng cặp với Sandra Bullock trong The Proposal. Tuy nhiên, đây là thể loại đất chật người đông, và dù có gương mặt dễ mến, Ryan bị lẫn lộn với rất nhiều người khác. Nhận thức được điều đó, anh liên tục thay đổi vai diễn. Gần như không có dòng phim nào Ryan chưa tham gia. Anh sẵn sàng tập luyện cơ bắp để vào một vai hành động trong Blade: Trinity (Săn quỷ 3, 2004). Anh tham gia vào phim kinh dị The Amityville Horror (Ngôi nhà rùng rợn, 2005). Dòng tội phạm cũng nằm trong danh sách với Smokin' Aces (Cuộc chiến băng đảng, 2006). Nhưng đáng chú ý nhất là bộ phim gần như “show diễn một người” Buried (Chôn sống, 2010). Trong đó, Ryan thể hiện nội lực diễn xuất tuyệt

vời, khi vào vai một tài xế tìm cách thoát khỏi quan tài trong suốt 90 phút. Nhưng dù cho nhận được nhiều lời khen, anh vẫn không thể bứt phá trong sự nghiệp.

Mọi thứ đều có thể Áp lực dành cho Ryan Reynolds không chỉ đến từ thành công, mà còn từ một người Canada cùng tên khác: Ryan Gosling. Họ có khá nhiều điểm tương đồng ngoài việc cùng quê, từ ngoại hình điển trai (và rất giống nhau), cùng thế hệ, cùng con đường sự nghiệp, cho đến lối diễn tập trung vào chiều sâu. Nhưng trong khi chàng Noe của The Notebook (Nhật kí, 2004) lên như diều gặp gió, Ryan Reynolds vẫn dậm chân tại chỗ. Năm 2015, một fan đã nhận nhầm anh với Gosling ngoài phố. Điều đó nói lên vị trí của cả hai trong làng phim. Nhưng hiện tại, vị trí đó đã thay đổi, nhờ Deadpool. Chắc chắn không ai nhầm lẫn họ ngoài phố nữa. Deadpool

là một “game changer” (kẻ thay đổi cuộc chơi) của thế giới người hùng. Đánh sập tư tưởng phim nhãn R không thể ăn khách, Deadpool đã mở đường cho hướng đi mới cho phim siêu anh hùng, được nối tiếp bằng Logan (2017). Sự phóng khoáng và phá cách trong cách thể hiện của cả đạo diễn Tim Miller và Ryan Reynolds, đã thổi vào làn gió mới cho thể loại và chinh phục tất cả. Đây là phim siêu anh hùng đầu tiên và duy nhất lọt vào đề cử phim hay nhất tại giải Quả Cầu Vàng danh giá. Đó là cách Hollywood vận hành. Bạn có thể dành rất nhiều năm nỗ lực mà không đạt thành quả đáng kể, rồi khi tưởng như đã hết hi vọng, vận may lại đến gõ cửa. Vận may này còn có vẻ trêu đùa Ryan, khi anh đã từng vào vai Jade Wilson (Deadpool sau này) trong X-Men Origins: Wolverine (Nguồn gốc Người Sói, 2009) và thất bại thảm hại. Anh cũng từng cố gắng đặt chân vào thế giới người hùng


53

với Green Lantern (Lồng đèn xanh, 2011), và đến nay vẫn bị trêu chọc vì vai diễn tệ hại trong phim. Tham gia rất nhiều dòng phim, không tìm được chỗ đứng ở bất kì đâu, cuối cùng Ryan lại chiến thắng một cách bất ngờ, đến mức anh còn không tin nổi. “Thật ra tôi có hơi buồn vì điều này,” anh nói với tờ Variety. “Nó chứng minh rằng mọi thứ đều có thể xảy

ra ở Hollywood. Tôi mong là mình sẽ quen với nó.” Có lẽ Ryan sẽ quen, bởi vì anh đang là một người đàn ông hạnh phúc. Deadpool 2 đã được bật đèn xanh, sẽ ra mắt vào năm 2018. Anh có một mái ấm hạnh phúc với nữ diễn viên xinh đẹp Blake Lively, người Ryan nói rằng đã “giữ cho tôi tỉnh táo” trong những thời khắc khó khăn nhất. Đó là người đã luôn ở bên cạnh anh,

dù có hay không có Deadpool. Vì thế, Ryan không sợ hãi nếu mọi thứ xoay vần một lần nữa. “Bạn tin được không, sau khi Deadpool đóng máy,” anh kể lại, “Tôi đến bên buồng rửa mặt để tẩy trang, và chỉ một giờ sau đó, tôi bay ngay đến Băng Cốc để gặp vợ tôi. Tôi không thể chờ thêm nữa để gặp cô ấy.” Và rất ít người biết điều này: Ryan mắc chứng sợ máy bay.


