Dreaming #14

Page 1

I S S U E

X I V

-

N O V EM B ER

201 7

PHOTO: HIEPLEDUC

DREAMING

taipei


38

“Thánh địa” của bạn ở nơi đâu? BÀI: DƯƠNG THÙY


39

Đ

ợt Liên hoan phim Haniff 2016 diễn ra, một người bạn rủ tôi đi xem Con đường tâm linh, một bộ phim của đạo diễn Zhang Yang được chấm 7,7/10 trên IMDb. Phim kể về hành trình của 10 người lớn và một cô bé khoảng 9 - 10 tuổi, đi một quãng đường dài tới 2.000 cây số từ thôn xóm của họ ở Mangkang, qua Lhasa để tới Kang, đỉnh núi linh thiêng mà người Tạng ai cũng muốn một lần đặt chân tới, nơi còn được biết tới với tên gọi Kailash. Đi hành hương nên ai nấy đều chuẩn bị cho mình một tấm da được may như tạp dề đeo trước ngực, dài phủ gối, hai tấm ván bằng gỗ được mài phẳng, cùng rất nhiều giày. Để làm gì ư? Để họ vừa đi vừa quỳ lạy. Cứ khoảng 7, 8 bước vừa đúng thời gian để tụng một câu mantra là họ lại lạy rạp, trán và thân người cùng chạm đất. Khi mọi người biết Nyima và ông chú Yang Pei có ý

định tới núi thiêng Kailash, những người trong làng đã tự động tới xin đi cùng. Mỗi người trong bọn họ khi tham gia chuyến hành hương đều có một lý do của riêng mình. Ông chú Yang Pei muốn thực hiện tâm nguyện của người anh trai đã qua đời mà chưa kịp đến Kailash, cô gái trẻ đang mang bầu Tsring cùng chồng mong chuyến đi sẽ cầu phúc cho đứa trẻ sắp sinh, Rigzin Jigme và Mu Qu lên đường vì muốn cầu siêu cho hai người thợ xây đã qua đời khi xây nhà họ năm ngoái. Ngoài ra còn có cả một anh chàng đồ tể, luôn sống trong cảnh nát rượu để xua đi nỗi sợ là nghiệp sát sinh sẽ bám lấy mình, anh ta đã đến gặp Nyima và mong được theo mọi người. Mười một người họ vừa đi vừa quỳ lạy, băng qua những con đường quốc lộ, kể cả những vũng nước ngập, vượt qua đèo núi, mưa gió giá lạnh, ngập trời tuyết rơi, mặc những chiếc xe ô tô tải rầm rập chạy trên đường. Mỗi ngày đi khoảng mười cây số, cứ thế, chuyến hành hương

ròng rã kéo dài bảy tháng trời. Trong quãng thời gian ấy, Tsring sinh hạ một cậu con trai trên đường hành hương, tưởng rằng cô sẽ bỏ cuộc, nhưng không, Tsring thậm chí đã mang cậu con trai tiếp tục hành trình với mình như một điều đương nhiên, thay vì cả hai theo ông bà nội quay trở lại Mangkang. Ngay cả khi chiếc xe đầu kéo đi theo họ (với nhiệm vụ duy nhất là chở lều, vật dụng cần thiết) bị đâm hỏng đến mức phải bỏ lại đầu máy, mọi người phải cùng nhau đẩy thùng xe đi hết đoạn đường 100 km về Lhasa, họ cũng không bỏ cuộc. Trong lúc những người đàn ông đẩy thùng xe, những người phụ nữ vẫn tiếp tục hành trình của mình. Khi những người đàn ông mệt thì những người phụ nữ chuyển sang kéo xe để đám đàn ông quay trở ngược lại đoạn đường họ đã đi qua, về đúng vị trí họ bắt đầu kéo xe khi nãy để tiếp tục chuyến hành hương của mình. Dù là phải đẩy xe đầy


40

mệt mỏi và khó nhọc nhưng họ vẫn không quên nhiệm vụ chính của mình, không nhường việc khó khăn nhưng cũng được coi là lợi lạc đó cho người khác. Cứ thế, họ tiến về Lhasa, không màng mất bao nhiêu thời gian để di chuyển, không hề nóng vội cũng như không rời bỏ mục tiêu. Hết tiền để đi Kailash, họ đi rửa xe thuê cả tháng ở Lhasa, đi phơi chăn, giặt giũ, làm việc nhà nhưng đến đêm, vẫn tiếp tục chuyến hành hương ở trong lòng thành phố. Vậy đó, khi chúng ta nhất mực muốn làm điều gì đó, chúng ta sẽ luôn tìm cách để có thời gian làm việc đó. Nếu chúng ta không làm, thì hẳn đó là việc không quan trọng như vẫn tưởng. Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, cả mười một người đều không quên điểm đích mình hướng đến, họ không bàn lùi, ai nấy đều hết sức nỗ lực để đi cùng người khác. Như anh chàng đồ tể trong phim, từng là một con ma men, nhưng khi bắt đầu cuộc hành trình đã quyết tâm cai rượu, cố gắng hết sức trên quãng đường để không thua một cô bé con như Gyatso. Anh chàng này làm tôi nhớ đến Lisa Allen, đối tượng nghiên cứu ưa thích của

các nhà khoa học được đề cập trong cuốn sách Sức mạnh của thói quen (Charles Duigg). Lisa cũng là một người nghiện rượu và thuốc lá nặng, béo phì, nợ nần và mọi thứ không thể tồi tệ hơn với Lisa khi chồng cô thông báo ly hôn để đến với người phụ nữ khác, khiến Lisa tức điên, thậm chí còn dọa đốt nhà tình địch. Nhưng rồi cuộc đời của Lisa đã đổi thay, sau chuyến đi Cairo. Ở Cairo, Lisa ngồi trong xe, băng qua khu kim tự tháp, sa mạc rộng lớn và thầm nghĩ, “mình phải có một mục tiêu cho cuộc đời, một cái gì đó để hướng đến”. Lisa lúc đó không biết mình có đủ sức và tiền bạc để quay trở lại và đi bộ băng qua sa mạc hay không, nhưng cô có một quyết tâm để dồn vào

đó sự tập trung, quyết thay đổi chính mình. Sau này, các nhà khoa học đã khám phá ra chính nhận thức thay đổi ở Cairo của Lisa và quyết định thay thế thuốc lá bằng những hoạt động hữu ích như chạy bộ, đổi chế độ ăn… đã khiến cấu trúc thần kinh liên quan đến thói quen cũ của cô được thay bằng cấu trúc mới.


41

Khi thói quen thay đổi, não cũng thế, biến Lisa trở thành người tràn đầy sức sống, không còn nợ nần, không uống rượu, có công việc ổn định, kết hôn, mua nhà. Vậy đấy, khi có một mục tiêu mãnh liệt, cuộc đời của chúng ta sẽ có một bước ngoặt lớn. Mạnh mẽ hơn, có

động lực đổi thay, có niềm tin, vượt qua chính mình và làm những điều mà khi nhìn lại bản thân cũng cảm thấy đáng kinh ngạc. Trong bộ phim tôi đề cập đến, con đường mà mười một người cùng trải qua không chỉ là hành trình dài từ Mangkang đến Kailash mà

còn là con đường vượt qua giới hạn bản thân của mỗi người, phá vỡ những điều quen thuộc, để hiểu biết hơn về sự sống xung quanh. Vượt qua chính mình tuy là chuyện của mỗi người, nhưng có những lúc chúng ta vẫn cần tới sự hỗ trợ của xung quanh, của những người đồng đội đi cùng, để nhìn vào sự nỗ lực


42

của nhau, nâng đỡ và cùng cố gắng. Cần những người thông thái và hiểu biết hơn cho lời khuyên, như ông lão đã cho Nyima cùng những người bạn ở nhờ, cũng là người đã nói với đoàn người hành hương: “Bái lạy là dùng cái tâm của mình để cầu phúc cho người khác. Khi mong bình an đến cho người khác, cũng là cầu phúc cho chính mình”. Cần cả những người đi trước, chia sẻ về hành trình của họ để tiếp thêm niềm tin. Cần cả những người kế bước, để trao ngọn lửa của mình cho họ. Đó là một cuộc trao

truyền vĩ đại, nối tiếp từ lớp người này sang lớp người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên trên thế giới này hằng năm vẫn có hàng triệu người hành hương đến những vùng đất thánh địa trên thế giới. Với mỗi người, thánh địa trong tâm tưởng có thể khác nhau, là Kailash của Tây Tạng, Mecca của người Hồi Giáo, Jerusalem của người Do Thái… cũng có thể là Everest, Bắc Cực lạnh lẽo với những người ưa mạo hiểm; Harvard, Standford với những người đeo đuổi tri thức; thung lũng Silicon với dân công nghệ… Mỗi

người có một lý do riêng để tìm đến đó, để chiêm bái, ngưỡng vọng và cầu mong. Những cuộc “hành hương” thực sự là khi chúng ta chịu để mình nếm mùi gian khổ, để thấy được bản tâm phản ứng trước những nhọc nhằn, gian khó, những điều mà khi thường sẽ chẳng thể nhận ra do sự che mờ của lý trí. Một khi thấy rõ được mình thì mới cải biến được mình. Còn nếu bạn là người thích đi bằng cáp treo, nhìn mọi thứ từ trên cao thay vì áo ướt mồ hôi và đặt chân dưới đất thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

P/S: À, hồi kết câu chuyện Lisa và Cairo như thế này: Mười một tháng sau khi đến Cairo lần đầu, Lisa đã quay trở lại, băng qua sa mạc cùng sáu người khác trên một chiếc xe có máy lạnh, cùng nước, đồ ăn, lều GPS,… Như vậy, có vẻ như cô nàng đã không đi bộ qua sa mạc. Nhưng có hề gì, quan trọng hơn cả là Lisa đã thay đổi, sống tích cực hơn, vậy là đủ!


