issue III - december 2016
ảnh: đàm gia bảo
D reaming
rose nguyễn
38
Giấc mộng phù hoa bài: lan phương
Thế hệ Millennials tại châu Á - Thái Bình Dương đang trẻ hóa độ tuổi khách hàng của các thương hiệu xa xỉ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, người trẻ dùng hàng hiệu như một tuyên ngôn cá nhân. Nhưng tuyên ngôn đó có ý nghĩa gì nếu ta chỉ đang vắt kiệt mình để trang trải cho một lớp vỏ rỗng?
39
40
“Kho báu” trong căn phòng tối
Tôi có một cô bạn sống cùng bố mẹ trong một căn nhà sâu tít tắp trong một hẻm nhỏ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Con hẻm hẹp và quanh co đến nỗi trong nhà hầu như chẳng có chút ánh sáng tự nhiên hắt vào. Nhưng trong căn phòng tăm tối của cô ấy có một kho báu. Một kho báu thực sự vì giá trị của nó lên tới vài chục ngàn đôla. Chúng là 5 chiếc túi từ những thương hiệu thuộc hàng xa xỉ nhất thế giới: Hai chiếc Gucci, một chiếc Louis Vuiton, một chiếc Phillips Lim và một chiếc Furla. Toàn bộ số tiền tích cóp được từ việc bán hàng trên mạng, cô ấy đổ vào niềm đam mê ấy, dù với món tiền đó, cô ấy có thể bắt đầu cuộc sống tự lập với một căn hộ tốt hơn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Cách tiêu tiền này có vẻ nghịch lý nhưng thật ra có thể dễ dàng lý giải. Những chiếc túi hàng hiệu này là biểu tượng của một cuộc sống xa hoa. Cô ấy không thể có một căn penthouse hay một chiếc Roll-Royce, nhưng cô ấy có một điểm chung với nhóm phụ nữ thiểu số đang ngày ngày tận hưởng cuộc sống thượng lưu đó: Cùng sở hữu một chiếc túi Chanel hay Louis Vuitton. Và cô ấy đánh đổi cuộc sống riêng ở mức trung bình như hàng triệu cư dân đô thị khác lấy giấc mơ phù hoa đó. Cô bạn tôi không phải là trường hợp cá biệt, giấc mơ chạm đến giới thượng lưu đang được chia sẻ bởi hàng triệu người trẻ châu Á. Theo tờ Esquire, người tiêu dùng hàng cao cấp ở châu Á
đang ở độ tuổi 20 - 40 trong khi ở phương Tây, nhóm này thường trên 40 tuổi. Sau một cuộc khảo sát năm 2015 với 2.272 người thuộc thế hệ Millennials (18 - 29 tuổi) tại 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, MasterCard tiết lộ những thiết bị công nghệ hi-end là loại hàng xa xỉ được giới trẻ ưa chuộng nhất với 25% số người được hỏi lựa chọn; tiếp đó là mặt hàng thời trang và đồ da (17%) và trang sức (17%). Đa phần dành một tháng để tìm hiểu về món xa xỉ phẩm trước khi quyết định mua. Và có tới một phần tư người trẻ quyết định vung tiền cho một món hàng hiệu không có kế hoạch trước, cao hơn tỉ lệ ở những người trên 30 tuổi (một phần năm).
Những nô lệ của guồng máy tiêu thụ? Giấc mơ phù hoa này đang được các cô nàng theo đuổi qua các group order và trao đổi hàng hiệu trên Facebook. Với những ai không thể chi trả những món đồ hiệu theo giá chính hãng thì đã có rất nhiều shop đồ xuất khẩu trám vào lỗ hổng thị trường. Một cửa hàng chuyên đồ xuất khẩu trên phố Lý Đạo Thành bán những chiếc túi Tory Burch, Kate Spade, Furla hay Phillips Lam với giá từ khoảng 3 triệu đồng tới 6 triệu đồng. Mức giá này chỉ bằng một nửa giá niêm yết của hãng, được lý giải là do lấy trực tiếp từ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Sự khác biệt chỉ là rất nhỏ. Như
mẫu túi của Phillips Lim được “cố tình” xoắn thiếu một vòng dây khóa để đánh lỗi và tuồn ra ngoài. Một số tiền không nhỏ nhưng lại là mức giá trong mơ cho một món đồ hiệu (nếu thật là thế), đủ để dân tình nô nức inbox tranh cướp, dễ dàng như ra chợ mua mớ rau. Cuối cùng thì giá trị thật sự của một món đồ hiệu đối với chúng ta là gì? Theo khảo sát của Ericsson ConsumerLab năm 2013 tại châu Á -Thái Bình Dương, đa phần người Việt Nam chỉ sử dụng smartphone cao cấp với những chức năng cơ bản của một chiếc điện thoại: Gọi điện (99%), nhắn tin (95%) và lướt web (68%). Chỉ 38% vào mạng xã hội, 25% gửi email và 35% cài đặt ứng dụng (ở Singapore, tỉ lệ tương ứng là 64%, 75% và 70%). Phải chăng chúng ta đang trở thành những nô lệ kiểu mới của guồng máy tiêu thụ? Để nuôi giấc mộng xa xỉ, ta sẵn sàng co hẹp những nhu cầu thiết yếu của một người trẻ. Như là đi du lịch đây đó, mở mang tầm mắt, tích lũy vốn sống. Như là những khoản đầu tư cho giáo dục - những khóa học ngoại ngữ, những khóa đào tạo kỹ năng mềm… Và cả những chi phí cơ hội đặc quyền của tuổi trẻ chưa phải vướng bận nỗi lo cơm áo gạo tiền: Một công việc internship không lương ở một tổ chức lớn để tích lũy nhanh kinh nghiệm làm việc, những công việc tình nguyện cho các NGOs không ra tiền nhưng giúp thế giới trở nên tốt hơn và làm giàu tâm hồn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, người trẻ dùng hàng hiệu như một tuyên ngôn cá nhân nhưng
41
tuyên ngôn đó có ý nghĩa gì nếu ta chỉ đang vắt kiệt mình để trang trải cho một lớp vỏ rỗng?
“Cuộc sống thật đơn giản. Tại sao chúng ta lại làm nó trở nên khó khăn?”
Đó là tựa đề một bài diễn thuyết Ted Talk đạt tới hơn 3 triệu lượt xem. Người trình bày là một nông dân người Thái Lan - anh Jon Jadai. Lên Bangkok học đại học, Jon nhận ra rằng ước vọng vật chất không làm chúng ta hạnh phúc hơn, chúng chỉ khiến ta hủy hoại tự nhiên và qua đó, đầu độc chính cuộc sống của mình. Những kiến trúc sư và kỹ sư miệt mài dựng lên những khối bê tông vùi lấp dòng sông Chao Phraya tuyệt đẹp. Những trường nông nghiệp dạy cách dùng hóa chất để kích thích tăng trưởng. Các nhãn hiệu thời trang liên tục cho ra những sản phẩm mới và mọi người chẳng thể mặc hết những món đồ
mình mua sắm. Chúng ta đi làm quần quật mà vẫn gánh trên vai những khoản nợ ngân hàng vài chục năm để mua nhà mua xe. Thế là Jon quyết định rời Bangkok về quê, xây dựng một nông trại organic ở khu ngoại vi Chiang Mai. Ở đây đất đai bao la, mỗi năm anh tự đóng gạch xây một căn nhà. Quần áo anh chẳng mua bao giờ, chỉ nhận đồ cũ mọi người không mặc đến cũng đã dư thừa. Rồi cùng với vợ mình - một phụ nữ phương Tây phải lòng triết lý sống của anh, Jon lập ra trung tâm Pun Pun dạy cách sống dựa vào bản thân mình. Ngày càng có nhiều người từ khắp thế giới đến đây cùng trải nghiệm và trao đổi cách sống bền vững dựa trên việc bảo tồn giống, sản xuất và xây dựng thân thiện với môi trường tự nhiên. Họ cùng nhau làm ruộng 6 tiếng một ngày, và SẢN XUẤT thay vì TIÊU THỤ. Jon hóm hỉnh: “Tôi từng thấy mình thật nghèo và xấu xí. Và tôi quyết định dành một tháng lương để mua một chiếc quần
jeans giống một ngôi sao điện ảnh. Nhưng khi đứng trước gương, quay trái quay phải, tôi thấy đó vẫn là mình. Bộ đồ đắt tiền không hề thay đổi con người thật sự của tôi. Rồi tôi tự hỏi tại sao mình phải theo đuổi thời trang khi không bao giờ bắt kịp nó. Đã không thể bắt kịp thì tốt nhất là đừng đuổi theo nữa.” Những món đồ hiệu không phải là đường dẫn “shortcut” tới cuộc sống thượng lưu. Chúng chỉ là ảo mộng đẹp đẽ về cuộc sống ấy mà chính trong khi quá đắm chìm trong nó, chúng ta lãng phí cơ hội để có thể sống rực rỡ thực sự. Trong cuộc đời, sớm muộn gì mỗi người trong chúng ta đều sẽ phải đối mặt với câu hỏi: “Ý nghĩa của sự tồn tại của mình là gì?”. Chắc chắn những chiếc túi hiệu không thể giúp gì cho chúng ta trong việc trả lời câu hỏi đó. Câu trả lời hẳn nằm ở những giá trị gì chúng ta đã tạo ra, đóng góp trong quỹ thời gian của mình trên cõi đời này, chứ không phải ở những gì chúng ta đã tiêu thụ.
