issue VI - march 2017
photo: hoài trâm
Dreaming
cara
38
Thôi mơ những giấc mơ bài: fuyu
39
“Ôi bồ tèo ơi, để đi xa bồ tèo không cần nhiều tiền đâu. Đó không phải là tất cả. Cái bồ tèo cần là một trái tim lớn và một cái đầu cũng lớn cơ.” Điều James nói với tôi từ rất nhiều năm về trước bỗng dưng trở lại rõ mồn một, và đầy đủ dáng hình của nó, thứ mà trước đây tôi đã không thể nào hiểu hết.
Một lon bia và cuộc trò chuyện ngắn Nhiều năm về trước, tôi quen biết James trên một chuyến tàu xe địa phương rung lắc dữ dội, đầy mùi máy lạnh váng đầu. James là bạn của anh họ tôi, khi đó đang làm công việc hướng dẫn viên du lịch. Hai anh em tôi phải đi thăm bà ngoại đang sống ở Bà Rịa vào cuối tuần, và
James xin đi theo vì chưa biết nơi ấy như thế nào. Tôi không biết vì sao họ quen nhau, cũng chẳng còn nhớ James bao nhiêu tuổi. Những gì ký ức còn để sót lại về James chỉ là một vài nét mờ nhạt, như một cái đầu trọc bóng loáng, khổ người gầy nhẳng. Mặt mũi James thế nào tôi chẳng còn nhớ nổi. Nhưng tôi chắc chắn mình sẽ không bao giờ quên được lon bia cùng
uống với James dưới vườn chôm chôm chưa có trái đêm mùa Hè ấy. Và cả câu chuyện mà chúng tôi nói với nhau. James đến từ Anh. Trước khi sang Việt Nam, James từng ở nhiều vùng đất khác như Thái Lan, Trung Quốc… Mỗi nơi James ở lại ít lâu, tùy theo sở thích, tìm một công việc để có tiền chi tiêu, những công việc như bồi bàn. Ở Việt Nam,
40
James dạy tiếng Anh cho một trung tâm. Tôi không rõ chuyến hành trình của James bắt đầu khi nào và bao giờ sẽ kết thúc, nhưng tôi ước lượng James cũng đi khỏi quê hương đã khá lâu. Khi đó tôi chỉ mới 19 tuổi, và chỉ có hai câu hỏi thắc mắc với James. Rằng anh không nhớ nhà sao, và muốn đi như James thì cần bao nhiêu tiền. Tôi thật thà nói với James rằng tôi cũng muốn được đi như James. Được ngắm nhìn thế giới. Được gặp gỡ nhiều người. Được ăn một món ăn địa phương mà chắc chắn nếu không đến đó tôi sẽ không bao giờ nếm được. Nhưng tôi sợ bố mẹ sẽ nhớ và lo lắng cho tôi. Và tôi không chắc mình có đủ tiền không. Tôi vốn là một đứa trẻ sợ hãi đủ thứ.
James đã cười. Không phải một nụ cười động viên đầy dịu dàng. Mà là nụ cười của một người vừa được nghe một câu chuyện hài hước nào đó. James bảo với tôi, một cách rất bỗ bã, đại loại là “Ôi bồ tèo ơi, để đi xa bồ tèo không cần nhiều tiền đâu. Đó không phải là tất cả. Cái bồ tèo cần là một trái tim lớn và một cái đầu cũng lớn cơ.” Tôi 19 tuổi đã chẳng hiểu lắm điều James muốn nói. Thậm chí lòng tôi đầy hoài nghi. Làm sao có thể đi đâu xa được nếu không có tiền trong ví chứ? Nhưng vài năm sau, câu chuyện ấy quay trở lại với tôi rõ mồn một, với đầy đủ câu trả lời cho câu hỏi của mấy năm về trước. Cũng trên một chuyến tàu địa phương đầy mùi máy lạnh váng
đầu, thậm chí còn có cả những cần xé rau củ, đồ dùng chất đầy ở băng ghế sau. Nhưng lúc đó, tôi chỉ có một mình, và đang trên đường đến Măng Đen.
Cô em gái Hà Nội và chiếc xe đạp của em Tôi có quen biết một cô em gái, người Hà Nội, rất hay cười, mà khi cười thì híp cả mắt lại nên em tự gọi mình là Hip. Em cũng có một hành trình khá giống James, là đi đến những nơi khác và ở lại đó, tìm một công việc để trang trải chi tiêu, chỉ khác là em đi trong nước và phương tiện di chuyển của em là một
chiếc xe đạp địa hình xịn của một người anh cho mượn. Em đã lên Măng Đen trước tôi gần một tháng. Một ngày nọ, em nhắn tin rủ rê tôi lên chơi với em. Thế là tôi đi. Trước khi đến Măng Đen, Hip đã từ Hà Nội đạp xe đến vài nơi, rồi em dừng chân lại ở Đà Nẵng lâu nhất. Em ở đó mấy tháng trời, học làm đồ da, làm xe ôm cho khách Tây… Mặc dù còn luyến lưu Đà Nẵng, nhưng em tự nhủ phải tiếp tục hành trình, thế là em đi tiếp. Em kể với tôi em dự kiến sẽ đi qua Phan Rang, Cam Ranh, Vĩnh Hy…, ngắm những con đường chạy dọc biển. Rồi em sẽ xuống các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ... Đạp xe mệt thì em nghỉ, những đoạn dốc đèo quá cao đi xe đạp nhỡ đứt thắng nguy hiểm thì em xin xe quá giang miễn phí hoặc trả tiền, đạp đến tầm năm giờ chiều, em sẽ tìm nhà dân xin ngủ lại chứ không đi tiếp nữa để bảo đảm an toàn. Đây không phải là lần đầu em xuyên Việt. Trước đó, em cũng đã một lần xuyên Việt bằng xe đạp, nhưng đi với một đoàn và không ghé lại mỗi nơi nhiều. Lần này em đi một mình, xe xịn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Ở Măng Đen, Hip xin làm phụ vườn. Công việc của em là phụ người ta nhổ cỏ, xếp cây giống và những việc linh tinh khác. Tiền công được tính vào chỗ ngủ và cơm ăn mỗi bữa. Em bảo có những ngày em nhổ cỏ đến đau cả lưng, giường ngủ thì đầy bụi và chuột thì chạy ầm ầm trên đầu. Nhưng vào mỗi sáng, em sẽ sung sướng đi xem hoa đồng tiền nở, sang nhà kính trồng hoa hồng xem nụ hé, ra bụi phúc bồn tử hái quả ăn.
Bên hông vườn còn có một khu trồng toàn ổi, em cũng có thể hái bao nhiêu tùy thích. Khi tôi tạm biệt Hip trở lại Sài Gòn, trở lại nhịp sống công việc thường ngày của mình, Hip cũng thu dọn đồ đạc rời Măng Đen để tiếp tục hành trình. Lúc đó em đi Pleiku, tìm một nhà người quen, em muốn xem người ta trồng cà phê. Rồi một ngày, em gọi cho tôi bảo đang ở Cam Ranh quê tôi và cần một chỗ ngủ. Tôi chỉ đường cho em tìm về nhà mình. Em ngủ lại một đêm rồi sáng hôm sau đạp về Sài Gòn, tìm đường xuống miền Tây như kế hoạch. Nếu không phải đang vào mùa mưa tầm tã, bố mẹ tôi sợ đường núi nguy hiểm, em lại đi xe đạp mà ra sức ngăn cản, có lẽ em đã dò đường ghé qua Vĩnh Hy, Bình Tiên, Bình Lập cho biết rồi. Rồi một thời gian sau, em lại gặp tôi ở Sài Gòn. Em mới từ miền Tây lên, cùng với anh người yêu đang làm ở đó. Đen nhẻm nhưng nụ cười thì rạng rỡ.
Dốc đèo chưa bao giờ đi hết Khi tôi lên Măng Đen với Hip, chúng tôi đã thuê xe máy để tiện di chuyển. Đi hết Măng Đen rồi mà vẫn còn tới mấy tiếng mới đến giờ trả xe. Thế là chúng tôi quyết định đổ đèo Măng Đen, xuống Kon Tum để xem ở đó có gì cho đỡ phí. Hai nơi chỉ cách nhau có một cái đèo, chỉ mất tầm hơn một tiếng rưỡi để đi, mà thời tiết thì khác hẳn. Cái không khí mát lạnh của Măng Đen bốc hơi đâu mất hết. Kon Tum khi đó lại đang sửa đường, bụi mịt mù nên chúng tôi hơi chán nản, quyết định không vào
thành phố nữa, ghé vào quán cà phê ven đường nằm võng nghỉ ngơi rồi trở về. Chị chủ pha cà phê rất thơm và rất ngon. Chị ngạc nhiên khi biết chúng tôi từ Măng Đen xuống và hỏi ở đó có gì. Chị nghe bảo nơi đó đẹp giống Đà Lạt, nhưng cả Măng Đen và Đà Lạt chị đều chưa từng đến. Chị càng ngạc nhiên hơn khi biết chúng tôi một đứa từ Hà Nội, một đứa từ Sài Gòn, vượt hai cái đèo khác nhau để đến đây. Chuyện của chị làm tôi nhớ đến những người chị khác ở quê nhà mình. Nơi tôi ở cách Nha Trang 60 cây số, đi xe máy tà tà chỉ mất tầm hai tiếng, còn đi xe buýt thì tầm một tiếng rưỡi. Đều có thể đi và về trong ngày, chỉ cần một bình xăng đầy, và chẳng cần nhiều tiền. Nhưng các chị họ của tôi đều chưa từng đi Nha Trang, vì xa quá, các chị nói thế. Khoảng cách thực sự chỉ là một cái đèo, là 60 cây số, là hai tiếng di chuyển, nhưng khoảng cách trong lòng là xa xôi vạn dặm. Vì trong lòng các chị đều nghĩ rằng mình khó mà đi được đến đó.
Chỉ sợ cuộc đời mình ân hận Tôi không giữ liên lạc với James nên không biết về sau James có đi đến nơi nào nữa không, anh có tiếp tục chuyến hành trình của mình, hay đã trở về Anh sống một cuộc đời bình thường (hoặc theo lẽ chung nó là bình thường). Còn Hip, em đã bỏ dở hành trình của mình để về Hà Nội. Vì khi đó em tìm thấy một công việc mà em thích làm, muốn được làm, em nộp đơn và đã được nhận.
