Dreaming #5

Page 1

issue V - february 2017

photo: rose nguyen

D reaming

trang miu


38


Bơi qua biển mơ bài: hiền trang

“Hãy gọi tôi là Ishmael. Nhiều năm trước - chẳng rõ chính xác là bao lâu - khi không một xu dính túi và chẳng còn gì trên cạn hấp dẫn đối với tôi, tôi nghĩ mình sẽ ra khơi và ngắm nhìn nước trên thế giới.” (Rút từ Moby Dick)

39


40

M

ỗi khi những cơn mưa phùn ẩm ướt làm dớp dính tâm hồn, gã biết rằng đó là lúc gã cần một chút đại dương trong hơi thở. “Gã” không chỉ là Ishmael. Gã còn là rất nhiều người khác. Là tôi. Là bạn. Là anh ta. Là cô ấy. Là một người đàn ông đội chiếc mũ lưỡi trai màu da cam, định châm một điếu thuốc, nhưng bật lửa cạn dầu, người đàn ông đó đứng ở kia. Cả cậu bé đứng cạnh ông ta cũng vậy. Cậu bé có gương mặt ảm đạm của mùa Đông, nhìn về phía những tòa cao ốc như thể đó là những căn nhà vắng tênh, vô chủ. Vâng, là cậu bé ấy nữa. Là tất cả những ai đã chán ngấy đất liền.

Nhà thơ Teresia Teaiwa từng bảo: Con người ta khóc cũng ra nước biển, đổ mồ hôi cũng ra nước biển. Chính vì thế mà chúng ta thừa biết, đại dương nằm trong ta. Ba phần tư bề mặt Trái Đất mặn chát. Ba phần tư của chúng ta là nước lỏng. Cơ thể chúng ta chảy róc rách, nhỏ giọt tí tách, nước không có hình, nước ở bên trong ta thì mang hình hài chúng ta, cùng một số nước ấy, ở trong một cơ thể khác thì mang hình hài khác. Cái hình hài của chúng ta rốt cuộc cũng chẳng phải là chúng ta. Chúng ta không có gì thật sự của riêng mình. Biển cả lại càng không thuộc

về chúng ta, cho nên chúng ta mới có thể chìm xuống đó. Có những người chìm để chứng minh rằng ta có thể chinh phục tự nhiên. Có những người chìm để nhìn xem đáy biển khác gì nơi ngày ngày chúng ta sống. Có những người chìm để săn tìm kho báu. Có những người chìm để giết. Có những người chìm để chết. Có những người chìm để thiền. Có những người chìm để quên. Có những người chìm để khi nổi lên, đã có đủ dũng khí để không phải chìm thêm lần nữa. Mùa Hè năm trước, tôi ngồi trên đất liền và đọc Bão. Bão của J.M.G Le Clézio. Truyện kể về một hòn đảo và hai con người. Đến giờ này, tôi chẳng còn nhớ


gì về câu chuyện ấy ngoại trừ đoạn kể về những người đàn bà lặn biển. Họ mặc bộ đồ lặn cao su (chắc là màu đen), đeo mặt nạ, đi đôi giày xanh lam, rồi nhảy tùm xuống nước. Mỗi lần nổi lên hít thở, họ phát ra âm thanh của những con cá voi. Đọc tới đoạn này, tôi mở lên mấy bản nhạc New Age lấy cảm hứng từ biển cả. Tôi đoán âm thanh của những người đàn bà đó cũng giống như vậy. Có những khi, họ lặn xuống rồi không quay về. Họ biến mất trong làn nước xanh hun hút kia. Nhân vật chính nói rằng biển không trả lại xác bao giờ, hoặc có, thì là những cái xác đã bị biển róc rỉa, bào mòn, gặm nhấm. Hàm răng của biển sắc như dao, sắc hơn cả hàm cá mập, xé phanh những kẻ sẽ sớm bị quên lãng. Nhân vật chính là con của một người đàn bà lặn biển. Em chắc chỉ già nửa tuổi tôi. Em không muốn đi học nữa, em nghĩ đã có biển ở đây, em còn đi học làm gì? Em nghĩ có sai đâu. Biển tuy tàn nhẫn thật, biển tuy lạnh lẽo, tối tăm và trái tính trái nết, nhưng biển là một thế giới khác với đất liền. Chưa chắc đã tốt hơn, nhưng chắc chắn là rất khác, điều người ta cần nhiều khi không phải là một thiên đường, mà chỉ là một điều gì đó khác đi, trật ra khỏi đường ray ngày nào cũng mòn mỏi lăn lê đến han rỉ. Người ta tin rằng, đã đến nước này rồi, thì chỉ cần mọi chuyện khác đi, dù là theo cách nào, và những điều tốt đẹp

hơn sẽ đến ngay sau đó. Nhưng không, không phải lúc nào những điều tốt hơn cũng đến. Tám mươi tư ngày qua, lão già Santiago một mình câu cá trên dòng Nhiệt Lưu mà không câu được con cá nào. Ngày thứ tám mươi lăm, lão vẫn giong buồm ra khơi. Tám mươi tư ngày xui xẻo có hề gì? Đã từng có lúc, suốt tám mươi bảy ngày lão không câu được cá, nhưng ba tuần liền sau đó đều câu được cá to. Quyết định thế là lão lại đi. Lão bắt được những con cá thu, những con cá chuồn, và những con cá dorado. Lão cầu nguyện đức mẹ Maria cho những con cá được chết. Rồi một con cá kiếm cắn câu. Lão đã dùng toàn bộ sức mạnh còn sót lại từ những giấc mơ về châu Phi thời trai trẻ để bắt lấy nó, để cứu nó khỏi đàn cá mập mako, để vớt lấy nỗi cô đơn của chính mình, để sống. Song bất thành. Lão trở về với bộ xương của con cá kiếm. Khi còn sống nó đẹp bao nhiêu, khi chết rồi đến bộ xương vẫn vô cùng đẹp, nhưng có ích gì khi đó cũng chỉ là một bộ xương. Biển là giấc mơ và biển đánh cắp những giấc mơ. Ngay cả trong mơ cũng không thể nào hạnh phúc. Biển rộng mênh mông đến thế nhưng chỉ để cho lão một bộ xương. Cuộc đời keo kiệt, giấc mơ cũng không rộng rãi hơn. Cái đoạn lúc lão trở về, hai tay dang rộng, nó nhắc tôi

nghĩ đến hình ảnh Chúa Jesus khi Ngài bị đóng đinh câu rút. Cao khiết, rất cao khiết, nhưng vô vọng quá. Vậy mà bằng cách nào đó, người ta vẫn phải đánh cược một lần bơi qua biển. Chỉ có bơi qua biển, bơi qua bể đời, bơi qua bể mơ, mới biết ở bờ bên kia có gì đang đợi. Có khi, cái đang đợi là vinh quang. Có khi cái đang đợi là một cuộc đời mới. Có khi cái đang đợi là một lời nói dối. Có khi, cái đang đợi là một sự vỡ mộng. Ai dám đoan chắc liệu điều gì sẽ xảy ra? Và nếu có thể đoan chắc, điều đó liệu có còn gì thú vị?! Ở tuổi 62, Elizabeth Abbott, người tình đầu tiên của Benjamin trong The curious case of Benjamin Button, bơi qua biển. Bà là người lớn tuổi nhất bơi qua eo biển nước Anh, và chỉ trong 36 giờ, điều mà bà đã không làm được khi còn trẻ. Đó là vinh quang. Có một hòn đảo nơi chỉ có những đứa trẻ và những người phụ nữ sinh sống, hòn đảo của bộ phim Evolution do Lucile Hadzihalilovic dựng nên. Cậu bé Nicolas ngày nào cũng đi lặn, cho đến một ngày cậu thấy một xác người với một con sao biển màu đỏ chót bám lên trên. Những người phụ nữ đưa cậu vào bệnh viện, làm phẫu thuật, và lấy từ trong người cậu ra một điều gì đó, một điều gì đó mà vĩnh viễn cậu sẽ mất đi.

41


42

Cậu chạy trốn, cậu trôi vào biển. Dòng nước xanh và lạnh và trong suốt, như một tấm màn chăng ra bao bọc lấy giấc ngủ của tuổi ấu thơ. Nhưng đã đến lúc để tỉnh dậy và đã đến lúc để lớn lên, tấm màn chùng xuống, cậu ngoi khỏi mặt nước, và cậu biết hòn đảo đã lùi xa, trước mặt cậu giờ là đô thị phồn hoa, là những tòa cao ốc lấp lánh như sao sa, là một nơi như New York, là thế giới nơi cậu chưa từng biết nhưng cậu rồi sẽ biết, vì cậu sẽ sống ở đây, sẽ làm lại ở đây, sẽ trưởng thành ở đây. Đó là một trang mới của cuộc đời. Rồi ở một bộ phim khác, lần này là một bộ phim hoạt họa, The Red Turtle. Đây thì ngược lại, không phải một cậu bé bơi từ đảo tới bờ, mà là một người đàn ông bơi từ bờ vào đảo. Sóng dạt anh vào và biến anh thành Robinson Crusoe không ai biết tới. Anh chặt cây lấy gỗ làm bè nhưng lần nào cũng vậy, con bè của anh bị một con rùa đỏ phá tan hoang. Con rùa đỏ, anh đánh chết nó, phơi nó giữa nắng Hè, rồi nó sống lại và hóa thân thành một cô gái tóc dài. Đến cuối cùng, cô gái lại hóa thành rùa đỏ bỏ đi. Trước khi đi, cô nắm tay anh một cái. Đỉnh cao của tình yêu là cái nắm tay. Nhưng con rùa đỏ ấy có thật, hay chỉ là một giấc mộng huyễn hoang đường? Còn anh, anh có hạnh phúc không? Anh đã dạt vào đây, điều tốt đẹp nhất là anh gặp được nàng, thế mà nàng cũng bỏ anh ở lại. Đó là một lời nói dối.