54


55


56


57


●● TRẦM ●●

58

U ANH TÊN LÀ MÙA TH là Mùa Thu Em thích gọi anh h nở bạc đầu sau kì sin m chi con ng cỡ Vì anh thương nhữ vòng nhiều kích nh thà g vàn lá những chiếc tình! yện chu một Vì anh thường xếp dấu lên tay em, đánh Cài lên trán em,

h g thu lúc bình min Vì anh thích nắn g hạ nắn yêu ng chẳ Mà trăm ngả người xa lạ rẽ đi ng mình là những ng mùa Thu! đườ con Vì trước kia chú n trê đang đi chung lối Còn bây giờ lại ếc lá vi vu thơ em viết về chi Vì anh thích bài n ngại ngầ là rơi không sợ Cứ thấy người qua êu bão giông và nhi bao qua đi đã cùng nhau Và vì chúng mình hãi như Thu! an lòng, vô tư lự em dỗ vẫn anh Mà

●● TRẦM ●●

THÀNH PH Ố NÀY Thành ph ố Vì lời hứ a Vậy mà Cho một tình

này gọi là thành phố viển nói ra ng vông ười ta kh ông làm đem lòng được mình ra đánh cược yêu, một tuổi trẻ, một cuộc đời. Thành ph ố này gọ i là thàn Tôi bước h phố kh ông biết qua mùa Thu với giữ lời Vậy mà ho lòng bình a nở trái tâm nhất mùa, buôn Ai nhặt g bỏ tôi lại cho đi mất tôi chút vương vấ n nồng nà n? Thành ph Khi một ố này gọ sáng thức i là thàn h phố bu dậy tôi ồn nhận ra tình yêu bấy lâu trong lò tắt Nhấp vội ng đã một tách café nguộ i lạnh và Thành ph đắng ngắt ố à, hay là tôi bỏ đi?


59

●● TRẦM ●●

CÔ ĐƠN Là khi em thấy mình vẫn thích một loài hoa Vẫn nhớ ngày anh còn ở bên cạnh

Vẫn âm thầm nhìn quán café mình thường ghé vào ngày đông lạnh Vẫn mở bài nhạc cũ cả hai vẫn thường nghe. Là khi em đứng trước gương và khắt khe Trách móc mình trước giờ quá hờ hững Đặt tình yêu vào trước dấu chấm lửng

Còn sau đó thế nào chẳng đoái hoài để tâm. Là khi em cất tiếng hát và ngẩng cổ thật cao Mà bầu trời trên kia vẫn xa vời quá đỗi Là khi em nhìn cô gái đó giận dỗi Người yêu cô dỗ dành và cô cười rất trong.

Là khi em đã rất cố gắng nhưng vẫn cứ nhớ mong Một bó hoa ai đặt vội trước cửa Và lúc đó nụ cười em giấu ở đâu một nửa Nửa còn lại theo năm tháng trôi đi.

Là khi em ước mình là đôi cánh thiên di Bay đi tìm tình yêu đã đánh mất

Từ ngày xa anh, đau ở nơi lòng ngực Thành phố Xuân rồi mà như mới lập Đông.


60

Lưng chừng thời gian ở Cao nguyên Cameron bài: vân anh


61

“Luôn luôn có cảm giác rằng nơi đây được bao bọc bởi sự bất biến của thời gian. Những loài cây xứ lạnh - những cây sồi, phong và cả tuyết tùng - như thể vừa mới học cách quen dần với những cơn mưa bất chợt và dải sương mù của vùng núi, nơi thời gian lướt qua mà chẳng có mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông…” (Khu vườn của sương đêm - Tan Twan Eng)


62

Thị trấn trong cuốn sách Cô chủ hiệu sách nổi tiếng Gerak Budaya giới thiệu cho tôi về cuốn sách “The Garden of Evening Mists” (Khu vườn mờ sương đêm) của tác giả người Malaysia - Tan Twan Eng khi tôi đang ở Penang. Cô nói rằng, nếu muốn hiểu về Malaysia theo cách dịu dàng nhất, hãy đọc cuốn sách này. Và, sau khi dành ra hai ngày trời đọc một phần cuốn sách nhỏ, tôi quyết định mình sẽ tìm đến cao nguyên Cameron, chỉ với một ý nghĩ thật giản dị là sẽ thế nào, nếu

như tôi đọc cuốn sách ở vùng đất nơi chính câu chuyện diễn ra? Tôi đến thị trấn Brinchang trong ánh chiều ươn ướt từ cơn mưa sớm, bước chân trên con đường dốc loang loáng ánh đèn điện và nhẹ nhàng hít thở bầu không khí lành lạnh thơm tho của phố núi, cao nguyên Cameron hiện lên trong dáng vẻ trầm tĩnh đến độ tôi dường như nghe thấy tiếng thở của chính mình leo bộ trên một vỉa đất bọc lấy sườn núi với chiếc ba lô nặng 11 kg trên vai. Khi Yun Ling - cô gái trẻ trong cuốn sách tôi mang theo bên mình đến

cao nguyên Cameron, đây là vùng đất chất chứa những biến động khó tin trong lịch sử Malaysia, là hiện thân của chủ nghĩa thuộc địa Anh với rất nhiều người Anh chọn đến đây sinh sống và nghỉ dưỡng bởi khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi có những người dân tộc thiểu số Malay sống biệt lập trong những tán rừng nhiệt đới, là nơi ra đời những nhà máy chế biến trà lâu đời nhất Đông Nam Á. Thế nhưng trước mặt tôi lúc này là một đô thị chuẩn mực nhỏ bé chạy dọc quanh co những núi, đèo, được dư âm của trận mưa vừa tạnh tô vẽ