41
42
Có thể sẽ có người nói chuyến hành trình của hai người họ chẳng để làm gì. Có thể chẳng đủ hấp dẫn và kịch tính để viết một cuốn sách. Chẳng đủ để giúp họ nổi tiếng. Chẳng thu hoạch được gì. Thật phí công. Nhưng tôi biết, và hơn ai hết, chính họ biết mình được gì sau những chuyến đi ấy. Đó là được làm chính mình. Về sau, Hip có nói với tôi, khi em quyết định lên đường là vì em đã quá chán công việc em đang làm. Thế nên em nghỉ việc, em gom tiền để em đi. Vừa có thời gian vừa có chút tiền dằn túi, còn thời điểm nào thích hợp hơn để thực hiện việc đó nữa. Em đã muốn khám phá đất nước mình từ lâu, và em cũng muốn tìm kiếm câu trả lời về lòng tốt của những người xa lạ. Đó là lý do chính để em xin ngủ nhờ và sống nhờ, chứ không phải vì em không có xu nào trong người. Chuyến hành trình có nhiều chuyện vui, có nhiều người hay ho, nhưng em cũng gặp phải những chuyện buồn lòng, gặp những người buồn lòng. Có
những lúc em thấy cô đơn, em mệt mỏi, và em nhớ nhà. Em nói sau chuyến đi, em cảm thấy mình không còn muốn đi như thế nữa. Nếu có xuyên Việt lần sau, có thể em sẽ đi xe máy cho đỡ mệt, đi được nhiều nơi hơn. Hoặc em không đi dài hơi như thế nữa mà chia nhỏ ra, lâu lâu lại đi một nơi. Nhưng em không ân hận, tuyệt đối không ân hận, vì đã lang thang hơn nửa năm trời như thế. Vì em nhận được nhiều hơn là mất. Quan trọng nhất, em đã làm được điều mình mong muốn. Chắc chắn từ đây cho đến hết đời, em sẽ không bao giờ phải nghĩ về chuyến đi ấy nữa, điều mà em sẽ làm khi em chấp nhận quẩn quanh trong chiếc lồng của chính mình và mơ về những chuyến đi mình chưa bao giờ thực sự cất bước. Về phần mình, tôi chưa từng có một hành trình nào trong đời giống James hay Hip. Một chuyến hành trình dài hơi đơn độc. Vì tôi có những vướng bận
không thể vứt bỏ. Và cũng vì tôi biết nó không hợp với mình. Nên tôi có những cách khác cho những chuyến đi của mình và lâu lâu lại sắp xếp để đi. Tôi đã đi xe máy hơn 180 cây số, vượt đèo Cả để ngắm bình minh trên ngọn hải đăng Đại Lãnh. Mùa Xuân tôi đi ngắm hoa mai anh đào nở, mùa Hè tôi để chân trần bước trên con đường cát trắng chia đôi mặt biển, mùa nước nổi tôi thử dập dềnh trên sông nước… Tôi để mình lang thang trên những con đường của một đất nước khác, xung quanh là những ngôn ngữ mình không hiểu được, ngồi một quán ven đường gọi thử một món ăn chẳng thể phát âm đúng tên. Khi 19 tuổi tôi là một đứa trẻ sợ hãi đủ thứ trên đời. Thật ra đến bây giờ tôi vẫn thế. Vẫn sợ tàu lật, thuyền chìm, máy bay rơi, cướp giật… nhưng trên tất cả những điều đó tôi sợ nhất là cuộc đời mình ân hận. Tôi sợ những chuyến đi của mình mãi mãi chỉ có trong mơ.
Em mơ giấc mơ là thật bài: fuyu
43
44
Lynh Miêu không sinh vào tháng Ba. Nàng ấy sinh vào tháng Năm. Nhưng khi Mơ muốn tìm kiếm một “gương mặt đại diện” cho tháng Ba, tháng có ngày của một nửa thế giới, của sự nữ tính, của con gái… thì Lynh Miêu là gương mặt hiện ra đầu tiên. Nhớ lại lần gặp đầu tiên, từ mấy năm trước, cho đến lần gặp gần đây nhất, tôi nhận ra Lynh Miêu ngày càng nữ tính. Không chỉ ở dáng vẻ mà còn ở phong thái, cách tận hưởng cuộc sống, cách suy nghĩ. Ở cô gái ấy toát ra một sự dịu dàng, một nét rực rỡ, nhưng cũng mơ màng như một giấc mơ. Mà lại là một giấc mơ đẹp. Nếu cuộc sống của Miêu là một loài hoa? Miêu nghĩ mình sẽ là một bông hoa hồng thơm, mọc dại bên đường, có màu hồng phấn, nở bung ra đón nắng và không hoàn hảo . Mùi hương nào luôn hấp dẫn Miêu? Miêu nghĩ mùi hương là một món trang sức hoàn hảo của mỗi người con gái. Nó cũng phản ánh tính cách, gu thẩm mĩ của cô gái đó nữa. Ví dụ những cô gái dễ thương sẽ thích những mùi hương ngọt ngào, những cô gái sâu sắc thích những mùi hương trầm ấm, những cô gái cá tính sẽ thích một mùi hương unisex… Mỗi cô gái nên có một mùi hương riêng, chỉ thuộc về mình - nó như một dấu hiệu nhận biết vậy, rằng chỉ cần người đó xuất hiện, là mùi hương đó sẽ xộc vào khứu giác, như một lời chào. Mùi hương thậm chí còn có khả năng ám ảnh nữa. Và nàng có tin là chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra người mình yêu chỉ bằng mùi hương không? Miêu thích những mùi hương của gỗ, ấm, trầm, khiêm nhường và rất dễ chịu.
Miêu nghĩ mình “bánh bèo”, hay là không? Miêu thích cụm từ “bánh bèo” nha, hahaa. Nó rất đáng yêu, rất kiểu con gái hờn dỗi đỏng đảnh khó chiều điệu đà phù phiếm. Miêu vẫn hay tự nhận mình là bánh bèo khi ở bên cạnh lũ bạn thân. Để được chiều. Nhưng thật ra Miêu hiểu, bản thân mình không phải là một người bánh bèo đâu, vì không hay giận hờn, ít mè nheo và đặc biệt dễ chiều nhé! (nháy mắt) Nhưng nữ tính thì có đấy. Nữ tính là đặc quyền của con gái. Và nữ tính, là sự nhận thức bản thân của một cô gái trưởng thành. Khi một cô gái hiểu bản thân, cô ấy sẽ phát huy được hết sự nữ tính, cô ấy sẽ hiểu được vẻ đẹp của mình và tỏa ra năng lượng tốt đẹp. Nữ tính, hay tính nữ, là một vẻ đẹp, và nó cần được mọi cô gái nhận thức, để khai mở. Miêu thường cân bằng cuộc sống của mình như thế nào? Cân bằng là khi chúng ta nhìn và làm mọi thứ với một sự chậm rãi, thảnh thơi và vừa phải, Miêu nghĩ vậy. Giống như khi tập yoga vậy.
Nàng sẽ không thể đứng cân bằng nếu không biết chọn một điểm nhìn, không biết điều hòa hơi thở và giữ nhịp độ thật chậm rãi. Cuộc sống đang nhanh quá, thì hãy biết đi chậm lại. Công việc đang áp lực quá, hãy biết nghỉ ngơi. Mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc này mà quên mất việc kia, hãy điều chỉnh lại. Bí quyết cân bằng của Miêu cũng đơn giản như vậy. Làm mọi thứ chậm rãi, cho phép mình nghỉ ngơi, tận hưởng, biết yêu thương bản thân đúng cách. Như Miêu, dù hôm đó có bận rộn ra sao, cũng dành 30 phút để đắp mặt nạ hoặc dưỡng da mỗi tối. Việc có một quãng nghỉ trong ngày, một khoảng thời gian rất-con-gái, sẽ giúp Miêu lấy lại năng lượng, và sẵn sàng cho một ngày tiếp theo. Nhưng tất nhiên, song song với đó, phải biết tập trung hết sức cho những điều mình đang làm. Làm hết sức thì tận hưởng mới hạnh phúc. Chuyện quan trọng nè, làm thế nào để một cô gái đi qua được chuyện tình tan vỡ?
45
Miêu nghĩ, chuyện tan vỡ hoặc gặp phải những thất vọng trong tình cảm, cuộc sống là những điều ai cũng phải trải qua trong đời. Hãy cho mình một khoảng thời gian để khóc và buồn. Đừng nghĩ rằng nước mắt là ủy mị. Nó giúp cơ thể thanh lọc và nhẹ nhõm hơn. Có rất nhiều người, khi tình yêu tan vỡ, sẽ chơi bời bạt mạng, hoặc tìm ngay một ai khác để yêu… Họ nghĩ rằng những cuộc vui mới sẽ làm họ quên đi những điều tổn thương đã qua. Nhưng thật ra, chạy trốn không phải là một cách hay và tìm một người khác để lấp chỗ trống, càng không phải là một giải pháp. Nó chỉ giúp cho nỗi
buồn được phủ kín, như đắp một tấm màn đen lên một cái hố sâu, nhưng sự thật là chúng ta không hề xóa nhòa được nó. Hãy cho mình thời gian để tự phục hồi và chữa lành vết thương. Nếu có thể, hãy tự ghi lại tâm trạng của mình mỗi ngày. Từng chút, từng chút một lắng nghe bản thân và xoa dịu mình bằng những điều tích cực. Quan trọng, NGỪNG việc nghĩ về những viễn cảnh tệ hại. Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Tin rằng rời bỏ một mối quan hệ không phải là đánh mất tất cả, chúng ta chỉ dành cho mình cơ hội để đến với một mối quan hệ mới - phù hợp và tốt đẹp hơn.
Một ngày của Miêu thường có gì? Có một công việc yêu thích với những người cộng sự rất dễ thương. Những cuộc trò chuyện với những người thú vị, luôn tích cực, yêu đời, và hạnh phúc. Những giờ học yoga đến đổ mồ hôi mỗi trưa. Và những bữa ăn tự nấu. Câu cuối nè, hoa hồng hay ngọc trai? Hahaa. Bắt trend ghê nha nàng ơi. Miêu chọn hoa hồng nhé, vì có thể tự bỏ tiền ra mua ngọc trai (nháy mắt).
46
Bên cạnh một người-hạnh-phúc bài: lynh miêu
Hạnh phúc giống như đuôi của một chú mèo. Tưởng rằng thật khó để bắt lấy, nhưng hóa ra chỉ cần đủng đỉnh bước lên đồi, nó vẫn ở đằng sau.