Đi về phía cực nam nước Ý, trên địa phận Địa Trung Hải, bạn bắt gặp hòn đảo Lampedusa, vùng đất châu Âu gần nhất với Libya. Giữa những năm 2000, một làn sóng di cư từ các nước châu Phi, Trung Đông và châu Á tới châu Âu qua hòn đảo. Những thuyền nhân khoác bộ quần áo dát kim tuyến của lục địa đen, chen chúc nhau tìm đường rời khỏi quê hương loạn lạc. Châu Âu. Châu Âu là miền đất hứa. Chỉ cần vượt được đoạn biển này là họ sẽ đặt chân tới châu Âu và từ rày họ có thể sống tốt hơn. Nhưng nào dễ dàng đến thế. Máy quay của Gianfranco Rosi trong Fire at sea ghi lại hình ảnh những con người đó nằm vạ vật như những con cá mất nước, trắng hếu, phơi mình trong cái nắng chói chang. Một giọt nước mắt rơi xuống gương mặt một người đàn bà, gương mặt lỗ chỗ những đồi mồi, thâm nám. “20 năm qua, 400 nghìn người nhập cư tới Lampedusa, ước tính 15 nghìn người đã chết”. Đó là một sự vỡ mộng. Người dân ở làng Macondo của Gabriel Garcia Marquez tìm thấy một xác chết trôi. Cái xác đẹp và kiêu hãnh đến mức họ gọi nó là “xác chết trôi đẹp nhất trần gian”. Cái xác đến từ đâu vậy nhỉ? Không ai biết. Họ chưa từng thấy anh, nhưng nhìn đám rêu trên người anh, họ đoán anh đã trôi dạt từ tận biển Thái Bình. Một người đọc những câu chuyện như thế sẽ không nguôi tự hỏi về cái xác. Khi tôi không

muốn nghĩ về cuộc sống, tôi nghĩ về cuộc chết. Tôi nghĩ về cái xác ấy khi còn sống là ai? Người ấy trông như thế nào? Anh làm gì để tồn tại? Tại sao anh lại xuất hiện ở nơi đây? Tại sao chết rồi mà anh vẫn đẹp đến thế? Tại sao không ai đi tìm anh cả? Tại sao và tại sao. Có lẽ anh cũng đã nhảy xuống để đi tìm một bờ bến mới, để biết đằng sau biển có gì, biển che giấu gì dưới vòm trời của nó, đời còn giấu gì nơi mặt trời lặn đằng xa, hẳn là nơi ấy rất tốt đẹp, đủ tốt đẹp để mặt trời đi ngủ, và sáng mai ra, lại bừng dậy rực rỡ hơn. Nhưng anh đã chết trước khi tới nơi đó, chết trong những hoài bão lớn của mình. Vì thế mà anh vẫn đẹp dù chỉ là một xác đuối nước không hơn. Người làng Macondo yêu kính anh, coi anh như người thân, như người bạn, như người chiến hữu, như một vị thần. Đó là một đám tang linh đình nhất trên đời. Và, vâng, cuối cùng, bên kia biển là nơi trú ngụ của những hồn ma vất vưởng. Trong khi nghĩ về xác chết trôi đẹp nhât trần gian, xin bạn đấy, hảy mở lên bản giao hưởng Isle of the dead của Sergei Rachmaninov. Đoạn mở đầu là tiếng mái chèo khua trên mặt nước, nhẹ như bẫng, con thuyền trôi về một hòn đảo với những tháp đá sừng sững, nom như những chiếc sừng trên đầu quỷ Satan in lên nền trời buồn thảm, vang vọng lời bài thơ của Thomas thành Celano về ngày Phán quyết:


43

Ngày của cơn giận dữ, ngày đó, sẽ tiêu hủy thế giới thành tàn tro (...) Tiếng trumpet, rải rác những thanh âm kỳ diệu, quanh những nấm mộ trong khu tất cả cùng quỳ trước ngai vàng Thượng đế Đi qua biển, trèo lên bờ, việc của chúng ta đến đây là hết. Những việc tiếp theo, chúng ta đành ngồi im cho Thượng đế định đoạt. Đó là lý do mà có kẻ sẽ tìm thấy vinh quang còn có kẻ chỉ tìm thấy một đám tang. Chúng ta cùng nhảy xuống một bờ biển nhưng điểm đến lại là những vùng đất khác. Đất hứa hay đất không hứa, chúng ta có

thể quyết định được ư? Không, điều duy nhất chúng ta có thể làm là bơi, quẫy đạp, quạt tay, đập chân, thở hổn hển, kiệt sức, mệt nhừ. Hoặc là chúng ta sẽ chết, hoặc là chúng ta sẽ sống. Hoặc là chúng ta sẽ có một sự khởi đầu đẹp đẽ hơn, hoặc là chúng ta có một kết cục bi thảm hơn. Hoặc là biển thú vị hơn chúng ta tưởng, hoặc là biển độc ác hơn chúng ta tưởng, hoặc là biển bao dung hơn chúng ta tưởng. Hoặc là biển làm chúng ta hết buồn chán, hoặc là biển làm chúng ta không còn cơ hội để buồn chán. Hoặc nọ, hoặc kia. Điều chắc chắn là khi

bơi qua rồi, chúng ta sẽ không còn là chúng ta như trước. Mỗi lần nghĩ đến biển, bất giác tôi nghĩ về thủy thủ Sinbad, và nghĩ về Ngàn lẻ một đêm. Orhan Pamuk từng viết, tất cả những nhà văn chịu ảnh hưởng của Ngàn lẻ một đêm dường như đều không sống lâu. Nhưng có hề gì, đằng nào cũng phải một lần chết. Bạn đọc Ngàn lẻ một đêm thì bạn cũng chết. Bạn không đọc Ngàn lẻ một đêm thì bạn cũng chết. Dù gì cũng chết, cho nên hãy đọc Ngàn lẻ một đêm. Truyện Ông già và biển cả, tác giả Hemingway.


44

Dũng cảm & đầy đam mê bài: thu hương ảnh: rose nguyễn - trang phục: coco sin thực hiện: hiepleduc


Theo đuổi đam mê về thời trang ngay từ khi còn rất nhỏ, để trở thành một cái tên đình đám như hiện tại, cô gái cá tính này đã tự mình trải qua rất nhiều thử thách với nhiều vị trí làm việc mà bất kỳ fashionista nào cũng mơ ước. Nhiều người có sở thích giống Miu (nickname của Trang) - nhưng để có được sự ngưỡng mộ của giới thời trang, bạn cần có sự dũng cảm, cá tính và nghị lực của cô ấy!

Những dấu ấn làm nên tên tuổi của Miu Miu có một chút ưu thế hơn khá nhiều bạn là được tiếp xúc với thời trang ngay từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ của Miu là những ngày lăn lộn từ sáng đến chiều với nào là vải vóc, kim chỉ và những gian hàng quần áo tấp nập người mua bán. Đến cấp hai là Miu đã có thể chỉ ra điểm khác nhau của từng loại vải, và đã bắt đầu tự mường tượng ra loại vải này thì nên may trang phục như thế nào thì phù hợp nhất. Niềm đam mê thời trang của Miu xuất phát từ những ngày đáng nhớ như thế. Miu từng thực tập tại hơn 10 hãng thời trang danh tiếng như Givenchy, Prada, Balenciaga, Chloé, Isabel Marant, Carven, John Galliano,

Jimmy Choo, Cédric Charlier… với rất nhiều kiểu công việc tại các vị trí khác nhau: Từ trợ lý Truyền thông, trợ lý cửa hiệu đến thiết kế đồ họa và giám sát chất lượng sản phẩm, thậm chí là trợ lý Giám đốc… Ở bất kỳ công việc nào, Miu cũng luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt, vậy nên mỗi khi hết hạn hợp đồng, ở bất cứ công ty và vị trí nào, người phụ trách đều muốn giữ Miu ở lại tiếp tục làm. Miu hiện sở hữu một quyển portfolio đầy ắp hình ảnh đa dạng và một hồ sơ xin việc với số lượng kinh nghiệm “khá đáng nể”, so với người trẻ tuổi như Miu. Bạn đang thắc mắc cô gái này làm thế nào để “chen chân” vào ngành công nghiệp thời trang ở Pháp - kinh đô thời trang thế giới giỏi như vậy? Đó chính là nhờ sự dũng cảm và đam mê. Ngay kì nghỉ Hè đầu tiên khi theo học

45


46

Cử nhân ngành marketing ở trường Đại học Paris XI, thay vì về Việt Nam thăm gia đình như các bạn, Miu đã quyết định ở lại Paris và gửi hồ sơ tới hàng loạt nhà mốt ở đây. Vì chưa có kinh nghiệm nên Miu áp dụng hàng trăm hồ sơ xin việc trên mạng, và còn đi rất nhiều cửa hàng để nộp tận tay. Cuối cùng thương hiệu thời trang nổi tiếng của Tây Ban Nha Bimba & Lola đã cho Miu cơ hội đầu tiên để tiếp xúc với ngành công nghiệp đầy sáng tạo này. Nhờ cách phối đồ nổi bật và hợp mốt, Hiền Trang thường xuyên được xuất hiện trên các bài “street style” đẹp, ấn tượng của những trang báo nổi tiếng như New York Times, Vogue, WWD, BoF, Glamour, Elle, Cosmopolitan… Nằm trong Top 20 trang phục đẹp nhất Paris Fashion Week AW16 do Fashionista bình chọn bên cạnh các gương mặt thời trang tên tuổi của thế giới như Chiara Ferragni, Irene Kim… Cô nàng còn lọt Top 5 Hoa khôi sinh viên Việt Nam tại Pháp. Miu đặc biệt thích các tông màu nóng và các chất liệu bắt sáng như vải da bóng, sequins. Những ngày diễn ra fashion week, cô nàng có thể mặc cả cây màu mè xuống phố mà chẳng phải ngại ngùng điều gì. Nhưng ngày thường thì cô nàng chỉ nhấn nhá bằng một chi tiết hay món đồ trên người. Để mặc đẹp, Miu khuyên mọi người nên biết được ưu - nhược điểm trên cơ thể mình: Đẹp khoe - xấu che và đặc biệt là phải tin rằng mình đẹp. Ngoài công

việc chính, Hiền Trang còn dành khá nhiều thời gian và tâm huyết cho việc xây dựng một trang blog cập nhật thông tin về thời trang, làm đẹp.