cho vẻ mơ màng và bí ẩn. Dù bầu trời đang dần ngả màu, tôi không sao cưỡng lại việc đứng lặng chỉ để ngắm nhìn ngôi chùa Ấn Độ đang ẩn hiện trong lớp sương mù. Trên đỉnh ngôi chùa là hàng chục bức tượng thần khắc tạc cầu kì đang quẫy mình trong vở diễn linh thiêng không lời. Trong khi ở đỉnh đồi đối diện, đối lập với nó, là một căn biệt thự kiến trúc cổ của vùng quê nước Anh, kiêu hãnh và bí ẩn giữa những tán tuyết tùng cao vút tưởng đến vô tận. Và, rồi trong hư không, tiếng ca cầu nguyện từ một nhà thờ Hồi giáo váng vất giữa những trùng điệp của núi đồi, bao trùm khắp thị trấn Brinchang bé nhỏ. Không rõ vì âm thanh ấy, hình ảnh ấy, hay có lẽ cả hai, tôi xúc động đến độ chỉ có thể nhìn người bạn đồng hành, và nhoẻn cười.

“Ở lưng chừng thời gian” *

Những ngày ở cao nguyên Cameron là những ngày chậm rãi nhất đối với tôi. Khi buổi sáng của người dân nơi đây thường bắt đầu khá muộn. Tôi mê mẩn quán ăn sáng ngay bên lề khách sạn, quán ăn của một gia đình gốc Hồng Kông không bao giờ vắng những vị khách địa phương ngồi cùng gia đình, quây quần xung quanh những chiếc bàn tròn đặc trưng của người Hoa, xì xụp bát mì ấm áp để xua đi cái lạnh ngọt

ngào của buổi sáng. Ấm bụng với bát mì tươi và tách cà phê sữa ngon lành, tôi cùng người bạn đường quyết định đi bộ bốn cây số để đến thị trấn Ranta Lata - thị trấn lớn nhất và cổ xưa nhất của cao nguyên Cameron. Mặt Trời lên cao cũng là lúc những gì rực rỡ nhất của vùng đất này dần hiện ra, những ngôi nhà mái thấp nhấp nhô ống khói nâu lặng lẽ trên đỉnh đồi, khi khuất chìm trong những tán thông, tùng, khi cô độc giữa những khu vườn kiểu Anh hoang vắng và cũ kĩ. Tôi là một cô nàng hoài cổ, tất cả những gì thuộc về quá khứ đều khiến tôi mê mẩn vô cùng. Vì thế, khi ngồi trên chiếc xích đu trong vườn hồng phía sau Smokehouse - ngôi biệt thự đã tồn tại kiêu hãnh giữa cao nguyên Cameron hơn cả thế kỉ và nhấm nháp từng ngụm trà English Breakfast, tôi đã tự nhủ với chính mình là ước gì thời gian có thể dừng lại, cứ bất động như thế này với ngôi biệt thự đã nhuốm những rêu phong của thời gian, êm ả mát lành trong sự quấn quít của những nhánh thường xuân, thảng hoặc, bất ngờ rực rỡ sống động không ngờ khi nắng của ngày chạm đến bụi hồng tỉ muội dưới những ô cửa sổ nhỏ. Rời khỏi Smokehouse trong khi cơn chếnh choáng với một biểu tượng của thời gian vẫn chưa nguôi, chúng tôi tiếp tục hành trình đến Ranta Lata, thị trấn hiện lên đúng

như những gì tôi đã đọc trong cuốn sách của Tan Twan Eng, dù nhỏ nhắn, nhưng sống động hơn hẳn. Từng là trung tâm địa chính của cao nguyên Cameron, đô thị Ranta Lata được xây dựng từ những năm 30 thế kỉ trước, dấu ấn của những khách sạn, trường học, biệt thự hay thánh đường khiến nhiều người liên tưởng Ranta Lata giống như bối cảnh trong một câu chuyện cổ tích. Tối hôm đó, chúng tôi chọn ngẫu hững một quán ăn Ấn Độ nhỏ cho bữa tối, cũng bởi mùi thơm không thể cưỡng lại được của món bánh Nan bơ tỏi tỏa ra ngào ngạt trong bầu không khí bao bọc lấy chúng tôi. Là một vùng đất điển hình của Malaysia, cư dân cao nguyên Cameron rất đa dạng với người gốc Ấn, gốc Hoa và người Hồi giáo gốc Malay sinh sống. Những nền văn minh xưa cũ như những mảnh ghép, kì công gắn kết để hình thành nên một vùng đất đa dạng không chỉ trong văn hóa mà còn phản chiếu rõ nét nhất qua đời sống ẩm thực. Tôi nghĩ vậy khi hít hà chiếc bánh mới ra lò, ăn kèm món sốt bạc hà và sữa chua đặc trưng. Những ngày để mơ, những người cùng mơ Từng nghe nói về Hitch-hike (quá giang xe) rất nhiều lần, nhưng thú thực tôi chưa bao giờ dám thử. Từ Ranta Lata đến khách sạn của chúng tôi ở Brinchang, chúng tôi quyết định “liều” vẫy xe đi nhờ người dân địa phương bởi