Tôi luôn tin, một người hạnh phúc sẽ không làm cho người khác đau khổ. Khi bạn hạnh phúc, bạn thở thật chậm rãi khoan thai, lòng bạn thảnh thơi, tâm bạn bình yên vững chãi. Bạn muốn cười với người đi ngang qua bạn, muốn giúp đỡ ai đó, muốn nâng niu một nhành hoa. Ở xã hội hiện đại, người ta luôn cho rằng, có tiền là có hạnh phúc. Tôi không cho điều đó sai, thậm chí tôi ủng hộ việc người ta muốn có một cuộc sống không âu lo, thì trước hết hãy kiếm tiền trước đã. Nhưng có tiền rồi thì sao chứ? Người ta có thực sự hạnh phúc như người ta tưởng không? Có một nghiên cứu chỉ ra rằng: Một đứa trẻ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi ở bên một người mẹ vui vẻ - không phải một người mẹ thành công hay một người mẹ xinh đẹp. Tôi cũng đọc một bài báo nói rằng: Có một người đàn ông trúng số độc đắc. Những ngày đầu tiên anh ta cảm thấy thực sự hạnh phúc, nhưng chỉ khoảng một tháng sau, mọi chỉ số đó lại trở về bình thường (khi anh ta quen với việc có tiền) và cảm xúc của anh ta với những việc
xung quanh vẫn như hồi anh ta chưa trúng số độc đắc. Một câu chuyện khác, đơn giản hơn rất nhiều, mẹ tôi luôn cáu kỉnh khi nấu quá nhiều món ăn, dù lúc mẹ tôi ở trong một ngôi nhà khang trang hay ở trong một căn bếp lụp xụp. Mẹ tôi luôn khó chịu khi mọi thứ cứ rối tung lên và những người xung quanh (có vẻ như) không làm gì cả. Như thế rõ ràng là, tiện nghi chỉ một phần tác động đến tâm trạng của bạn. Nếu bạn hay khó chịu và thích đánh giá, tôi nghĩ dù quang cảnh xung quanh có đẹp đến mấy, vẫn có một điều gì đó khiến bạn không vừa lòng. Nếu bạn là một người tự ti, bạn sẽ luôn bối rối dù mặc quần áo hàng bình dân hay hàng hiệu. Và nếu lòng bạn cô đơn, thì dù bạn đang ở một nơi nào đó rất nguy nga, bạn vẫn thấy mọi thứ trống trải. Quan trọng, luôn luôn là sự bình tâm ở trong lòng mình. Ai đó sẽ đặt một câu hỏi ngược lại rằng: Làm sao để bình tâm và hạnh phúc? Bản thân mỗi người luôn đi tìm câu trả lời ở những nơi rất xa xôi. Những chuyến đi xa, những điều hào nhoáng xa hoa mà bản
thân chưa từng trải nghiệm. Nhưng chẳng phải, chuyến đi xa nhất bạn có thể đi là khám phá sức mạnh nội tại của mình và điều xa xỉ nhất trên đời là có một người đồng hành thấu hiểu. Những người hạnh phúc tôi biết là những người hiểu sâu sắc bản thân họ, dùng chính thế mạnh của họ để mang lại cảm hứng cho người khác. Ví dụ đơn giản là người yêu thích yoga sẽ dạy yoga, người giỏi múa sẽ dạy múa. Họ luôn thở chậm rãi, biết chế ngự sự nóng giận, họ biết tận hưởng cái đẹp, biết hướng thiện, biết hoà mình vào bối cảnh xung quanh để tìm thấy những điều ý nghĩa dù nhỏ bé. Và quan trọng, luôn biết cách chọn một người bạn đời. Người bạn đời ấy không hẳn quá giàu có hay đẹp xinh, cũng không hẳn là người tài giỏi xuất chúng, mà là người đồng điệu. Đồng điệu để hiểu tâm hồn nhau, để nhìn vào mắt và hiểu những tín hiệu không lời, để vững tâm đi cùng nhau những đoạn chông gai, chứ không chỉ là những đoạn đường hạnh phúc. Và lúc đó, bạn tin không, bất cứ ai ở bên cạnh những-ngườihạnh-phúc cũng cảm thấy mình như được ban phước lành.
47
48
Tình yêu đẹp chỉ là cái bóng của một bãi rác bài: rei
M
ột buổi tối muộn lướt Facebook, tôi không thể ngừng cười khi nhìn thấy tấm hình được người bạn chia sẻ trên trang cá nhân. Trong bức hình đó có bóng của một đôi trai gái in trên tường. Chàng trai hờ hững cầm điếu thuốc trên tay, còn cô gái thì đang nâng ly rượu, họ dựa lưng vào nhau, tận hưởng những thú vui bất tận của tuổi thanh xuân. Hai chiếc bóng in trên tường lãng mạn và đẹp đẽ là vậy, nhưng thực chất lại là hình ảnh phản chiếu của
một… đống rác hổ lốn với toàn vỏ hộp, lon đồ uống, bao bì, giấy vệ sinh… được xếp đặt một cách có chủ ý trên sàn nhà. Nếu không nhìn thấy hình ảnh nên thơ trên tường thì khó ai tin rằng đó là một tác phẩm nghệ thuật. Hai nghệ sĩ Tim Noble và Sue Webster đã mất tới sáu tháng để thực hiện tác phẩm này trước khi mang “Dirty white trash (with gulls)” giới thiệu với công chúng vào năm 1998. Nhìn thấy đống lộn xộn thì
tất nhiên là chẳng ai thích rồi. Nhưng tôi tự hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như người ta chỉ biết đến hình ảnh đẹp đẽ của hai chiếc bóng trên tường? Có lẽ tôi và rất nhiều người nữa sẽ tin rằng chủ nhân của hai chiếc bóng đó là hai con người trẻ tuổi đẹp đẽ, phóng khoáng và biết tận hưởng. Thậm chí sẽ có người ao ước được sống trong khung cảnh thơ mộng đến vậy, có một người bạn đồng hành đủ tin tưởng để nương tựa vào nhau. Mỗi người xem ảnh sẽ
49
tự dựng lên cho mình một ảo tưởng khác nhau, và dễ là mọi hình dung đều cách xa một ngàn tám trăm dặm so với hiện thực. Bức ảnh thú vị đó bất giác khiến tôi liên tưởng đến tình yêu. Con người thường có xu hướng hướng thượng, thường bày ra những gì tốt nhất, đẹp nhất, đặc biệt là với người mới quen hay khi muốn lấy lòng đối phương. Có những người theo thời gian, họ cũng tự nâng cấp mình theo
hướng mình muốn, rèn luyện các phẩm chất để phù hợp giữa nội tâm, hành động, dần dần hoàn thiện con người mình. Nhưng cũng có những người, sự tốt đẹp phô ra như lớp make-up, chỉ mải tô vẽ bề mặt mà không hề thay đổi từ bên trong. Không chỉ tự mỗi người cố làm đẹp mình thêm, mà khi yêu, ánh mắt nhìn đối phương cũng thường đeo thêm lăng kính màu hồng, khoác lên cho nhau những tấm áo đẹp, mỗi hành
động của đối phương thường được gán cho những ý nghĩa thâm sâu mà chính người đó chưa chắc đã nghĩ được như vậy. Kính chồng kính, màu hồng phủ bên ngoài lớp make-up khiến tình yêu càng thêm phần lung linh, nhưng một khi thất vọng thì vô cùng sâu sắc. Vốn chẳng phải bản chất, suy cho cùng, chẳng thể tồn tại dài lâu. Thời gian sẽ làm bong nước sơn hào nhoáng bên ngoài, những giấc mộng rồi sẽ phai đi,
50
trả lại thực tế như nó vốn có. Không ai có thể gồng mình đóng một vai mỹ miều mãi, nếu họ vốn không thực sự như vậy. Cũng như những chiếc bóng chỉ đẹp đẽ khi ánh sáng chiếu đúng lúc, đúng vị trí, bằng không sẽ chỉ phản chiếu lại một hình ảnh dị dạng, xấu xí. Khi ảo tưởng tan đi, chúng ta thường có xu hướng trách cứ đối phương đổi khác, biến mình thành nạn nhân thay vì chấp nhận việc con người họ vẫn vậy, chỉ là trước nay mình nhìn thấy cái bóng, tưởng lầm là thực nên mới lún sâu. Đau khổ đến vậy là vì bạn đã kỳ vọng quá nhiều. Thứ khiến bạn buồn phiền, không chỉ đơn thuần là đối phương, đến từ bên ngoài, mà còn từ sự thất vọng của chính bản thân mình khi nhận ra những khía cạnh khác trong con người đó. Buồn phiền sẽ còn nhiều hơn nếu những khía cạnh đó vốn khác xa với tiêu chuẩn hình mẫu bạn mong muốn ở một người đi chung đường dài lâu. Và đó là một thử thách to lớn, với cả bạn và đối phương. Thường thì khi gặp chuyện bất như ý từ người khác, chúng ta có xu hướng muốn họ thay đổi, sửa chữa để hoàn thiện hơn
trong mắt mình. Nếu không được, còn lấy chuyện chia tay ra để đe dọa. Nhưng đó là việc dễ cho mình, khó cho người. Tình yêu vốn là chuyện hai người, đâu chỉ cần một người cố gắng thôi là đủ. Khi bạn khó chịu với tính cách, hành động, cách xử sự của người ta, cũng đồng nghĩa với việc hai người đang có cách nhìn khác nhau về việc đó. Hành động luôn là phản ánh của các thói quen được hình thành trong một thời gian dài, liên quan đến cả gia đình, môi trường sống, ý thức hệ. Sẽ rất khó nếu bạn muốn ai đó thay đổi trong một sớm một chiều mà không quan tâm xem thói quen đó từ đâu mà có, đã hình thành như thế nào, ảnh hưởng từ ai. Đừng chỉ áp đặt rằng đối phương phải thay đổi, còn mình thì khoanh tay đứng nhìn. Bạn hãy thử nghĩ xem liệu rằng bản thân có thể rộng lòng chấp nhận những khác biệt của người đó? Liệu rằng bạn có đủ tình yêu và bao dung để mở rộng thế giới quan của mình vì đối phương? Chấp nhận những việc xưa nay chưa từng và phá bỏ bớt cái Tôi của bản thân? Nếu bạn thực sự yêu người đó,
chứ không phải vì lớp make-up bên ngoài, thì hãy cùng người ấy thay đổi, chứ đừng phí công phí sức buồn rầu, đau khổ. Bạn yêu đâu phải để đau khổ, đúng không? Có ai đó nói rằng: “Một người thì đi được nhanh hơn, nhưng hai người sẽ đi được xa hơn”. Sức mạnh của tình yêu ở chỗ tạo động lực cho chúng ta phá vỡ những ranh giới vốn có của bản thân. Như cách Melinda đã hỗ trợ Bill Gates hoạt động thiện nguyện không ngừng nghỉ. Hay khi còn bên nhau, Brad Pitt và Angeline Jolie đã cùng xây nên một mái nhà đa sắc tộc. Cuộc sống vốn vô thường, nay thế này mai thế khác, mỗi chúng ta cũng không ngừng khác đi, đó là sự tất yếu. Nếu cứ đòi hỏi chúng ta của ngày hôm nay vẫn giống chúng ta của ngày hôm qua, của vài tháng, vài năm trước là điều không thể. Nếu đã vậy, thay vì đau khổ chuyện đổi khác thì hãy nắm lấy tay nhau, cùng chấp nhận thay đổi, đi chung đường với cùng một vận tốc. Bằng không, thứ bạn nắm giữ không phải là tình yêu, cũng không phải là người thương. Đó chỉ là chiếc bóng đẹp đẽ phản chiếu trên tường mà thôi.
51
Đích cuối của những thử thách bài: dương thùy
Trước khi đi Bhutan, đã có một vài người bạn nói về Tây Tạng, về Kailash, nhưng khi đó ngọn núi linh thiêng này nổi tiếng không làm tôi cảm thấy hấp dẫn. Nhưng sau lần leo Tiger’s Nest(*) - một đỉnh núi ở Bhutan, hết hơi khi lên núi và ngã trầy trụa lúc xuống, tôi nhận ra rằng mình đã để bản thân sống một cuộc đời dễ dàng, thân thể yếu ớt, thiếu ý chí quyết tâm và không thể kiểm soát được chính cân nặng của cơ thể mình.