Mọi người nhìn nhận về Miu là một fashionista đình đám đầy cá tính như vậy, còn cô nàng tự nhận mình là người thế nào? Thích ăn ngon, làm đẹp, chụp ảnh, đi đây đi đó (dù nhiều khi cả năm chẳng đi được đâu xa), ám ảnh về chuyện cân nặng như bao đứa con gái khác. Thích thú với việc nói xấu người thân quen xen lẫn xa lạ, để một thời gian sau hối hận nhận ra hồi đó (và bây giờ) mình xấu xa thật. Nói nhiều những điều nghĩ ít và nói ít những gì nghĩ nhiều. Không biết thì im lặng lắng nghe, biết thì ngấm ngầm trong bụng “đứa này ngu thật” chứ cũng không nói ra trước mặt. Nhìn chung mình là một người không tốt, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng hiểu sao xung quanh mình toàn người tốt: Bố mẹ hiền lành, bạn bè hào hiệp, người yêu đứng đắn. Mình đúng là đã hi sinh nhận hết tật xấu về mình cho mọi người xung quanh rồi! Mình = Người đáng trân trọng (và học giỏi Toán logic).


47


48

Nếu nói về chuyện tình bài: mai chi


H

ọ nói em hãy viết về tình yêu. Cứ tiếp tục viết về tình yêu, bởi em làm điều đó rất tốt. Nhưng suốt từ mấy ngày nay, em ngồi trước màn hình máy tính, ngón trỏ con chuột nhấp nháy trên bản word trắng tinh như thách thức, như trêu ngươi. Em chẳng biết phải viết gì. Em có một cậu bạn là nhiếp ảnh gia. Cậu ấy hay lang thang trên những con phố nhỏ của khu Marais, khu Quartier Latin, chớp lấy những khoảnh khắc chẳng ai kịp nhìn thấy, hay chụp chân dung những người xa lạ mà cậu mới gặp lần đầu. Những bức chân dung cậu ấy chụp thật đẹp, đặc biệt là những cô gái trong những tấm ảnh đó. Họ mang một dáng vẻ khác, một thần thái khác, cậu ấy biết cách tìm ra từmỗi người trong số họ một điều sâu kín mà không ai nghĩ có thể nhìn thấy, không ai nghĩ cô ấy sẽ để lộ ra một cách dễ dàng, một cách công khai. Cậu ấy nói mình sẽ không bao giờ yêu. Vì đã lỡ yêu những tấm ảnh hơn thế. Cậu ấy sợ rằng khi có bạn gái rồi, sẽ chẳng thể nào chụp được những bức chân dung có hồn như vậy: Khi đó, mọi cô gái khác sẽ đánh mất đi ít nhiều những nét thu hút của họ trong mắt cậu. Cậu ấy nói có những đam mê chỉ có thể được thực hiện khi mình đơn độc. Khi bắt đầu viết, em cũng đã lường trước về nỗi sợ này. Em tránh viết về tình yêu. Chỉ một số ít những lần, khi em viết về nó, em kể lại những điều nhỏ nhặt, không có gì giật gân, không có sức mạnh lôi kéo sự chú ý. Nhưng họ muốn em tiếp tục viết về chủ đề cổ xưa như Trái Đất này, vì nó chẳng

bao giờ hết hút khách. Và vì em đang ở giữa Paris, thành phố mộng mơ nhất, phù phiếm nhất và dễ khiến người ta làm những điều điên rồ nhất: Giữa Paris mà lại không viết về tình yêu thì quả thực là cả một sự phí hoài đáng tiếc. Thế nên em chẳng biết nói sao cho họ hiểu, viết chuyện tình với em giờ đây bỗng trở nên khó khăn. Em cạn kiệt ý tứ. Người ta nói những người viết có thể tìm thấy cảm hứng ở khắp mọi nơi, họ có đời sống tinh thần phong phú, gặp gỡ những người thú vị, xem những thứ đẹp đẽ, họ lấp đầy ngày dài bằng những điều vụn vặt kì dị và rồi sau đó nhốt mình hàng tuần trong phòng để viết. Em không biết điều này đúng với những ai, rốt cục những người viết khác đã luẩn quẩn làm những gì trong khi một ngày của họ trôi qua, còn em thấy mình thật bối rối. Nếu cảm hứng đến từ những điều mới mẻ, cuộc sống của anh và em không thường xuyên có điều này. Hai ta chẳng làm gì đi chệch ra khỏi quĩ đạo thói quen. Hai cái tách cà phê có hình con mèo điệu đà mà em tìm thấy ở chợ đồ cũ Saint-Ouen, nhãn hiệu ngũ cốc dành cho con nít chỉ có thể tìm thấy ở hiệu épicerie phố Odéon mà em không chịu đổi từ ngày học đại học, bàn chải của anh đặt bên phải, của em bên trái, cánh tủ quần áo dán chi chít ảnh chúng ta chụp trong lễ độc thân với đủ trò nghịch ngợm trong quán bar ở Oberkampf, cái hôn tạm biệt và hai ngón tay anh chạm vào cằm em, những tin nhắn nói xấu đồng nghiệp cho bõ tức, danh sách đồ cần mua ở siêu thị, nút bấm tầng 3 gần như đã mờ tịt

trong buồng thang máy hẹp tí hin đặc trưng của những tòa nhà haussmannien nội vi Paris, thực đơn quay vòng dán trên tủ bếp, chiếc lò nướng cũ hiệu Miele mà chúng ta vẫn tiếc không chịu thay mới, chương trình thời sự châm biếm Le Petit Journal với đủ trò bêu riếu các chính trị gia, quãng thời gian sau bữa tối khi em ngồi trên sô-pha cố đọc nốt Zola mà không chắc liệu mình có hiểu hết, còn anh lướt qua những tít báo trong ngày, anh tắm trước khi đi ngủ, em tắm buổi sáng. Cuộc sống của chúng ta cứ thế trôi qua, và em chẳng có gì để viết về tình yêu, ngoài những giờ phút lặng lẽ lướt qua từng ngón tay em, bên cạnh anh. Như những lời hát mà có lần, trong căn hộ của chúng mình, anh đã khe khẽ ngân nga theo tiếng đài, trong khi em bần thần vì chưa từng nghe một bài hát nào lạ lùng và ám ảnh đến vậy: «Đã lâu lắm rồi anh không viết những bản tình ca Chắc cuộc sống chúng mình phẳng lặng.» Vậy thôi, lần sau em sẽ đành lần khất họ, xin họ đừng nói em tiếp tục viết về chuyện tình. Em chẳng có gì để mà viết. Paris đâu chỉ có những chuyện tình điên rồ cuốn hút với cái kết bất ngờ khó đoán. Paris còn có cả những chuyện tình bình yên kéo dài và kín kẽ không tiếng động. Đôi khi em bỗng thấy mình tự ti, em chỉ muốn cứ thế yêu anh. Còn những câu chữ, hãy cứ để mặc chúng cho Balzac và De Maupassant, để họ nói về chiến tranh, tham vọng, sự sống và cái chết, và những thứ khác đao to búa lớn hơn. Còn chuyện tình mình, có gì đâu mà kể, phải không anh?

49


50


Lời tòa soạn: Mơ mang đến những cuộc đối thoại bạn có thể đã từng giả tưởng như cuộc đối thoại của nước hoa xạ hương và chiếc đầm đen dạ tiệc, như cuộc đối thoại của lát bánh mì rắc rosemary giòn tan với xíu dầu ô liu mượt ngậy. Hay đó là cuộc đối thoại của những cá tính hoặc đối ngược nhau, hoặc giống nhau, hoặc bổ trợ nhau, hoặc cả ba. Và kỳ vọng những cuộc đối thoại đa chiều ấy sẽ thắp lên những cảm hứng mới mẻ trong bạn!

51

Nguyễn Mai Chi Sự ấm áp từ tim mà ra bài: travelling kat

Cuốn sách ”5 múi giờ, 10 tiếng bay và một cái khép mi” để lại trong tôi nhiều suy nghĩ đến nỗi tôi đã khóc trên máy bay, đã đọc to cho người tôi yêu một đoạn, đã bật cười hay bỏ mặc mình trôi về một miền ký ức cũ kỹ. Đâu như một khu tập thể kiểu cũ ở khu Thành Công, Hà Nội, một trưa nắng Hạ… Cuốn sách thúc giục tôi mở note của điện thoại, gõ ngay những dòng này trên máy bay, và thậm chí thúc giục tôi tìm cách trò chuyện với Mai Chi, người tôi chưa hề quen biết.


52

Một chú chim có thể bay đến bất cứ nơi nào nó muốn Tôi đặt một buổi phỏng vấn Chi ở Paris mà không thực hiện được vì tôi di chuyển liên tục giữa Stockholm - Paris, còn Chi đi về giữa Paris - Sài Gòn. Thành ra, tôi có thêm thời gian tìm hiểu về Chi. Càng tìm hiểu về cô gái này, tôi càng bị cuốn hút. Sức lôi cuốn đã vượt ra ngoài cả trang sách. Một cô gái Việt mang vẻ thanh lịch của một cô gái Paris, một cô gái trẻ bỏ nhà mốt Dior danh giá giữa Paris để về chung tay xây dựng Ka Koncept - tổ hợp coworking space và concept store ở Sài Gòn, một jet-setter đi đi lại lại giữa Hà Nội - Sài Gòn Paris… Sau tất cả lựa chọn thú vị và