63


64

không tìm thấy phương tiện công cộng vào giờ muộn. Chẳng cần phải chờ đợi quá lâu, tôi đã thấy mình đang trò chuyện cùng với một người phụ nữ gốc Hoa, một anh chàng gốc Ấn sôi nổi, hay một chủ trang trại hoa đáng kính ở chính vùng đất này. Tôi hỏi bạn mình ngô nghê, “Trời, quá giang xe dễ vậy sao?”, bạn gật gù, “Thì bởi, người ở đây dễ thương quá mà!” Nếu bạn cũng như tôi, từng gặp những thất vọng không đáng có với những câu chuyện tiêu cực trong cuộc sống, bạn sẽ hiểu cảm giác của chúng tôi, khi chọn tin tưởng và được tin tưởng, để có khi chỉ cùng nhau đi trên một quãng đường rất ngắn và chia sẻ những câu chuyện cảm hứng về những chuyến đi và những ấn tượng, cũng thấy hân hoan vui vẻ và nhận ra mình “trót” yêu thương Cameron Highlands từ lúc nào. Ở cao nguyên Cameron, tôi nhận ra mình “mơ” nhiều

hơn. Chúng tôi dành cả ngày trời đi xuyên qua cánh rừng nhiệt đới, lặng người trước một dòng suối trong vắt đẹp như mơ chảy qua chân mình, ngồi dựa vào nhau lắng nghe tiếng cựa mình của cây cối trong một cơn gió mạnh, để rồi trả lại cho rừng già sự trầm tĩnh vốn có ngay lập tức. Chúng tôi ngồi trên ban công quán trà, nơi nhìn ra phía xa là những đồi chè trùng điệp uốn lượn đến lạc khỏi tầm mắt. Được người Anh mang cây chè vào trồng, văn hóa trà nhanh chóng được định hình trong lòng cao nguyên Cameron. Cho đến nay đã hơn thế kỉ trôi qua, nhưng bữa trà chiều dường như đã trở thành một nét văn hóa địa phương không gì có thể thay thế. Chúng tôi gọi cho mình tách trà đen thơm lừng được trồng và chế biến từ chính những đồi chè trước mặt cùng những chiếc bánh scone còn ấm nóng. Scone là loại bánh nổi tiếng của vùng đồng quê nước Anh, được

ăn kèm với bơ, kem tươi và mứt dâu tự làm. Vị béo ngậy, ngọt ngào và chua man mát của những miếng bánh hòa quyện với dư vị đậm đà của trà đen, và phóng tầm mắt ra xa để thưởng thức trọn vẹn những xanh ngắt của vườn chè đã tồn tại từ lâu, rất lâu rồi, đó có lẽ là buổi trà chiều tuyệt nhất tôi từng có. Đã trở về rồi, nhưng những ngày mùa Hè tôi dành ở cao nguyên Cameron vẫn thường mang lại cho tôi vài phút mỗi ngày để… mơ. Tôi mơ về màu xanh của rừng xen kẽ trong những dải nắng đầu tiên của ngày. Tôi mơ về khúc ca cầu nguyện tôi đã lắng nghe rất chăm chú và không bao giờ thôi xúc động những buổi tinh mơ và chiều tà. Tôi mơ về những ngày chậm rãi để cảm nhận một vùng đất với tất cả những gì dịu dàng, hoài cổ nhất. ________________________ *

Tựa sách của nhà văn Canada David Bergen “The Time in Between”


65

Trong lúc tôi quay lưng với đời bài: k


66


H

ôm ấy, giờ tan tầm, tôi leo lên xe buýt. Sau một đêm k h ô n g ngủ, một sáng vật vờ ở quán cà phê quen và một chiều lang thang không biết đi đâu nữa. Mũ len rộng vành sụp kín mắt. Tôi cắm đầu chơi điện tử ngay khi có chỗ ngồi, dù đầu tôi căng như dây đàn, dội lên những tiếng ong ong. Nhưng chơi là một cách để đỡ phải nghĩ. Tôi cứ chơi quài chơi quài... đến khi pin sụt. Thò tay quờ tìm khắp ba lô không thấy sạc dự phòng, tôi bèn thảy điện thoại vào một ngăn rồi ngồi im. Bởi vì ngồi im, nước mắt lại cứ rớt tùm lum tà la.

điện tử, điện thoại hết pin rồi mới bắt đầu sụt sùi. Tôi cũng không nhớ lúc ấy tôi đang vật vã ở cái khúc nào hay thậm chí tôi quên béng vì sao mình lại bắt đầu khóc. Chỉ biết khi tôi mở mắt, sau một lần chớp thật lâu vì nước mắt quá đầy, tôi thấy một cái khăn ướt đặt lên ba lô của tôi. Và một bàn tay con gái đẩy khe khẽ, sợ nó rơi. Cô gái ấy, đứng ngay cạnh chỗ tôi ngồi, áo cardigan màu vàng sáng, có túi hai bên. Cô gái không nhìn thấy mặt tôi, và tôi cũng không nhìn thấy mặt cô ấy. Nhưng chúng tôi đã không CỐ để thấy mặt nhau làm gì. Tôi cũng không CỐ đoán vì sao cô ấy biết tôi khóc nhè chè thiu.