43

Ngọt Vị của tuổi trẻ BÀI: TRAVELLING KAT


44

M

ột lần vô tình, tôi về đến Paris đúng vào dịp Ngọt, “những chàng Peter Pan của nhạc Việt”, có liveshow tại Paris. Vài tin nhắn nhanh chóng với Phan Việt Hoàng, tôi có một cuộc phỏng vấn với ban nhạc chỉ vài giờ trước buổi biểu diễn. Nhiều tháng sau buổi phỏng vấn ấy, tôi không lên được bài. Vì trong tôi âm thầm nghĩ một điều gì đó lớn hơn một bài viết về âm nhạc. Có điều gì đó từ câu chuyện âm nhạc, cuộc sống, tình bạn của Ngọt, cho tôi những suy tưởng về thế hệ tôi, một thế hệ bị dán nhãn đầy khiên cưỡng: Thế hệ không làm gì.

hệ “không làm gì”. Họ nhìn cách chúng tôi ngồi cà phê, trà đá chém gió, dùng điện thoại gần như cả ngày và cho rằng chúng tôi đã chôn vùi tuổi trẻ của mình - không làm gì! “Ôi mấy năm nay tôi vui chơi nhiều Ôi mấy năm nay xung quanh toàn tình yêu Ôi mấy năm nay gặp may gặp may Tôi thấy như tôi thật hay thật hay”

“Vẫn những câu hỏi nhỏ Sau bao tháng chia ly Anh vẫn thường thắc mắc Khi anh không làm gì...”

Gượm đã nào! Hỡi những nhà xã hội học, hãy thôi ghép những người trẻ chúng tôi vào khái niệm “làm việc” là văn phòng, nhiều giờ ngồi bên máy tính chăm chăm trên một phần mềm Microsoft Office nhàm chán. Bằng việc không làm gì ấy chúng tôi kết nối, xây dựng mối quan hệ, chúng tôi quan sát và tìm thấy ý tưởng từ chính những buổi trà đá ấy. Tạp chí Forbes dự đoán đến năm 2020, tất cả các văn phòng đều sẽ là co-working space bởi “sự kết nối là yếu tố quyết định” và “những người làm đầu óc vẫn đang phải đối diện với một cơn khát, ấy là cơn khát cảm hứng”. Chính Ngọt là một minh chứng sống.

Thắng và Ngọt cũng những người trẻ đô thị chúng tôi, những người bị những nhà xã hội học chỉ trích là thế

Chúng tôi ngồi ly trà đá Hồ Gươm, nhất định một hàng quen, bạn của bạn bỗng thành bạn của mình chỉ qua

KHÔNG LÀM GÌ Lần đầu tiên tôi nghe ca khúc Em dạo này, MV viral mới của Ngọt, qua một video YouTube Thắng hát trong một quán cà phê ngồi ghế đẩu. Thắng ôm đàn, mắt lim dim hát.

một buổi trà đá như thế, có một ý tưởng con cưng dù thô mộc, đem ra hội bạn để chúng nó chắp thêm cánh, thêm râu thành một ý tưởng thành hình. Khác với ban nhạc được hình thành bài bản, theo cách truyền thống, tôi sẽ gọi Ngọt là ban nhạc thời start-up. Ngọt không có ông bầu, dù hàng chục ngàn fan. Phan Việt Hoàng, một thành viên tự nhận mình “ít ngọt” nhất đứng lên nhận việc tổ chức tài chính, báo chí và sự kiện cho ban nhạc. Kênh đầu tiên ban nhạc sử dụng để kết nối khán giả không phải ra album, liveshow, MV hay báo chí truyền thống mà là Facebook, YouTube, SoundCloud… Sử dụng Go funding, một hình thức kêu gọi vốn online để có tiền ra album đầu tiên. 60 triệu đồng làm album đầu tiên là từ người hâm mộ tự gọi mình là Kẹo - cộng đồng yêu thích Ngọt. Vũ Đinh Trọng Thắng, sáng tác chính viết nhạc đều đặn, không ngại biến hoá, không chịu áp lực của công ty quản lý. Sáng tác hoàn chỉnh được gắn mác “Ngọt” từ nhạc, lời đến phối khí như một sản phẩm của tập thể. Mà sản phẩm của tập thể thật. “Khi vừa nháp ra một sáng tác, Thắng mang đến cho band xem, chơi thử, và sửa, dựng thêm… Mỗi ca


45


46

khúc dù Thắng mang tới đều có thể có một câu bass của Hoàng, một đoạn guitar của Hùng… Cứ thế, sáng tác đó không còn là của riêng Thắng, mà là của Ngọt,” Thắng kể. Sau khi Tuấn, một thành viên cũ của Ngọt rời ban nhạc, Nguyễn Chí Hùng, thành viên trẻ nhất tham gia ban nhạc. Ngọt hiện tại hoàn thiện gương mặt của mình. Bước ra khỏi thời kỳ chỉ kết nối với khán giả bằng âm nhạc, Ngọt bắt đầu kết nối với khán giả bằng hình ảnh của mình: Trẻ trung, tự do, nhiều hoài bão và sáng bừng một màu lạc quan: Các buổi liveshow cho du học sinh ở nước ngoài, tour diễn, MV viral và CD. Cách Ngọt được sinh ra và thành công, sao tôi thấy rất giống cách các startup bây giờ thành công: Khi ý tưởng và sự kết nối chính là các yếu tố kiên quyết bên cạnh tài năng. Chính Thắng và Nguyễn Hùng Nam Anh, bạn thân của Thắng, cũng được các thành viên khác thường trên gọi là founder và co-founder của Ngọt. Và thế này nhé, tất cả những việc đó, những thành tựu đó đến từ những buổi trà đá.

CÁ HỒI Tôi đã hỏi bốn chàng trai về vị của tuổi trẻ của họ.

“Vị ngọt! Kat tưởng tượng xem: Giờ mình trẻ, mình có ban nhạc và mình đang ở Pháp, không phải để chơi không thôi, mà là để hát, để biểu diễn. Mình có những khán giả trẻ và văn minh. Thế không phải quá ngọt ngào hay sao?” Thắng trả lời tôi với ánh mắt mơ màng. Trong cả buổi phỏng vấn, tôi luôn thấy cái vẻ mơ màng ấy của Thắng. Nhưng liệu đó đã là tất cả? Khác với một Thắng mơ màng, một Hùng trẻ tuổi đầy lạc quan, Nam Anh và Hoàng kể cho tôi nhiều hơn về vị ngọt đến đằng sau vị đắng. Vị đắng của những vất vả khó nhọc mà một ban Underground phải chập chững bước qua: Sự phản đối của gia đình, không có nhạc cụ, không có tiền làm album, dù có chút tiền người hâm mộ góp qua Go funding nhưng vẫn không đủ, phải ngậm ngùi hoãn kế hoạch ra album để dành dụm tiền tiếp, các thành viên đến và đi… Nam Anh bỏ sang bên ngành học Mỹ Thuật để tham gia Ngọt. Hoàng cũng gạt sang một bên sự nghiệp riêng của mình (một phóng viên mảng kinh tế) để dành toàn bộ thời gian cho Ngọt. Thắng kể những sáng tác của Ngọc dù nghe tưng tửng nhưng là kết quả của nhiều tháng, nhiều năm tích góp cảm xúc, câu

từ để tạo ra. Kể cả fan, một cộng đồng Kẹo trẻ trung, văn mình, nghe nhạc khó tính cũng không phải món quà được đặt vào tay Ngọt. “Một khi mình sáng tác và nghĩ làm sao mình có thể làm hài lòng đám đông khán giả, đó là lúc mình coi thường và hạ thấp chính khán giả của mình. Ngọt cứ sáng tác từ xúc cảm, ngôn ngữ, thanh âm của Ngọt và những gì Ngọt hướng thượng, Ngọt sẽ có được khán giả lắng nghe được và yêu thích,” Thắng chia sẻ về việc sáng tác của mình. Và Thắng không sai! Kẹo là một cộng đồng fan trẻ trung, hiện đại, phần không nhỏ là du học sinh, những người trẻ thường cửa miệng rằng họ lâu rồi không nghe nhạc Việt. Nhưng Ngọt có trong playlist của họ, Ngọt có âm nhạc mà họ tự hào khoe rằng: Đây là nhạc trẻ Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Kẹo không đi ganh lượng xem trên YouTube, Kẹo không đi tranh cãi cùng fan của các ban nhạc khác. Kẹo làm nên Ngọt, Kẹo cháy hết mình trong các đêm liveshow của Ngọt, bán CD cùng Ngọt, chụp hình quảng bá cho Ngọt và thậm chí cho Ngọt ở nhờ trong các tour diễn. Chính buổi biểu diễn


47

tại Paris này cũng là do hội du học sinh tại Pháp tổ chức và mời Ngọt tới diễn. Hai đêm mà khán phòng của khoa Đông Nam Á tại Cité internationale universitaire de Paris (Đại học thành phố Paris) không còn chỗ trống. Và tôi sẽ không bất ngờ, nếu một ngày thấy Ngọt và Kẹo hoà chung trong một buổi trà đá, cùng chém gió và ôm đàn hát. Dù cả bốn thành viên đều trả lời ngọt là vị của tuổi trẻ họ, của những ngày họ đang được đi qua, được sống cùng ban nhạc. Nhưng họ và chính tôi cũng thấy vị đắng dù rất nhẹ. Thật may, không ai bỏ cuộc, ai cũng chọn làm

những chú cá hồi, bơi ngược dòng, không phụ lòng Kẹo cho đến ngày hưởng vị ngọt này.

KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG MƠ ƯỚC Ngọt giới thiệu thế này về mình: “Khi còn là một đứa trẻ, bạn ước được ăn thật nhiều kẹo. Rồi khi lớn lên, hầu như mọi người quên mất ước mơ khi còn bé; có lẽ họ có những giấc mơ khác, hoặc họ dừng việc mơ ước lại. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn lập một ban nhạc với cái tên Ngọt? Bạn được sống trong giấc mơ thời thơ ấu của mình, bạn nhất

định muốn ăn hết chỗ kẹo đó...” Suốt buổi phỏng vấn, cả bốn thành viên đều không ngừng nói họ đang sống trong những ngày đẹp nhất, ngọt ngào nhất của mình: được diễn ở Paris và xách ba lô đi du lịch khắp châu Âu, nhưng bạn biết không, tôi tin chắc, giấc mơ của họ không dừng lại ở đó. Họ sẽ không bao giờ ngừng mơ ước và chạm vào giấc mơ của mình. Họ cho tôi thấy hình ảnh thế hệ tôi, những chú cá hồi tưởng như không làm gì nhưng thực ra, đang bơi ngược dòng nước để chạm tới giấc mơ mình.


48


49

Alicia Vikander Bay trên đôi chân vũ công BÀI: HOÀI NAM

Bước ngoặt sự nghiệp của mỗi người có thể đến từ những điều nhỏ bé, thỉnh thoảng khá kì khôi. Với Alice Vikander, nữ diễn viên trẻ sáng giá nhất của Thụy Điển hiện tại, bước ngoặt đó đến từ “đôi chân”. Một đôi chân xấu xí đã biến cô từ một vũ công ba lê thành ngôi sao màn bạc.


GIẤC MƠ MỚI 50

Không phải mọi diễn viên đều bắt đầu từ tình yêu diễn xuất. Vikander là một trong số đó. Giấc mơ thiếu thời của cô bé đến từ một ngôi làng nhỏ ở Gothenburg, Thụy Điển, là trở thành vũ công ba lê. Mẹ là diễn viên kịch, Vikander đã có cơ hội diễn xuất ngay từ năm 7 tuổi trong vở kịch Kristina från Duvemåla. Tuy nhiên, tình yêu lớn nhất cô vẫn dành cho chiếc giày mũi nhọn. Năm 15 tuổi, Vikander đã một mình chuyển đến Stockholm để theo học tại trường dạy ba lê chuyên nghiệp. Tràn đầy háo hức và niềm tin, dường như không điều gì trên thế giới có thể ngăn cản con đường cô đã định. “Tôi không có được bàn chân đẹp,” Vikander nói với tờ Guardian trong một cuộc phỏng vấn năm 2015. Đó là năm bước ngoặt trong sự nghiệp của cô, với thành tích đáng nể là thắng Oscar Nữ phụ ở tuổi 27, nhờ vai diễn trong Danish Girl (Cô gái Đan Mạch). Cô vào vai người vợ bi thương của chàng trai đầu tiên chuyển giới thành nữ trong lịch sử. Diễn xuất chân thực, giàu cảm xúc của Vikander đã chinh phục được các thành viên Hàn Lâm Viện, đến mức khiến họ quên mất rằng cô chưa đủ điều kiện được đề cử: Diễn viên phải xuất hiện trên 50% thời lượng phim. Diễn xuất

của Vikander đủ sức nặng như thế. Tất cả có vẻ bắt đầu từ bàn chân không chuẩn mực cho một vũ công ba lê. Đó là môn nghệ thuật mà nỗ lực không thể phủ lấp được tố chất. Bàn chân xấu, nghĩa là không thực hiện được các động tác khó, và dễ gặp tổn thương. Sự thật, Vikander đã phải chịu các tổn thương này ở những năm đôi mươi, như một hậu quả. Giấc mơ Hồ Thiên Nga bắt buộc phải khép lại. Vikander rời trường dạy ba lê chỉ một năm sau đó. Nếu như là ai khác, điều này có lẽ sẽ trở thành cú giáng mạnh đầu đời. Nhưng Vikander là một cô bé đầy tự lập, tính cách được trui rèn suốt thời ấu thơ, khi bố mẹ cô li dị từ rất sớm. Cô gái 16 tuổi không để bản thân chìm vào bi lụy. Trong thời gian đó, Vikander tham gia vào một bộ phim truyền hình do Tomas Alfredson đạo diễn, và nhận ra mình có thể diễn xuất rất tốt. Như một câu nói cũ, khi cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Vikander không chờ đợi quá lâu để bước qua nó.

ĐAU ĐỚN LÀ BẠN Một thập kỉ sau, nhiều người hẳn sẽ cảm ơn đôi chân “xấu xí” của Vikander, vì nhờ đó một diễn viên xuất sắc đã ra đời. So với nhiều người khác, con đường danh vọng của cô gái Thụy Điển dường

như trải đầy hoa hồng. Năm 2012, ở tuổi 22 và mới chỉ đóng bộ phim thứ ba trong sự nghiệp A Royal Affair (Chuyện tình hoàng gia), Vikander đã được Viện phim châu Âu bầu chọn là “ngôi sao mới”. Năm 2014, cô tiến vào Hollywood bằng bộ phim giả tưởng hiện tượng Ex-Machina (Người máy trỗi dậy). Các lời mời liên tiếp bay đến, Vikander đóng đến 8 phim trong năm 2015 và thắng Oscar ngay lần đầu tiên được đề cử. Có lẽ, tương lai này còn đẹp đẽ hơn giấc mơ ba lê ngày nào. Nhưng chắc chắn rằng, không có hoa hồng nào trên con đường điện ảnh. Thành công của Vikander đến từ quá trình làm việc với cường độ không tưởng. Ngay cả với diễn viên giàu kinh nghiệm, 3 phim một năm đã là nhiều. Vikander thường chạm đến gấp đôi con số đó. Cô có một trường vai diễn rất rộng, vì không ngại thử thách bản thân. Ngoài tâm lí và giả tưởng, Vikander từng tham gia phim chiến tranh Testament of Youth (Khát vọng tuổi trẻ, 2014), trở thành nữ nhân hành động trong The Man From U.N.C.L.E (Tổ chức bóng đêm, 2015), đóng cặp với Bradley Cooper trong phim hài lãng mạn Burnt (Bùng cháy, 2015)… thậm chí lồng tiếng cho cả phim hoạt hình Birds Like Us (Bầy chim tinh nghịch, 2017). “Tôi luôn đặt


51

ALICIA VIKANDER SINH NGÀY 3/10/1988. CHA MẸ LI DỊ KHI CÔ MỚI 2 THÁNG TUỔI. VIKANDER SỐNG CÙNG MẸ VÀ ĐƯỢC CHA GHÉ THĂM MỖI 2 TUẦN. MAY MẮN RẰNG, CÔ VẪN NHẬN ĐƯỢC “SỰ QUAN TÂM VÀ THƯƠNG YÊU NHIỀU NHẤT CÓ THỂ” ĐẾN TỪ CẢ HAI NGƯỜI. NĂM 2014, VIKANDER BẮT ĐẦU HẸN HÒ VỚI NAM DIỄN VIÊN MICHAEL FASSBENDER. NGÀY 14/10/2017, HO ĐÃ TỔ CHỨC MỘT ĐÁM CƯỚI GIẢN DỊ Ở IBIZA, TÂY BAN NHA. LỄ CƯỚI ĐƯỢC GIỮ RIÊNG TƯ, KHÔNG CÓ SỰ XUẤT HIỆN CỦA GIỚI TRUYỀN THÔNG.

mình ra khỏi vòng an toàn,” cô nói về châm ngôn sống và làm việc của bản thân. Sắp tới đây, sự nghiệp của cô gái Thụy Điển có thể vươn đến tầm cao mới, khi vào vai biểu tượng hành động Lara Croft trong Tomb Raider (Kẻ trộm mộ), sẽ ra mắt vào năm 2018. Trong quá khứ, đây là vai diễn làm nên danh tiếng của Angelina Jolie. Ban đầu khi nghe tin, nhiều người đã tự hỏi và cả chế nhạo rằng, làm sao một diễn viên chỉ cao 1,6 mét có thể đảm đương

nổi các màn hành động dữ dội? Chưa kể Croft của Jolie còn là một biểu tượng quyến rũ. Nhưng khi trailer phim ra mắt, Vikander cho thấy cô có thể đảm đương ở cả hai mặt ấy. Đó là một Lara Croft đậm chất hành động và vô cùng gợi cảm, với rất nhiều hứa hẹn. Điều ít người biết là Alicia Vikander không hề yêu thích hành động hay thể thao. Nhưng cô sẵn sàng tập luyện sáu giờ một ngày và sáu ngày một tuần cho Tomb Raider,

để có hình thể tốt nhất, dù “thật sự đau đớn”. Nhưng nỗi đau, và tinh thần chấp nhận thử thách, luôn là một phần trong cô. “Từ khi học ba lê, tôi đã quen với việc chịu đau. Đến mức nếu không có nó, tôi cảm thấy như mất đi một người bạn cũ,” cô nói. Và chúng ta nhận ra, có lẽ giấc mơ ngày bé chưa từng rời bỏ cô. Alicia Vikander thành công và bay cao trong thế giới điện ảnh, vì cô vẫn đang nhảy trên đôi chân của một vũ công đầy khát khao của tuổi 16.