đáng ngạc nhiên ấy, Mai Chi thực sự là ai? Bình thường, người ta thường để nhân vật tự giới thiệu về mình, tôi lại bắt Chi tưởng tượng, nếu một nhà tuyển dụng gọi điện cho người bạn đời của Chi, cho cô bạn thân nhất, cho một đồng sự, chị gái Chi và hỏi về Chi, Chi nghĩ họ sẽ nói gì. - Người yêu sẽ nói: "Xin đừng giao cho cô ấy công việc mà cô ấy yêu thích. Cô ấy sẽ không muốn về nhà nữa.” Bạn thân sẽ nói: "Chi rất điên. Nhưng nếu ông/bà không nhận cô ấy vào làm thì ông/bà còn điên hơn Chi.” Đồng nghiệp sẽ nói: "Cô ấy không chỉ là một đồng nghiệp. Cô ấy là một người bạn.” Chị gái sẽ nói: "Em gái tôi đã được giáo dục rất tốt. Tôi không thể nói nó là người thông minh nhất, nhưng con bé luôn biết

cách đạt được điều nó muốn, trong khi vẫn giữ được sự trung thực và tử tế.” "Sự trung thực và tử tế”, chính xác là những gì tôi đọc được ở Chi qua cách giao tiếp và những trang sách của cô ấy. Chi thích sách vì những ngày sống bên ông bà. Chi nhớ rất nhiều nhân vật, câu chuyện trong sách. Tôi hỏi Chi rằng những cuốn sách nào làm nên Chi ngày hôm nay? "Ngoài sách giáo khoa, cuốn sách văn học đầu tiên mình đọc là Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas vào năm lớp 2. Nếu phải chọn ra 5 cuốn sách yêu thích nhất, chắc đó sẽ là: Giết con chim nhại - Harper Lee, Cuốn theo chiều gió - Margaret Mitchell, tuyển tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, tuyển tập truyện ngắn Bông hồng vàng và Bình minh


mưa của K.G. Paustovsky, L’Étranger của Albert Camus". Nhìn danh sách những cuốn sách đó, tôi chủ quan cho rằng Chi là người cổ điển nhưng nổi loạn. Và tôi quyết định hỏi về sự nổi loạn ấy. Kat hỏi Chi về quyết định rời Dior có tiện không? Không sao Kat ạ, Chi sẽ trả lời thật hết. Lý do gì đằng sau quyết định rời Dior và chọn một thành phố cách nơi bạn sống năm múi giờ, những chuyến bay dài 10 tiếng? Đó có phải là quyết định trong ”một cái khép mi”? Không, đó hoàn toàn là một quyết định được đưa ra sau một thời gian dài cân nhắc, vì đây là quyết định không chỉ liên quan tới bản thân mình, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp và những người thân. Dior là một ”ngôi trường” lớn, nơi mình đã học được rất nhiều điều, nhưng sớm hay muộn thì cũng phải ra trường để áp dụng những gì được học thôi, nên khi thấy thời điểm phù hợp, tìm được những người phù hợp, mình nghĩ nên nắm bắt lấy cơ hội để bắt tay vào làm dự án riêng. Ka Koncept? Chi làm chung cùng một người bạn thân. Hai đứa cùng bỏ việc ở Paris, cùng thích nghịch ngợm cùng nhau. Nhưng giờ là một dự án chung rồi nên cả hai cùng phải cố gắng tập trung thôi. Công việc danh giá, Chi đã thay; nơi sống thân quen, Chi cũng thường thay đổi… Vậy điều gì Chi nghĩ Chi sẽ không còn là Chi nữa nếu Chi đổi thay? Chi sẽ không còn là mình nữa nếu làm một điều đi ngược lại

với những giá trị mà gia đình vẫn luôn nhắc nhở mình phải giữ gìn. Ví dụ như việc cố gắng che giấu, cảm thấy xấu hổ hay thậm chí là chối bỏ nguồn gốc của mình, nơi mình sinh ra - đó là việc Chi sẽ không bao giờ làm. Nếu được biến thành một con vật, Chi sẽ ước biến mình thành con vật gì? Và con vật ấy sẽ làm điều gì mà Mai-Chi-phiên-bản-conngười chưa làm được? Chắc chắn là một chú chim. Một chú chim có thể bay đến bất cứ nơi nào nó muốn bằng đôi cánh của chính mình, có thể về nhà bất cứ lúc nào và có thể cất tiếng hót líu lo: Hiện tại Chi có muốn đi du lịch hay về nhà cũng phải cố gắng kiếm đủ tiền mua vé máy bay, còn hát thì không được hay cho lắm.

Paris lấy đi của mình thời gian ở bên cạnh bố mẹ và người thân Bài phỏng vấn này vô tình diễn ra khi gia đình Chi có một biến cố lớn. Chi phải chia xa một người thân yêu. Tôi đã định bỏ bài phỏng vấn vì tôi hiểu Chi không có tâm trí nào trả lời các câu hỏi của tôi. Nhưng Chi, như một cô gái trẻ được đào tạo chuyên nghiệp vẫn hoàn thành lời hứa trả lời phỏng vấn tôi, chỉn chu và tử tế. Nếu có chăng, tôi đọc được nỗi buồn của cô ấy trong những câu trả lời liên quan đến gia đình. Trước biến cố đó, tôi hỏi Chi về Paris, thành phố mà cô ấy đã đang và xây dựng một gia đình nhỏ cùng người cô ấy yêu.

Nếu Chi không phiền, hãy kể cho Kat nghe chuyện tình của Chi, với chàng trai Chi đã tạm biệt năm 16 tuổi để ”trước hết em phải sống đã” và đã trở thành chồng của Chi? Năm học lớp 11, Chi đi nhận giùm chị gái cuốn year book kỉ niệm 25 năm thành lập trường Ams. Khi xem year book, trong danh sách các anh/chị đạt giải Olympic quốc tế, có một anh mặt mũi rất sáng sủa. Mình add nick Yahoo Messenger để làm quen vì nghịch ngợm, không ngờ nói chuyện với nhau rất hợp, từ chat chuyển qua ”nấu cháo điện thoại” lúc nào không biết. Anh Dũng khi đó đang học năm cuối đại học ở Singapore. Ba tháng sau, bọn mình gặp nhau khi anh về Hà Nội nghỉ Hè. Thế rồi hẹn hò, thế rồi yêu. Hai đứa yêu xa mười năm trước khi cưới, với đôi lần chia tay trong vòng mười năm đó, nhưng cuối cùng vẫn không thoát được nhau. Nhà, chắc Chi giống Kat, rộng hơn căn nhà nhỏ của bố mẹ ở Hà Nội. Nơi nào Chi tìm thấy nhà mình? Bất cứ nơi nào cho phép mình ở gần những người mà mình yêu thương, gia đình, bạn bè, cho phép mình được làm công việc mình yêu thích, và vào ngày nghỉ mình có thể ung dung lang thang một mình khắp các xó xỉnh của thành phố mà không chút sợ hãi, nơi đó là nhà. Nếu tính theo cách này, Chi đã có bốn nhà: Hà Nội, Paris, Singapore, Sài Gòn. Góc nhỏ nào ở Paris, Chi có thể ngồi một mình cả buổi chiều? Để đọc sách và ghi lại những ý

53


54

tưởng mà mình chợt nghĩ đến, có một quán ăn - quán cà phê tên gọi Da Rosa nằm trên phố Mont Thabor trong quận 1 với không gian hơi cũ kĩ, nhưng cho mình cảm giác rất dễ chịu. Còn để tập trung viết thì mình cảm thấy thoải mái nhất với một ly trà nóng trên chiếc bàn ăn bên cạnh cửa sổ nhìn xuống phố, ở căn hộ nhỏ của mình. Có mảng cuộc sống nào của Chi mà chỉ Paris biết, Hà Nội và Sài Gòn hay không một thành phố nào biết? Về điểm này có lẽ mình giống như tất cả mọi người từng đi du học: Paris thấy được những lúc mình chỉ muốn buông xuôi từ bỏ, và biết được những lúc mình thề với bản thân rằng sẽ không bao giờ chùn bước, những lúc mình có thể tận hưởng mọi thứ một mình, đi ăn đi xem phim đi cà phê đi nghe nhạc đi bảo tàng một

mình. Ở Paris, không có ai đẩy mình về phía trước, chỉ có tự mình phải ý thức được mình muốn đi về đâu tiếp theo mà thôi. Paris cho và lấy đi của Chi điều gì? Paris lấy đi của mình thời gian ở bên cạnh bố mẹ và người thân. Nhưng Paris và tất cả những thành phố khác mà mình đã từng sống ở đó cũng cho mình rất nhiều thứ: Cho mình nhận ra giá trị của những điều mà nếu không đi xa chưa chắc mình đã nhận ra. Paris cho mình sự tự lập và cứng rắn khi cần thiết mà nếu ở Hà Nội chưa chắc mình đã có.

Sự ấm áp từ tim mà ra Sau Dior, Ka Koncept, một cuộc hôn nhân lãng mạn,

một cuộc sống jet-setter… Chi dường như có tất cả những điều một cô gái 27 tuổi mơ ước. Vậy giấc mơ hiện giờ của Chi là gì? Mình có thể nói tới những mong ước gần hơn được không, cho năm 2017 này chẳng hạn? Tìm được cách cân đối giữa công việc và gia đình riêng, làm sao để vừa làm được những gì mình yêu thích mà vẫn có thể ở cạnh người thân, những sản phẩm mà Ka Koncept sắp giới thiệu sẽ được nhiều người yêu thích, xuất bản cuốn sách thứ hai và nhận được sự chào đón của bạn đọc. Cảm ơn Chi đã trả lời bài phỏng vấn này! Chúc Chi sẽ đạt được ước mơ đó! Chi không biết Chi trả lời có bị lạnh quá không? Sự ấm áp ý, từ con tim Chi tỏa ra xung quanh, chứ đâu phải trên những con chữ!


55

Những chuyện kể ở Paris bài: travelling kat

Tôi ngồi trong căn hộ của anh ở giữa quận 5 Paris, chỉ cách vườn hoa Luxemburg có vài dãy phố. Căn hộ có một cái ban công mà thực ra chỉ là cái cửa sổ với bờ sắt cao đến nửa. Ở đây chúng tôi gọi những cái cửa sổ như thế là ban công kiểu Pháp, nghĩa là không có ban công. Anh pha cho tôi một shot Espresso, trong một cái tách trắng viền vàng thanh lịch. Đó l à

bữa cà phê chiều của chúng tôi: Một shot cà phê Espresso và miếng bánh tart xoài dừa tôi yêu thích của tiệm Carl Marletti gần nhà. Vô tình, anh đặt tách cà phê và đĩa bánh lên một tờ tạp chí, mở đúng trang có tít bài: S T O R I E S - những chuyện kể.