52 Tháng 8/2016, sau khi trở về từ Bhutan, tôi bắt đầu luyện tập với mục tiêu kế tiếp là núi Kailash (Tây Tạng). Lúc tôi bắt đầu luyện tập để đi Kailash, tôi cũng không chắc chắn mình có tới đó hay không. Nhưng tôi bắt đầu mơ về Kailash, nghĩ về nó những khi luyện tập. Và thế là Kailash trở thành một cái đích để tôi vươn tới, để tôi rèn luyện bản thân và là mục tiêu để tôi ưu tiên dành nguồn lực. So với thất bại, tôi cho rằng sự mơ hồ còn đáng sợ hơn. Khi đó, ta không biết mình cần phải làm gì, đi đâu về đâu, không thấy rõ được chính bản thân và tương lai thì thật mờ mịt. Không có mục đích rõ ràng, sự cố gắng dễ thành nửa vời. Còn khi đã có một điểm đích để hướng tới, mường tượng được một mục tiêu cụ thể mình muốn đạt được, một địa điểm mình muốn đến, một thử thách mình muốn chinh phục, thì dù chạy hay phải bò, nếu đủ quyết tâm và kiên nhẫn, cuối cùng cũng sẽ thấy được kết quả. Trong quá trình hướng đến điểm đích, chúng ta ít nhiều đều sẽ có lúc đối diện với sự lo lắng và nghi ngờ. Lo lắng mình sẽ không hoàn thành mục tiêu trong thời gian hạn định. Nghi ngờ khả năng chiến thắng của chính mình. Thậm chí có lúc, còn tự hỏi: “Mình đang làm cái quái gì thế này?”, “Mình có nhất thiết phải làm chuyện này không?” Những lúc như vậy, chúng ta không còn nhìn thấy “đỉnh núi” đang chờ ở phía
trước mặt, mà trước mắt dường như chỉ còn thấy những khó khăn, những điều đang làm bản thân vướng bận. Giống như một người đau chân, anh ta chỉ còn biết mỗi cái chân đau của mình thôi. Một khi không thể vượt qua được trạng thái nhất thời này, việc chinh phục “đỉnh núi” sẽ chỉ mãi tồn tại trong giấc mơ. Khi đó, hãy nhìn lại chặng đường bạn đã qua, những gì bạn làm được từ khi chọn việc thử thách chính mình. Bạn đã thu hoạch được gì so với lúc trước? Hãy nhìn thẳng vào sự lo lắng và nỗi sợ của bạn, thử xem đằng sau những cảm xúc ấy là suy nghĩ gì? Phải chăng bạn lo mình đang tốn thời gian vô ích, không đạt được ích lợi gì, sợ cảm giác nản lòng khi thất bại?
rèn thành kĩ năng thành thạo. Nếu không bỏ ra một khoảng thời gian và sức lực tương xứng sẽ khó thu lại được kết quả như ý muốn. Chưa với tới mục tiêu, là vì năng lượng bạn bỏ ra chưa đủ đạt tới mức cần thiết để có được thành tựu mong muốn. Đã vậy, lo lắng có ích gì. Hãy tin vào quá trình và tiếp tục cố gắng. Hoặc hạ thấp mục tiêu của mình. Bạn không thể đòi hỏi việc bỏ ít công sức mà đạt được thành tích cao. Cũng giống như việc có trong tay năm, bảy triệu, bạn sẽ không thể nào mua được iPhone đời mới nhất, nguyên seal, điều đó là không thể, trừ khi đó là hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Câu trả lời đơn giản thôi: “Hãy tin vào quá trình”.
Tin vào quá trình cũng chính là tin vào chính bản thân ta. Tin vào nỗ lực và tiềm năng bên trong mỗi con người. Nếu cứ chọn lựa những điều dễ dàng thay vì thử thách, ta không thể biết năng lực bản thân đến đâu. Tiềm năng là thứ tài nguyên mà chỉ khi nào bạn khai thác, nó mới dần dần hiển lộ. Càng đứng trước thách thức, bạn sẽ càng hiểu rõ hơn những khía cạnh ẩn sâu bên trong chính mình, bao gồm cả những điều tiêu cực lẫn tích cực.
Bạn không thể chỉ học một, vài tháng mà nói được tiếng Anh như người bản ngữ. Không thể giảm cân tới 5 kg, 7 kg một cách lành mạnh chỉ sau dăm bữa, nửa tháng. Ngay một việc đơn giản như đọc và viết, chúng ta cũng phải mất đến một, hai năm để
Chúng ta vẫn thường yêu thích những điều tích cực và có xu hướng ghét bỏ những thứ tiêu cực. Nhưng thế nào là tích cực, thế nào là tiêu cực? Đâu là hệ quy chiếu để bạn phân biệt hai thái cực đó? Đó chính là tâm trí chúng ta. Chúng ta nghĩ đúng
Một khi đã ôm trong mình quá nhiều nỗi lo, chúng sẽ choán hết phần của ý chí phấn đấu. Bạn sẽ nghĩ rất nhiều lý do để từ bỏ hơn là lý do để tiếp tục cố gắng. Và đó là những vật cản cực kì đáng sợ. Vậy làm thế nào để vượt qua những lúc yếu lòng như thế?
53
thì đó là đúng, nghĩ sai thì đó là sai, dựa theo hệ quy chiếu được tạo dựng từ lý trí của riêng mỗi người, không nhất thiết là đúng với tất cả. Một người thầy từng nói với tôi: “Tiêu cực cũng chính là thứ tích cực nhưng bị mất cân bằng”. Nhận diện những điều bản thân cho là tiêu cực, cũng chính là cơ hội để bạn điều chỉnh lại, giúp mọi thứ trở nên hài hòa. Đến giờ, bạn có còn nhớ những bài học căn bản khi chúng ta
học bơi, học đi xe đạp, học đánh vần, học gõ máy tính bằng mười đầu ngón tay… hay không? Tôi nghĩ rằng không phải cũng nhớ được hết những bước ấy, một khi đã nắm được kĩ năng, chúng ta sẽ bỏ qua những quá trình không còn cần thiết. Tương tự vậy, khi chinh phục được những thách thức, có thể ta sẽ không nhớ hết được cả chặng đường đã qua, nhưng tinh thần của sự cố gắng, những quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt, sự tự tin vào bản thân sẽ
tiếp tục theo ta trong hành trình kế tiếp. Thúc đẩy ta không sợ, không ngại trước khó khăn. Cứ như vậy, theo tháng năm, chúng ta sẽ dần hoàn thiện mình hơn. Đó cũng chính là đích lớn nhất đằng sau những “đỉnh núi” cao chúng ta đặt ra để thách thức chính mình. _________________________ (*) Tiger’s Nest là ngôi đền nằm trên dãy Himalaya, cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro, Bhutan.
54
Đi rồi mới thấy bài: thủy tiên
Đây không phải là một bài viết về du lịch Hàn Quốc, tôi phải nói trước như vậy, dù rằng nó nhắc đến việc dịch chuyển và kỷ niệm tại xứ người. Mà nó là một câu chuyện về sự cứng đầu và thu gom can đảm khi quyết định lên đường, chạm tay vào giấc mơ mà mình đã mơ nhiều năm trời. Là câu chuyện về hành trang mỗi khi lên đường đến bất kỳ đâu, tôi quyết định sẽ mang theo càng ít hoài nghi càng tốt, và để trái tim mình tự cảm nhận. Bởi vì nếu không tự mình đi, tôi sẽ không biết có những điều đáng yêu nào đang đợi mình.
55
Không đi sao biết dễ thương Tôi đã nghe rất nhiều người kể lại, Hàn Quốc (nơi mà sau này tôi quyết định đặt tên là “Dễ Thương”) không dễ thương đâu, người ở đấy nóng tính lắm, hành xử có khi rất cộc cằn và thô lỗ. Cho nên đừng có mà ôm giấc mộng đến xứ người. Nhưng tôi cũng biết, người ta thường có câu: “Một đồn mười, mười đồn một trăm”, nên tôi tạm không tin những gì được kể lại. Vùng đất mà tôi từng xem trên
tivi hằng ngày, từng tìm hiểu về truyền thống văn hóa, ẩm thực mỗi đêm rồi quyết định đưa vào wishlist “Những nơi nhất định phải đến ngay khi có thể” của mình, sao lại có ấn tượng xấu tới mức đó? Tôi không ngừng thắc mắc như thế. Điều này càng làm tôi nuôi quyết tâm, ôm cả tình yêu lẫn hoài nghi sang đó. Tôi không dễ dàng “chấp nhận” điều mà ai cũng bảo là sự thật, nên tôi phải tự mình đi, tận mắt mình thấy, tai mình nghe thì mới tin được. Khi đã đặt chân xuống sân bay
xứ người, mọi thứ đều không như viễn cảnh tôi vẽ ra lúc ngồi trên máy bay. Nào là người người lạnh lùng đi lại, nào là người dân ít thông thạo tiếng Anh, nào là không biết làm sao để có thể làm quen với họ... Một ngàn lý do e ngại trước khi lên đường đó đã bị tôi vứt sạch. Tất cả mọi thứ ở đây đều có hướng dẫn rất rõ ràng. Tôi dễ dàng biết cách đi thế nào để đến được ga tàu điện ngầm vào thành phố, người ta nếu nói tiếng Anh mà tôi không hiểu thì họ sẽ cố giải thích thêm bằng hành động. Tôi
56
57
không thấy sự cau có, quạu quọ nào như những gì đã bị hù dọa lúc còn ở nhà. Thậm chí cả căn phòng nơi tôi và các bạn của mình thuê ở, chủ nhà cũng vô cùng niềm nở và đáng yêu. Cô ấy hướng dẫn mọi thứ rất chi tiết, đã vậy còn cẩn thận dặn thêm: “Trong nhà mọi thứ đều có, các bạn cứ dùng đi nhé, đừng ngại. Trời mưa có ô, trời lạnh có chăn, bánh và mì gói có sẵn một ít đằng kia, tôi chỉ sợ các bạn không làm quen được ngay thức ăn bản xứ.” Tôi và các bạn cảm ơn rối rít. Vậy là từ giờ tôi có thể bắt đầu những chuỗi ngày rong chơi, chụp ảnh, ghi dấu lại những gì mình đang, sẽ và phải tận hưởng. Rõ ràng mọi điều cho tới lúc này đều thuận lợi, ngoài kia mọi người chắc cũng sẽ dễ thương như cô chủ nhà thôi. Tôi đã tin như thế. Và tôi đã đúng, ít nhất là trong trải nghiệm của mình.