52

Lời tạm biệt tuổi thơ BÀI: HOÀI NAM


53

Thật kì lạ khi có những bộ phim không hề nổi bật ở một mặt nào cụ thể, cả hình ảnh, hiệu ứng, thậm chí cả nội dung, nhưng lại ghi dấu ấn trong ta đậm nét nhất. My Beautiful Girl, Mari (Cô gái xinh đẹp của tôi, Mari), tác phẩm hoạt hình Hàn Quốc năm 2002, là một trong số đó.

GIỮA MƠ VÀ THỰC My Beautiful Girl, Mari mở đầu bằng một cánh chim bay, một lối khơi gợi kí ức quen thuộc, sau này được một phim hoạt hình nổi tiếng khác của Nhật Bản sử dụng là 5 cm/s (2010). Giữa thành phố phủ đầy tuyết trắng và những giai điệu lãng đãng như một giấc mơ, đó là cánh chim báo hiệu cuộc gặp gỡ của nhân viên văn phòng Nam-Hoo với quá khứ của anh. Quá khứ đó có hiện thân là Jun-ho, người bạn cũ đã lâu không gặp. Jun-ho sắp chuyển sang sống ở nước ngoài và hẹn gặp anh để hàn huyên. Kí ức đưa Nam-hoo trở lại mùa Hè năm 12 tuổi, ở một làng chài nắng gió hiền hòa. Như bao đứa trẻ mồ côi cha khác, cậu có một nỗi cô đơn không thể sẻ chia. Hằng ngày, Nam-ho đi học và dạo

chơi cùng cậu bạn mập Junho, cãi nhau với đám con gái, ngủ những giấc dài trên các đồng cỏ, trèo lên cối xay gió… Một tuổi thơ bình dị như mọi đứa trẻ khác. Cậu chỉ không ngờ rằng đó là mùa Hè của sự chia ly sắp sửa. Jun-ho chuẩn bị chuyển lên thành phố. Mẹ cậu đang được một người đàn ông để ý, có thể bị “cướp” đi khỏi cậu. Người bà già cả có thể ra đi bất kì lúc nào. Mọi thứ đang thay đổi. Giữa thời điểm chuyển giao ấy, Nam-hoo bỗng gặp phải một sự kiện kì lạ. Tình cờ nhặt được viên bi tỏa ánh sáng lấp lánh, cậu được đưa vào một vùng đất thần tiên, nơi mọi thứ như được làm bằng những khối bông. Ở đó, cậu gặp một cô bé tên là Mari. Không nói lời nào, Mari chỉ dịu dàng bay lơ lửng và chạm vào tóc Nam-hoo. Mari là ai? Thế giới này có ý

nghĩa gì? Mọi thứ là thật hay chỉ là tưởng tượng? Cậu bé không rõ. Chỉ biết rằng ngày chia ly đang đến rất gần.

THỜI KHẮC CHIA LY Khác với Nhật Bản, Hàn Quốc chưa bao giờ là xứ sở của hoạt hình. Kể tên một phim hoạt hình Hàn nổi tiếng thế giới có lẽ là câu hỏi khó với không ít người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, xứ sở Kim Chi vẫn cho ra đời những viên ngọc quí. The Clockwork Girl (Cô bé rô bốt, 2014), Sky Blue (Bầu trời xanh, 2003), Yobi, the Five Tailed Fox (Ngũ vĩ hồ li, 2007)… là những ví dụ tiêu biểu. Và ít được biết đến hơn, nhưng xuất sắc không kém, là My Beautiful Girl, Mari. Về mặt hình ảnh, đây không phải là bộ phim hàng đầu của thể loại. Đạo diễn kiêm họa


54

MY BEAUTIFUL GIRL, MARI THẮNG GIẢI THƯỞNG LỚN TẠI LHP ANNECY, PHÁP. ĐÂY LÀ MỘT TRONG BỐN LHP HOẠT HÌNH LỚN NHẤT THẾ GIỚI.

NGOÀI MARI, ĐẠO DIỄN LEE SUNG-GANG CÒN THỰC HIỆN MỘT PHIM NỔI TIẾNG KHÁC LÀ YOBI, THE FIVE TAILED FOX. ÔNG ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO HOẠT HÌNH HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI.

sĩ Lee Sung-gang lúc đó chỉ mới tập tành vẽ màu nước. Các hình khối chưa vững vàng và hơi thiếu thân thiện, đặc biệt nếu so với những tượng đài vẽ tay như Studio Ghibli của Nhật. Chúng ta có thể không quen khi mới thưởng thức. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, My Beautiful Girl, Mari lại ghi dấu trong tâm trí người xem ở một vị trí không thể thay thế. Các khiếm khuyết bỗng trở thành nét đặc trưng, khiến bộ phim không bị lẫn vào các tác phẩm khác. Và lạ lùng thay, thế giới của Mari bỗng ngày càng gần lại với tâm hồn chúng ta. Hoạt hình nói riêng, và điện ảnh nói chung, có một yếu tố đặc biệt: Tính thời điểm. Có

những điều chỉ xảy đến một lần và chỉ một lần trong đời các nhà làm phim, trở thành linh hồn của tác phẩm. Sau này, dù kĩ thuật có hoàn hảo hơn, điều quí giá đó cũng không quay trở lại. Với Lee Sung-gang và My Beautiful Girl, Mari, đó là nhận thức về chia ly, sự ngây thơ của tuổi trẻ, kết hợp với những nét vẽ vụng về phù hợp. Đây là bộ phim đầu tiên của Sung-gang, và ông truyền tải vào đó những cảm xúc thiếu thời chân thật, trong trẻo và cả ngọt ngào. Và càng xa rời tuổi thơ, người xem càng thấm thía hơn. Nam-hoo, như tất cả chúng ta, đều phải tìm kiếm một chỗ dựa tưởng tượng trong thời khắc trưởng thành khó

khăn. Có phải điều mỗi người sợ hãi nhất ở tuổi thiếu niên, không còn là những con quái vật trong truyện cổ, mà là thời khắc tạm biệt. Tạm biệt những người ta yêu thương, tạm biệt nơi chốn thân thuộc, và tạm biệt tuổi thơ yêu dấu. Trong những cảnh xúc động nhất, gần gũi như cuộc sống của My Beautiful Girl, Mari, như khi Jun-ho bước lên chuyến tàu, khi bà nội của Nam-hoo ra đi, khi Mari vẫy tay chào lần cuối… người xem sẽ tự hỏi rằng tuổi thơ của chính mình đã biến mất từ bao giờ? Tuổi thơ đã ở đâu, khi mỗi người bước qua ranh giới trưởng thành? Vì sao ta không nhận ra? Đây là bộ phim dành cho những ai chưa kịp nói lời tạm biệt.


55


56

●● TRẦM ●●

NGƯỜI CŨ qua Rồi mình sẽ là người cũ của hôm n nguyê Đi về miền thảo ngủ quên trên đồng cỏ Em quên thật rồi cảm giác yêu ai đó Em cũng quên rồi Vết hôn vội miên man. nàn Rồi mình sẽ lại đợi chờ những nồng phố thành ngang về Của vài ba chuyến tàu ghé

nắng đổ Mình cầm ô đợi yêu thương trong không em. anh, không Nhưng là một tình cảm mới, nhem Rồi mình sẽ quên dòng nước mắt ướt khóc Em về trời mưa nên em không kịp

trời mọc Hẹn gặp yêu thương khi ngày mai vui hơn. Hẹn gặp lại mình, một người mới,


●● TRẦM ●●

CHUYỆN CHÚNG MÌNH

57

Chuyện chúng mình mùa Đông Đã kể rất nhiều với g đôi mùa tàu đi lạc Và cả những dòng sôn Chuyện của mình

Chỉ một mình em hát trên gương mặt người Về những buồn vui nằm anh cười Em tự hỏi có bao giờ n cánh bay về tổ? Khi đàn chim chiều vươ đau khổ Em kể về tất cả những những tổn thương. Còn anh ngồi trách cứ Chuyện của mình một con đường Như người ta đi trên dễ dàng vấp ngã Mà thấy lối nào cũng ng ngày mình đã Em khép lòng, quên nhữ ngơ ngác, nhiêu khê. Giấu một chuyện tình

●● TRẦM ●●

ĐỪNG NẶNG LÒNG VỚI ANH Anh nói đừ ng nặng tì nh với an Hãy dành h yêu thương cho một ai đó khác Vậy mà em sao cứ há t Bài tình ca cho du y nhất mộ t người. Anh nói đừ ng nhìn an h và cười Hãy giữ ch o trái ti m bình yê n nhất Nhưng mà em thật sự rất thành thật Nên nụ cư ời đôi lú c hóa khổ đau. Vì sao mì nh đừng nặ ng tình vớ Đừng trả i nhau? lời em rằ ng anh kh ông biết nữa.