Ngăn sữa của máy Nespresso Paris những ngày lạnh nhất, cô mèo lười là tôi vẫn đang nấn ná trên giường. Vẳng ra từ bếp, âm thanh ro ro của máy pha cà phê. Cùng với tiếng máy rửa bát lọc xọc, máy giặt rì rì.., những âm thanh như thế - thật kỳ lạ, luôn khiến tôi dễ chịu và bình yên. - Ơ, em tưởng máy Nespresso của anh không có ngăn sữa?, tôi hỏi khi thấy anh lấy ngăn sữa từ tủ lạnh ra và lắp vào máy. Anh chỉ uống espresso nên không bao giờ cần sữa. - Từ khi em hay đến, anh đổi máy rồi, để có thêm


56

ngăn sữa cho em. Tôi mỉm cười nhìn những addon trong cuộc sống của chúng tôi: Như cái máy pha cà phê Nespresso của anh có thêm ngăn sữa, như tủ mỹ phẩm của tôi có thêm dầu thơm aftershave, như tủ vớ của anh có thêm mấy đôi vớ da chân và túi đồ giặt ủi có thêm đôi chiếc váy... Firefox hay Chrome cũng chẳng có những add-on ấy. Tất cả chỉ vì chúng tôi có nhau!

Nụ hôn dài ngày vội vã “Mùa Hè năm 1944, SaintGermain-des-Prés trở lại nhịp sống bình thường và đóng vai trò như trụ sở văn hóa của khu Saint Germain […] Mỗi sáng, Jean Paul Sartre, cùng với Simone de Beauvoir, ngồi hàng giờ tại vị trí quen thuộc trong quán và viết. Viết gần như không nghỉ, chỉ trừ những lúc họ dừng để quay sang trò chuyện với một vị khách quen thuộc khác của quán, Ernest Hemingway.” Đó là những dòng trong trang lịch sử của quán cà phê Les Deux Magots trên đoạn phố tôi yêu thích nhất ở Paris: SaintGermain-des-Prés. Một buổi sáng đầu năm, tôi cũng ngồi viết như họ hơn 70 năm trước, trong quán cà phê này. Lịch sử và quá khứ cứ chen chân nhau trên khu quận 6 Paris: Les Deux Magots trầm ngâm đứng không xa khu chợ nhà hàng trên phố Rue de Buci nhộn nhịp, những món ăn Pháp tinh tế bán bên những bàn bán hải sản mà tiếng trả giá, chào mua râm ran. - Phần ăn hoàng tráng cho cô gái nhỏ bé, anh bồi bàn trêu khi mang một phần thịt hầm lớn có gan ngỗng áp chào đặt trên, tô

khoai tây nghiền, bánh mỳ và ly rượu vang đỏ đến bàn cho tôi. Tôi thích việc ăn một món ăn thật ngon, ngay cả khi nó hơi quá với chế độ ăn kiêng một tẹo, đôi khi, ở một nơi tôi nên làm thế, như trên con phố giữa quận 6 Paris chẳng hạn. Như người kiệm thời gian nhưng không tiếc nhiều giờ ngồi yên ở Les Deux Magots chỉ để suy nghĩ. Cũng như hôn một nụ hôn thật dài trong một ngày thực ra rất bận rộn. Cả ba đều rất xứng đáng để đánh đổi!

Những người quen xa lạ Tôi thường bắt chuyến bay tối muộn thứ Sáu của hãng Air France từ Stockholm đến Paris. Chuyến bay khởi hành từ Stockholm lúc 6:30 tối thứ Sáu, hạ cánh về lại Stockholm lúc 11h20 đêm Chủ Nhật, một lịch trình về nhà cuối tuần lý tưởng của một công chức như tôi. Không hiểu từ bao giờ tôi nhận ra không ít khuôn mặt quen. Họ cũng bay lịch trình như tôi. Mỗi cuối tuần như thế, tôi chia sẻ cùng họ cả chuyến bay đi lần bay về, đôi khi cả chuyến taxi từ sân bay về trung tâm thành phố. Tôi và họ bỗng như người quen, mỉm cười với nhau một cái rồi ai vào việc nấy, chìm trong 2,5 giờ im lặng của riêng mình. - Xin chào, tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chào cô, một người đàn ông trong số họ cuối cùng mở lời với tôi khi chúng tôi được sắp chỗ ngồi cạnh nhau trên máy bay. - Xin chào! … - Cô là người Pháp làm việc ở Thụy Điển hay là một người Thụy Điển có gì làm cuối tuần ở Pháp - anh hỏi tôi.

- Không là ai cả! Tôi là người Việt Nam. Bạn trai tôi sống ở Paris, tôi làm việc ở Stockholm. - Oh, vậy cô biết không, khi xuống sân bay, chúng ta nên nán lại. Tôi sẽ hỏi cưới cô và ghép bạn trai cô với bạn gái tôi. Đời sống tình yêu của chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều, anh đùa đúng kiểu Thụy Điển. - Ha ha, ai mà muốn một đời sống tình yêu dễ dàng cơ chứ, tôi đùa lại. Và nhiều cuối tuần sau nữa, tôi vẫn gặp người đàn ông đó và những người quen xa lạ khác. Một trong số họ sau trở thành đồng nghiệp của tôi và cô ấy cũng có bạn trai ở Paris. Rất tình cờ! Tôi yêu cái suy nghĩ rằng những chuyến bay luôn đầy khách chiều muộn ngày thứ Sáu ấy mang theo những trái tim yêu quả cảm, chọn đời sống tình yêu không dễ dàng nhưng vô cùng lãng mạn. Chắc chắn, đủ lãng mạn khiến họ tiêu tiền và thời gian cho mỗi cuối tuần để đến được với tình yêu của mình!

Paris ngân nga một điệu nhạc Tôi luôn nghĩ Paris đang bước đi và ngân nga một điệu nhạc trong cổ họng. Như người tôi yêu vừa ngân nga một đoạn nhạc không đầu không cuối khi anh là áo sơ mi đi làm. Hôm nay, anh vô tình chọn màu áo xanh tôi thích. Anh chở tôi đi trên chiếc xe scooter, len lỏi qua các con đường nhỏ của Paris dẫn lên đồi Montmartre. Hôm nay, chúng tôi lên đó để xem triển lãm các tác phẩm của Dalí. Những con đường, những cành cây trên đồi Montmartre, tất cả đều du dương một điệu nhạc nào đó không rõ lời.


57

Tôi có buổi cà phê chiều với cô bạn thân trong một quán cà phê ngồi nhìn ra đường đúng kiểu Paris. Cô kể như hát về em bé cô đang mang trong mình: Những đổi thay, những xúc cảm, những háo hức. Những chuyện đó nghe cũng rạo rực như một bài ca vui. Và giờ, tôi đang gõ những dòng này khi cạnh tôi, người đàn ông

da màu làm công việc lao công ở sân bay, vừa làm việc vừa hát. Khẽ thôi nhưng đủ để tôi nhận biết được giai điệu bài hát, có lẽ của quê hương ông. Paris rõ ràng đang ngân nga một điệu nhạc không rõ lời. Là một người viết, nhưng đôi khi tôi nghĩ lời cũng không để làm gì. Những xúc cảm ý mà, cũng rung

lên đủ cung bậc, sắc thái của nó.

Địa chỉ nhắc trong bài: TIỆM BÁNH CARL MARLETTI, 51 rue Censier, 75005, Paris. NHÀ HÀNG L’ATLAS, 11 rue de Buci, 75006 Paris. QUÁN CÀ PHÊ LES DEUX MAGOTS, 6 Place Saint-Germain des Prés, 75006 Paris. KHÔNG GIAN DALÍ (ESPACE DALÍ), 11 Rue Poulbot, 75018 Paris.


58

Vết chai hình trái tim bài & ảnh: kat


Năm 2011, tôi lần đầu đến Paris. Lúc trở về, bàn chân tôi có một vết chai chân hình trái tim, đúng theo nghĩa đen. Đó là kết quả của bốn ngày đi bộ miệt mài qua rất nhiều con đường nhỏ của Paris, ngắm nhìn không biết chán những ô cửa sắc màu của Paris. Hiện giờ, dù đi đi lại lại Paris không biết bao lần, tôi vẫn ngắn nhìn không biết chán những mặt tiền rực rỡ, những ô cửa sắc màu của Paris. Càng gần Paris, tôi càng lờ mờ nhận ra tình yêu lớn của người Paris. Khi cả thế giới hướng đến Paris để tìm tình yêu của mình, người Paris lặng lẽ yêu một mối tình cuồng si với cái đẹp, với chính thành phố. Tất cả nỗ lực hằng ngày để yêu thành phố hơn từng chút một, như cách những ngôi nhà đã cũ vẫn chăm sóc tỉ mỉ cho mặt tiền rực rỡ của mình. Paris đóng lên chân tôi vết chai chân hình trái tim bởi tình yêu có trong gió, trên từng viên gạch Paris.

59


60

Paris, tôi yêu người! bài: hoài nam

Thời lượng phim chỉ dài 5 phút, thời gian quay chỉ trong 2 ngày, và bối cảnh phải là 1 trong 20 quận của thành phố Paris. Đó là điều luật nhà sản xuất giao cho 22 đạo diễn thuộc nhiều quốc gia vào năm 2006, với mục đích khắc họa những vẻ đẹp còn ẩn giấu của “thành phố tình yêu”. Tập hợp các phim ngắn lại, và Paris Je T’aime (Paris, tôi yêu người) ra đời.