*

Nhưng khi chạm vào mẩu khăn, thì nước mắt tôi trào ra một lần nữa. Đã lâu (không biết bao lâu), tôi ghét xung quanh. Nghĩa là trừ ra những thành phần thuộc thế-giới-của-tôi, hoặc phần mà tôi tự-thân xớn xác muốn đâm vào, phần còn lại của thế giới tôi cố hết sức tránh xa, cố hết sức trở nên vô hình, cố hết sức mong đừng ai đụng vào tôi cả, hãy để tôi yên đã là hạnh phúc lắm cho tôi rồi. Hóa ra thế giới không vôtình như tôi nghĩ. Và tôi không vô-hình như tôi tưởng (là tôi có thể).

Tôi nghĩ là tôi có tài năng thiên bẩm trong việc khóc lóc hết sức kín đáo. Thật. Tôi không gây ra bất cứ âm thanh nào, chỉ có nước mắt và thi thoảng một tí nước mũi trong veo rơi ra mà thôi (kinh quá). Bạn tưởng tượng lúc đó xe buýt thì đông, và ồn, mà tôi sụp mũ kín mặt, ôm ba lô trên gối. Ngoài việc thi thoảng phải chùi nước mũi thì chẳng có gì đáng ngờ cả. * Tôi thực không thể nhớ rõ khi ấy tôi đã khóc nhè chè thiu từ trước, hay là chơi chán

*

*

Đời lần này dìm tôi vào bể sầu sâu quá, nên một điều bé tí như vậy chưa đủ vớt tôi lên khỏi bể sầu. Nhưng ít nhất tôi có cảm giác mình không chìm nghỉm nữa. Và rồi tôi cũng nghĩ, đời thực ra là một thằng trẻ con chẳng kém gì tôi. Hắn ham vui mà bày trò quá trớn (chỉ là vì hắn ham vui), và nghịch dại (chỉ là vì hắn quá vô tư) chứ bản chất không độc ác hay tàn nhẫn. Rồi khi tôi hờn dỗi quay mông lại không thèm chơi nữa, hắn mới hối lỗi, mới lúi húi loay hoay gửi đến các sứ giả hòa bình. Như là cô gái khăn-giấy. Như là anh chủ tiệm cà phê, mặc dù hôm ấy anh cho tôi nếm món cà phê dở tệ nhưng anh nhìn tôi và nói được một câu ấm lòng: Em hôm nay trông bồn chồn lạ, không như mọi ngày. (Đủ biết là mình không vô hình, phải không?) * Là tôi lười, chứ đáng ra sẽ có một tấm hình. Mà tôi nghĩ bạn cũng hình dung được thôi. Chỉ là tấm hình chụp mẩu khăn ấy, thứ khăn ướt ở một tiệm ăn bất kỳ. Tôi vẫn còn nhìn thấy trên bao bì màu đen in tên tiệm màu trắng. Đương nhiên, ắt hẳn. Đó là mẩu khăn cô gái ấy đã đưa cho tôi. Tôi đã cất nó đi, hẳn rồi. Còn lúc ấy, tôi vẫn tiếp tục dùng tay quệt nước mũi trong veo (hahaa).

67


68

Âm thanh của sự im lặng bài: hiro


69

1

Đứa em họ tôi giận bạn thân của nó. Chuyện là đứa bạn vô tình nói mấy câu làm em tôi tự ái. Ừ, suy cho cùng bạn bè đâu cần câu nệ quá làm chi, phiên phiến một chút bỏ qua cho nhẹ lòng. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đã là chỗ thân thiết thì càng phải hiểu nhau mà đừng làm tổn thương nhau mới đúng chứ. Đứa em tôi “tiến thoái lưỡng nan” giữa hai dòng suy nghĩ ấy. Cuối cùng nó chọn cách im lặng. Tôi hỏi nó sao lại thế? Nó trả lời: Im lặng vì nó không muốn trách cứ bạn mình bất cứ điều gì, không muốn tỏ ra nhỏ nhen chấp vặt chỉ vì vài câu nói. Im lặng vì nó sợ nếu nói thêm gì biết đâu đứa bạn lại có lần thứ hai, lần thứ ba lỡ lời. Im lặng tựa hồ những đợt sóng biển, âm thầm bào mòn vách đá tình bạn giữa hai đứa chúng nó. Bẵng đi một thời gian, tôi ít thấy hai đứa đi cùng nhau nữa. Hỏi ra chỉ thấy nó dạ vâng rồi bảo, dạo này em cũng bận.

2

Những lúc ngồi cà phê, người yêu cũ của tôi có thói quen bắt bẻ tôi đủ thứ. Tại sao lại thế này, thế kia? Sao em nói thế này mà ý anh lại thế nọ. Anh bảo một đằng nhưng sao anh lại làm một nẻo… Có những thứ tôi không biết phải trả lời ra sao. Có những thứ tôi tìm được câu trả lời nhưng ngay lập tức em vặn vẹo câu trả lời của tôi bằng một câu hỏi mới. Đôi khi đó chỉ là những cuộc nói chuyện vô thưởng vô phạt. Nhưng đôi khi, sau những ngày dài mệt mỏi, tôi không còn sức để đáp lại em nữa. Tôi chọn cách im lặng, chạy trốn những màn hỏi đáp dài dòng để khỏi thấy nặng nề. Nửa năm sau đó, chúng tôi chia tay. Tôi không biết liệu có phải chính sự im lặng của tôi đã làm khoảng cách giữa hai chúng tôi ngày một lớn hơn? Mà có lẽ tôi cũng không muốn biết.