42
Cuộc hẹn với hoa hồng bài: cẩm nhung - ảnh: đàm gia bảo
Với nghệ danh “Rose” (hoa hồng), cô nàng nhiếp ảnh gia - du học sinh tại Đức, Nguyễn Hồng Nhung (Rose Nguyễn) nổi bật với vẻ ngoài xinh đẹp cùng những tấm hình ấn tượng của mình. Rose là đại diện của Việt Nam tham dự Canon Photo Face-Off khi chưa đầy 20 tuổi và những câu chuyện đến với nhiếp ảnh của cô ấy hẳn sẽ lôi cuốn bạn đó!
Từng bị khóa cửa nhốt khi quyết theo nhiếp ảnh chuyên nghiệp Nhớ lại thời mới tập tành bén duyên với nghề nhiếp ảnh, Rose Nguyễn hào hứng kể lại câu chuyện gặp gỡ “định mệnh” của cuộc đời mình: “Năm lớp 9, bố mẹ đưa mình một cái máy ảnh du lịch để đi chơi thì có ảnh cả nhà. Đơn giản thế thôi. Chụp mãi lại thấy thú vị nên ngày nào mình cũng len lén giấu máy ảnh mang đi chụp mọi thứ mà mình thích xung quanh. Rồi mình đam mê chụp ảnh lúc nào mình cũng… không nhớ rõ nữa!”. Giai đoạn lúc mới đến với nhiếp ảnh thì rất vui, nhưng đến lúc mình quyết định theo nhiếp ảnh chuyên nghiệp mới thật sự khó khăn. Cũng như mọi bạn teen ở lứa tuổi đó, mình vừa bị áp lực từ gia đình, vừa nghi ngờ chính bản thân mình nên cảm giác mọi thứ cứ mông lung như một trò đùa. Mình không biết rằng mình có
đủ khả năng không, có đủ tiền để theo đuổi ngành này không rồi thêm sự ngăn cản từ gia đình nữa. Có lần, ba mẹ mình còn khoá cửa nhốt mình trong nhà vì không muốn mình theo nghề này. Nhớ lại thì đây đúng là khoảng thời gian khủng hoảng và tăm tối của mình. Nhưng mà giờ cũng qua rồi, tuy vậy lâu lâu nhớ lại vẫn thấy hơi ghê, haha.
Từng làm bốc vác để mua “người bạn đồng hành” đầu tiên Người bạn đồng hành đầu tiên của Rose trên con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp là chiếc Canon 5D Mark 1. Kể về “người bạn” đặc biệt này, Rose chia sẻ: “Đó là một cái máy rất cũ mình mua lại của người bạn. Mặc dù bây giờ nếu so về mặt vật chất thì nó gần như chẳng còn giá trị gì nữa nhưng mình vẫn nâng niu vì để có nó, mình - một đứa con gái từng được ba mẹ lo từ A đến
Z phải đi làm thêm trầy trật suốt ba năm Trung học, kinh qua đủ thứ nghề từ bán hàng hay thậm chí là đi... bốc vác để có được nó. Mình không bao giờ hối hận vì điều này cả, thật sự!”.
Cho bản thân nghỉ ngơi để tìm ra điều mình thật sự đam mê “Thời gian gần đây thì khái niệm gap year (tạm bảo lưu kết quả một năm để đi làm những điều mình thích) đã bắt đầu quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam rồi nhưng trước đó thì đó là một quyết định khá mạo hiểm và táo bạo. Mình đã chọn gap year là vì mình khi ấy thích nhiều thứ quá, gì mình cũng thấy thích. Rồi mình nghĩ chỉ có cách thử làm mới biết cái gì mình thích nhất mà thôi rồi mình bắt tay vô làm ngay. Mình thử làm quản lí cửa hàng thời trang, online marketing, quản lí marketing, làm đồ thời trang, mở một thương hiệu bánh.
43
44
Thế nhưng cho đến khi mình đứng giữa ngã ba đường, hoặc nhiếp ảnh hoặc một công việc khác, mình suy nghĩ rất lâu vì mình lúc đó không nuôi được bản thân bằng ảnh nhưng những công việc còn lại thì hoàn toàn có thể nuôi sống mình. Rồi mình nhận ra rằng: Dù chọn lựa giữa nhiếp ảnh và điều gì thì câu trả lời của mình luôn là nhiếp ảnh. Lúc đó mới thấy, sau tất cả, đam mê với từng khuôn hình mới là thứ mình luôn cháy trong mình” - Rose chia sẻ.
Thường hay… bỏ trốn vài ngày để đi tìm cảm hứng Là một cô gái mê đi du lịch nên mỗi khi cảm giác cuộc sống ngột ngạt và không tìm được những khoảng không cảm hứng để sáng tạo nghệ
thuật thì Rose thường hay xách ba-lô lên và đi trốn vài ngày. Có lẽ vì thích đi như vậy nên chụp ảnh streetlife (chụp ảnh đường phố) là đặc trưng của Rose. Chia sẻ về tấm ảnh ấn tượng nhất của mình một thời gian từng gây “bão” trên mạng, Rose kể: “Mình đến với nhiếp ảnh ban đầu từ ảnh streetlife, đến bây giờ mỗi khi rảnh mình vẫn xách máy ra đường này. Mình có cũng một cơ số ảnh streetlife, nhưng tấm ảnh mà mình ấn tượng nhất vẫn là tấm ảnh bà cụ đi trên đường cạnh ô cửa kính của thương hiệu Louis Vuitton ở Tràng Tiền Plaza. Với mình, đó là tấm ảnh mà mình được cả nhờ may mắn và công sức, mình đi qua đó liên tục mấy tháng liền để có được khoảnh khắc đó. Đối với mình, mỗi tấm ảnh chứa câu chuyện đều đến từ sự dung hòa của hai yếu tố: Tâm sức của người chụp và “duyên” với khoảnh khắc.”
FUN FACT VỀ ROSE NGUYỄN: Món Rose nghiện ăn nhất: Mình nghiện món ăn Hà Nội, mình thích ăn tất cả mọi thứ luôn, nhưng thích nhất có lẽ là bún chả Hàng Buồm, ngày nào ăn cũng được luôn, hehe! Con vật Rose “iu” nhất: Mình thích con rùa nhất, mọi người ở nhà toàn gọi mình là Rùa thôi í! Thói quen xấu mà Rose… khó bỏ nhất: Uhm (suy nghĩ) thói quen xấu khó bỏ nhất là hay quên hẹn các bạn, toàn đến giờ mấy đứa bạn gọi mới nhớ ra xong bị các bạn ghét cho, huhu. Có gì trong túi Rose mang đi hằng ngày? Mình có máy ảnh này, đương nhiên rồi, ví tiền, điện thoại, 5 - 6 thỏi son môi gì đấy!