Cuộc gặp gỡ ở cửa hàng tiện lợi Thời gian tôi ở xứ người đang vào mùa Thu. Không khí khi đó dễ làm người ta say lòng, dù chỉ là đang cầm một quả phỉ khô hay một chiếc lá vàng rơi, chứ đừng nói là một cuộc chạm mặt với một người dễ mến. Ban ngày, chúng tôi rời khỏi nhà từ sớm, mải miết trên những con đường. Đến tối mịt chúng tôi mới về nhà. Chuyến đi là tự túc nên chúng tôi không có hướng dẫn viên, tất cả mọi thứ đều là tự
mình tìm hiểu. Đi bộ nhiều nên rất mệt nhưng cũng rất vui. Vào chiều ngày thứ ba của chuyến đi, tôi phát hiện ngay bên hông khu nhà chúng tôi ở, có một cửa hàng tiện lợi. Điều này thật thuận tiện cho việc xách đồ lỉnh kỉnh mỗi khi về, nên hằng ngày chúng tôi đều vào đó mua những gì cần thiết trước khi trở về nhà. Và ở đó tôi đã gặp được cậu ấy - người bạn đáng nhớ nhất trong cả chuyến đi. Cậu là nhân viên làm việc trong cửa hàng, cho nên việc chúng tôi gặp nhau không phải tình huống tình cờ như trên phim ảnh. Tôi vẫn nhớ đó là lúc tính tiền, cậu nói một tràng tiếng Anh, tôi thì không tập trung, cậu thì không biết tôi hiểu không chỉ đứng cười tươi nhìn tôi. Việc tôi làm tiếp theo là nhìn cậu và trả lời “Ừ!”. Bỗng dưng cậu cười to khiến tôi rất ngạc nhiên, quay lại nhìn xung quanh xem cậu cười với ai. Nhưng trong tiệm lúc này chỉ có hai chúng tôi. Tôi nhìn cậu và hỏi: - Tại sao cậu lại cười vậy? - Nãy giờ cậu nghe mình hỏi gì không? Sao cậu lại “Ừ”? (cậu lại tiếp tục cười). - À, cậu đang nói số tiền mình phải trả đúng không? - Mình nói là cậu mua nhiều thế này, mình đổi qua bao lớn sẽ bị tính thêm phí, cậu muốn đổi bao loại nào? Mà cậu lại “Ừ”, đang suy nghĩ mông lung gì đấy nên mình thấy buồn cười thôi. Mình nghĩ do mình phát âm tệ quá nên cậu không hiểu.
- Ơ, vậy mình lấy bao to nhé, loại màu trắng kia kìa. Hết bao nhiêu tổng cộng nhỉ? Lúc đó tôi mặt cười đáp lại, mà trong lòng thật sự chỉ muốn đào hố tự chôn mình cho rồi. Ở lần nói chuyện sau, cậu bạn ấy đã cẩn thận lặp lại chậm rãi bằng tiếng Anh để tôi hiểu là cậu đang nói gì. Cậu ấy sợ tôi lại ngơ ngác và rồi chỉ biết nói “Ừ”. Tôi quyết định ngày mai phải quay lại với bộ dạng “cool” hơn, chứ không thể để mất mặt như này được. Những ngày sau đó, câu chuyện giữa tôi và cậu tiếp diễn, vẫn là những lúc mua hàng, xen kẽ có những lúc tôi hỏi đường. Cậu ấy hướng dẫn rất nhiệt tình, còn dắt tôi ra tận đầu đường và chỉ hướng đi. Cậu lúc nào cũng cười như chẳng thấy phiền hà gì. Đã vậy một lần khác, lúc tối muộn, cậu còn giúp tôi xách bao đồ to tướng. Sở dĩ lúc tôi đi mua đồ không khi nào có bạn đi cùng là vì tôi đã “cố ý” đi một mình đấy. Nhưng cuộc hội ngộ nào thì cũng có lúc tan. Tôi quyết định trước ngày về, mua một phong thư và sẽ viết vài dòng cảm ơn cậu ấy. Lựa chọn mẫu thư hết cả buổi, tôi viết và xóa hết ba tờ giấy, cuối cùng lại chỉ ghi ngắn gọn: “Cám ơn cậu vì tất cả. Hi vọng lần sau quay lại, tôi lại gặp một người dễ thương như cậu”. Viện cớ quay xuống cửa hàng mua một lon nước ngọt, khi tính tiền xong, tôi gửi lá thư cho cậu ấy. Tôi đã mỉm cười để chào tạm biệt, rồi cứ vậy mà đi luôn để khỏi thấy lòng bịn rịn.
58
Viết cho Gretta & Dan bài: xém
Begin Again là câu chuyện về những kẻ điên mà tôi may mắn được xem. Hòa mình vào câu chuyện riêng của nó, có lẽ bạn cũng sẽ giống như tôi, cảm thấy mình được truyền cảm hứng, không chỉ một lần mà là mỗi lần mở lên.
59
Một gã sản xuất nhạc chán ghét mọi thứ thanh âm tầm thường đến từ những ngôi sao nhanh sáng nhưng chóng tàn. Một nghệ sĩ đa tài, biết chơi bass, từng đoạt hai giải Grammy, cuộc đời sự nghiệp cũng nổi tiếng đến mức tràn lan trên mạng, rong ruổi suốt những năm tháng tàn lụi danh tiếng của mình để kiếm tìm một loại thanh âm mà gã ta có thể cất giữ CD cẩn thận trong xe ô tô, bật nó suốt ngày. Một kẻ khát nhạc đến mức, chỉ cần bắt được những nốt nhạc tuyệt diệu nhất, cũng đã biến gã từ con sâu rượu trở nên tỉnh táo như gặp được Chúa Trời. Một cô nàng nhạc sĩ buồn đời vì cuộc tình với kẻ đẹp mã nổi tiếng nhưng “chóng say tình”, dọn dẹp hành lý chỉ trong một đêm, vác theo cây đàn ghi ta thân thuộc cùng chiếc xe đạp tìm đến người bạn thân nhất, khóc lóc đau khổ đến mức không nói một câu. Nàng tinh tế và nhạy cảm, bởi chỉ cần nghe vài giai điệu từ bài hát mới nhất do “kẻ lăng nhăng” kia sáng tác, nàng cũng đoán được chủ nhân của nó tất nhiên không phải nàng. Chẳng biết nàng sẽ tự hào vì giác quan nhạy bén của mình, hay bực tức mà tự nguyền rủa cái sự trực cảm nhanh nhạy đó. Có lẽ bởi nàng khó tính, khó tính ngay cả trong
từng giai điệu nàng viết ra. Nàng không muốn bài hát nàng sáng tác được chia sẻ với mọi người, bởi bản chất của nó, chỉ dành riêng cho nàng mà thôi. Thế là gã và nàng gặp nhau. Gặp nhau trong một quán bar nhỏ, nơi nàng cất lên vài giai điệu của bài hát mà nàng còn chưa hoàn thiện. Gặp nhau trong một quán rượu, nơi nàng và gã phân trần cùng nhau về những nghệ sĩ mặc áo len dài, tay cầm cây ghi-ta chơi nhạc. Gặp nhau nơi góc phố, nơi gầm cầu, nơi chỗ đợi xe điện ngầm, nơi họ có thể hòa mình cùng thứ âm nhạc họ cho là đích thực. Gặp nhau trong những người nhạc công dù nghiệp dư, nhưng trân trọng đến từng thanh âm tuyệt diệu của cuộc đời. Gặp nhau trong những điên rồ khờ khạo ngỡ ngàng bồng bột của đam mê, trong niềm yêu thích đến say mê cảm hóa được cả những đứa trẻ thuần khiết nhất. Gặp nhau nơi quá khứ đau khổ của hai người, nơi chiếc xe ô tô ngày trước hắn và người vợ cũ đã từng rong ruổi khắp mỏi nẻo đường Los Angeles để rồi kết thúc hai tháng sau là đám cưới, nơi chiếc ghế đá họ cùng chia sẻ playlist nhạc trong điện thoại, ngông cuồng nhảy theo từng giai điệu ngay giữa đường phố. Gặp nhau trong sự
đồng điệu của tâm hồn, giữa những thứ mơ hồ tồn tại giữa hai kẻ say trong nhạc và say cả trong tình. Gặp nhau trong cả những ngập ngừng, những hối thúc, những mong mỏi, những đợi chờ, trong lời thừa nhận nhưng chẳng ai dám cất tiếng, trong việc bắt đầu lại từ đầu cuộc sống, tình yêu, và đam mê. Cuối cùng, họ vẫn gặp lại nhau. Nơi chiếc ghế đá đó. Gã đã bắt đầu lại. Nàng cũng vậy. Chỉ có điều, họ không còn gặp nhau trong thứ tình cảm mơ hồ đó nữa, một cách rõ ràng. Begin Again, câu chuyện về những kẻ điên. Điên trong tình yêu, điên trong đam mê. Trong cuộc đời rộng khắp và dài đến khôn cùng, tìm được ai đó có thể điên cùng mình mà không hồ nghi, gặp được ai đó có thể say cùng mình trong mọi giây phút cuộc đời, quen được ai đó bất chấp tất cả để khiến mình nở một nụ cười, là điều tuyệt diệu nhất. Đôi khi chúng ta trở thành những ngôi sao lạc lối, cứ đi tìm nguồn sáng trong màn đêm kia, nhưng chẳng bao giờ nhận ra, bản thân chúng ta luôn tỏa sáng. “Viết cho Gretta, Dan trong câu chuyện tình yêu chỉ vừa mới bắt đầu trong cuốn phim, và cho một Gretta, Dan nào đó ngoài dòng đời xô bồ”.
60
Vượt qua tuổi 17 bài: hoài nam
61
Trưởng thành luôn là điều khó khăn, đặc biệt khi bạn là một cô bé 17 tuổi, mất cha vì tai nạn, và người bạn gái thân thiết và duy nhất lại… hẹn hò với gã anh trai đáng ghét. Đó là tình cảnh của Nadine trong The Egde of Seventeen (Nổi loạn tuổi 17, 2016), không hề nói quá, bộ phim về tuổi thiếu niên hay nhất kể từ The Perk of being a Wallflower (Câu chuyện tuổi teen, 2012). Tình thế oái ăm Nadine (Hailee Steinfeld) là một cô bé cô độc, ngay từ ngày bé, và thường bị đem ra so sánh với anh trai hoàn hảo Darian (Blake Jenner). Cuộc đời Nadine dễ thở hơn một chút khi Krista (Haley Lu Richardson), một thiên thần hạ giới đến làm bạn thân cô. Người bạn thứ hai là cha cô, người luôn pha trò và thấu hiểu mọi tâm tình con gái. Nhưng không may, ông qua đời trong một cơn đau tim, ngay trước khi Nadine vào trung học. Chuyện phim The Edge of
Seventeen bắt đầu vài năm sau, khi Nadine đột ngột xông vào phòng ông giáo Bruner (Woody Harrelson), và tuyên bố muốn tự tử. Lí do là đêm hôm trước, nhân dịp mẹ vắng nhà đi hẹn hò qua mạng, hai anh em tranh thủ rủ bạn bè về mở tiệc. Nadine say xỉn nằm ngủ trong nhà vệ sinh. Nửa đêm thức giấc, cô kinh ngạc phát hiện ông anh và Krista đang… ngủ với nhau. Vấn đề là Nadine ghét cay ghét đắng Darian. Quá tức giận, cô quyết định nghỉ chơi với Krista. Và thế là, Nadine chỉ còn một mình. Đây là một tình huống giản dị,
như mọi tình tiết khác của The Edge of Seventeen. Mọi điều chân thực đều phải bắt đầu từ những điều giản dị. Nhưng ở tuổi 17, không có gì đơn giản. Mâu thuẫn đó là khởi đầu cho một loạt khủng hoảng, dẫn đến những quyết định bốc đồng của Danide, làm cả gia đình rối loạn. Bao gồm một cuộc “cướp xe” của mẹ và trốn chạy, hẹn hò với một gã đẹp trai và suýt đánh mất mình, và “quậy phá” ông thầy Bruner đến nơi đến chốn… Nhưng đó cũng là khởi điểm cho hành trình Nadine khám phá bản thân mình.