58

Vết thương chưa lành BÀI: HIRO


“I know I have a fickle heart and a bitterness, And a wandering eye, and a heaviness in my head.” (Don’t You Remember, Adele)

1

Năm thứ hai đại học, bạn tôi kết thúc mối tình đầu với một gã mà nó quen qua diễn đàn nhiếp ảnh. Nó khóc cả tuần, mắt lúc nào cũng trong tình trạng sưng húp. Một đứa bạn khác của tôi chia tay nhỏ người yêu bằng tuổi nhưng học khác trường. Lý do là sau gần một năm thề thốt ngốc xít đủ kiểu, bạn tôi phát hiện trên đầu mình có cái sừng to tướng. Chia tay gọn gàng, chóng vánh. Bạn tôi chẳng khóc, cũng chẳng thể hiện ra ngoài là mình đang buồn. Nhưng một tháng sau đó nó sụt liền năm cân, trông như bộ xương di động. Thế đấy. Dù khóc òa lên thật to, hay dồn nén sâu trong lòng, cảm xúc hậu chia tay bao giờ cũng là một nỗi buồn da diết. Sẽ là vô vị khi so sánh ai buồn hơn ai. Sẽ là thừa thãi khi đo đếm nước mắt ai rơi nhiều hơn. Nỗi buồn không cần những nghiệm số mang tính hình thức như vậy. Suy cho cùng mỗi người họ đều đã mất đi một người từng được coi là nửa còn lại của chính mình.

2

Gào thét cũng được. Đập phá cũng chẳng sao. Tự giam mình trong nỗi cô đơn cũng là một phương án

không tồi. Để đương đầu với nỗi buồn, mỗi chúng ta tự tìm cho mình một cách riêng. Hãy coi đó là giai đoạn chúng ta được phép làm mình làm mẩy với chính bản thân, để rồi dần dà, những trái tim tan vỡ sẽ tự nghiệm ra phải làm gì để xoay xở với mớ cảm xúc hỗn độn hậu chia tay: Nén nỗi buồn ấy xuống. Gạt béng nó sang một bên. Thoả hiệp hoặc cương quyết không cho phép nó trở lại làm phiền. Như người ta vẫn nói: Thời gian hàn gắn tất cả. Lòng sẽ nhẹ hơn và tâm trí thôi rối bời. Trời hửng nắng bởi mây đen không còn nữa. Thở phào. Phải chăng ta đã trả xong món nợ cảm xúc. Phải chăng mối quan hệ ấy đã chính thức kết thúc. Phải chăng giờ ta có thể giở quyển sách “Cuộc sống” sang một chương mới? Có lẽ là… chưa.

3

Khi nỗi buồn vơi đi, lý trí lên ngôi. Chúng ta bình tĩnh hơn và bắt đầu soi xét những gì đã xảy ra. Đó sẽ là khoảng thời gian cho một loạt những câu hỏi mà đôi khi không có câu trả lời: Tại sao chúng ta chia tay nhau? Lỗi là của ai? Nếu thời gian có thể quay ngược, liệu chúng ta có tránh được đổ vỡ ngày ấy

không? Những trái tim mềm yếu sẽ bị chuỗi câu hỏi ấy dằn vặt để rồi đâm ra trách móc chính mình. Nó khiến chúng ta tự mắc kẹt ở hiện tại, bi quan hơn về tương lai. Ngay trước khi rời ghế giảng đường đại học, bạn tôi chia tay mối tình đầu từ thời cấp Ba. Một ngày, nó hỏi tôi: Năm năm có phải là quãng thời gian dài không? Liệu có quá dài tới mức không thể quên được? Liệu sau này tao có thể yêu ai được nữa không? Để an ủi nó, tôi nói rằng: Một lúc nào đó mày sẽ gặp được một người khiến mày hạnh phúc trở lại. Chẳng phải mọi người thường nói cách nhanh nhất để quên đi một người cũ là sự xuất hiện của một người mới đấy thôi. Tôi nghĩ câu trả lời của mình cũng có lí. Nhưng rồi tôi nhớ tới Cuốn Theo Chiều Gió cùng nỗi khắc khoải tới tuyệt vọng của Scarlet khi nghĩ về Ashley, bất chấp giờ nàng đã là vợ của Rhett. Tôi nhớ tới Friends khi Ross lầm tưởng mình đã tìm được mộtngười-mới, để rồi nhận ra anh còn yêu Rachel rất nhiều. Là cái bóng của người cũ quá lớn, hay bởi tình yêu của người mới chưa đủ sức lan toả? Là chúng ta cố chấp không muốn quên,

59


60

hay bởi lòng bất lực không thể quên? Trong khoảnh khắc, tôi cảm giác mình cũng đang bị những câu hỏi hậu-nỗi-buồn ấy dằn vặt.

4

Mùa Thu năm ngoái tôi sang thăm cô em họ du học bên Hàn Quốc. Vừa kết thúc đại học, em được gia đình tống thẳng sang đây để tiếp tục lấy bằng thạc sỹ. Cái sự học hành vất vả ấy thực ra chỉ bởi bố mẹ muốn ngăn cách em và cậu người yêu, một chàng trai hơn em năm tuổi. Chàng trai ấy có lẽ không vừa mắt gia đình em, và tình yêu giữa hai người dẫu lớn đến mấy cũng chưa đủ để thuyết phục đấng sinh thành. Em lên đường dưới áp lực của bố mẹ. Chàng trai ấy chủ động chia tay vì không muốn làm khó em. Gần một năm rưỡi ở Hàn Quốc, em lủi thủi như cái bóng, cảm thấy mọi niềm vui trong cuộc sống đã bị đánh cắp ở một phương trời xa xôi nào đó. Mấy tháng trước em về nước. Người đầu tiên em tìm gặp chính là chàng trai ấy. Em nhận ra khoảng cách địa lý, khoảng cách thời gian không làm em quên được người ta. Tôi biết rất nhiều mối quan hệ tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan. Giữa những khoảng tan/hợp, hợp/tan ấy là những nỗi buồn, những giọt nước mắt. Nhưng cuối cùng sẽ có những người vẫn tìm lại nhau, đơn giản bởi không thể quên được nhau.

5

Ngày trước, khi xem những bộ phim tình cảm, tôi thường coi việc hai nhân vật chia tay nhau chỉ đơn thuần là một diễn biến trong phim. Đọc những cuốn sách mà có tình tiết như vậy, tôi thường lẩm bẩm: Đấy, đoán ngay từ đầu sẽ thế mà. Tôi chưa bao giờ thực sự hiểu được cảm xúc của những nhân vật ấy. Tôi nghĩ họ buồn. Nhưng nỗi buồn ấy ra sao, tròn méo lớn nhỏ thế nào thì tôi chịu. Cho tới khi chính mình trải qua những cảm xúc ấy, trải qua những đổ vỡ đầu đời không cứu vãn nổi, tôi mới hiểu nỗi buồn ấy thật khủng khiếp. Tôi ước gì tất cả những cặp đôi yêu nhau trên đời này sẽ không bao giờ chia tay nhau. Khi xem La La Land, tôi cũng hy vọng vào một kết thúc viên mãn như vậy. Nhưng bộ phim ấy quả biết cách làm khán giả tức anh ách. Đã có nhiều bài bình luận về bộ phim nổi tiếng ấy, và có lẽ không cần phải đặt thêm câu hỏi tại sao Mia không ở bên Seb. Với mình, tôi chỉ băn khoăn liệu đến phút cuối, khi Seb chơi bản piano ấy và Mia ngồi ở hàng ghế khán giả, giữa họ còn lại gì không? Có thể có. Có thể không. Nhưng khi Mia chuẩn bị rời đi, hai người họ đã mỉm cười với nhau dường như là lần cuối cùng. Đó là một nụ cười nhẹ nhõm của cả đôi bên. Đó là một nụ cười tạm biệt, để sau này dẫu mỗi người rẽ sang một ngã

khác, họ cũng không còn đau buồn vì nhau nữa. Họ sẽ hạnh phúc với một chương mới của cuộc đời mình.

6

Khi tôi viết những dòng này, trời cũng vừa sang Đông. Phố lên đèn sớm và dòng người di chuyển vội vã. Gió lùa qua những hàng cây trơ trụi lá. Người ta thường kể chuyện tình yêu vào những ngày se lạnh như thể tức cảnh sinh tình: Nếu là một cặp đôi đang yêu, đó sẽ là câu chuyện về những vòng tay ấm khi gió Đông ùa về. Nếu là một gã cô đơn, đó sẽ là nỗi nhớ day dứt giữa đêm Đông về một chuyện tình đã qua. Trong cái se se lạnh của gió Đông, tôi tìm nghe lại bài ca buồn đầy “trách móc” của Billy Gilman (vốn là bản cover từ Micheal Murphy): “All these people keep hurting each other When good love is so hard to come by If love never lasts forever Tell me what's forever for 1 Thực ra câu hỏi ấy không quá khó để trả lời: Bởi vì cuộc sống vốn thế. Có những mối tình là vĩnh cửu, nhưng cũng có những bóng hình chỉ thoáng qua rồi trở thành cái gọi là “kỷ niệm”, để một ngày mùa Đông nào đó của nhiều năm sau, ta nhìn lại và mỉm cười vì đã từng bước chung đường với một con người tuyệt diệu đến vậy.