ảnh: trần phương
45
46
Đi để trở về bài: mtree
Em gái của chị, Hôm qua khi đi làm về, chị tình cờ ngang qua cổng trường em. Điện thoại hết pin, chị đứng đợi em phía đối diện cổng, định hù trêu em làm em giật mình. Chị thấy em là một trong những người cuối cùng thất thểu bước ra khỏi cánh cổng sắt xanh, gương mặt lặng lẽ. Ngày thường em vẫn hay đi cùng nhóm bạn thân, mấy đứa tíu tít nói cười, hôm nay em chỉ có một mình. Chị theo sau em ra bến xe buýt. Thấy em lên xe rồi, chị vội vàng phóng thật nhanh về đầu ngõ nhà mình, tận mắt nhìn thấy mẹ mở cửa cho em, chị mới an tâm. Chị vào nhà sau em, vờ như chưa nhìn thấy điều gì. Đọc status trên Facebook của em, chị nghĩ mình biết lí do vì sao em buồn như vậy. Hôm nay là ngày em phải đưa ra quyết định có đi học xa nhà hay không. Em đã hò hét loạn xị tuần trước vui mừng khi nhận được thư nhập học của ngôi trường mà
em hằng ao ước “được mặc chiếc hoodie in tên trường đi chạy mỗi sáng vòng quanh kí túc”. Em đã lè lưỡi trêu chị vì trường của em được xếp hạng cao hơn trường chị, em hào hứng nói với bố mẹ rằng em sẽ tự tiết kiệm tiền làm thêm sau giờ học để đi du lịch trong kì nghỉ đầu tiên… Em đã hân hoan như thế, cho tới khi em gọi điện hỏi tin tức của mấy đứa bạn thân, và biết được rằng các bạn em không được nhận. Em đi về phòng, đóng kín cửa. Chị nhớ lại mình chín năm trước. Em hãy tin chị, chị hiểu phần nào cảm giác của em lúc này, chị đã trải qua những ngày như em, như một tuần trước khi em mừng vui, như bây giờ đây khi em ủ dột. Chị biết cảm giác khi sự lựa chọn nào cũng khiến em muốn bật khóc. Từ nhỏ, em đã là một cô bé tình cảm. Ở trường mẫu giáo, em lúc nào cũng để dành quà
chiều trong ba-lô mang về cho chị. Chị nhớ cái dáng em lẫm chẫm bước về phía chị, trên tay là quả chuối, gói bánh hay hộp sữa đậu nành, miệng gọi tên chị còn chưa sõi. Mẹ nói hai chị em sao mà kì lạ, tính cách trái ngược nhau trong khi em lúc nào cũng nghĩ tới những người thân trước tiên, đi đâu làm gì cũng sợ bố mẹ ở nhà buồn, thì chị chỉ tâm niệm rằng mình làm tốt việc của mình nghĩa là đã nghĩ cho người khác rồi. Mẹ hay đùa rằng chị cứ đi đâu thì đi, xa mấy cũng không sao, vì đã có em ở nhà. Nếu lúc này, chúng ta hoán đổi tính cách cho nhau, có lẽ sẽ tốt hơn cho em. Em sẽ không cảm thấy e dè khi đứng trước viễn cảnh phải tới một thành phố lạ, xa gia đình, xa bạn thân - những người từ bao năm nay mỗi ngày đều ở cạnh em còn nhiều hơn cả bố mẹ và chị. Chín năm trước, cùng tâm trạng với em, khi chị thổ lộ với một người bạn
47
48
lớn, chị ấy đã nói “chị hiểu nỗi sợ của em và cũng mong em hiểu đó là một nỗi sợ vô lý”. Ngày hôm nay, chị sẽ không nói rằng em đang sợ hãi, chị chỉ đoán rằng em đang cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi “để làm gì?”. Rời xa gia đình và bạn bè để làm gì? Tới một nơi xa lạ để làm gì? Đi để làm gì? Chẳng phải mọi việc ở đây đang rất tốt sao? Ở lại thành phố, bên cạnh bạn bè thân thiết, là nơi em cảm thấy an toàn và bình yên, là “comfort zone” của em. Em vẫn có thể tự do làm những gì em muốn, em lại được ở bên những người em yêu thương, em không cần gì hơn thế. Mỗi người trong chúng ta đều chẳng cần gì hơn thế. Không phải vậy ư ??? Trong suốt những năm chị xa nhà, em thấy đó, tháng nào chị cũng khóc qua điện thoại với mẹ, có lần nào chị không than thở nhớ nhung những món ăn mẹ nấu, ván cờ ngày cuối tuần với bố, con Pi chân ngắn thân dài lười biếng nhà mình hay chọc ghẹo con mèo nhà hàng xóm, nhớ cả những chí chóe của hai chị em khi em chiếm đóng WC quá giờ qui định vào buổi sáng. Chị thường giận dỗi với người yêu vì ở xa. Chị thường nói muốn về nhà ngay lập tức… Nhưng một năm, hai năm, rồi chín năm, chị mới quay trở về. Cuộc sống của em tạo nên bởi
những lựa chọn của chính em. Chị chỉ kể lại câu chuyện của chị, như một cách chia sẻ với em, để rồi em sẽ tự quyết định. Nếu chị nói rằng mỗi hành trình, khoảng cách dịch chuyển càng xa thì đích đến càng gần, em có tin chị không? Nếu chị nói rằng khi đi xa, khi em thấy những điều lạ lẫm, mới mẻ ngoài kia, cũng là lúc em nhận ra mình có thể nhìn ngược vào bên trong bản thân để nhận ra những điều nhỏ bé mà gần gũi thân thiết nhất, những điều vụn vặt mà em có thể sẽ bỏ lỡ nếu em không cách biệt chúng tới hàng ngàn cây số, em sẽ tin chị chứ? Mỗi chuyến đi xa có những đích đến khác nhau, không loại trừ đích đến cũng là nơi khởi đầu. Và khi em trở về, điểm xuất phát đó đã hàm chứa trong mình một ý nghĩa khác. Trong hành trình đó, em không bỏ lỡ bất cứ điều gì, em chỉ càng gắn bó mật thiết hơn với những gì em yêu thương, để có thể tìm được đường về, bất cứ khi nào. Chị mong em có thể đưa ra lựa chọn của mình, và chị cũng mong em có thể đưa ra lựa chọn khi em đã hiểu hết những lựa chọn đó mang trong nó những gì, chỉ có trải nghiệm mới mang lại cho em những thấu hiểu này. Chị mong em của chị có quyền được lựa chọn, nghĩa là em có nhiều hơn một lối đi, lối đi an toàn bằng phẳng thì đã có, mà
lối đi trắc trở gập ghềnh cần em dò dẫm thì vẫn chờ bước chân em. Em đừng nhìn chuyến đi này như tuyến đường một chiều. Đó hiển nhiên là một tấm vé khứ hồi, em hãy cứ quay về khi nào em mỏi mệt. Người ta thường nói rằng cần rất nhiều yêu thương để níu giữ bước chân người ở lại. Và người ta cũng quên mất rằng yêu thương nhiều đến nhường nào mới có đủ can đảm để nói lời tạm biệt. Em của chị vẫn luôn là một cô bé tình cảm, nên chị chắc chắn rằng em cũng là một cô bé can trường, rằng chiếc balô yêu thương em mang trên vai khi đi sẽ chỉ đầy thêm chứ không vơi đi. Bây giờ em hãy rửa mặt rồi xuống nhà ăn sáng đi, mẹ và chị đã ra chợ sớm mua món xôi lạp xưởng em thích nhất (không quên nhắc cô bán hàng cho thêm nhiều lạp xưởng). Khi đi xa, em chắc hẳn sẽ nhớ cả cô bán hàng xôi và phần lạp xưởng “hào phóng” này. Có những lựa chọn khó khăn hơn là việc mua món quà sáng gì để bắt đầu ngày mới, nhưng thôi, chuyện đó tính sau, phải ăn trước đã rồi mới nghĩ tiếp được, phải không em? Chị thương em rất nhiều, Chị của em.
Inle vẻ đẹp ám ảnh bài: ngô ly kha
49
50
Nhiều năm qua, tôi vẫn bị ấn tượng bởi hình ảnh của một ngôi làng nổi được kết bằng những bè cỏ nằm giữa hồ Inle (Myanmar) trong một bài viết trên báo Tuổi Trẻ. Ngôi làng có vài chục nếp nhà, được tô điểm bằng những luống hoa rực rỡ trước thềm và những cánh hải âu bay rợp trên sóng nước. Cuộc sống đơn sơ của người dân kết hợp với khung cảnh thiên nhiên phóng khoáng tạo nên một vẻ đẹp ám ảnh, thôi thúc tôi một lần tìm đến với Inle.
51
Đường đến Inle
Du ngoạn trên hồ
Chúng tôi rời Bagan, cố đô của Myanmar vào chiều tà khi Mặt Trời đã giấu mình sau những ngọn tháp. Gần 3 giờ sáng, xe dừng thả khách giữa đường, chúng tôi được đưa lên một chiếc xe lam trung chuyển đến khách sạn. Vùng hồ Inle nằm ở ban Shan, phía Nam Myamnar, với độ cao 800 m so với mặt nước biển nên có khí hậu ôn hòa và ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp. Nhóm về đến khách sạn lúc 4h. Lẽ ra, chúng tôi có thể nghỉ ở sofa phòng tiếp tân chờ đến giờ “check-in” nhưng nhiệt độ quá lạnh nên cả nhóm quyết định trả thêm tiền để được nhận phòng sớm. Khách sạn tôi chọn được đánh dấu 3 sao, có hồ bơi và phòng ốc rộng rãi nhưng nội thất và tiện nghi vẫn khá sơ sài. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, giá phòng ở Myamar khá đắt đỏ (từ 1,4 triệu đồng/ phòng 2 người) vì dịch vụ du lịch mới phát triển từ khi đất nước này mở cửa. Chúng tôi cố ngủ lấy sức để sớm mai ra bến tàu sớm.