61

Bày tỏ tình yêu

Hiện tại, chúng ta có thể thỉnh thoảng lại nghe thấy tựa phim với công thức “địa danh + I love you”, giống như một thể loại riêng. Nội dung của chúng luôn là các câu chuyện tình yêu gắn liền với cảnh đẹp nơi chốn nào đó. Gần đây nhất, Việt Nam có phim điện ảnh Sài Gòn, anh yêu em của đạo diễn Lý Minh Thắng. Trước đó, là Rio, Eu Te Amo (2014), New York, I Love You (2008)... và sắp tới là Shanghai, Wo Ai Ni ra mắt năm 2017. Tất cả đều bắt nguồn từ Paris, Je T’aime. Tất nhiên, thuyết phục được 22 đạo diễn hàng đầu cùng làm phim về Paris, không phải chuyện dễ dàng. Và danh sách đạo diễn

tham gia Paris, Je T’aime cực kì hùng hậu. Có những cái tên thượng thặng dòng nghệ thuật như anh em nhà Coens, Gus Van Sant, Alfonso Cuarón... Các đạo diễn lại thuộc nhiều quốc gia, từ phương Tây như Pháp, Ý, Anh... cho đến phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản. Họ miêu tả lại Paris dưới góc nhìn và trải nghiệm riêng của mình. Kì công này thuộc về Tristan Carné, nhà sản xuất kì cựu người Pháp. Ông đã khuyến khích và truyền cảm hứng cho các đạo diễn cùng thực hiện dự án, như một lời bày tỏ tình yêu đến thành phố Paris hoa lệ. Ban đầu, ý định của ông là mỗi một phim ngắn sẽ lấy bối cảnh một quận. Paris, Je’ T’aime không hoàn hảo lắm, khi chỉ tập hợp được 18 phim. Có

hai phim cuối cùng không được chọn, là ở quận 11 của đạo diễn Raphaël Nadjari và quận 15 của đạo diễn Christoffer Boe, bởi nội dung không phù hợp. Dù vậy, bộ phim vẫn đạt được mục đích của mình: Miêu tả Paris theo cách chưa từng có trước đó.

Góc nhìn khác lạ

Nếu mong chờ những hình ảnh lung linh quen thuộc như tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn, hay ánh chiều tà lấp lánh trên dòng sông Seine, bạn sẽ không tìm thấy trong Paris Je T’aime. Ngay ở phim ngắn mở đầu, người xem sẽ nhận ra đây không phải là kiểu tình ca lãng mạn thường thấy.


62

Montmartre của đạo diễn Bruno Podalydès kể về một người đàn ông ở trong xe hơi. Anh ta liên tục chửi bới những người ngoài kia, cho đến khi nhận ra “cuộc đời mình tù túng như chiếc hộp đựng găng tay”. Đúng lúc đó, một cô gái vô tình ngất xỉu và được đưa vào xe anh nằm nghỉ. Với thời lượng 5 phút, các phim ngắn trong Paris Je T’aime không có nhiều thời gian cho sự diêm dúa. Mỗi đạo diễn đều cố gắng “bắt” lấy một khoảnh khắc thường nhật nhưng chứa đựng cái hồn Paris nhất. Montmartre là về sự cô độc thành thị. Quaise de Seine của bộ đôi đạo diễn Paul Mayeda Berges và Gurinder Chadha lại chọn chủ đề hòa hợp dân tộc. Họ kể về hai chàng trai Pháp thích trêu chọc các cô gái trẻ, cuối cùng kết bạn với một cô

gái đạo Hồi. Chúng ta đều biết, Paris là một trong những nơi có nhiều người nhập cư sinh sống nhất. Đa số đạo diễn là người nước ngoài, vì thế, họ cung cấp những góc nhìn cực kì khác lạ. Anh em nhà Coens mang đến một phim ngắn xuất sắc là Tuileries. Ngôi sao Steve Buscemi vào vai một du khách Mĩ gặp rắc rối với cặp đôi địa phương. Một phim cực kì có sức nặng, và miêu tả rằng không phải mọi thứ ở Paris đều đẹp. Quartier de la Madeleine của Vincenzo Natali kể về một du khách bị ma cà rồng săn đuổi vào ban đêm, nhưng cuối cùng lại đem lòng yêu cô ta. Phố đêm Paris là một đặc sản và những góc quay của Natali trong phim tuyệt đẹp. Và không thể bỏ quên Alfonso Cuáron, vẫn dùng

phong cách quay dài đặc trưng, với câu chuyện về tình cha con trong Parc Monceau. Tất nhiên, không thể nhắc đến Paris mà thiếu đi tình yêu. Các chuyện tình trong Paris Je T’aime đầy đủ các cung bậc và dư vị. Có một anh chàng da đen bị đâm chết khi mua cà phê tặng cho cô gái mình thích. Một cặp đôi tận hưởng những giây phút cuối cùng trong quán bar trước khi chia tay. Một cặp vợ chồng tìm thấy tình yêu tưởng chừng đã mất... Không có cách nào tốt hơn để miêu tả một thành phố bằng con người của nó. Có thể không phải là phim xuất sắc nhất về Paris, nhưng Paris Je T’aime chứa đựng câu trả lời cho những ai muốn hiểu về cuộc sống ở thành phố này, và những vẻ đẹp ẩn giấu sau lớp vỏ hoa lệ của nó.


63

Bông hồng cô đơn bài: hoài nam


64

Làm thế nào nỗi cô đơn có thể dẫn đến thành công trong diễn xuất? Đó là câu chuyện của Léa Seydoux, “Bond girl” mới nhất của loạt phim điệp viên 007, và là nữ diễn viên trẻ sáng giá nhất của điện ảnh Pháp hiện tại.

Không nhờ gia thế Năm 2013, chủ tịch Liên hoan phim Cannes Steven Spielberg đã làm một việc chưa có tiền lệ. Ông đã trao giải Cành cọ vàng danh giá không chỉ cho đạo diễn Abdellatif Kechiche của Blue is the warmest colour (Màu xanh nồng ấm), mà cho cả hai nữ diễn viên chính là Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux. Bộ phim đồng tính nữ này thật sự là một hiện tượng, và đưa tên tuổi những người thực hiện lên đỉnh cao. Nhưng danh vọng tức thời luôn là con sóng dữ. Bạn sẽ cưỡi lên nó, hoặc bị nó nhấn chìm. Bốn năm sau, đạo diễn Kechiche vẫn đang loay hoay thực hiện bộ phim kế tiếp. Nữ diễn viên Adèle ngụp lặn trong các phim nhỏ lẻ, không ai biết đến. Chỉ có Léa Seydoux, nàng Emma với mái tóc xanh nổi loạn, đã vượt khỏi biên giới và trở thành ngôi sao toàn cầu. Một gia tài đồ sộ với hơn 30 vai diễn, được cộng tác với những đạo diễn hàng đầu như Woody Allen, Quentin Tarantino, Ridley Scott... Léa

đang dần tiếp bước Marion Cotillard trở thành “bông hồng” tiếp theo của điện ảnh Pháp. Đó là điều Seydoux, ở những ngày đầu khởi nghiệp, cũng không thể ngờ đến. Gọi cô là “con nhà nòi” vừa đúng lại vừa sai. Ông nội của Léa là Jerome Seydoux, chủ tịch hãng sản xuất và phát hành phim Pathe danh tiếng. Ông Jerome còn có hai người anh em khác làm chủ tịch hãng phim Gaumont. Nhưng những điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Léa, một tiểu thư cô đơn. Là con thứ bảy trong gia đình mà các anh chị em đến từ các cuộc tình phong lưu của cha, dĩ nhiên không có mái ấm nào dành cho cô. “Tôi luôn có cảm giác mình là một đứa trẻ mồ côi”, Léa nói trong một cuộc phỏng vấn. Cha mẹ li dị vào năm cô ba tuổi. Năm 18 tuổi, cô muốn làm diễn viên vì một lí do khá hời hợt là “ghi điểm” trong mắt người cô thích. Một kiểu ý thích trẻ con, nhưng đã bị gia đình tạt ngay gáo nước lạnh bằng câu nói “Vớ vẩn! Thích thì cứ làm, nhưng chắc chắn chẳng được gì đâu.” Kể từ đó, cô không hề nhờ vả hay dùng đến gia thế của mình trong

sự nghiệp, dù chỉ một lần.

Tiểu thư bé nhỏ

Bộ phim điện ảnh đầu tiên Léa tham gia là Girlfriends (2006), một phim hài lãng mạn tuổi teen thông thường. Cô bắt đầu được chú ý từ năm 2009 với vai chính trong phim truyền hình The Beautiful Person, kể về một thiếu niên phải đối mặt nỗi đau mất mẹ. Khả năng nhập vai ấn tượng của Léa đã giúp cô giành được giải Diễn viên trẻ triển vọng tại Cannes. Với vẻ đẹp rất “Pháp” và đôi mắt biết nói, cô nhanh chóng lọt vào mắt xanh các đạo diễn danh tiếng. Sự nghiệp của Léa bắt đầu đi lên với liên tiếp các phim thành công Inglourious Basterds (2008), Midnight in Paris (2011), Mission Impossible: Ghost Protocol (2011)... dù chỉ đóng vai phụ. Nhưng đó là lúc Léa học hỏi được rất nhiều. Và với Blue is the warmest color năm 2013, tên tuổi Léa đã vươn ra toàn thế giới. Đây là bộ phim cô phải hi sinh rất nhiều, khi đóng các cảnh làm tình cực khổ với bạn diễn nữ. Một trong các cảnh phải quay hàng giờ liền, Léa nói rằng đó là trải nghiệm


Léa Seydoux là nữ diễn viên duy nhất từng tham gia cả hai loạt phim điệp viên nổi tiếng nhất, là 007 và Mission Impossible. Năm 2016, Léa đã vinh dự nhận danh hiệu Ordre des Arts et des Lettres. Đây là danh hiệu cao quí mà Chính phủ Pháp dành tặng cho các nghệ sĩ có đóng góp lớn cho lĩnh vực nghệ thuật.

cô không muốn lặp lại. Nhưng không phải các cảnh gây sốc, mà chính màn trình diễn tâm lí tuyệt vời đã giúp Léa chinh phục tất cả. Thừa thắng xông lên, cô tham gia tiếp La belle et la bête (2014) - phiên bản Người đẹp và quái vật của Pháp, bộ phim giả tưởng độc đáo The Lobsters (2015), và tất nhiên, chạm đến đỉnh danh vọng với Spectre (2015) trong vai người tình màn ảnh của James Bond huyền thoại. Diễn xuất của Léa được Thierry

65

Frémaux, chủ tịch Cannes nhận xét “Giống như Brigitte Bardot, thêm Juliette Binoche, thêm cả Kate Moss, và thỉnh thoảng là cả ba cộng lại.” Đạt được đỉnh cao danh vọng, nhưng với Léa, cô vẫn luôn là tiểu thư bé nhỏ trong thế giới phù hoa. Nghề diễn mang đến cho Léa điều cô thích nhất. “Trở thành diễn viên giống như người tị nạn vậy. Bạn được đưa đi khắp nơi, ở khách sạn đẹp, và mọi người chăm sóc bạn.” Cô không

bao giờ trang điểm nếu không phải đi dự sự kiện hay chụp ảnh, vì cảm thấy chúng “giả tạo”. Và khi đi dự Cannes vào năm 2009, Léa còn bị khủng hoảng tâm lí vì cảm thấy lạc lõng giữa đám đông. Nhưng cũng chính điều đó là bí quyết diễn xuất của cô. “Tôi vẫn là đứa trẻ trước đây. Nhưng nếu không như thế, tôi không thể diễn được,” cô nói. “Vì khi là một đứa trẻ, tôi phải giấu bản thân mình đi, và trở thành người khác.”