62
Điều khó khăn nhất Nếu phải so sánh, The Edge of Seventeen có thể xem là một Bắt trẻ đồng xanh ở địa hạt điện ảnh. Bộ phim đầu tay của nữ đạo diễn Kelly Fremon Craig có đủ mọi yếu tố đã giúp quyển sách kinh điển của J. D. Salinger thành công, nửa thập kỉ trước. Nó bắt được không khí thời đại và sự mong manh của tuổi thiếu niên, và chạm vào trái tim chúng ta bằng sự chân thực đáng kinh ngạc. Giống như Holden Caulfield, Nadine là một cô bé nổi loạn đúng độ tuổi, với những suy nghĩ xốc nổi đúng độ tuổi, cùng bị ảnh hưởng bởi nỗi đau mất đi người thân, và cuối cùng, đều được cảm hóa bằng tình yêu. Điều tuyệt vời nhất của The Edge of Seventeen là không khí phim, kết hợp giữa hài hước và xúc động. Phần lời thoại thông minh và diễn xuất tự nhiên như thở của dàn diễn viên sẽ khiến người xem phải bật cười hầu hết thời lượng phim. Có một cảnh
Nadine chưa làm bài tập và cô nói “Thưa thầy, vì cha em mất nên em không làm nổi bài tập”. “Thường thì thầy chỉ cho học sinh khóc tang một năm thôi, Nadine à,” thầy Bruner đáp trả, “và cha em mất từ năm 2011 rồi”. Sự dí dỏm của phim là viên ngọc quí ở thể loại trưởng thành đã quá đông đúc này. Ở mặt tâm lí, kịch bản The Edge of Seventeen có đủ sự sâu sắc, thấu hiểu, với những nhân vật được chăm chút và đáng quan tâm. Đó là người mẹ, đại diện cho những góa phụ đáng thương, phải vật lộn kiếm tìm hạnh phúc. Đó là anh trai tưởng như hoàn hảo, nhưng thật ra là người phải gồng gánh cả gia đình. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy tác động của việc thiếu vắng người chồng, người cha, lên họ. Ngoài ra còn có Edwin (Hayden Szeto), cậu học sinh châu Á “lập dị”, tốt bụng và đáng tin cậy. Và người thầy Bruner, một giáo viên đúng chất Mỹ, quan tâm rất nhiều nhưng thể hiện rất ít, đến cô học trò nhỏ. The Edge of Seventeen có những
khoảnh khắc điện ảnh đẹp đẽ. Gần như mỗi chúng ta đều phải trải qua giai đoạn của Nadine, một cuộc lột xác để tìm thấy chính mình, ở độ tuổi 17, 18. Những điều ngớ ngẩn chúng ta làm sẽ rất buồn cười khi nhìn lại, nhưng ngay giây phút đó, lại là tất cả. Sự mong manh của tuổi thiếu niên miêu tả rõ nét trong phim. Chỉ một sai sót thôi, sẽ là bi kịch. Nhưng Nadine, giống như Caulfield, cuối cùng đã vượt qua an toàn, khi làm được điều khó khăn nhất: Mở lòng mình với người khác. The Edge of Seventeen nhắc ta nhớ rằng, ở tuổi 17, việc ấy khó khăn biết chừng nào. Nhưng với một cái ôm của tình yêu và sự quan tâm thật lòng, cánh cửa sẽ mở ra. __________________________ Tựa đề The Edge of Seventeen được lấy dựa theo bài hát cùng tên nổi tiếng năm 1982 của Stevie Nicks. Nữ diễn viên chính Hailee Steinfeld từng nhận được một đề cử Oscar nữ phụ năm 2013 với True Grit (Trái tim dũng cảm).
63
Jake Gyllehaal Diễn xuất là nỗ lực không ngừng bài: hoài nam
64
Diễn viên là một nghề thú vị vì không có những khuôn mẫu. Không có trường phái diễn xuất nào là tối thượng và chắc chắn, và để hoàn thiện kĩ năng, bạn chỉ có một cách là nỗ lực tìm kiếm. Và nếu có một giải Oscar trao cho nỗ lực đó, Jake Gyllenhaal xứng đáng lọt vào vòng đề cử cuối cùng.
Chấp nhận hi sinh Nhắc đến Jake, khán giả đại chúng sẽ nhớ nhiều nhất đến vai diễn chàng cao bồi đồng tính trong Brokeback Mountain (Núi Brokeback, 2006). Màn trình diễn giàu cảm xúc và chân thực đến nghẹn ngào của Jake, đóng cặp cùng tài năng bạc mệnh Heath Ledger, mang đến cho anh cả danh tiếng lẫn phiền toái. Nhiều trang tin sau đó đã nghi ngờ, hoặc thậm chí xác nhận rằng Jake là người đồng tính. Đôi lần anh còn lọt vào top những ngôi sao đồng tính hấp dẫn nhất, dù anh đã nhiều lần đính chính. Dù thế nào, có một điều không thể phủ nhận: Tất cả đều bị Jake chinh phục. Một vai diễn khiến khán giả tin tưởng đến mức đồng
nhất với diễn viên, đó là một vai diễn xuất sắc. Giống như cách anh đã làm ngay ở lần đầu bước lên màn ảnh rộng, trong October Sky (Bầu trời tháng 10), 7 năm trước đó. Người ta không hiểu làm thế nào, một cậu nhóc mặt còn búng ra sữa lại có thể vào vai tâm lí chững chạc đến vậy. Câu hỏi đó được lặp lại với Donnie Darko (2001), một phim giả tưởng độc đáo đến nỗi, phải vài năm sau khi ra mắt khán giả mới hiểu được giá trị của nó. Và diễn xuất “nửa thờ ơ, nửa nghiêm túc, một cách đầy sức nặng” của Jake là linh hồn của phim. Từ đó, dường như không có kiểu vai diễn nào làm khó được chàng trai đến từ Los Angeles. Nếu phải chọn một hình mẫu, thì Jake
chính là sự kết hợp giữa tinh thần hi sinh của Leonardo DiCaprio và “khả năng biến hình” của Christian Bale. Nhưng về sự đa dạng, thì Jake vượt xa cả hai ngôi sao trên. Anh tham gia gần như tất cả các thể loại, và luôn chạm đến một đẳng cấp rất cao nhờ sự đầu tư vô cùng nghiêm túc. Jake từng bỏ 5 tháng trời đi theo các cảnh sát hình sự để đóng End of Watch (Người bảo vệ lặng thầm, 2013), chịu đựng cái rét cắt da cắt thịt trên đỉnh Everest (2015), tập luyện thể lực suốt nửa năm và thậm chí đăng kí thi đấu đấm bốc cho vai diễn trong Southpaw (Con đường võ sĩ, 2015)… Anh còn nhịn ăn để giảm cân để có vẻ ngoài trơ xương ám ảnh trong Nightcrawler (Kẻ săn tin đêm,
65
ngoài điện ảnh, jake rất quan tâm đến chính trị và từng có nhiều hoạt động tích cực trong các kì tranh cử tổng thống mỹ. anh cũng là tác giả của câu trích dẫn nổi tiếng “chúng ta sống trong một thời đại đáng buồn, khi diễn viên là chính trị gia, và chính trị gia là diễn viên.” năm 2012, anh đứng thứ 6 trong số "50 người đàn ông do thái tài năng, thông minh, hài hước và quyến rũ nhất thế giới” của tạp chí shalom life.
2015). Mỗi vai diễn với anh đều là một quá trình gần như hành xác.
Đẩy đến giới hạn Con đường hiện tại của Jake ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Sinh ra trong dòng họ Gyllenhaal giàu có danh giá, và có bố mẹ đều là gạo cội trong ngành, không khó để anh làm quen với giới điện ảnh từ thuở bé. Tuy nhiên, họ không hề dễ dàng với con trai. Jake được phép thử vai rất nhiều thời thơ ấu, nhưng không được nhận vai. Anh cũng phải tự trang trải tiền sinh hoạt bằng việc làm thêm hè. Đó là vì xuất thân Do Thái của gia đình, đã dạy cho họ phải biết quí trọng tiền bạc, cũng như ghi nhớ quá khứ khốn khổ của thế hệ trước.
Mỗi buổi sáng, cha anh đều bắt anh phải dậy sớm, và chạy bộ cùng ông. Đó là kí ức mà sau này, Jake luôn nhớ lại như nguồn gốc của phẩm chất hi sinh trong công việc: “Tôi đã quen với việc đẩy mọi thứ đến giới hạn, cả thể chất lẫn tinh thần.” Có thể thấy điều đó rất rõ qua các vai diễn, dù là nghệ thuật hay thương mại. Với Jake, không có những rào cản, mà chỉ có các khả năng. Song song với điện ảnh, anh bắt đầu tham gia đóng kịch Broadway đều đặn từ năm 2014. Và mới đây nhất, anh còn khiến mọi người ngạc nhiên bằng việc khoe giọng đầy nội lực trong vở Sunday in the Park with George (Công viên ngày Chủ Nhật cùng George). Tinh thần đó đã đưa anh đi rất
xa trên con đường điện ảnh, nhưng có vẻ như, một sự tưởng thưởng xứng đáng vẫn luôn tránh né Jake. Trái với Leonardo DiCaprio hay Christian Bale, các giải thưởng lớn luôn vuột khỏi tầm tay anh. Ngoại trừ một lần đề cử Oscar với Brokeback Mountain, anh luôn đến thảm đỏ với tư cách dự khán, dù sở hữu nhiều vai diễn xuất sắc. Như năm 2015, giới bình luận đã nói việc Jake không được vinh danh trong Nightcrawler là “tội ác”. Nhưng, trên con đường nghệ thuật, quả ngọt luôn đến với người kiên trì. Leonardo là một minh chứng. Và nói về kiên trì hay các yếu tố thuộc tinh thần, khó có ai qua được chàng trai đến từ thành phố thiên thần.
66
Lang thang trên mạng Những status bạn đọc được của bạn bè hay tình cờ bắt gặp khi lang thang trên mạng, mà khiến bạn vui nguyên ngày, hay nhiều khi rưng rưng...