61

Con người cứ mãi làm nhau tổn thương Khi tình đẹp hiếm khi ghé qua đời Nếu tình yêu chẳng bao giờ kéo dài mãi mãi Thì hãy nói tôi nghe mãi mãi để dành cho điều gì

1


62

Kazuo Ishiguro: Sống thế nào cho đủ? BÀI: HIỀN TRANG


Đến cùng, bạn cũng tìm thấy nơi toa cuối, một bữa ăn tự chọn thật ngon, mọi món bạn muốn ăn đều có đủ, bạn có thể đưa cả bàn tiệc về chỗ ngồi, bất kể thứ gì đặt vừa trên khay Bên ngoài ô cửa sương giăng tàn ngày, khi Mặt Trời leo lên đỉnh Bạn ngồi ngả lưng bên ly cà phê sữa, trong lúc thành phố thức giấc huyên náo lướt qua … Sẽ sớm thôi bạn quên đi những chuyện rối ren Khi ăn bữa điểm tâm trên chuyến tàu ban sáng [“Bữa điểm tâm trên chuyến tàu ban sáng”, nhạc: Jim Tolimson, lời: Kazuo Ishiguro] Khi cuộc sống trở nên khó khăn, hãy tỏ ra biết ơn nó một chút. Vì nếu nó không khó khăn, đã không có những bài hát như thế này được viết ra. “Tôi đã đọc cuốn Mãi đừng xa tôi, cuốn sách mới nhất của anh. Thật là một cuốn sách bi thảm. Với tôi thì những bài hát buồn cũng ổn thôi, cơ mà... giá phần lời có được một tí tị tia hy vọng.” - Stacey Kent nói với Kazuo Ishiguro. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa họ. Stacey khi ấy là nghệ sĩ nhạc jazz hàng đầu nước Pháp, còn Kazuo là một nhà văn đang ở thời kỳ đỉnh cao sáng tạo.

* Một nghệ sĩ piano lừng danh tới một thành phố nằm giữa lòng châu Âu để biểu diễn. Chuyện tưởng chẳng có gì đặc biệt, ấy thế mà, anh đâu biết khi anh đặt chân tới đó, đã có cả một mê cung bao vây lấy anh, khiến anh đi tới đi lui, gặp hết người này người khác, việc nọ xọ việc kia, để rồi khi anh bước ra khán đài thì chỉ thấy trước mặt mình là một khán đài trống huơ trống hoác. Anh chẳng hiểu gì hết, mà anh ở đây làm gì nhỉ? Đến cái này anh cũng không biết nữa. Anh leo lên chuyến tàu trở về trong tâm trạng bội phần ủ dột. Rồi một bữa tiệc buffet trên tàu diễn ra… Tự nhiên lại đi lên tàu, tự nhiên lại thấy một bữa tiệc, tự nhiên lại có bánh croissant, có bánh quế, có trứng ốp la, có thịt nguội, có café ngon tuyệt, có những con người anh chẳng thân quen đến bắt chuyện với anh. Cả một câu chuyện dài 500 trang anh rơi vào bế tắc, cuộc đời với anh trở thành người xa lạ, hoặc chính anh là người xa lạ với cuộc đời, thế mà chỉ vỏn vẻn trong một đoạn kết, câu chuyện lộn ngược lại như lộn ngược một chiếc tất. Anh đã phí phạm thời gian ở cái thành phố khỉ gió kia ư? Đời anh rồi cũng trống rỗng như cái khán đài kia ư? Và anh sống để làm gì thế? Nào, không phải anh đã đánh

mất thời gian để xuất hiện ở đây, trên chuyến tàu này, ăn những món ăn này, gặp gỡ những hành khách này, hay sao? Và sống chính là vì những phút giây như thế. Vì những phút giây như thế mà cuộc sống phi lý trở nên chấp nhận được. Đoạn cuối cùng trong tiểu thuyết thứ tư của Kazuo Ishiguro, The unconsoled, là một phân đoạn quái đản trong một cuốn sách vốn đã quái đản. Cái quái đản đó người ta gọi là quái đản kiểu Kafka. Nhưng nếu theo như Kafka thì anh nhạc công kia phải chết mới đúng. Trong Vụ án, Kafka để cho Josef K. chết. Trong Hóa thân, Kafka để cho Gregor Samsa chết. Trong Lâu đài, dù là một tác phẩm còn dang dở, nhưng theo như lời tiết lộ của Kafka với người bạn tri âm, nếu viết tiếp, Kafka sẽ để tay đạc điền K. chết. Còn trong đời, Kafka cũng để chính mình chết luôn. Kazuo thì khác, cái chết chẳng thấy đâu, chỉ thấy ở đây một bữa sáng ngon lành trên chuyến tàu ban sớm. Ai đó đã nói, cuộc sống là một bữa tiệc. Kazuo đi xa hơn thế, cuộc sống không chỉ là một bữa tiệc, nó là một bữa tiệc theo nghĩa đen. “… giá phần lời có được một tí tị tia hy vọng”, Stacey nói. Được, Stacey muốn hy vọng chứ gì, hy vọng đây, Kazuo liền chuyển thể luôn đoạn

63


64

kết của The unconsoled thành bài hát, hy vọng chừng này đã ổn chưa? Chắc là rồi, vì không thấy Stacey phàn nàn chi hết. * Nếu các nhà văn là những món đồ uống, họ sẽ là món đồ uống nào? Khi gõ những dòng này, tôi đang ngồi trong một tiệm café nho nhỏ ở Hà Nội, tay lật cuốn thực đơn. Bỗng nhiên nảy ra trong đầu tôi cái suy nghĩ kia, rằng giả sử, nếu cho các nhà văn vào máy xay sinh tố, hoặc ép chảy họ ra bỏ vào trong chai, thì họ sẽ thành cái giống của nợ gì. Martin Amis hẳn sẽ là rượu, mà nhất định phải là rượu mạnh khiến người ta say đứ đừ ăn nói luyên thuyên. Haruki Murakami sẽ là lon coca-cola có đá, khiến người ta tu ừng ực. Alice Munro sẽ là món trà đen vừa đắng vừa thanh vừa chiêm nghiệm. Salman Rushdie sẽ là một món đặc sản tạp pí lù kiểu cocktail tarantula, thứ cocktail làm từ vodka, gin, rum, tequila, một nghìn nguyên liệu khác, nhưng quan trọng nhất là một con nhện đen lông lá to đùng ngã ngửa. Thế còn Kazuo Ishiguro, ông sẽ là thức uống gì? Nghĩ mãi một hồi, tôi đi đến kết luận, Kazuo Ishiguro, ông sẽ là nước lọc. Chẳng cần phải gọi, người ta tự

động phát cho mỗi người một ly nước lọc. Để tráng miệng, để uống trong khi đợi thức uống chính lên, để nhấp môi cho đỡ khô, để bàn đỡ trống. Không ai chê nước lọc dở, cũng không ai khen cốc nước lọc này ngon tuyệt vời, mặc dù trong nhiều trường hợp chỉ cần được một hớp nước lọc là đủ để sung sướng tỉnh người. Bạn cứ nghĩ rằng mình đã quá rành về nước lọc. Bạn cứ nghĩ mình đã quá rành về Kazuo Ishiguro. * Năm 10 tuổi, Kazuo Ishiguro ước, mình muốn làm một ngôi sao nhạc rock. Kazuo sinh năm 1954, năm 1959, gia đình ông chuyển tới Anh quốc, còn năm ông 10 tuổi là năm 1964. Thập niên 1960, Anh quốc, không có nơi nào phù hợp hơn để nuôi mộng trở thành ngôi sao nhạc rock. Cơn sốt Beatlemania vẫn ở mức 100 độ C. The Rolling Stones bắt đầu nổi lên. Kéo theo đó là Led Zeppelin, Pink Floyd, The Who, The Kinks, The Yardbirds, thanh thiếu niên khắp nơi trên thế giới chống chiến tranh, nuôi tóc dài, tập chơi guitar, nghe nhạc rock. Cậu bé Kazuo cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Đối với Kazuo, làm nhà văn thì chẳng thể nào sánh được với làm ngôi sao nhạc rock.