Từ mờ sáng, các tăng ni theo phái Nam tông đã bắt đầu lên đường khất thực. Tiếng mõ khoan thai cùng những cánh áo đỏ nâu chậm rãi diễu qua những con phố. Chúng tôi đi bộ ra bến tàu, ăn sáng qua loa bằng một loại súp rau củ có độn thêm da lợn chiên. Người dân Myanmar ăn uống rất đạm bạc, những bữa ăn truyền thống đều có nhiều ngũ cốc, rau củ nhưng lại rất ít cá thịt. Bến tàu nhộp nhịp với hàng chục chiếc thuyền nằm nối đuôi nhau, tiếng kỳ kèo mặc cả của những người môi giới và tiếng máy nổ nhộn nhịp cả một khoảng kênh đào. Tôi gặp Max và Alien, đôi bạn trẻ người Pháp vừa thuê được một chiếc thuyền với giá rất hời (chừng 300.000 đồng/ ngày) và rất vui lòng cho ba anh em tôi chia sẻ cùng. Tôi ngồi trên ghế gỗ đầu mũi thuyền, háo hức như một đứa trẻ sắp được nhìn thấy món đồ chơi mình mơ ước. Hồ Inle có diện tích 116 km², là hồ nước ngọt lớn thứ nhì Miến Điện. Hồ nằm giữa những ngọn
núi và sâu khoảng 2,1 m với điểm sâu nhất 3,7 m vào mùa khô nhưng mùa mưa độ sâu có thể tăng thêm 1,5 m. Thuyền rời làng NyaungShwe chừng 10 phút thì ra đến giữa hồ. Chúng tôi lọt thỏm giữa một vùng sóng nước mênh mang với những dãy núi mờ sương bao phủ đường chân trời. Mây trắng và trời xanh in bóng trên mặt nước; gió thổi mang theo không khí tinh sạch của đất trời. Thỉnh thoảng lại có một tiếng cá quẫy đuôi hay một chú hải âu bay vụt qua mũi thuyền. Khung cảnh kỳ vĩ và bình yên nhưng những thước phim về thiên nhiên hoang dã. Ngay cả sự xuất hiện của một người chèo thuyền đơm cá bằng chân theo truyền thống của địa phương cũng lặng lẽ và hài hòa như một phần tất yếu của mặt hồ.
Những cánh đồng nổi Đi thêm vài chục phút, tôi bắt gặp những cánh đồng cà chua xanh mướt mọc lên từ giữa mặt hồ. Lạ lùng thay, ở một nơi không có đất
52
canh tác, nhưng lại cho sản lượng cà chua cao nhất nhì Myanmar. Hình thức thủy canh của người dân địa phương vùng hồ Inle khá đặc biệt, họ dùng thân lục bình kết thành những bè nổi, vớt rong dưới lòng hồ để ủ thành vùng và gieo trồng trên những luống “đất” nổi được cố định bằng những cọc tre. Họ trồng hoa và rất nhiều loại rau quả nhưng cà chua được xem là “đặc sản” của vùng đất này. Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến thuyền chở cà chua cập bến vào làng, và cà chua Inle được chở đi tiêu thụ trên khắp cả nước. Qua những cánh đồng và ngôi nhà “mọc” lên từ mặt nước, chúng tôi đến với một khu chợ địa phương có nhiều nông sản và hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ. Tôi chết mê với một chiếc đồng hồ nhỏ hình quả cầu pha lê có giá 60 đôla Mỹ, nhưng đã kịp thời kiềm chế. Cuối cùng, Max mua cho cô bạn gái một bó bông súng tím, còn anh trai kết nghĩa mua cho tôi một nải chuối cơm (thật lãng mạn!). Thuyền tôi tiếp tục rẽ sóng để đi đến một ngôi nhà của những người dân tộc cao cổ. Các cô gái được bắt đầu đeo kiềng đồng để… làm đẹp khi vào tuổi dậy thì và những vòng kiềng sẽ được nối dài thêm qua nhiều năm cho đến cả khi dài gang tay. Nhà của người cao cổ hay nơi sản
xuất thuốc lá quấn bằng lá trầu và xưởng dệt vải từ nhựa cuống lá sen mà người lái thuyền dẫn chúng tôi đi đều là những mô hình đã được du lịch hóa. Những làng nghề cũ được phục dựng cho du khách ghé thăm nhưng người dân không còn sản xuất đại trà vì kỹ thuật thô sơ và năng suất thấp.
Ngôi làng mong đợi Tôi hỏi thăm tất cả những hướng dẫn viên người Myanmar và những người dân địa phương nơi tôi gặp nhưng không ai biết ngôi làng nổi trên những bè cỏ. Có lẽ ngôi làng nằm ở một nơi hoàn toàn cách biệt hoặc người dân trong làng đã được chuyển lên bờ vì sự an toàn trong những mùa mưa lũ. Tôi không biết nên buồn hay nên vui trong hai kịch bản này. Dĩ nhiên, tôi tham lam muốn nhìn ngắm những hình ảnh đẹp của một làng hoa bồng bềnh trên mặt nước, nhưng cũng rất xót xa trước cuộc sống thiếu thốn và bếp bênh của người dân cùng những em bé chưa bao giờ được đến lớp. Và rồi tôi tự an ủi mình bằng kịch bản thứ hai, rằng họ đã êm ấm và an vui ở một vùng đất gần bờ. Buổi chiều trên mặt hồ vừa rực rỡ, huy hoàng lại vừa mênh mông
cô quạnh. Thuyền của du khách đã về bến, chỉ còn chơ vơ vài con thuyền nhỏ của người dân địa phương đi làm đồng hoặc chở rau quả vừa thu hoạch. Chúng tôi ăn trưa muộn trên một nhà hàng hai tầng nổi giữa hồ, nơi có thể nhìn bao quát những nếp nhà mái tôn lưa thưa chạy dọc theo những hàng cột điện và mây trắng nhởn nhơ trên con sóng bạc đầu. Bữa cơm có món rau bí xào, thịt kho và cá rô nướng. Để có món cá rô nướng, anh trai kiến trúc sư đã phải dùng đến giấy bút để vẽ một lò than và vỉ cá (cá nướng), rồi vẽ thêm một cái chảo có bên trên (cá chiên). Sau đó đánh dấu “check” vào vỉ cá và đánh dấu X chéo vào cái chảo. Thế là cô gái phục vụ không biết nói tiếng Anh đã cười bẽn lẽn gật đầu. Thật vi diệu! Chiều tà, thuyền tôi lướt giữa những luống cà chua đầy trái non hăng hăng mùi lá lẫn mùi bùn. Có cô bé chừng lên 10 vừa địu em vừa chèo thuyền bằng một chân đi ngược dòng nước. Xa xa là những nếp nhà chân cao với đám lục bình tô điểm quanh sân và một thân gỗ tròn thả nổi làm cổng vào. Những em bé nghịch nước dưới mái hiên, những bà mẹ vừa giặt giũ vừa rôm rả nói cười. Tôi nhận ra mình không còn tiếc nuối vì chưa gặp được ngôi làng từng mong, vì thực sự, tôi đã gặp rồi.
53
Có điều gì sao không nói cùng… Việt Anh? bài: travelling kat
54
Có một câu tôi còn yêu thích hơn cả câu “Anh yêu em”, đó là câu “Có chuyện này anh phải kể với em”. Thế là đủ cho một tối ấm áp, tách trà nóng và những câu chuyện bất tận. Cách tôi 6 múi giờ, có một chàng trai như nghe được điều ấy, thủ thỉ nhẹ nhàng bằng… cả tập thơ của anh ấy rằng: “Có điều gì sao không nói cùng anh?”. Chỉ cần thế thôi, tôi bật dậy, mở máy tính và chat cùng “chàng thơ” của tôi - Trần Việt Anh.
Anh ********** Việt Anh có đoạn thơ nào miêu tả đúng nhất và ngắn gọn về mình? Anh là của những miền xa Của cơn gió lạ ngang qua đỉnh trời Anh là của những cuộc vui Là cay đắng, của một đời riêng em. Cái gì làm nên Việt Anh ngày hôm nay? Rất nhiều nông nổi, rất nhiều dại khờ. Nhưng cũng rất nhiều thấm thía và trải nghiệm. Trước năm 22 tuổi, mình tin rằng mình là con người tổng hòa bởi những khao khát chinh phục, sự hiếu thắng, cái tôi quá lớn, thậm chí đôi khi ngạo mạn. Sau tuổi 22, mình trở nên trầm lắng hơn, học cách hài lòng với những gì mình đang có, yêu quý điều giản dị. Và biết mơ những giấc mơ thật bình thường. Việt Anh có thấy mình mang những đặc điểm dễ nhận của một chàng trai trường Chu
Văn An, hừmm, thế nào nhỉ: Nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng lúc thì nồng nhiệt quá, lúc thì hất tung hết tất cả mà lơ đễnh sống? Haha, thì mình là trai Chu chính gốc mà (cười). Tính cách cũng hơi ẩm ương một tẹo. Việt Anh 2006 - 2016 khác nhau như thế nào? Năm 2006, có chàng trai 17 khao khát bước chân vào cuộc đời. Đôi lúc mơ mộng ngớ ngẩn. Rất thích một bạn nữ lớp bên, trải qua đủ cơn say nắng. Năm 2016, có chàng trai 27, đêm vẫn thức khuya làm việc, mệt mỏi cả ngày thì tối chỉ muốn ở nhà hoặc gặp gỡ bạn bè. Viết ít đi, sống nhiều hơn, và bắt đầu biết trân trọng những giá trị cốt lõi như gia đình, sức khỏe. Nếu có một ”cửa hàng bán cá tính/ tài năng” trên thế giới này, Việt Anh sẽ mua cá tính/ tài năng gì? Mua ngay 1 kg “quyết đoán”. Vì là người hay suy nghĩ nên nhược điểm của mình là thường phân vân, cân nhắc các quyết định. Đôi khi đưa ra được quyết định thì cơ hội cũng qua đi mất rồi.