__________ hương @thái mỹ _p_________________________ ___________ dù c, mình gặp
ít g du họ ặn ch u sa ất là tìm được i UK này, nh loại như có lạ i đạ ăm u th câ ến g Chuy i mình nhữn ười, đều hỏ gì. hay nhiều ng , ơng lai là ng của mình kế hoạch tư , ưa ch m về cuộc số ệc tâ an qu công vi t ng ực lò vẻ. Mộ vài g số đó, th ìn mình vui nh ễn mi , Một vài tron nước dù bé gì về cuộc sống định dù lớn i khi tò mò về những dự đô , ao gi , chỉ là xã trong số đó từ mình, để thêm ý kiến he ng ốn ngoài. mu cũng là nh sẽ trả ong số đó, ần đông, mì ph Và . nh Phần lớn tr học si đáng. cuộc sống du ộc đời, rất ra trong cu hiểu hơn về o tạ n nê hay trở về. là kỷ niệm cư, đi làm, nh đị lời: Đi học rõ ệc vi n về ười ta hiểu sẽ không bà , chỉ để ng xa i nơ Nhưng mình t a mộ lự u ở p với uyện sống lâ thấy phù hợ Với mình, ch người, cảm i và t hợp với Mộ . m thấy phù thân mình cả n i bả ườ ng về i n hơ nhiều ác. Một và cảm thấy có quốc gia kh chẳng hạn, nh chọn sống ở mì không ư đó nh i chuyện Một vài ngườ hay trở về, i lạ ở quê hương. t iế ất th và không nh quê hương, t mức đánh tốt theo mộ á g. qu ọn tr UK an ấy qu từng , mình th , rằng mình , về cá nhân nên ảo giác y Mình hay kể gâ y nà ung. Và điều giá chung ch
muốn ở lại. Mộ t ngày nọ bước qua ảo giác, mì ở một nơi quá nh thấy nguy hi tốt thì liệu mì ểm quá, nh còn cái khát kh toàn, muốn khám ao muốn vượt qu phá, muốn đặt a an chân, muốn mạo rẻ, mình book hiểm không? Nê về nước, lòng n th ấy vé kh ôn g hoài nghi, ch năm để tìm kiếm o dù còn chắc cơ hội khác ở gầ n nửa vương quốc xinh Mình đề cao sự đẹp nọ. phù hợp. Là mộ t người chọn tr công việc yêu ở về, mình được thích, được sư làm những ởi nắng, được ăn được thấy quốc những món yêu gia thay da đổ thương, i thịt. Tuy vậ vấn đề/ hai dạ y, mình nhạy cả ng câu hỏi: Mộ m với hai t, hỏi han ngườ thể trở về là i trở về quá nh sai lầm, không iề u cứ như đủ thực lực, ho Hai, đánh giá ặc ở nơi khác người không tr tố t hơn mà. ở về bằng cách Việc đi xa, ch dùng từ “trốn ỉ làm rõ hơn cá đi”. i mô ng lung rằng bạ Những diễn biến n thuộc về nơi khi ở xa lâu nă nào. m, chỉ làm rõ nơi mới hay mu hơ n bạn muốn thuộc ốn cùng lớn lê về n với dân tộc. người chọn ở lạ Ở UK, mình thấy i, hợp pháp và nh iề u bất hợp pháp. người da vàng Trong số đó, mì thậm chí còn ít nh ng hĩ hơ n người da trắn cuộc sống khó g. Rất nhiều ng khăn từ khắp cá ườ i có c quốc gia trên kể cả các cườn thế giới, kể cả g quốc phát tr Ch âu Âu, iển khác, chọn lao động quá sứ sống ẩn dưới ph c, dành dụm, đợ áp luật, i ng ày trở về và biết đã cưu mang. Nh ơn những người iều người khác , may mắn hơn, làm, và lao độ có học, có cơ ng, ở lại. Có hội việc khi, họ thích họ chỉ đi để kh khí hậu, con ng ám phá, để so ườ i, có khi sánh, để quay tròn dù vuông về nơi lối sống vẫn mãi ngọt ng vă n hóa dù ào. Khi từ thời thang qua các tổ tiên, con ng lục địa, sinh ười lang sống, tìm về vù hoặc trở về tr ng đất mơ, trợ ợ giúp nhau. Th gi úp nhau, ì bây giờ, con ng không thích từ ười vẫn vậy. Nê “trốn”, mình th n mì nh ấy từ đó mang Nếu không đi, ánh nhìn ích kỷ mình chả có cá . i gì để thấy rõ sau sự so sánh ràng, để mà so , là đi tiếp, sánh. Đằng ho ặc đi về. Mình yêu nguyên gốc, yêu vẻ đẹp Châu mình yêu màu tó Á, mình c đen, vóc dáng giữa London. Và nhỏ bé, bí ẩn mình về, chỉ vẽ kh i đứng ra mục tiêu gầ đi chơi nước nà n con con: Đưa y, đưa mẹ đi ch em trai ơi nước nọ, sá thiếu nhi Việt ng tác sách tr Nam (nơi mà th anh cho iế u nhi chỉ nhớ về Hàn, Mỹ), rồi truyện tranh Nh mang sách Việt ật, Nam qua tặng th thành tựu đồ án ầy cô (nơi mà danh sá được xuất bản ch chưa hề có dấu 2/3 trong số mụ ấn sinh viên Vi c tiêu nhỏ trên ệt Na m). , mình đã hoàn chỉ sau một th tất ngay khi về áng rưỡi. nước, Hãy đi nhiều hơ n, đọc nhiều hơ n, cảm thông nh câu hỏi gợi cả iều hơn, và đặ m hứng, giúp đỡ t những nhau. Chứ đừng thêm muộn phiề đặ t câu hỏi dò xé n, bạn ha. t nhau,
67
68
@the pilot _______________________________________________ Đứng trên cầu Alexandre-III nhìn ra tháp Eiffel trong một buổi chiều đẹp trời, em nói một câu chạm tới điều đã từng là nỗi lo thầm kín nhất trong tôi. Còn rất trẻ ở tuổi 25, em đang sợ sự thật là mình sẽ già đi. Khoa học nói rằng khi 25 tuổi, cơ thể con người đạt đến đỉnh cao của sự hoàn thiện và sự hoàn thiện đôi khi là điều đáng sợ vô cùng. Cái bẫy của nó là từ ngay sau cái khoảnh khắc “hoàn thiện”, ta sẽ chính thức già đi. Khi đứng ở chính giữa quãng đời đẹp nhất, em cảm thấy một sự ám ảnh rằng những giây phút của đỉnh cao sẽ sớm chỉ còn là quá khứ và từ đây cuộc sống của em phần nào dần lui về hai chứ “Bình lặng”. Và rằng khi mà tuổi trẻ của em chỉ còn khoảng năm năm nữa cho đến khi chạm đến mốc 30, em lo lắng rằng Em - người từng rạng rỡ như một Mặt Trời giờ sẽ dần dần lui vào cái thế giới của những người
trưởng thành bị lãng quên… Nhưng em ơi, tuổi trẻ của một con người đâu có dừng lại ở con số 30 với tất cả mọi người? Có những người chưa bao giờ họ chọn sống như Mặt Trời, tuổi trẻ của họ là sự tăm tối và lãng phí. Nhưng sẽ có những người đã rất lớn tuổi, nhưng em vẫn còn cảm nhận được cái hào quang trẻ trung bao quanh họ. Em biết vì sao không? Vì tuổi trẻ không phụ thuộc ở con số, mà nằm ở khoảnh khắc. Mỗi lần nghĩ mình sẽ già, tôi đều nhớ lại câu này: “Bạn sẽ không bao giờ trẻ hơn bản thân mình ở ngay chính giây phút hiện tại”. Hôm nay em sẽ trẻ hơn em của ngày mai, của ngày kia, của năm năm nữa và của mọi thời điểm sau này trong cuộc đời. Cho nên khái niệm tuổi trẻ là mông lung và tương đối vì nó hoàn toàn
không đo đếm được bằng ngày tháng… Cho nên em à, chúng mình đừng ở đây lo về chuyện sẽ già đi, đừng sợ tuổi 25 của em đang dần kết thúc. Trời đang xanh ngắt không một gợn mây còn nắng thì chiếu vàng những ngôi nhà và hàng cây xinh đẹp bên sông Seine. Nếu em thức dậy mỗi ngày, được sống với người em thương, làm những thứ mang lại cho em hạnh phúc, đi tới một vùng đất lạ mà mình luôn mơ đến, thỉnh thoảng làm cái việc điên rồ mà em chưa từng làm, thì chẳng phải mỗi khoảng khắc của cuộc sống đều là tuổi trẻ hay sao? Và mỗi ngày cho tới cả trăm năm, ta đều được sống những giây phút quan trọng nhất của đời mình một cách Huy hoàng và Tuyệt đẹp. Như một mặt trời. Như chính lúc này. Như một buổi chiều Paris.
Nhớ người cũ hay trò đùa của bộ não bài: kim anh
69
70
ấy trở thành “người cũ”, nếu không thì mối quan hệ đã có thể tiếp tục rồi.