66


Yêu không yêu, yêu không yêu… bài: tuấn đức

N

hận được lời đề nghị viết một bài “thật tử tế” cho Mơ, tôi đã nghĩ mình phải chọn một đề tài cho ra hồn, không thể bông phèng nhăng nhít được. Và tôi nghĩ mình sẽ viết về tình yêu. Nhưng ngay khi bắt đầu gõ những dòng đầu tiên này, tôi nhận ra tình yêu không thật sự tử tế như chúng ta tưởng. Như thế này nhé! Khi bạn bắt đầu cảm nhận được tình yêu là gì, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nếu bình

thường bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối, thì bây giờ bạn sẽ đi ngủ lúc 12 giờ, 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng hoặc có thể là… không ngủ. Bạn sẽ thức để nói chuyện với nó - tức tình yêu, nếu bạn may mắn. Còn trong trường hợp kém may mắn, bạn sẽ thức để xem nó còn thức hay không? Nick có đang sáng không? Kiểu sáng này là lướt Facebook hay đang chat với người khác? Đang chat với ai? Liệu có thể chat với ai? Người yêu cũ, người yêu mới, hay crush? Bạn có thấy mệt không? Mệt chứ, nhưng làm

sao mà không mệt cho được! Và khi tình yêu bắt đầu chạm vào bạn, một loạt sự không tử tế nữa bắt đầu ập đến. Bạn bắt đầu nghe những bài hát mà từ trước đến giờ bạn không bao giờ nghe, đọc những truyện mà từ trước đến giờ bạn không bao giờ đọc, tìm hiểu những người mà từ trước đến giờ bạn không bao giờ quan tâm, có khi là ghét cũng nên. Chỉ đơn giản vì những thứ ấy nằm trong vòng tròn bao xung quanh tình yêu của bạn. Mà bạn ấy, bạn muốn biết càng nhiều càng tốt về tình yêu. Bạn bắt đầu tiếp cận với sầu riêng!

67


68

Ngửi mùi sầu riêng, cho vào miệng, nhai và nuốt. Bạn làm những việc đó chỉ bởi vì tình yêu của bạn nói rằng “tớ không thể sống nếu không ăn sầu riêng”. Nói một cách khác, sau khi thay đổi thói quen, tình yêu có thể sẽ thay đổi sở thích của bạn. Bạn bắt đầu hoài nghi mọi thứ về mình, mái tóc của mình như vậy đã vào đúng nếp chưa? Chiều cao của mình khi bước cạnh tình yêu như thế này có bị lệch không? Sao bụng mình lại to và da mặt lại sần lên như thế? Nếu mình đi gặp tình yêu với cái mụn ở mũi như thế này thì trông có kinh không? Mình đã đủ… thơm chưa? Miệng mình đã đủ thơm chưa? Liệu có còn mùi hành phi hủ tiếu vừa ăn sáng nay? Những vấn đề mà bạn ít khi phải quan tâm nếu đi chơi với đứa bạn thân ngay lập tức trở thành vấn đề sống còn khi đụng đến tình yêu. Tình yêu khiến bạn nhận ra mình chưa đủ đẹp, chân chưa đủ dài, da mặt chưa đủ mịn, răng chưa đủ đều, quần áo thì cũ kỹ,

mũ mão nhàu nhĩ, giày thì bẩn, đầu tóc thì bù xù và tâm hồn thì rỗng tuếch. Giai đoạn khủng khiếp nhất của sự không tử tế đó là khi tình yêu bắt đầu chơi đùa với cảm xúc của bạn. Bạn bắt đầu có thói quen để ý từng chi tiết nhỏ nhất. Nói vậy là có ý gì? Thái độ như vậy là sao? Tại sao lại kể cho mình nghe việc nói chuyện với người yêu cũ đến 4 giờ sáng? Muốn mình phải phản ứng thế nào? Tại sao đọc tin nhắn xong lại *seen* và không nói gì hết? Một nghìn câu hỏi tại sao mà nếu như câu trả lời không đúng như những gì bạn muốn nghe, bạn có thể muốn chết (tất nhiên là bạn sẽ không chết, tất nhiên). Buồn và vui đối với bạn bây giờ thay đổi xoành xoạch như ngửa bàn tay lên và úp bàn tay xuống. Một ngày bạn sẽ vui 100 lần và buồn 800 lần. Trong một phút có 59 giây bạn thấy mình đang ở trên mây và đến giây cuối cùng bạn lại thấy mình rơi hẳn xuống 18 tầng địa ngục. Lúc nào bạn cũng

có cảm giác mình đang ngồi tàu lượn và không biết trò chơi cảm giác mạnh này bao giờ sẽ kết thúc. Nhưng nếu nó kết thúc, bạn biết sẽ còn thê thảm hơn rất nhiều. Sự thật là như vậy, tình yêu chưa bao giờ tử tế. Nhưng nếu bạn đã trải qua quá nửa những cung bậc ở trên, bạn hiểu cảm giác vừa hứng thú vừa kinh khủng mà tình yêu mang lại, bạn biết thế nào là bồn chồn khi chờ một tin nhắn, bạn không nghi ngờ việc nếu tình yêu và một tờ vé số trị giá 90 tỉ đồng cùng một lúc rơi tõm xuống biển, bạn sẽ lao ra cứu tình yêu và mặc kệ tờ vé số chìm nghỉm, bạn vẫn còn quan tâm, lo lắng ngay cả khi tình yêu của bạn biết mất… Thì hãy tin rằng bạn vẫn đang là một người tử tế. Và cho dù tình yêu không tử tế, người ta vẫn luôn muốn tìm cho mình một người tử tế để yêu cho đến cuối cùng.


Lang thang trên mạng Những status bạn đọc được của bạn bè hay tình cờ bắt gặp khi lang thang trên mạng, mà khiến bạn vui nguyên ngày, hay nhiều khi rưng rưng...

_ đạt _____________ _ _ _ _ _ _ _ _ _ @đỗ quốc _ _ _ ________ _____________ ngôi. Ballad lên

B lãng mạn. R& hát ạc vô cùng nh ôi. Người ta Âm ng . n 90 lê 19 m ck nă Ro g rn Nhữn u vấp ngã. . Mode đứng dậy sa Pop lên ngôi về en , Te mơ y c ss ướ Chee ngôi. Juc, về Rom-com lên yêu trung họ n. nh mạ tì ng về lã ìm u nhiề h vô cùng thế giới ch 90. Phim ản n ngôi. Cả 19 lê m ks nă oc g ll ữn Nh ndra Bu thúc có hậu. lên ngôi. Sa ng o cũng kết lia Roberts nà ện người ta cũ uy ch ời. Cái gì tình. Câu cư c ôn mắ ng g i ng on tr ôi. Ngườ ta ang vô cù jeans lên ng 90. Thời tr 19 Đồ m n. nă lo g ny ữn Nh trang t hình. cách đốt hế nghiệm. Thời ế ắc chỉ còn ch mang ra thử i lạ mau qua. Th m t xe i buồn rấ ứ mà giờ Nỗ th . g ản ữn gi nh sự n c i mặ i vớ i rất đơ n niên kỉ mớ 90. Niềm vu n chào thiê đó Những năm 19 ta i ườ hận thù. Ng giới không g đứa trẻ ôi lớn nhữn tươi sáng. nu y đầ đã c đó hứ n o há lãng mạ sợ không có bình và đầy n thế, chỉ n yề yê qu kỉ sợ g ập Th cực, chỉ ồn, khôn i, chỉ sợ bu , không ngại đó ng hứ sợ t g mấ ôn kh ng người. , chỉ sợ yêu không đú sợ hết tiền g sợ ôn ỉ n kh ch V, ế, MT tuổi mới lớ ông sợ ợc trải qua thỏa chí, kh đư g ẻ ôn y tr kh ma a ẻ ại đứ ng g đứa tr , những ôn tin rằng 1990 là nhữn lu m n nă vẫ g ữn nh nh Mì g lòng teen - tron - lứa tuổi kỉ đã nuôi ệm cái thập ni . g ất ởn nh tư n , mắ c cười thú vị. một bộ đồ mắ hạnh phúc và Hôm nay mặc ng cù vô ẻ một đứa tr mình thành