3

Gần đây kênh KBS của Hàn Quốc phát sóng bộ phim Man Hole (tựa Việt là “Bật nắp xuyên không”). Phim kể về một anh chàng tên là Bong Pil, do Kim Jaejoong thủ vai, thầm thương trộm nhớ cô hàng xóm nhà bên suốt 28 năm trời (từ hồi hai người “chào đời” chung một bệnh viện). Tuy thế, vì quá nhút nhát nên thay vì lên tiếng bày tỏ tình cảm của mình, Bong Pil chọn cách im lặng như một cái bóng. Kết quả là anh chàng tự mình đánh mất hết cơ hội này tới cơ hội khác để thể hiện tình cảm với Soo Jin. Một ngày đẹp trời, Bong Pil bàng hoàng nhận thiệp cưới của Soo Jin và hay tin cô sắp kết hôn với anh chàng dược sĩ cùng khu phố. Bong Pil cuống cuồng tìm cách trì hoãn đám cưới ấy trong vô vọng mà quên đi một điều quan trọng rằng, chính sự im lặng suốt 28 năm qua đã đẩy anh chàng rơi vào tình cảnh này.


70

4

Tôi tin chắc im lặng không phải là một âm câm - ngược lại là khác. Đôi khi đó là tiếng piano đứt đoạn của sự nhút nhát không nói thành lời. Hoặc là tiếng dây đàn bị chùng của sự chán nản. Đó cũng có thể là một giọng Jazz đều đều trong quán nhạc, buông xuôi tất cả và trốn tránh thực tại. Những âm thanh ấy đâu phải tai thường có thể nghe thấy. Nhưng âm thanh ấy đòi hỏi thính giả phải thực sự lắng nghe mới có thể thấu hiểu được. Im lặng không đơn thuần chỉ là sự im lặng, mà là sự thay thế cho những câu trả lời khó khăn. Khi đứa em họ tôi khi nó không biết phải làm gì với bạn thân của mình. Khi tôi không muốn bị cuốn vào cái vòng hỏi xoáy - đáp xoay mệt mỏi. Cũng có thể là anh chàng Bong Pil nhút nhát sợ gặp phải sự từ chối của Soo Jin nếu có trót thổ lộ tâm can. Bởi vậy, im lặng thực chất là một sự chạy

trốn. Nhưng liệu chúng ta có thể chạy trốn trong bao lâu? Hay càng chạy chúng ta càng rời xa hơn cái câu trả lời vốn dĩ cần có. Giống như với Bong Pil. Nếu Soo Jin chưa quyết định kết hôn, có lẽ Bong Pil vẫn bình thản mà cho rằng, mình còn dư thời gian để tiếp tục im lặng. Không. Chúng ta càng im lặng, chúng ta càng nới rộng khoảng cách của chính mình với cái điều chúng ta vốn dĩ cần nói, phải nói. Như đứa em họ tôi, nó có thể gạt tự ái sang một bên để nói rằng: Này, mày nói thế làm tao buồn lắm đấy. Hoặc như tôi, tôi có thể cố vượt qua sự mệt mỏi để bảo em rằng: Đừng kéo tôi vào những màn tra khảo như vậy nữa. Nhưng có lẽ ở chừng mực nào đó, im lặng/ chạy trốn xem chừng dễ dàng hơn nhiều so với việc phải đối mặt thực tại.

5

Hồi năm ngoái tôi được xem một bộ phim có tên là Your Lie In April - phim điện ảnh

của Nhật Bản chuyển thể từ bộ manga cùng tên. Phim kể về Kosei Arima, một thần đồng piano thành danh từ khi còn nhỏ tuổi. Do gặp phải những tổn thương về tâm lý, Kosei không còn khả năng đặt tay lên phím dương cầm nữa. Cậu quyết định dừng chơi đàn, chọn cách từ bỏ đam mê, im lặng trước những sự chỉ trích, những lời nhạo báng giễu cợt, và quan trọng hơn là im lặng với thứ làm nên ý nghĩa cuộc sống của cậu. Kosei sống một cuộc sống cầm chừng cho tới một ngày cậu tình cờ gặp Kaori, một cô bé chơi vĩ cầm với phong cách đàn “nổi loạn”. Kaori đã kéo bằng được Kosei đệm đàn cho mình. Kết quả là tiết mục của họ bị ban giám khảo chê tơi tả vì thứ âm nhạc không-đâuvào-đâu. Thần đồng piano đây ư? Thiên tài của nước Nhật đây ư? Nhưng Kosei không bận tâm tới điều đó, bởi lần đầu tiên cậu cảm thấy được là chính mình. “Âm nhạc chính là sự tự do”. Tiết mục của họ vừa dứt, khán phòng bỗng vỡ tung bởi tràn ngập tiếng vỗ tay dành cho “cặp đôi nổi loạn”. Kosei đã từ chối im lặng để tiếp tục cất lên những âm thanh


71

Phim Your Lie In April

mà mình vẫn khao khát ngày đêm. Tôi nghĩ nếu cái sự không-im-lặng cũng có một âm thanh riêng, thì đó không phải là tiếng piano của Kosei, cũng không phải tiếng violon của Kaori. Đó phải là âm thanh của những tràng pháo tay không dứt trong buổi biểu diễn hôm ấy.