Hơn nữa, đàn ông quyết đoán thường gây được ấn tượng với nữ giới, phải không? Nếu được chọn một tài năng, nhất định mình phải biết chơi một loại nhạc cụ gì đấy, như đàn guitar chẳng hạn. Bởi với mình, viết lách và âm nhạc giống như bánh mì và café buổi sang, luôn luôn rất cần. Nếu Việt Anh có quyền năng vứt đi một đoạn ký ức của mình, một cái tên hay một kỷ niệm, Việt Anh có vứt đi không? Nếu có thì vì sao? Giá được chọn nhiều hơn một (cười). Nhưng sự thực thì điều này không cần thiết lắm. Mỗi đoạn ký ức, một cái tên hay một kỷ niệm đều góp phần tạo nên Việt Anh như bây giờ. Bôi xóa cũng chẳng ích lợi gì. Có điều gì Việt Anh không muốn nghe từ người anh yêu dù anh nói “Có điều gì sao không nói cùng anh?” “Anh có yêu em không?” đừng bao giờ hỏi một chàng trai câu này quá nhiều, các cô gái nhé! Trong một bài thơ của Việt Anh, Việt Anh viết “Tuổi trẻ anh không màu”. Không
55
màu hay quá nhiều màu? Nguyên văn câu đó là: “Giấc mơ em màu trắng, tuổi trẻ tôi không màu”. Ai cũng nói tuổi trẻ như kính vạn hoa, long lanh đa màu sắc. Nhưng mình thích hình ảnh một tuổi trẻ không màu. Đi qua tháng năm, đôi khi ngờ ngợ về những gì mình làm, những con người mình quen, những chốn mình tới… nhưng tuyệt nhiên không hối tiếc. Cũng một phần do mình chịu ảnh hưởng khi đọc cuốn Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương của Haruki Murakami. Có thói quen gì Việt Anh đang làm và nghĩ mình sẽ không còn là mình nếu không làm điều đó (ví như uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ, uống một ly cà phê thật ngon trước khi bắt
đầu ngày hay lượn một vòng Hồ Tây trong một ngày Hà Nội trở gió…)? Gặp gỡ bạn bè, thường xuyên. Ở bên họ lúc cơn gió mùa đầu tiên ùa vào thành phố. Ngồi hát ca bồng bềnh cùng nhau trong một chuyến du lịch nào đó. Hoặc thỉnh thoảng chỉ là kiếm được một góc nào hay hay của Hà Nội, ngồi “chém gió” và nói đủ thứ chuyện về cuộc đời, kể cả tình yêu.
Mơ ********** Giấc mơ nào Việt Anh đã có và muốn nó kéo dài mãi mãi? Được gặp lại những người mình từng yêu thương một thời, giờ
đã ở phía bên kia bầu trời. Năm 2012, cùng cậu bạn thân, mình có chuyến đi phượt đầu tiên trong đời. Không theo đoàn, không cần chỉ dẫn cụ thể, không book trước phòng ốc, hai thằng chỉ đi vì cảm giác mình cần có một chuyến đi như thế trong đời. Đủ thứ xui xẻo xảy ra, xe hỏng, đi đường đèo tối muộn, trời mưa bị tuột dốc… Nhưng bù lại là trải nghiệm đáng giá. Cao nguyên đá Đồng Văn, phiên chợ người, ngồi uống café đón nắng một ngày mới ở điểm cực Bắc Tổ Quốc, những con đường ngoằn ngoèo, con sông Nho Quế uốn lượn… tất cả như một thước phim đáng giá. Hai năm sau, người bạn trong chuyến đi đó đột ngột qua đời. Điều này ám ảnh mình một thời gian dài. Nhiều đêm, mình vẫn
Việt Anh giữa những lựa chọn
56
Trà hay Cà phê? Cà phê. Áo sơ mi kẻ sọc hay áo sơ mi một màu? Sơ mi kẻ sọc. Mùa Đông hay mùa Hạ? Mùa Đông. Chiều thứ Sáu hay sáng Chủ Nhật? Chiều thứ Sáu. Một cô gái tóc dài hay một cô nàng tóc ngắn? Tóc dài.
mơ thấy cậu ấy, thấy nụ cười lúc cả hai vừa thoát khỏi cung đường mưa gió và nhìn thấy ánh đèn thị trấn. Có đêm, mình mơ thấy cậu bạn, với lời khuyên chân tình: “Muốn viết tốt, hãy nuôi dưỡng cảm xúc của mình. Khởi đầu những chuyến đi không trù tính, thử nổi loạn, nuông chiều cảm xúc bản thân một lần…”. Nhưng mơ nhiều nhất, vẫn là đoạn hai đứa tìm ra một cánh đồng hoa trong thung lũng vắng. Ngoảnh sang, người bạn đồng hành với nụ cười buồn bã biến mất. Chỉ để gieo lại chút niềm tin, rằng ai cũng phải bước tiếp hành trình của mình. Khoảnh khắc nào Việt Anh đã trải qua và ngỡ mình đang mơ? Đó là chuyến dã ngoại qua đêm đầu tiên với lớp cấp Ba. Cả lớp lần đầu được đặt chân
lên đảo Quan Lạn, lúc ấy còn rất hoang sơ. Đêm đó, trên ban công tầng 3, lần đầu tiên mình được ngắm nhìn bầu trời sao đẹp và gần đến như vậy. Bên cạnh là một cô gái mình từng yêu quý suốt cả quãng đời đó. Nếu bây giờ Việt Anh viết thư cho mình năm 2026, Việt Anh sẽ nhắc mình gìn giữ điều gì? Đừng quên đi những giấc mơ thuở trước. Và hãy gắng nhớ mình từng sống một cuộc đời thú vị từng nào. Có một câu nói rất hay mình luôn tâm đắc: “Khi còn trẻ, thế giới là một sân chơi. Lúc ta lớn lên, vì điều này hay điều khác, mà ta lãng quên mất điều ấy rồi” Mình tin cuộc sống là chuỗi trải nghiệm thú vị, mà ở đó bạn vừa học cách thích nghi, chấp nhận, cũng vừa học cách tận hưởng từng
khoảnh khắc.
Cảm hứng ********** Đếm nhanh nhé, có bao nhiêu nàng thơ trong tập thơ mới này? Vô số, haha. Những điều gì tạo cảm hứng cho Việt Anh? Tuổi trẻ, những chuyến đi xa và những câu chuyện kể. Nơi nào là “thánh địa Mecca” của Việt Anh, nơi Việt Anh muốn đến khi chênh vênh và cần cảm hứng? Gần đây mình mê mẩn Đà Lạt. Chỉ có ước ao là được để mọi thứ lo toan ở lại đằng sau, lên Đà Lạt chừng một năm để sống và viết.
Nói với tháng Năm Anh chẳng biết nói điều gì với tháng Năm Và chẳng biết nói gì với sự lặng câm vắt ngang thành phố Hà Nội hiền xinh như cô gái nhỏ Ngón măng dịu dàng trên những lối thơm hương Mùa hoa phượng rực cháy khoảng sân trường Nắng tháng Năm khẽ thì thầm về một mùa ly biệt Con ve rong chơi hát khúc ca luyến tiếc Về một thời hoa mộng sắp qua đi. Tuổi học trò háo hức mỗi mùa thi Đèn sách bao năm trong những ngày đổ lửa Rồi đến một ngày Những nhung nhớ đầu tiên bắt đầu gõ cửa Trái tim khẽ ngập ngừng từng nhịp đập yêu thương. Anh và em đã bên nhau như ngàn vạn người thường Để một ngày nhận ra một nửa của mình trong mắt nhìn người ấy Tuổi thơ của chúng ta, còn gì vui hơn vậy Là những ngày lớn lên, và vui sống bên nhau. Em là cô dâu lau chau Anh là chú rể khờ khạo Trò chơi tuổi thơ cứ ước ao sẽ là điềm báo Cho một ngày hạnh phúc song đôi Để giờ đây em vui bên một người. Thành phố của anh lại chìm vào cô độc Cơn mưa tháng Năm ào ạt như muốn cuốn trôi xa xôi bụi bặm Chỉ mảnh vườn anh vẫn xanh rêu. Hình như anh đã muốn nói cùng tháng Năm rất nhiều điều Rằng tuổi trẻ của chúng mình cùng với bao khờ dại Chỉ những điều ngọt ngào anh xin giữ mãi Còn lại thì, hãy để gió mang đi… Cơn mưa đêm nay như những lời thầm thì Rằng có thể nhiều tháng Năm nữa Cũng lặng lẽ qua đi Nhưng tình yêu là điều diệu kỳ còn lại Và là điều cuối cùng trẻ mãi Như anh Như em… Trần Việt Anh
57
58
Lang thang trên mạng Những status bạn đọc được của bạn bè hay tình cờ bắt gặp khi lang thang trên mạng, mà khiến bạn vui nguyên ngày, hay nhiều khi rưng rưng...