69


70

__________ _ _ _ _ _ t _ ậ _ _ h _ n @minh __________________ y chỉ _________ hằng ngà

lắm, a anh còn trẻ tranh củ sĩ không à l a ọ ề h đ t n ộ ấ hường biết m anh. V mà chỉ t là vẽ tr Tôi từng àng lớn ột việc h m h t c ấ á một cách h h n k g ên tườn làm duy bởi các l g o n e ộ r u t h c ợc ưa ian dài, iá rẻ để không đư t thời g ua với g ộ m m é y f ậ a v c như ì đó quán khi sống àm thứ g được các lên và l hạt. Sau p g n ô ứ v đ ạn. Là b g h n n i lúc mì a ngườ vô thưở ủ n c ế đ y t ã đ g n t định một cô ăm chỉ, anh quyế họa cho chắn, ch ồ n đ í h à m c à l i p, anh l h vào ốt, lạ ng nghiệ khác. An mĩ rất t ồ đ m ẩ o h h t c u ề u g đ ởng m hứn n có g ương thư nhiều cả người vố ng ty. L hơi gợi ô k c à i v ạ , môi t t ề ố h g t lành ng i cũng rọng dụn ã t đ c u ợ ậ ư h đ n rất gò bó, tiến, và nhân viê i thăng hông quá a k l n g a n i ơ g ư thời quy là p, có t rất khá, t. Chung ên nghiệ ậ y u u h h t c ỹ c m ệ àm vi n đến trường l liên qua ng việc ô c à bỏ việc, l n nói anh lại vẫ nàn. e h n g à n h p i ô ể t gì đ năm, g ngày không có hơn một bộn. Hằn c a ợ ừ ư b đ n g ô n u ỉ chừ vẫn l ch, nghe Nhưng ch , đọc sá ăn phòng o c è m n ẽ ọ ó d h c u nhiên, v hà la i với lại về n cây, chơ , và tất è m b ă h n c ạ b , ư à i h ng tr ật vớ ống n anh thưở nghệ thu Nếu cứ s chỉ là: m chuyện à , đ c ắ cái công n s ạ a m c ủ nhạc, việc c có gì đặ g n g ô n c ô h e mình k n ý do Như thể g deadli tranh. L ng nào. heo nhữn ứ t h y m i ạ ả h c n c cứ chút - anh ó thế kia, không có ời khác ư y g ấ n h t t ộ h m n hì a ời của ty ấy, t o cuộc đ o ạm bợ ch t g n ngày, ch ố s đang ấy hằng h . t y ậ m v ả c ư . h i t ăn n ngườ thuậ nguyên v ới nghệ ất nhiều n quan t là thứ r ê i ó l đ ó đứng đắn ĩ c h u g c h Tôi n chỉn c lĩnh vự o g á n o n r ầ t u q làm t bộ hải cười dù không người mộ i việc p ớ n t ê l i ó c n á o g i kh ng thứ chứ đừn Việc phả tâm. Nhữ với họ, n a ó u h q k ên… ề á h u à q chẳng ương nhi vốn đã l ản, là đ i vốn họ i ờ g ư g n n ơ đ g n à nhữ ng, l nói với ình thườ coi là b c á h k i ngườ


71

với họ đều rất khó khăn . Và ngược với người kh lại, những ác là gian điều kh ổ, họ lại th đơn. Mọi th ấy quá giản ứ lý thuyết , đị nh nghĩa rằ là tốt thật ng như thế ra đều chỉ nào là quy chuẩ chung, hợp n của một xã với số đông hộ i nh ưn g chưa chắc hiệu quả lê đã áp dụng n từng cá nh ân . Trong đoạn mở đầu tiểu thuyết kinh của Ayn Rand điển Suối Ng , có một ph uồn ần hội thoại gi Roark và th ữa Howard ầy Trưởng Kh oa khiến tôi rấ và từ đó dẫ t thích thú, n dắt tôi đọ c hết cuốn nghìn trang tiểu thuyết của bà chỉ hàng trong một th ngắn. Đây là ời gian rất một phần tr on g đoạn hội ấy - khi mà thoại xuất Roark vừa bị sắc đuổi khỏi kh của Học viện oa Kiến trúc Công nghệ St an ton do khôn các nguyên g tôn trọng mẫu trong lý thuyết kiến “Em có, xem trúc cổ điển nào, cứ cho : là sáu mươi Hầu hết thời năm để sống gian đó là . dà nh lựa chọn cô cho làm việc ng việc mà . Em đã mình muốn là tìm thấy ni m. Nếu em kh ềm vui tron ông g công việc tự kết án sá thì em chỉ u mươi năm đang hà nh xác cho chín em chỉ có th h mình. Và ể tìm thấy niềm vui nế mình theo cá u em làm vi ch tốt nhất ệc của có thể đối nói “cách tố với em. Nhưn t nhất” tức g là nói đến - và em tự các tiêu ch đặt ra các uẩ n ti êu ch chẳng kế th uẩn cho riên ừa cái gì cả g mình. Em . Em không đứng của bất cứ ở điểm cuối truyền thốn g nào. Em có khởi đầu... thể đứng ở ” điểm Tôi biết tô i là một ng ười viển vô thật là em ng, nhưng, có thể đứng sự ở điểm khởi chuyện, nếu đầu của một em muốn. câu


72

Có cô gái nào trên đời lại không mơ đến ngày mình lớn lên xinh đẹp và được mặc một chiếc đầm trắng tinh khôi. Cô bạn thân yêu dấu của tôi cũng là một trong những tín đồ của những chiếc váy xòe trắng. Bọn tôi chụp lại tấm ảnh để nhắc cho sau này nhớ lại rằng đã từng có một thời con gái say mê những điều phù phiếm, mộng mơ như thế.

Thế giới trong mắt tôi bài & ảnh: khả quỳnh


“Ngoài việc viết, sở thích lớn nhất và cũng là công việc hiện nay của tôi là chụp ảnh. Tôi yêu những nét mặt người như người ta yêu từng hơi thở. Đối với tôi, mỗi người đều mang trong mình một nét đẹp riêng. Tôi muốn ghi lại khuôn mặt những người mình đã gặp, những cô gái xuân thì xinh đẹp, những người phụ nữ đã đầy nét cuộc đời, những bà cụ già không quên nụ cười tươi trên môi. Tôi thích chụp con người và có lẽ vì quá yêu những gương mặt người nên từ đó cầm máy ảnh. Du lịch cũng chiếm một phần quan trọng trong quá trình trải nghiệm bản thân với chiếc máy ảnh. Mỗi khi đi chơi xa, tôi thường gửi bưu thiếp cho mọi người và gửi cả cho chính bản thân mình. Cảm giác về nhà rồi mà còn nhận được tấm card tự mình gửi cho mình cũng thật thú vị…” Đó là vài dòng tự sự của một bạn đọc của Mơ - Khả Quỳnh. Cô ấy tha thiết muốn cộng tác với Mơ. Và đây là cách Quỳnh “chạm ngõ” với ấn phẩm mà cô ấy thương mến. Mùa hoa ban nở rộ Đà Lạt là lúc xuân sắp ghé đến trên mặt đất. Trời vẫn còn se lạnh nhưng ban ngày nắng ấm đủ hông khô quần áo phơi ngoài sân. Dưới vòm trời xanh ngắt không một gợn mây, chỉ cần ngước mắt lên là bắt gặp cả tán hoa trắng muốt như thế.

Buổi tối bọn trẻ con ở phố Hội xúm xít lại với nhau trước thềm nhà ngồi hát những bài ca dân gian. Ở đây có mấy anh chị người lớn ngồi đệm đàn và dạy trẻ hát từng câu rất tận tình. Du khách lại kéo nhau quây quần trên những bậc tam cấp để vừa ngắm sông Hoài về đêm vừa ăn chén chè thơm và lắng nghe những giai điệu vừa ngọt vừa ấm đó.

Hoàng hôn trong lòng thị trấn nhỏ ven biển ánh lên màu cam đẹp rực rỡ. Chợt nhớ đến ngay giây phút Hoàng tử bé của Saint Exupéry ngồi ngắm hoàng hôn suốt 49 lần trong một ngày, chẳng rõ cậu ta đã buồn đến thế nào và khoảng trời cậu ta nhìn thấy có cam hồng một màu trong suốt như thế này không?

Ở đâu đó trong những con hẻm chật chội giữa lòng đô thị, chỉ cần đặt một bước chân tò mò đi vào là bắt gặp những cảnh sinh hoạt đời thường lọt thỏm giữa tường vách trắng của những tòa nhà cao tầng. Mùi xà phòng thơm bên cạnh tiếng cười nói đon đả của chị bán hàng quyện với tách cà phê nóng đầu ngày làm tinh thần trở nên tươi mới và cảm giác hào hứng khó tả.

73


74

Tôi và An nếu không làm gì vào mỗi cuối tuần thì lại chạy xe máy ra đây chơi. Ngồi ngó nghiêng và ngắm hoàng hôn đang tắt dần về phía đối diện. Thành phố lên đèn là lúc nơi này đông đúc người ngồi hơn, lúc đó bọn tôi trở về nhà. Nếu muốn tìm về một chút không khí miền quê thì sang đây chơi vào những ngày sau cơn mưa là hợp nhất. Mùi bùn, mùi đường đất và cỏ cây ủ xanh một vùng. An thích nhất là hoa xuyến chi, mà đó lại là loài hoa mọc dại ven đường. Lần nào An cũng bảo tôi hãy chụp cho một tấm mà tôi cứ lần lừa mãi. Hôm nay xem lại ảnh, thoáng chút bất ngờ vì hóa ra mình đã chụp cho cô nàng rồi, hẳn một tấm thật xinh luôn cơ.

Cô gái này đang đợi ai đó hoặc chỉ đang ngồi thảnh thơi, tôi cũng không rõ nữa. Chỉ nhớ khi chụp tấm ảnh này, ánh nắng chiều rọi vào khung cửa kính thật to trong quán cà phê mang phong cách Indochine ở lầu một làm cô trở nên thật nổi bật mà cũng thật cô đơn.

Ở Sài Gòn dạo đó có một tiệm sách được gọi một cái tên trìu mến là Book Nest - Tổ ấm của những người yêu sách. Trong tiệm có cây xanh, có trà và cà phê tự phục vụ. Bạn có thể ngồi trên bậc thềm đọc sách cả ngày, nghe Jazz phát ra từ cái máy cassette cũ kỹ và gãi đầu mấy chú mèo mỗi khi buồn chán.

Từ phía dưới đồi đi lên bắt gặp dăm ba nhành mimosa tỏa sắc vàng rực rỡ màu nắng. Cái xứ này cũng thật lạ, bất kì cây nào từ thấp bé hay to lớn hoa đều nở rộ ngát trời khi đến mùa. Nhìn từ xa tòa nhà giáo xứ đượm nắng vàng óng ánh trên những bức tường gạch đỏ. Thật là một khung cảnh bình yên và tĩnh lặng đến mức tôi có thể nghe thấy tiếng trẻ con tan học tít đằng xa vọng lại từ con đường dưới dốc. Mùi hương từ nhành cây, ngọn cỏ thổi hồn cho những bài ca những vầng thơ được sáng tác ở xứ này tình hơn biết bao giờ hết. Như có bài hát đã nhắc đến tên loài hoa: “Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao có thông reo rì rào. Mimosa, từ đâu em tới?”


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.