6

Trong một tập truyện Doraemon, Nobita đã dùng

Tủ điện thoại yêu cầu để biến thế giới xung quanh cậu thành một thế giới câm lặng. Không còn những lời than phiền của mẹ. Chẳng còn những bài càu nhàu lên lớp của Doraemon. Tạm biệt luôn những ca khúc dở tệ của Jaian, những lời nịnh nọt xảo trá của Suneo. Nobita hả hê lắm vì cuối cùng cậu cũng được thảnh thơi, được thoát khỏi những phiền toái hằng ngày. Nhưng rồi, Nobita sớm nhận ra những phiền toái ấy vẫn xảy đến, bất luận việc mọi người xung quanh cậu có lên tiếng hay không. Thậm chí, cuộc sống thường ngày của cậu còn trở nên nhàm

chán và im lặng tới đáng sợ. Cuối cùng, Nobita phải trở lại Tủ điện thoại yêu cầu để biến thế giới về trạng thái cũ. Kết truyện, cậu đã oà khóc khi lại được nghe những lời mắng mỏ của mẹ. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy - tuy có thể mệt mỏi, phiền phức, nhưng đó mới chính là gia vị của cuộc sống. Nếu ai cũng chọn cách im lặng thì để trốn tránh những phiền phức ấy, hẳn mọi thứ còn trở nên buồn chán hơn nhiều. Raise your voice, because you have one. Bất luận vấn đề của chúng ta là gì, chúng ta cũng có thể tìm được một câu trả lời tốt hơn là một sự im lặng.


72

Lang thang trên mạng _______

__

_____________

____________ _____________

PHƯƠNG @NGUYỄN MAI

c ng lại trướ mắt mình dừ s, me Ga A ” Đó i về SE sợ thất bại. đọc chùm bà : “Tôi rất ên Hôm qua khi Vi h . Án ng a Và chương chia sẻ củ ận được huy nh một bài viết em i g đã kh ưn n ch tắc, nh lời phỏng vấ u có một tí sa là câu trả về Em ì. rằng: “Nỗi h Viên về nh ây phút đó gi tả mô Hôm sau, Án í Báo ch ương Vàng. ư số một.” trượt huy ch nỗi, mặt kình ng g ơn gư bại này đến ên tr đã sợ thất em buồn hằn rõ , về là cả hĩ n ng ể, là đế g thôi suy và rất có th u, Mình cứ khôn đấ i th út ong từng ph bị ám ảnh tr huấn g mà từ Ban sau. đến nấc than ớc sai bư đã cho phép em Ánh Viên không một ai Mình hiểu là g ún ch c sứ ng được luận và cô u phải chịu luyện đến dư đỉnh cao đề n lê ớc ng. Thật sự bư ươ ết ai m thấy th cả ỉ ch nữa. Dẫu bi nh ưng mì ơng miện, nh nặng của vư - 20% chương Vàng hơn 10 huy thương. n câ ổi tu gái hơn 20 Một mình cô nữa cô ấy là ÀN ĐOÀN. cô gái. Hơn là ỉ ch chỉ tiêu TO ng cũ ấy cuối cùng Dù gì thì cô


một con ngườ i. Và đã là người thì cầ bại và thành n được thừa công, cả đúng nhận, cả thất và sai. Nhưng mình cà ng cảm nhận rõ, xung quan học, từ tron h mình, từ tr g giảng đườn ong trường g, từ trong ngõ đông không ch phố, mọi ngườ ấp nhận cái i số sai, không ch bảo một em bé o cơ hội thất lớp 3 mang đi bạ i. Cứ ểm 6 về cho dám không? Hơ mẹ nó xem, xe n cả đòn roi, m nó có nó còn sợ những từ sự kỳ vọng lời nhiếc mó quá độ của ba c đế n mẹ: Chỉ được nhà người ta thế này thôi … à, con Em mình sau khi nghe mình hướng dẫn mộ không làm nữ t bài văn th a. “Chị hướn ì nó lăn ra g dẫ n vậy sai hế đòi ngày xưa t rồi, thế mà học khối C. cũng Cô giáo em dạ điểm cao được y khác. Thế .” này sao em Một nơi khôn g chấp nhận những khúc ch từ tấm bé, sa ùng xuống củ o có thể là a con người một không gi và giá trị ri an tôn trọng cố êng của mỗi ng hiến người khi họ Mình thực sự trưởng thành? lo sợ, em tr ai lớn lên tr ép vào khuôn, ong môi trườ chỉ có thừa ng chỉ có nhận một cái có “đúng” kh chuẩn “đúng” ông, khiến từ chưa chắc bé đã bị o hẹ nào để đối di p, lớn lên sẽ ện với thế gi làm cách ới ? Mà có khi nổ. Cái quả sợ sai chỉ là bom đằng sau ngòi chưa được th loại loại tr áo là tâm lý ừ, sợ bị khin sợ bị đồng h bỉ, sợ bị được thừa nh dày xéo, sợ ận. Nhiều vụ bị không vi ệc đau đớn đã di sai, sợ bị tẩ ễn ra vì cái y chay, bị kh sự sợ inh bỉ kia. Quan trọng nh ất, có muôn vàn sự đúng Nhưng vì sợ khác nhau tr sai nên ngườ ong đời. i ta lâu dần th còn dũng khí ành chối quan đối diện. Vì h, không sợ sai nên tr phải nói cho ước khi nói được “vì cái tôi sai này, vì cái thành phải ng kia”. Vì sợ hĩ cách lấp sa i nên liếm cho được nơm nớp. Sợ , phải sống sai nên thàn tr on g h tách đám đô đông... ng, hoặc hùa theo đám Mình thừa nh ận, mình nhiề u lúc cũng số Mình viết kh ng hèn hèn nh ông phải là ư thế. để cổ súy cho vi liên tiếp. Kh ệc sai hay th ông ai muốn ất bại điều đó cả, nhận. Nhưng, ai cũng muốn cần lắm sự nh đư ợc thừa ìn nhận bao Biết đâu, kh dung, đa chiề i không sợ th u. ất bạ i, không ám Viên lại bứt ảnh sợ sai nữ phá mạnh hơn a, Ánh cả những gì đây. em đã làm đư ợc trước