__________ t @minh nh_ậ_________________________ ___________ chung n từng học
một người bạ i chẳng thể ngồi cà phê, ng đa i kh ng túng, kh lú út ch có Có một lần, i mớ tôi. Tôi loay hoay vớ ến đến chào cô rồi, tôi n đột ngột ti tê gian ớ ời nh th đã i quãng cô. Và khi dung xem cá nh hì nhớ nổi tên cố , nh để uyện gì và nhòa của mì những câu ch có đã i ký ức nhạt tô n thế nào. chúng trong lớp, đổi nhiều đế ay th đã i ấy cô là ai chẳng chúng tô cô, bởi tôi ờ, cuộc đời có lỗi với từ đó đến gi , ác gi m h cả i chín mình h vênh giữa ác có lỗi vớ gi m Tôi bị chên g cả ữn và nh u, thú với được gì nhiề ng rất hứng đa nh ò thật sự nhớ mì tr ư ra nh ấy. Cuộc ngồi đó tỏ ác xã giao gi m cả là bởi phải cố chính m biệt: Tôi sợ nhất điển khi tạ u nói kinh điều cô nói. câ ông t mộ ng ay cả khi kh kết thúc bằ i câu đó ng nó i chuyện được tô u vô g đề ún " Ch thức ấy p nhau nhé! ững thứ hình nh cả "Hôm nào gặ ông t kh Tấ au. người ta thoại của nh ải trò đùa, ph g ôn i xin số điện kh rồ kia, ời gian i của người mạnh của th đờ c ộc Sứ cu a. g hĩ on ng vẻ như iều năm tr có thể vui biến mất nh , chúng ta ày "N thể cứ thế i: nó và ất hiện lại đột ngột xu g?" cũ được khôn ạ. Không, bạn
@nomad ngu n thien ngan ________________ye ________________ ____________
___
Buổi sáng, tôi đi làm bằng mộ t con đường mớ nó có không kh i. Lâu lâu thay í vậy mà. Tôi đổi lộ trình ch ghé xe nước bê o xong thì phát n đường mua mộ hiện ra trong t ly cà phê đá tú i mì . Mua nh chỉ có duy nhất mua được 50 ly cà phê. Chấm hế một tờ tiền lớ n, có thể t! Không còn mộ Mới sáng mà đư t đồng bạc lẻ a tiền thế này nào khác nữa. thế nào cũng bị khác, tôi đành chửi, nhưng ch rón rén nói vớ ẳng còn cách nà i cô hàng nước o con nha!” “Cô ơi chịu kh ó thối tờ này giùm À, nhưng tất nh iên là cô khôn g có đủ tiền để quanh cũng chẳn thối, mới sáng g có ai để đổi sớm mà. Chung được tiền lẻ, chửi là cái ch chưa kể giờ nà ắc. Tôi nghĩ mì y đi đổi tiền bị nh sắp bị ăn chửi nước tươi cười đầu ngày rồi, nói “Thôi, bữa ai dè cô bán kh ác gh é qua đưa cho tiên tôi đi qu cô”. Ủa, đây là a con đường nà y, ghé cái xe lần đầu với tôi cứ như nước nhỏ này; thể tôi hay gh mà sao cô ấy cư é mua nước lắm? xử lấy ly cà phê ! Tôi nói, vậy này đâu. Cô bá thôi con không n nước lại cười mệt quá, đi gi to ét, đẩy tôi ra ùm cái đi. Bữa ngoài “Thôi nào tiện thì gh không? Tôi còn é trả tiền cho chưa biết mình tui!” Dễ thương có vòng qua co sao cô ấy biết n đường này lầ mà tin là như n nữa không, là vậy. m Ly cà phê đầu ngày ngon kinh kh ủn g, vì nó được không lý do. Cả trao đi với mộ m động thay kh t niềm tin i được thấy vi cần bất cứ một ệc người ta có lý do nào. Tôi thể tin nhau kh chắc chắn sẽ ph ông lần này thì đã ải trở lại con có lý do, chứ đường này, và không chỉ là vì con đường mới. một sáng hứng lên đi làm bằng Có lẽ trao đi một tình yêu cũ ng nh ư bán thiếu ly cà đường vậy. Niềm phê cho một ng tin không lý do ười lạ qua thường hay được nỡ bỏ đi luôn đền đáp xứng đá khi người ta đã ng. Có ai mà hồn nhiên tin cọc thế chấp gì mình, không cầ sất. Còn những n mình phải đặ kỳ vọng nặng nề t cái đứa kia… tr thường được đá ốn luôn. Kỳ vọ p trả bằng việc ng là mộ t thứ nặng nề. để mang vác mộ t thứ nặng nề Chẳng ai thích cả, dù việc bỏ quay lại quỵt tiền một trốn cũng tồi ly cà phê của tệ tương đương cô hàng nước rong như Mà ngay cả từ . phía người trao đi niềm tin kh cũng đã chẳng ôn g lý do, có thể kỳ vọng gì rồi. ngay từ đầu họ Nếu nó quay lạ thôi, chuyện mì i thì tốt, khôn nh mình làm, cà g quay lại thì phê mình mình đi sự kỳ vọng, cứ bán tiếp. Cò chao ôi là kinh n với người tr khủng. Ngày ng ao đợi chờ, trông ày tháng tháng ngóng; buồn sầ sẽ chỉ dành để u sẽ theo đó mà tích muốn tin ai nữ tụ lại. Mình từ a, kiên quyết không bán thiế đó không bị quỵt, bị tổ u cà phê cho ai n thương. nữa, vì đã một lần Như thế đó, mì nh có thể trao đi một niềm ti vọng. Cơ hội để n không lý do, ho cái đứa mua th ặc một sự kỳ iếu cà phê của nhưng cơ hội để mình quay lại bản thân mình là như nhau, tự cả m nhận sự thanh nhau trời vực. thản, hạnh phúc Do mình chọn th thì khác ôi. Tin vào co nhưng chỉ bằng n người là một cách đó, chúng chuyện khó khăn ta mới có cơ hội , của đời sống nà để cảm nhận nh y. ững ngọt ngào
59
60
ens r fisheye_l________ e h h g u o r @Life th ______________________ ___________
hiểu. Những cục và khó kì t rấ họ ấy hàng trước Tôi từng th , đứng xếp nh mì t mộ ỗ ngồi tiệm ể lấy một ch người đi ăn th có để g nổi tiến dĩa và trải một quán ăn vụ bày dao ục ph i ườ ìn ng suất và tự duy nhất, nh gọi chỉ một i, ườ p ng t mộ i đi tới rạ khăn ăn cho . Những ngườ nh mì a củ u đầ o ly cười và gật rót nước và , nhẹ nhàng nh mì t n mộ cò trống chiếu bóng cạnh họ có ồi ng ỗ ch i ông một ác hỏ tới cuối kh khi người kh u đầ từ im dõi bộ ph en nào bên không, theo có người qu g ẳn ch vì tai. ận, ì thầm vào lời bình lu êng người th hi một ng ể th t chân tới cạnh để có một mình, đặ ch lị du ốc đi ười ngoại qu Những người là những ng h an tìm qu tự y ả vâ ong th nơi xa lạ, họ dùng, th ữ ng ôn ng như ớng dẫn, cũng xa lạ cẩm nang hư và đồ n bả hàng tá thoại trong đường bằng vị qua điện nh đị m mề phần im lặng từ điển và i trong sự mớ t đấ ền ạm á một mi ng quanh ch tay, khám ph thanh âm xu g ữn nh hĩ he ng ng ng i. Tôi đã tự thân, lắ cất tiếng nó là n hơ u iề như họ. tới mình nh ể làm được th có ờ gi bao m những mình không cần phải là nh mì ra tôi nhận nh, bình Cho tới khi với chính mì ện di i đố ể th tốt đẹp trên điều này. Có những điều cả t tấ g ởn không cảm thản tận hư một mình, mà có ỉ ch i đã sẵn y kh là lúc bạn cuộc đời nà đó , ng lõ c đơn lạ ộc đời bạn, thấy chút cô bước vào cu ác kh i ườ ng sàng để một bạn. nh bước bên cạ
61
Giấc mơ nào sẽ đến bài: hoài nam
62
Sau khi chết, con người sẽ về đâu? Liệu có nơi nào đó, như thiên đường và địa ngục, chờ đợi ta. Và nếu có, nơi ấy sẽ như thế nào? Ngoài các nhà khoa học hoặc triết gia, những nhà làm phim cũng đưa ra câu trả lời của riêng họ. Một trong những câu trả lời đẹp đẽ nhất là What Dreams May Come (Giấc mơ nào sẽ đến) năm 1998.