So với một ngôi sao nhạc rock lấp lánh hào quang, đi đến đâu cũng khiến bọn trẻ phát rồ phát dại, thì làm nhà văn kém mê hoặc hơn nhiều. Nhìn cách những người hâm mộ nữ chen nhau để lấy cắp được một sợi tóc của Bob Dylan thì biết, Kazuo cũng muốn được như Bob Dylan, chàng nghệ sĩ tóc xù nổi loạn, niềm tự hào của nước Mỹ. Năm mười lăm tuổi, Kazuo tậu cho mình một cây guitar và bắt đầu viết nhạc. Đáng tiếc, cậu chẳng được John Hammond nào để mắt tới. Tất nhiên, cậu cũng chẳng gặp được một Paul McCartney tri kỷ ở hội diễn phường. “Tôi luôn nhìn nhận bản thân như một kiểu nhạc sĩ nhưng rồi một ngày tôi nhận ra, không, mình không phải. Tôi không hề lôi cuốn như thế. Tôi thuộc về số đông những người mặc chiếc áo khoác nhung sọc nổi với mấy miếng vá ở khuỷu tay. Thực sự là cách xa tiêu chuẩn ngôi sao cả mét.” Cuộc đời là thử và sai. Thử mãi cho đến khi nào thấy đúng. Đôi khi chúng ta bám theo đam mê nhưng đam mê không ngoảnh lại. Chúng ta học cách đam mê rồi lại học cách từ bỏ đam mê. Cái đầu rất khó. Cái sau khó một vạn lần hơn. Chàng du mục của Nhà giả kim đã đi một đoạn đường rất xa để tới Ai Cập ngắm một chiếc bảo kiếm, thế mà đến lúc làm được điều


65


66

đó thì cậu lại bị trấn lột sạch sành sanh. Ừ thì nhọc công vô tích sự, nhưng chẳng phải ít ra cậu cũng đã đi được xa đến thế, xa hơn bất cứ người chăn cừu nào trên thế giới hay sao, và cậu lại còn được nhìn thấy thanh kiếm đẹp nhường kia nữa. Bạn chẳng thể nào sáng tạc nhạc như Bob Dylan. Bạn càng không thể trở thành Bob Dylan được. Nhưng thôi kệ, dù sao cũng cứ sống đã. May mà Kazuo quyết định cứ sống đã. * Nhưng sống thế nào cho đủ? Stevens trong tiểu thuyết The Remains of the day, tác phẩm làm nên tên tuổi của Kazuo Ishiguro, là một quản gia hoàn hảo. Ông vẽ cho mình một vạch kẻ, một vạch kẻ thẳng tắp mà ông không bao giờ đi chệch dù chỉ một ly. Về quần áo, ông luôn lịch thiệp. Về công việc, ông luôn chuẩn xác. Về địa vị, ông được trọng vọng. Về phẩm cách, riêng phẩm cách thì ông có trong từng chiếc vớ. Ông đã sống tốt đến thế, đã sống hoàn hảo đến thế, ấy vậy mà, đến phút chót, dường như thế vẫn là chưa đủ. Ông thiếu, chỉ thiếu một thứ, cuộc sống. Ông đã sống rất chỉn chu nhưng lại quên mất một điều, ông chưa từng sống, thực sự sống. Con

người là vậy, luôn làm những chuyện vớ vẩn rất tốt, ví dụ như làm hài lòng mọi người, ví dụ như dọn sạch nhà cửa, nhưng đến những chuyện quan trọng thì lại loay hoay mãi không làm được.

biệt lập. Họ được tạo ra, học hành, nuôi nấng, trưởng thành, chỉ để rồi một ngày kia, khi đã sẵn sàng, họ sẽ vào bệnh viện, lên bàn mổ, hiến nội tạng. Họ là những người nhân bản.

Đồ đạc ngăn nắp, áo quần gọn ghẽ, lời lẽ chỉnh trang, tất cả những thứ đó có ích gì khi chuyến xe buýt đến, người phụ nữ bước lên xe, mang theo cả những tưởng tượng về một cuộc đời đáng ra phải có giữa hai người họ, và tất cả những gì ông có thể làm là để người đó đi, và tất cả những gì ông có thể nói là, chúc cho bà và gia đình nhiều năm hạnh phúc.

Kazuo Ishiguro mất tới 6 năm để hoàn thành Never let me go (Mãi đừng xa tôi), một cuốn sách phản địa đàng ủy mị. Những người nhân bản cứ đinh ninh, nếu họ yêu nhau, người ta sẽ cho họ sống. Thế là họ yêu nhau, nhưng rồi nhận ra, không, chẳng có cách nào cho họ được sống. Họ sinh ra để chết. Và tình yêu chẳng cứu được cái gì.

Trong lúc cúi đầu xếp những viên sỏi trên đường, người ta không ngẩng lên để thấy có một con đường dài trước mặt.

Tình yêu chẳng cứu được cái gì nhưng chí ít họ đã yêu nhau, nếu không yêu nhau, ai sẽ mua tặng cho ai chiếc băng cát xét của Judy Bridgewater mà người kia đánh mất, nếu không yêu nhau, ai sẽ ôm ai trên đỉnh cánh đồng, lâu đến hàng thế kỷ, không nói gì hết, chỉ đứng đó ôm nhau, gió quất vào tơi tả, và nếu không yêu nhau, ai sẽ nói cho ai rằng: “Thật tiếc, Kath ạ, bởi chúng mình đã yêu nhau suốt đời. Nhưng rốt cuộc chúng mình đã không thể ở bên nhau mãi mãi”?

Khi cuộc sống khó khăn, hãy tỏ ra biết ơn nó một chút. Một con đường phẳng lì trơn nhẵn chỉ khiến bạn tăng tốc phóng vèo qua. Một con đường gập ghềnh khúc khuỷu khiến bạn đi chậm lại, nhìn bên nọ, ngó bên kia, ít ra thì bạn cũng biết có cái gì trên con đường đó, ít ra thì bạn cũng biết bạn đã làm gì với đời mình. Nếu đã bắt buộc phải chết, thế thì còn bày ra tất cả những trò này làm gì? Họ sống trong một

khu

Nhớ đến John Steinbeck từng nói đại khái rằng, tôi không muốn chui ra khỏi cuộc đời này khi cơ thể còn lành lặn không chút nào bầm giập.


67

Khi chúng ta sai lầm, khi chúng ta thất bại, điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống. * Bạn không hiểu được Martin Amis. Bạn đâu phải một tay béo phị mê gái, mê tiền, thích đánh bạc và bất cần cái đời này. Bạn không hiểu được Salman Rushdie. Bạn không phải nàng phù thủy thành Florence, bạn cũng không phải đứa trẻ lúc nửa đêm với cái mũi lệch và khả năng nhìn thấu suy tư người khác. Bạn không thực sự hiểu Alice Munro. Bạn còn trẻ mà. Murakami thì bạn có vẻ hiểu. Trừ việc thực sự thì bạn cũng hiếm khi gặp những người kỳ lạ đến mức

thích chui xuống giếng.

đã đi gội đầu rồi.”

Nhưng chẳng cần làm gì, bạn cũng hiểu Kazuo Ishiguro được. Bạn nghĩ, hình như mình cũng là người nhân bản. Cũng sinh ra để chết. Còn lúc sống, là sống cho một thứ mà mình chẳng biết thứ đó là thứ gì. Bạn luôn luôn hiểu Kazuo. Bạn luôn luôn hiểu nước lọc.

Ngay đến khiếu hài hước cũng mang màu sắc của một ngôi sao nhạc rock. Với danh tiếng của mình, nếu Kazuo có quay về viết tiếp giấc mơ trở thành ngôi sao ca nhạc, hẳn là sẽ có không ít người sẵn sàng cho ông cái cơ hội mà thời thanh niên ông không bao giờ có được. Thế nhưng, giờ thì ông lại chỉ muốn toàn tâm toàn ý cho viết văn. Đôi khi đá qua âm nhạc cũng chỉ là viết lời hộ người ta. Còn thì tình yêu đích thực vẫn là viết văn.

Khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố giải Nobel văn chương năm 2017 thuộc về Kazuo Ishiguro, hàng loạt phóng viên đã tới trước cửa nhà tiểu thuyết gia người Anh gốc Nhật đứng chờ. Kazuo đùa: “Chuyện này nằm ngoài sức mong đợi của tôi, chứ không sáng nay tôi

Cuộc đời là thử và sai. Nhưng sai mãi rồi cũng đến lúc phải đúng.


68

Ghé thăm Đài Bắc để rồi tương tư BÀI: PINK MONIE


69

Kể từ lúc máy bay đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Bắc trong những thước phim truyền hình tôi vẫn xem ngày nhỏ dần dần hiện ra. Nhưng Đài Bắc khi ấy lại mang một màu sắc quá đỗi yên bình, không quá náo nhiệt như những gì tôi đã tưởng tượng. THÀNH PHỐ HIỀN HÒA, NHỮNG NGƯỜI GIÀ NIỀM NỞ Đó là tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến khi bắt đầu lên xe đi vào thành phố. Những ngôi nhà ở đây khá cổ kính, đong đầy dấu ấn

thời gian. Ngoài đường hầu hết là người già, trẻ nhỏ, có lẽ giờ này còn đang trong giờ làm việc nên người trẻ hoàn toàn vắng bóng. Bầu không khí yên ả tới nỗi tôi không muốn, cũng như thấy không có lý do gì để lên tiếng phá vỡ nó. Thế nhưng để hỏi đường vẫn phải cất lời thôi.