73


74

______

___

_____________

____________ _____________

@HI TRẦN

mọi ngon, nhưng i sống thì oà “X : ôi th câu i bằng một Đời thay đổ cái gì cũng ”. ải 9! yệt vọng. Bỏ tu g òn ph sách thứ khác ph n dọ ở. Quần áo có giây phút ì sẽ tắt th th t hế m Đời ai cũng là gì i ông biết không bỏ cá giường mà kh n tậ èm không nỡ, mà n th đế g ất quá khôn phấn son ch n. Mệt mỏi đế lí Hè vở giày dép a ân mù ch khi tìm ra ng khổ đau một hôm mình là ên ế uy sao, đời cà th ng , ơi nói về Facebook ch mình, bạn ấy a củ dọn nữa lên ật Nh n a một anh bạ từ status củ đời ữ lại trong , và chỉ gi 10 n hĩa. tắc 9 điểm: đế ng 1 từ ì đều vô ểm mọi thứ u ít hơn th Nế n. Hãy chấm đi lê ở tr đạt 9 điểm i bạn những gì thích hơi hơ 0. ng ng bằ hãy giữ lại, 9 n đế có 8 hoặc 7 cũ h u íc đâ th biết cái áo mình nghĩ để đấy kĩ Ví dụ, một vì mình cứ , đi i. Bạn nhớ n đờ tá ốt giải g góc tủ su on tr 6 hay 7 thì m nằ sẽ ưng 99% nó ư vậy rồi. 9 lúc mặc, nh nhiêu món nh o ba c thích đến có n bạ a. Ngành họ mu y bạn hã đi, trong tủ 9 nh n Tì y làm. đạc thích đế đến 9 thì hã ng úc đá Tương tự. Đồ ph ng nh xứ người hạ . Công việc g. Yêu một ỡn dư thì hãy chọn ôi nu y đến 9 thì hã và vân vân. tạm chân thành u. Vân vân yê c tụ o những thứ ếp y ti quá ngắn, ch i n đờ đến 9 thì hã bạ ộc n cu iế chỉ kh duy nhất và g đủ tốt. Nó ôn kh Cuộc đời là n g, bă ừn , ch ông đã nhạt, lưng u thiếu, kh được, nhàn m giác thiế cả ữa g thỏa mãn, gi ôn kh ng cứ hài lòng, g ôn mãi mãi kẹt kh ng ý, hội và khoả , không như gian và cơ ời khoăn, do dự th a chọn lự đi g ớp nhữn phúc. Nó cư ớc vào. Bằng bư n hơ iên không hạnh p nh đẹ t t điểm. Tấ ững điều tố tuyệt vời 9 i đờ đúng trống cho nh i ộc đố cu tuyệt sẽ sống một gì hoàn hảo có u 9 điểm, bạn đâ g ưn càng tốt, nh thấy cao hơn nữa sắc rồi. tới, bạn sẽ 9 là đủ xuất mua sắm sắp y ấy ha th không, nên g òn sẽ ph n uyện, bạ cho lần dọn t cả mọi ch tấ o Thử áp dụng ma và ữa ng gi iều ả. Thử áp dụ nhiều hơn nh ngay hiệu qu dễ dàng rất nh út khắt khe, đị ch t t yế qu này cần mộ ệc thứ việc đưa ra Vi t. mị đổi một số lựa chọn mù dù phải đánh g ưn trận những ần Nh ph . bỏ ận nh n đảm buông n, bạn luôn một chút ca hạnh phúc hơ và g àn nh ẹ nh để cuộc đời loại cóc cả các thể t tấ là y lời. uyên tắc nà i lệ của ng chẹp... Chú ý: Ngoạ muối ớt chẹp ấm ch ài xo ổi me


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.