Thiên đường tâm tưởng
Đôi khi, nỗi bất hạnh ập đến mà không vì lí do nào. Bác sĩ Chris (Robin Williams) là người hiểu điều đó hơn ai hết. Ông từng là một người đàn ông hạnh phúc. Ông gặp gỡ vợ mình Annie (Annabella Sciorra) trên mặt hồ tĩnh lặng ở Thụy Sĩ, và đem lòng yêu cô ngay lập tức. Họ có với nhau hai người con ngoan ngoãn, và cùng trải qua cuộc sống yên bình. Mọi thứ chấm dứt bởi một tai nạn thảm khốc, cướp đi của họ cả hai người con yêu dấu. Phần lớn các gia đình mất đi con cái đều li dị sau đó. Nhưng Chris, với tình yêu vô bờ dành cho Annie, đã xoay sở để cùng
cô vượt qua nỗi đau. Dù vậy, ông không thể xoay sở khỏi số phận. Trong ngày kỉ niệm “không li dị” của hai vợ chồng, đến lượt Chris qua đời sau một tai nạn giao thông. Đây là cú trời giáng xuống Annie. Mất đi tất cả người thân yêu trong thời gian ngắn, cô lâm vào trầm cảm. Câu chuyện chính của What Dreams May Come bắt đầu khi Chris mở mắt ra, và thấy mình đã trở thành một linh hồn. Lo lắng cho Annie, ông tiếp tục vất vưởng ở Trái Đất, cố gắng để liên lạc với cô. Mọi nỗ lực của ông chỉ khiến tình hình thêm tệ hơn. Biết rằng không thể làm gì được, Chris quyết định rời khỏi trần gian để đến Thiên Đường. Ở đây, ông gặp lại người bạn đại học Albert
(Cuba Gooding Jr.) - người tình nguyện làm “hướng dẫn viên” cho Chris tại nơi ở mới này. Đó là một thiên đường trong tâm tưởng. Nghĩa là mọi tưởng tượng của Chris đều sẽ trở thành sự thật, và ông còn có thể gặp lại người thân đã mất.
Dù là thiên đường hay địa ngục, đều thật đặc biệt và đáng nhớ Hollywood không hiếm những bộ phim về thiên đường, cả trước và sau What Dreams May Come. Nhưng đây là bộ phim hiếm hoi thỏa mãn được cả hai yếu tố quan trọng nhất: Miêu tả một thiên
63
What Dreams May Come thắng giải Oscar năm 1998 ở hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Năm 2008, bản phim gốc đã bị cháy khi lưu trữ tại hãng phim Universal. Một cuộc tìm kiếm bản copy trên toàn cầu đã diễn ra. Thật may mắn, người ta đã tìm thấy bản phim khác tại châu Âu. đường triết học đủ thuyết phục và chứa đựng một câu chuyện xúc động đáng nhớ. Khác với hình dung thông thường về một thế giới bên kia theo kiểu “thưởng phạt phân minh”, thiên đường của Chris tự do và hợp lý hơn. Mọi thứ ở đó đều xoay quanh tinh thần. Mỗi người đều là một vũ trụ riêng. Có người chọn sống mãi trong thế giới trẻ thơ. Có người thích một thời đại đặc trưng nào đó. Riêng Chris chọn sống trong bức tranh của Annie. Ngay cả hiện tại, nghĩa là 18 năm sau khi phát hành, phần hình ảnh trong What Dreams May Come vẫn khiến chúng ta kinh ngạc. Đạo diễn Vincent Ward đã tạo nên những khung hình cực kì sống động và tuyệt đẹp. Ông
hiện thực hóa những thế giới tâm tưởng trên màn ảnh. Mỗi thế giới đều đặc biệt và đáng nhớ. Như thế giới của Chris, từ cây hoa đến bầu trời, đều làm bằng màu vẽ. Hay khi ông đến thăm cô con gái, đó là nơi cả vũ trụ trở thành những món đồ chơi. Người xem sẽ cũng sẽ tự muốn thiết kế thế giới riêng của họ. Đó sẽ là thiên đường tất cả chúng ta đều muốn đặt chân vào. Dĩ nhiên, có thiên đường sẽ có địa ngục. Ở trần gian, người vợ Annie vì quá đau khổ đã tự tử theo chồng và lao thẳng xuống địa ngục. Nhưng chờ đợi cô không phải là lửa đỏ hay hình phạt, mà chỉ là những khung cảnh thường ngày lặp đi lặp lại. Địa ngục là nỗi đau được nhân
lên đến vô tận. Chris quyết định từ bỏ thiên đường để cứu vợ mình, trong một hành trình giàu cảm xúc. Với diễn xuất tuyệt vời của Robin Williams, đó là hành trình lấy đi không ít nước mắt của người xem. Vẫn là những thông điệp quen thuộc về tình yêu, về gia đình và sống trọn vẹn từng phút giây, nhưng được truyền tải xúc động với những câu thoại xuất sắc. Chẳng hạn, khi Annie và Chris ở địa ngục, và cô nói sẽ không tha thứ cho ông. “Nhưng anh sẽ tha thứ cho em,” ông nói. “Vì em đã giết con và chồng mình sao?”. “Vì đã tuyệt vời đến mức khiến một gã lựa chọn địa ngục thay vì thiên đường, chỉ để ở bên em.”
64
Người có ngàn khuôn mặt bài: hoài nam
Một sáng mưa rơi ở Los Angeles, một người đàn ông thức dậy với nỗi sợ hãi dâng đầy. “Tôi là ai?” ông tự hỏi, “vì sao tôi lại ở đây?”. Đó là bi kịch mà những diễn viên hàng đầu thường mắc phải: Lạc mất bản ngã của mình. Ông là Robin Williams.
65
66
Phục hưng hài kịch “Ông ấy là duy nhất. Ông đến với chúng ta như thể người ngoài Trái Đất - nhưng cuối cùng ông lại chạm đến từng góc nhỏ nhất của tâm hồn con người.” Tổng thống Barrack Obama đã nói về Robin như thế, vào ngày ông qua đời. Ngày 8/11 năm 2014, người ta tìm thấy nam diễn viên bất tỉnh trong phòng riêng. Các bác sĩ đã không thể làm gì hơn. Ở tuổi 63, Robin được xác nhận đã thắt cổ tự tử. Người ta lập tức nhớ ngay đến What dreams may come (Thiên đường nào sẽ đến, 1998), một trong rất nhiều phim làm nên tên tuổi ông. Trong đó, nhân vật của Cuba Gooding Jr. đã nói: “Ai lại muốn sống mãi trên Thiên đường ở tuổi 63?”. Người ta có thể xem đó là điềm báo trước. Vậy là, nếu có một thiên đường thật sự như bộ phim miêu tả, Robin sẽ mãi là một diễn viên 63 tuổi trầm cảm và đau khổ. “Đau khổ” chắc chắn không phải là từ miêu tả Thiên đường. Nhưng Robin là một trong những người đã khiến trần thế này bớt đi rất nhiều sầu não. Ông là một diễn viên hài xuất chúng. “Người đàn ông với một ngàn bộ mặt” là danh hiệu khán giả đặt cho ông. Robin khởi nghiệp là một diễn viên hài biểu diễn (stand-up comedy) - những người đứng trước hàng trăm khán giả và kể chuyện hài cho họ. Đó là thập niên 1960, thời điểm của nhạc rock, dân Hippy, cần sa và cách mạng tình dục. Robin là người dẫn đầu cho việc “phục hưng hài kịch”, như lời nhà bình luận Gerald Nachman. Ông làm
tốt đến nỗi được mời thực hiện một chương trình truyền hình, Laugh-In, năm 1977. Chương trình này không thành công lắm, nhưng nó đã dẫn đường cho Robin đến với truyền hình, trước khi bước sang điện ảnh. Cùng năm đó, ông bước lên màn ảnh rộng lần đầu tiên với Can I Do It… ‘Till Need Glasses (Tôi làm nổi không… đến khi dùng kính). Một phim hài rẻ tiền và Robin chỉ có vai nhỏ. Vai chính đầu tiên là Popeyes (Thủy thủy Popeyes) năm 1980, và từ đó, ông cho thấy khả năng tuyệt vời trước ống kính điện ảnh. Robin tiếp tục các vai nhỏ cho đến khi tham gia bộ phim bước ngoặt Good morning, Vietnam (Xin chào, Việt Nam). Ông vào vai một người dẫn chương trình radio ở Sài Gòn trước năm 1975, chứng kiến và đồng cảm với nỗi đau chiến tranh mà người dân nơi đây phải hứng chịu. Robin nhận đề cử Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
Trở thành huyền thoại Đó là đề cử đầu tiên trong sự nghiệp huy hoàng của Robin. Ông nhận thêm 3 đề cử khác và chiến thắng với phim Good Will Hunting (Chàng Will tốt bụng) năm 1993, dù ở hạng mục Vai phụ. Trong phim đó, ông vào vai một giáo sư nhận hướng dẫn cho một thần đồng toán học, do Matt Damon thủ vai. Sự thấu hiểu và quan tâm của ông giáo đã cảm hóa được chàng thần đồng ương ngạnh từng chịu nhiều tổn thương. Robin có khả năng nhập vai rất rộng, từ chính diện đến phản
diện, từ hài hước đến tâm lý, thậm chí trinh thám. Nhưng vai diễn được yêu mến nhất của ông là giáo viên. Với đôi mắt ấm áp và nụ cười dễ mến, Robin luôn hoàn hảo khi trở thành một người thầy. Không tín đồ điện ảnh nào không biết đến thầy giáo yêu thơ Keating trong Dead Poets Sociaty (Hội cố thi nhân). Một phim vô cùng cảm động, với những khoảnh khắc đáng nhớ. Cảnh phim biểu tượng là khi Keating đứng lên trên bàn và nói với học trò rằng: “Hãy nhìn cuộc sống theo góc nhìn riêng.” Ngoài đời thật, cũng như trên phim, Robin là một người đàn ông gia đình. Ông có ba đời vợ, không phải chuyện lạ với một diễn viên Hollywood. Ông có ba người con, và thường nói rằng “Những đứa trẻ mang đến cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về sự kì diệu. Chỉ ở việc nhìn thấy chúng phát triển thành những con người đáng kinh ngạc”. Robin là người yêu thích xe đạp, thường xuyên tham gia các sự kiện như Tours de France. Năm 2016, gia đình ông đã tặng 87 chiếc xe của ông cho một tổ chức từ thiện. Không thể nói hết sức ảnh hưởng và cảm hứng mà Robin để lại, cả thời gian ông hiện diện trên Trái Đất và sau đó. Ông được người Mỹ xem là “báu vật quốc gia”, là “người có phép thuật” và đã lan truyền sự nhiệm màu ấy lên màn ảnh. Cái giá phải trả, nếu có thể nói thế, là ông bị lạc mất chính mình, trong những ngày cuối đời. Đó có thể là ảnh hưởng của căn bệnh trầm cảm, gần như là “bệnh nghề” của giới diễn viên. Nhưng cả điều đó, và tất cả những gì liên quan đến Robin Williams, đều trở thành huyền thoại.