B
ạn và người ấy quyết định chia tay, cả hai đều nhất trí rằng như thế là tốt nhất. Mối quan hệ này đã khiến cả hai tốn quá nhiều thời gian, càng ngày hai người càng có cách suy nghĩ quá khác nhau,… Đủ thứ lý do cả, nhưng tóm lại, chia tay - đó đúng là chuyện “tốt cho cả hai”. “Rồi sẽ vượt qua thôi”, ai cũng nói vậy. Và họ còn nói, “Hãy đi tiếp đi”. Vấn đề là, đi tiếp... là đi đâu? Ừ thì sau vài tháng, bạn cảm thấy đỡ đau buồn, đỡ hụt hẫng hơn nhiều rồi, nhưng vẫn có một phần nhỏ nào đó trong đầu bạn thỉnh thoảng nhớ đến “người cũ”, thậm chí băn khoăn tự hỏi rằng liệu sau này cả hai có lại trở thành một cặp được nữa không. Tại sao lại như vậy? Tại sao bạn cứ nghĩ đến người cũ của mình? Mặc dù bạn khá chắc chắn rằng mình không còn tình yêu với họ nữa? Rõ ràng mọi thứ thuộc về mối quan hệ cũ đã đi đến giới hạn và đó chính là lý do khiến người
Thực ra, khoa học có thể giải thích được về phản ứng của não bạn trong từng giai đoạn của một mối quan hệ. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu chuyện gì xảy ra với não bộ khi bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Khi bạn mới yêu, phần chất xám và phần vỏ não phía trước tạm “tắt”. Những vùng này thường giúp bạn đánh giá trước khi đưa ra quyết định. Nên khi chúng tạm “tắt”, chúng đã cản trở bạn phán xét và thậm chí có những ý nghĩ tiêu cực về người mà bạn mới có cảm tình. Cho nên, có thể nói rằng, não bạn chính là “thủ phạm” ban đầu đã đẩy bạn rơi vào một mối quan hệ không tốt cho mình lắm. Nhưng tại sao não bạn lại “đánh lừa” bạn như thế? Khoa học trả lời rằng não bạn kiểm soát những phản ứng này nhằm làm tăng cảm xúc trong mối quan hệ. Trong lịch sử xa xưa của sự phát triển của loài người, thì việc này giúp khuyến khích duy trì nòi giống. Bạn có nhớ cảm giác chộn rộn mỗi khi bạn và “ai đó” chỉ tình cờ chạm vào tay nhau? Làm sao bạn lại lo lắng đến ba ngày trước về việc mình sẽ mặc gì cho buổi hẹn đầu tiên? Tất cả những cảm xúc tuyệt vời mà bạn được trải nghiệm khi mới yêu đều là do não bạn đang điều khiển cảm xúc của bạn cả. Về cơ bản, não bạn đang làm đủ thứ để khiến bạn có cảm giác gần như “nghiện” người kia. Cho nên, sau khi bạn quyết định chia tay, thì cảm giác như là “nghiện” đó vẫn còn. Và sau khi chia tay, bạn
nhớ “người cũ” của mình, đó là vì bạn phải trải qua quá trình “thoái lui”. Kiểu như… “cai nghiện”. Và tất nhiên, chẳng có việc “cai” nào là dễ dàng cả, bất kể đó là cái gì, huống chi đây còn là tình yêu. Theo nhà nhân loại học Helen Fisher: “Tình yêu không phải là một cảm xúc - nó là một hệ thống thúc đẩy, một động lực, nó là một phần của hệ thống trao thưởng của não”. Bạn coi đây là tin hay hay tin dở cũng được. Nhưng sự thật không thể thay đổi là mọi mối quan hệ quá khứ của bạn đều được định hướng bởi hệ thống trao thưởng của não. Đúng là… mất hết cả lãng mạn! Sau khi chia tay, vùng chỏm não được kích hoạt, làm tăng dopamine. Thủ phạm khiến bạn cứ mãi nghĩ về “người cũ” chính là dopamine đấy; nó chịu trách nhiệm cho những ý nghĩ ám ảnh và lặp đi lặp lại. Những cảm xúc lãng mạn và ngọt ngào, thậm chí đau đớn của tình yêu hóa ra đều được bộ não quyết định. Nghiên cứu thế này không phải là để bạn cảm thấy như thể tình yêu không có thật, hay là chả phải tốn công cố gắng làm gì nữa. Mà tất cả là để giúp bạn hiểu được rằng những cảm xúc của mình đến từ đâu, để giúp bạn vượt qua mỗi lần chia tay, và quên mối quan hệ thất bại đó đi. Khi bạn nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc của mình là bình thường thì bạn sẽ thấy chẳng có lý do gì mình lại không vượt qua được cảm giác hậu chia tay và cứ nhớ về “người cũ” cả. Hãy nhớ rằng, những chất trong não bạn gây ra mớ cảm xúc lộn xộn đó dần dần sẽ giảm đi. Cho
nên, việc nhớ đến “người cũ” cũng chỉ là tạm thời mà thôi, cảm xúc đó cũng sẽ giảm dần đi theo thời gian, và rồi nó sẽ biến mất. Dĩ nhiên, điều bạn cần lúc này nhất, trong lúc chờ mớ chất trong não kia dần dần giảm đi, chính là thời gian. Bạn cần thời gian để cho mình chờ đợi. Trong khoảng thời gian đó, hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Tham gia các hoạt động cộng đồng, ở bên những người khiến bạn mỉm cười. Khi ở bên người khác, não bạn sẽ tạo ra nhiều hormone giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Tránh ở một mình trong khoảng thời gian hậu chia tay, đó là điều tất cả mọi người luôn khuyên bạn, và nó luôn đúng. Và bạn cũng cố gắng đừng buồn quá. Những điều bạn cảm thấy đều là tự nhiên, bình thường, và tạm thời. Chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ vượt qua và bạn sẽ mạnh mẽ hơn, chắc chắn đấy!
71
72
Thức giấc ở Bukchon bài: ngô ly kha
Chẳng có gì thú vị hơn một sớm mai thức dậy, thấy mình đang ở giữa một thành phố lạ, hít thở một bầu không khí khác và lắng nghe thứ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Tôi đã có nhiều buổi sáng như vậy trong đời, nhưng buổi sáng đầu tiên thức dậy ở làng cổ Buckchon, giữa Seoul lạnh giá vẫn là kỷ niệm long lanh và màu nhiệm nhất.
73
Buổi sáng trong veo và yên ả Tháng 3 năm ấy, xứ Hàn đang vào khắc giao mùa. Nàng Xuân đã lấp lánh trên những cành anh đào chi chít nụ nhưng mùa Đông vẫn cố níu giữ cái buốt giá, ngăn cho những cánh hoa màu hồng trắng nở bung. Seoul có những ngày lạnh âm 5 độ. Tôi ngủ trên nệm ấm đặt trên sàn gỗ có hệ thống sưởi sàn, vậy mà vẫn cứ thích giành chăn của bạn để mượn chút hơi ấm trong chăn. Buổi sáng giữa Buckchon trong veo và yên ả. Không có tiếng động cơ hay còi xe, tôi thức dậy khi lũ chim sâu ríu rít trên mái nhà. Trời còn đẫm hơi sương và bạn bè tôi cùng vài ba vị khách khác trong homestay vẫn đang say giấc. Cây bông vải ngoài sân vẫn
chưa nở hoa, nhưng ai đó đã kịp thay những đóa diên vĩ màu vàng tím cho các chậu gốm to đặt dưới hiên nhà. Nơi tôi ở là một ngôi nhà cổ (trong tiếng Hàn nhà cổ cũng được gọi là Hanok hay Hàn Ốc) nổi tiếng bậc nhất ở Bukchon với lối kiến trúc mô phỏng kiểu truyền thống, được bảo tồn nguyên vẹn từ vài trăm năm trước. Bốn dãy nhà xếp theo hình chữ nhật, cùng xoay mặt vào sân trong với lối vào là một cánh cổng lớn bằng gỗ dày. Đây là một giải pháp kiến trúc thông minh, phù hợp với thời tiết cả bốn mùa. Đặc biệt, những ngôi nhà cổ của các “yangban” - tầng lớp quý tộc Hàn Quốc còn được bài trí rất tinh tế, hài hòa về các tỉ lệ, hình khối. Có lẽ, trước kia đây cũng là nhà của các vị quan lại trong triều
đình phong kiến cũ, còn bây giờ nó thuộc quyền sở hữu của một anh chủ trẻ điềm đạm và đẹp trai. Tôi đi thêm tất để khỏi bị rét run khi quyết định sang phòng sinh hoạt chung giúp anh chủ chuẩn bị bữa sáng. Bữa sáng theo truyền thống của người Hàn có cơm trắng, canh rong biển, trứng cuộn, rong biển khô và vài món kim chi. Mỗi thứ được bày ra sẵn, cho vào khay rồi bày ra hai chiếc bàn có tất cả 8 chỗ ngồi. Đây là lý do vì sao anh không nhận khách thêm dù nhà vẫn còn chỗ trống. Phòng sinh hoạt chung chỉ đủ chỗ cho 8 người với 8 chỗ ngồi thoải mái có view nhìn ra sân. Dù khách trọ uống trà hay ăn sáng cùng nhau thì cũng không làm phiền đến người khác. Homestay có bày sẵn một tủ quần áo truyền thống của người
tips: 1. book vé máy bay giá rẻ đi seoul (điểm đến là sân bay incheon) của vietjetair. 2. đặt phòng tại www. agoda.com hoặc www.booking.com. 3. dùng app subway korea để kiểm tra các tuyến metro, tàu và buýt. 4. mang theo đồ ấm, kể cả khi bạn đi seoul vào mùa xuân. 5. ngủ lại ít nhất một đêm trong các ngôi nhà cổ.
74
Hàn cho khách trọ dùng miễn phí trong thời gian lưu trú ở đây. Chúng tôi mặc hanbok - trang phục truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc ra đời từ 2000 năm trước khi dùng bữa và đi dạo phố cổ. Bộ trang phục gồm một chiếc váy quấn xòe dài chấm chấm và một chiếc áo khoác ngắn dài tay mặc bên ngoài. Ban đầu, những lớp váy áo dài khiến tôi phải di chuyển thật chậm nhưng có lẽ nhờ thế mà lại trông dịu dàng, đỏm dáng hơn hẳn. Buổi sáng mặc hanbok, đi dạo dưới những mái nhà cong cong thoang thoảng mùi hoa anh đào nở sớm khiến chúng tôi như sống lại với khung cảnh của những bộ phim Hàn thời phong kiến.
Ghé thăm làng Hanok Làng Hanok - Bukchon là một làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời tọa lạc tại thủ đô Seoul, nằm giữa Cung điện Gyeongbok, cung điện Changdeok và miếu thờ Thần đạo Jongmyo. Tất cả những điểm tham quan này chỉ cách nhau một vài kilomet nên đa phần du khách đều tản bộ để tận
hưởng không khí lành lạnh trong veo cùng nhịp sống bình yên nơi phố cổ. Bạn cũng có thể tự khám phá “ngôi làng ở phía bắc” này với một bản đồ du lịch, vì các di tích lịch sử, bảo tàng, hoàng cung... đều có bảng diễn giải bằng song ngữ Anh - Hàn. Tôi vốn yêu thích kiến trúc nên bị cuốn vào những con hẻm rêu phong với các ngôi nhà hanok được bảo tồn nguyên vẹn trong khu đô thị 600 tuổi. Người Hàn rất khéo léo trong việc tạo ra những điểm nhấn cho không gian ở. Thật thú vị khi nhìn thấy một ô cửa sổ sơn đỏ nổi bật giữa những tường xám xanh hay một cây anh đào nho nhỏ, điểm những cánh hoa trắng lơ thơ cho một bờ rào đá lạnh lẽo. Sự tương phản ý nhị và tinh tế có sức cuốn hút hơn cả những phô diễn ồn ào. Không chỉ có kiến trúc, ẩm thực ở làng Hanok cũng hấp dẫn vô cùng. Đi dọc con phố chính dẫn vào làng, bạn sẽ chẳng thể nào cưỡng lại mùi vị thơm phức của bánh gạo cay, chả cá nóng, khoai lang chiên ướp caramen hay những món bánh truyền thống. Tôi thích món bánh nướng con
cá nóng hổi nhân trà xanh hay đậu đỏ, chỉ cầm trên tay thôi cũng đủ xua tan một ít giá lạnh rồi. Và buổi tối là thời điểm tuyệt vời dành cho món thịt nướng trứ danh của xứ Hàn. Thịt nướng ở Hàn Quốc vừa là món ăn nổi tiếng trong các nhà hàng, lại vừa là một món dân dã của đường phố. Chúng tôi thích chui vào những túp lều bạt, ngồi chen chút nhau quanh một chiếc bàn dài. Đầu bên kia là người bán hàng luôn tay quạt lò than đỏ. Thịt nướng được phục vụ kèm với kim chi, củ đậu và dưa chuột. Giữa đường phố lạnh tê người, được nhâm nhi thịt nướng cùng vài ly rượu gạo Soju trong một túp lều ấm áp quả là một điều vi diệu. Ngoài Hanok bình yên, Bukchon còn bao gồm các khu phố mua sắm và ăn uống rất náo nhiệt như Wonseo-dong, Jae-dong, Gyedong, Gahoe-dong hay Insadong, cách làng cổ chừng vài ga tàu điện ngầm. Bạn có thể ngắm hoa anh đào ở cố cung, rong chơi ở Lotte World, tản bộ và bên suối nhân tạo Cheonggyecheon hay mua sắm suốt đêm ở Myeongdong, nhưng đừng quên thức giấc ở Bukchon nhé!