Và tôi nhận ra những người lớn tuổi bản xứ quá sức nồng hậu, đáng yêu. Như trong lúc tôi đang loay hoay tìm thang máy để di chuyển từ dưới trạm tàu điện lên mặt đất, một bác trai đã khều tôi và chỉ hướng thang máy để có thể di chuyển nhanh và tiện hơn thay vì vác hành


70

lý vượt qua những bậc thang bộ. Ngay khi tôi còn chưa định được phương hướng, bác đã ngoắc tôi đi theo để chỉ tận nơi khiến tôi vô cùng cảm kích. Cứ vậy mà tôi gặp hết người này, đến người khác. Chú tài xế ở Hualien hướng dẫn tường tận đường đi nước bước, còn chỉ nơi nào vui hơn, nơi nào nhất định phải đi thử. Bác gái ở đền Long Sơn đã hướng dẫn tôi cách cầu nguyện thế nào cho đúng như người bản địa. Nhờ những người lớn tuổi nồng hậu, những ngày ở Đài Bắc tôi hầu như không gặp bất cứ trở ngại nào cả. Nhưng tôi cũng tự hỏi, những người trẻ ở đâu trong thành phố này? Họ ăn gì, chơi gì, ở đâu…

ĐÀI BẮC VỀ ĐÊM VÀ NHỮNG NGƯỜI TRẺ Nói không ngoa, nếu muốn thấy một Đài Bắc nhộn nhịp và tươi vui hơn, bạn phải đến khu Ximending đông đúc nhất nhì thành phố này. Sau 6 giờ tối, cuộc sống của những người trẻ dường như mới thực sự khởi động. Họ tan ca, hẹn hò và họp mặt cho đến tận tối muộn. Những con phố đông đúc, với các khu chợ đêm sầm uất. Đặc biệt, người dân bản xứ rất thích trò chơi gắp thú. Trò chơi này khá phổ biến, nếu ở Việt Nam thường

được tập trung ở các trung tâm thương mại, thì ở Đài Bắc bạn có thể thấy bất cứ đâu trên đường. Cứ đi vài con đường là lại thấy vài cửa tiệm đặt sẵn những cái máy gắp thú. Người ta sử dụng bằng những đồng tiền xu để chơi luôn thay vì phải dùng tiền mua “coin”. Ảnh hưởng một phần bởi văn hóa Nhật Bản, người dân ở đây rất thích anime và manga. Những ngày tôi ở đây đúng vào dịp Tết Nguyên Tiêu của người bản xứ. Vì thế mà cuối tuần, khu vực Ximending được chặn xe, trở thành khu diễu hành xe hoa đăng. Lồng đèn treo cao khắp đường phố. Hầu hết là những lồng đèn hình các nhân vật trong truyện tranh: Doraemon, Nobita, Thủy Thủ Mặt Trăng... và những nhân vật tôi không rành lắm.

NHỮNG ĐIỀU CHỈ GẶP Ở ĐÀI BẮC Đây chắc chắn là thiên đường trà sữa, vì đi đâu cũng bắt gặp thức uống ngọt ngào này. Ở Đài Bắc, trà sữa là một trong những biểu tượng văn hóa lâu đời. Cứ đi ngang đôi ba căn nhà, bạn dễ dàng bắt gặp một tiệm bán trà sữa, từ bình dân cho đến những thương hiệu nổi tiếng. Đối với những tiệm trà sữa có “thâm niên” thì muốn thưởng thức được những món ở đây, bạn phải đứng xếp hàng kéo dài đến tận cả dãy phố.

Và đây hẳn cũng là thiên đường của mấy em thú cưng. Trên đường phố thường xuyên bắt gặp các cửa hàng bán đồ cho thú cưng vì người dân bản địa ở đây yêu quý vật nuôi như thành viên trong gia đình vậy. Tôi sang Đài Bắc vào mùa lạnh, không khó để thấy những chú chó lang thang ngoài đường cũng có một tấm áo để mặc. Thậm chí có những gia đình dành hẳn một chiếc xe đẩy, treo lục lạc, đồ chơi đầy trên xe cho con vật cưng của mình. Rồi để tránh việc chúng có thể “phóng uế” ngoài đường, họ còn sẵn sàng “đóng bỉm” cho chúng luôn. Và mới đây người Đài Loan vừa ban hành lệnh cấm ăn thịt chó một cách triệt để, có như vậy thì mới không phải lo lắng cho số phận những con thú cưng được mua bán với mục đích khác ngoài nuôi nấng, chăm sóc. Quỹ thời gian của tôi thu hẹp dần theo những ngày trải nghiệm. Chưa rời đi đã kịp bịn rịn. Cảm thấy chỉ mới vừa chạm tới những thứ khiến mình mở mang tầm mắt, chưa đủ để thỏa lòng và khám phá hết những điều còn chưa biết về Đài Bắc, thì đã phải rời đi. Cổ kính là thế nhưng bên trong lại tiềm tàng những sức sống rất trẻ, rất văn minh. Thật dịu dàng mà cũng thật ngọt ngào. Đủ để khiến người ta nhớ nhung rồi dặn lòng sẽ trở lại.


71


72

Lang thang trên mấng


BUỔI SÁNG BANGKOK ____________________________

Anh tỉnh giấc khi mớ báo thức như chim kêu inh ỏi. Chân rã rời. Anh oằn oại một lúc rồi không muốn ngủ nữa bèn ngóc dậy. Chẳng hiểu sao anh không buồn ngủ cho lắm - trong khi hôm qua mệt bơ phờ anh đã nghĩ: Sáng nay ắt hẳn nướng cháy thui khét lẹt. Anh trèo xuống giường, lết đi tắm. Ơn giời, anh thích cái phòng tắm này, dù là phòng tắm công cộng nhưng nó khá sạch sẽ trắng trẻo. Và ơn giời lần nữa, tắm xong anh tỉnh tỉnh, lặn lội hẳn 1km hăm hở đi đổi tiền. Rủi thay. Quầy đổi tiền 10:30 mới mở! Anh vét những xu lẻ cuối cùng ăn sáng hết 25 xu, với cà phê vợt hẳn hoi: 15 xu đẫy đà đá như là nhà trồng được (anh sợ quá, bảo chỉ lấy 1/2 so với số đá bình thường thôi là anh hạnh phúc lắm rồi), và 10 xu cho 2 lát bánh mì nướng phết bơ. Cô bán hàng béo ú phúc hậu đeo chiếc đồng hồ sáng lấp lánh hỏi anh từ đâu đến. Rồi quay sang nói cười với các khách hàng thân thiết của cô. Buổi sáng, nắng mới nhẹ và trong, phố xá chưa quá ồn ào và người chưa nườm nượp như nêm, mọi người đủ đủng đỉnh đi lại, đủ thong thả hỏi chào và đủ sẵn tươi cười thảnh thơi phơi phới. Vẫn có hơi mát và gió thổi vi vu qua các con hẻm nhỏ. Anh thấy giống Sài Gòn quá. Anh nhớ Sài Gòn thật, và chẳng hiểu sao cả chuyến đi, khúc nhạc bất chợt vọng ra trong đầu anh lúc nào, đầu tiên, cũng là "người hiền lành như một giấc mơ"*. Anh không thể tránh khỏi những so sánh này nọ giữa nước anh và nước này, người xứ anh và người xứ này, đồ ăn quê anh và đồ ăn nơi này. Những so sánh kiểu vậy, thường dẫn đến một nỗi ngậm ngùi, mà đôi khi chỉ muốn thở dài một hơi thay vì gọi tên ra. ____________________________ K. (*): câu hát trong bài Trường ca Con đường cái quan - nhạc sỹ Phạm Duy

73


74 LỠ XE BUÝT ____________________________

Tối qua, về muộn nên lỡ chuyến buýt. Xe chạy ngang qua, mình chỉ biết nhìn theo câm nín. Hic! Trong lúc chờ chuyến buýt kế tiếp, chợt nhớ ra còn email quan trọng cần gửi mà quên mất. Đang soạn email thì chuyến buýt tiếp theo trờ đến. Mình lên xe, nhận ra bản thân là hành khách duy nhất. Suốt hành trình đến khi về gần tới nhà, xe chỉ có thêm vài hành khách ít ỏi. Có lẽ bởi chuyến xe trước đã đón hết khách cần đi rồi. Lúc xe dừng chờ đèn chuyển xanh ở một ngã tư, ánh đèn màu xanh, tím bên ngoài rọi vào xe loang loáng, tạo nên một khung cảnh trông rất điện ảnh khiến mình cứ ngẩn ngơ. Vẻ đẹp đó chỉ dễ dàng bắt gặp bằng mắt thôi, chứ để dàn dựng đưa lên màn ảnh, chắc tốn công phải biết. Đột nhiên mình nhớ lại cách đây vài năm, một buổi chiều Hè, từ tòa soạn về nhà, cũng trên một chuyến buýt, mình vừa đọc “Từ nơi tận cùng thế giới” của Zelda, vừa nghe radio trên xe bật một bản nhạc cũ của Trịnh. Lúc ấy, cảm thấy cuộc đời như một thước phim, trong trẻo, đẹp đẽ và bình an đến lạ thường. Khoảnh khắc đó chẳng có gì là bất ngờ, hay đặc biệt. Nhưng đôi khi mình lại hồi tưởng khung cảnh ấy. Hồi tưởng cảm giác khôngthời-gian khi ấy. Không có việc cần kíp gấp gáp phải làm. Không vội vã, cũng không có một mục đích nào nhất thiết phải đạt đến. Chỉ đơn giản là tận hưởng thôi. Lúc đi bộ về nhà, mình đã nghĩ. Thực ra lỡ một chuyến buýt cũng là điều không đến nỗi tệ. Nếu bắt kịp chuyến buýt ban đầu, chắc gì đã nhớ ra còn email cần gửi, chắc gì đã ngồi một mình một chuyến xe. Save the best for last. Giữ điều tuyệt nhất cho phần cuối, phải không? ____________________________ REI


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.