67
68
Điều kỳ diệu luôn đến cùng Giáng sinh bài: linh nhi
69
Nếu có ai đó đang mong chờ một điều gì đó đặc biệt, hẳn họ sẽ càng mong chờ nó khi Giáng sinh đến. Có lẽ vì thế, rất nhiều bộ phim đã kể về những điều ngọt ngào sẽ bay về cùng Giáng sinh. Giáng sinh không chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu của lũ trẻ con, khi chúng mắt nhắm mắt mở bước tới bên cây thông Noel, và sung sướng nhìn thấy món quà ông già Noel đã mang tới từ lúc nào. Giáng sinh không chỉ là thời điểm đoàn tụ gia đình, khi những người đi xa tíu tít tìm đường về nhà, là những bữa tiệc gia đình rộn rã tiếng cười. Giáng sinh còn là những ngày cô đơn nhất, buồn bã nhất, với những người chẳng có ai thân thiết bên mình, với những ai đang khao khát có một tâm hồn đồng điệu. Giữa thành phố New York nhộn nhịp và hào nhoáng, Lucy chỉ là một đốm sáng nhỏ nhoi.
Cô gái nhà nghèo đã quen với cuộc sống cô đơn và buồn tẻ với công việc bán vé ở một ga tàu điện ngầm. Niềm vui duy nhất mỗi ngày của Lucy, là nhìn trộm chàng hành khách Peter, ngày nào cũng đều đặn đứng chờ tàu ngay trước chỗ cô ngồi. Lucy luôn ước ao một lần trong đời, được Peter mời đi chơi, hay anh dừng lại nói với cô một vài chuyện không đầu không cuối thôi cũng được. Hôm ấy là Giáng sinh, ngày mà người ta ríu rít quây quần bên nhau, thì Lucy vẫn cô quạnh trong phòng bán vé nhỏ xíu. Và cô nhìn Peter cũng đang lẻ loi giữa ga tàu. Lucy chờ đợi một phép màu nào đó xảy ra... Rồi chỉ thấy Peter ngã xuống đường ray. Chẳng kịp suy nghĩ gì, cô vội lao ra cứu anh, đưa anh vào bệnh viện, và luống cuống gọi anh là bạn trai của mình. Các cô y tá nhanh nhẹn giới thiệu
Lucy với gia đình của Peter, và sau phút bất ngờ ban đầu thì họ nhanh chóng thân thiết với cô gái lần đầu gặp mặt, vì cho rằng Peter muốn giấu kín chuyện hẹn hò. Quãng thời gian Peter hôn mê cũng là những ngày hạnh phúc nhất của Lucy. Cô được tự tay chăm sóc cho chàng trai mình thầm yêu, được chìm đắm trong không khí vô cùng ấm áp của gia đình anh, được quen thêm một chàng trai hết sức thú vị là Jack - em trai của Peter. Nhưng phép màu của Giáng sinh không đơn giản như thế. Ngày qua ngày, khi Peter chưa tỉnh, thì Lucy lại thêm thân thiết với Jack hơn. Để khi Peter mở mắt, thì Lucy thực sự bối rối vì dường như cô không thực sự yêu anh, như cô vẫn nghĩ. Hai cô gái của phim The Holiday cũng không hề chờ mong Giáng Sinh. Bởi khi mọi
70
người háo hức trở về nhà, thì cả Iris lẫn Amanda đều gặm nhấm cô đơn, đều chẳng biết làm gì cho kỳ nghỉ lễ mau hết. Iris thì sắp đối mặt với Giáng sinh buồn chán nhất đời mình, khi phát hiện ra tình cảm của mình bị lợi dụng. Chàng đồng nghiệp mà cô thầm thương trộm nhớ đã liên tục bật đèn xanh cho cô, khiến Iris bao phen tưởng bở, rồi ê chề phát hiện anh ta đã đính hôn. Iris chẳng thế tiếp tục nhốt mình trong căn nhà cổ kính ở vùng quê đấy sương mù, để khóc lóc chờ Giáng sinh trôi qua. Cùng lúc ấy, Amanda nơi Los Angeles nhộn nhịp cũng tột cùng thất vọng, khi nhìn thấy chồng chưa cưới của mình lén qua lại với cô lễ tân trẻ măng và ngơ ngác. Amanda muốn trốn
đến một nơi thật xa, để đón Giáng sinh một mình. Hai người phụ nữ cùng lên một trang web trao đổi chỗ ở, nhanh chóng đồng ý chuyển nhà cho nhau. Iris rời nước Anh giá lạnh sang một tòa biệt thự hiện đại, ngập tràn ánh nắng của nước Mỹ. Và ngược lại, Amanda tạm biệt nắng ấm để sang trú ngụ ở một ngôi nhà cũ kỹ, bé xíu vùng quê nước Anh cứ chìm trong âm u mưa phùn. Hai cô gái chỉ hy vọng kỳ nghỉ ngắn ngủi giúp họ tạm quên đi nỗi buồn, để sau đó trở lại đối mặt với thực tại chẳng lấy gì làm vui vẻ. Nhưng Iris chẳng thể ngờ cô có thể tạm gác u sầu của mình lại, để trở thành bạn tâm giao và truyền cảm hứng sống tới một biên kịch già nua, giúp ông có thêm
tự tin đến nhận một giải thưởng quan trọng. Còn Amanda, giữa những ngày chán chường vì chẳng biết làm gì ở vùng ngoại ô hẻo lánh thì may sao, anh trai của Iris xuất hiện trong một tình huống không thể xấu hổ hơn. Nhưng sau khi gạt bỏ hết nỗi ngại ngùng, thì Amanda nhận ra một người đàn ông vì gia đình như thế, mới đúng là thứ cô thực sự tìm kiếm. Cả hai bộ phim While you were sleeping lẫn The Holiday đều là những bản tình ca ngọt ngào dành cho ngày Giáng sinh. Phép màu là có thật, Giáng sinh sẽ mang tới niềm vui và hạnh phúc. Và chỉ cho những người đang thực sự tìm kiếm điều đó, luôn sẵn lòng mở cửa trái tim mà thôi, phải không?!
71
Mơ ở Đà Lạt bài & ảnh: rose nguyễn
Cùng theo chân cô bạn Rose Nguyễn đi tìm bình yên ở Đà Lạt - thành phố mộng mơ nhé!
72
Nắng sớm ở Đà Lạt vừa lạnh vừa trong, ngồi trên đỉnh đồi gió thổi vào từng kẽ áo, uống trà nóng và ngồi cùng lũ bạn thì chẳng có gì bằng.
Buổi sáng thức dậy ở Đà Lạt, bình minh màu cam trải trên từng ngôi nhà và con đường. Chúng mình dậy từ 4 giờ đi đón bình minh.
Đừng bỏ qua món dâu trồng trong vườn. Ngồi ăn dâu, uống trà gừng và nhìn ra khung cảnh bất tận của Đà Lạt đúng là những phút giây bình yên không thể nào quên.
The Shelter là một hostel kiểu homestay nhỏ trên đỉnh quả đồi, mọi người đến đây đều mang một tâm hồn nghệ sĩ và trái tim mộng mơ.
Thỉnh thoảng lại bắt gặp cô bạn nghêu ngao bên chiếc guitar acoustic.
73
Con đường xuống núi rất dốc và đầy đá dăm, mình bị ngã hai lần. Nhưng cảnh quan nhìn từ đây thì đúng là xứng đáng để chúng ta cố gắng.
Trong căn bếp nhỏ mà ấm cúng, mọi người cùng nấu ăn, cùng chia sẻ bữa tối với nhau. Đừng quên món “tủ” - rau nhà trồng.
Ở The Shelter có đủ thứ cỏ hoa nhà trồng.
Xa rời thành phố, xa rời giầy cao gót và trang điểm, để tìm cho mình chút bình yên và thư thái.