Dreaming #8

Page 1

issue VIII - may 2017

photo: hiro

Dreaming

journey on


38

Đừng sợ làm chàng chăn cừu bài: hiro


39

Một thời gian dài sau khi chia tay người yêu, tôi đối diện với những cảm xúc tiêu cực: Buồn, nhớ nhung, tiếc nuối. Ai mà chẳng vậy. Ngày qua ngày mọi thứ vẫn thế: Công việc, gia đình, những chuyện không tên. Có chăng chỉ là lúc này không còn ai đó bên cạnh. Dần dà, tôi thu mình lại vào vỏ ốc. Nhìn bạn bè bận rộn với những chuyến du lịch mùa Hè, tôi có chút ghen tị. Tôi rơi vào vòng luẩn quẩn: Muốn đi, nhưng chẳng nhẽ đi một mình? Mà nếu ở nhà mãi thì đến bao giờ tôi mới thoát khỏi cảm giác lẻ loi ấy.


Santiago đơn độc 40

Được phân công đi công tác ở một đất nước xa xôi vào gần cuối năm, tôi có chút băn khoăn. Theo lịch trình, ngoài mấy ngày đầu cho công việc, tôi có vài ngày cuối tự do. Không phải công việc, mà chính là những ngày sau đó mới là thứ khiến tôi suy nghĩ. Đó là một đất nước đẹp và đáng để khám phá - hiển nhiên rồi. Nhưng tôi không biết một mình ở đó sẽ thế nào. Tôi “sợ” cảm giác cô độc ở xứ lạ. Gõ từ khoá “du lịch” trên Google, không khó để bắt gặp những bài viết dạng như: Những địa điểm du lịch lý tưởng cho cặp đôi đang yêu; Những chốn hẹn hò không thể không tới; Hè này gia định bạn nhất định phải tới đây… Ít thấy bài viết nào dành cho những người độc thân đi du lịch. Hỏi đứa bạn, cũng đang độc thân, rằng có ý định chỗ này chỗ kia không? Nó trả lời là: Có chứ, bao giờ có người yêu nhất định sẽ đi. Tại sao không phải bây giờ, đi một mình? Hâm à, đi một mình sao được? Tại sao không được? Đem câu ấy hỏi tiếp vài người khác, câu trả lời mà tôi nhận được là: Đi một mình buồn lắm, tự kỉ chết. Đi một mình nguy hiểm lắm, nhỡ may có vấn đề gì thì ai biết? Hoặc đơn giản là: Đi một mình thì lấy ai là người chụp ảnh cho mình?(!) Có lẽ vì thế chẳng

mấy khi người ta nói về chuyện đi đây đó một mình. Nguồn cổ vũ duy nhất của tôi, là câu chuyện về Santiago, một gã chăn cừu nghèo vùng Andalusia. Một chàng trai liều lĩnh quyết bỏ lại sau lưng tất cả: Gia đình, đàn cừu, chốn quê hương bình yên để dấn thân vào sa mạc khắc nghiệt hòng tìm kiếm kho báu. Cốt truyện đơn giản, nhưng “Nhà giả kim” của Paulo Coelho đã cuốn hút không biết bao nhiêu độc giả: Được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, bán được 150 triệu bản, trở thành Cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Không ai ủng hộ Santiago. Bản thân cậu nhiều lúc cũng nghi ngờ quyết định của mình. Song, vào những khoảnh khắc tuyệt vọng nhất, cậu đã học cách lắng nghe chính bản thân mình để tiếp tục tiến bước. Cuối cùng cậu đã tìm được kho báu ở một nơi không ngờ nhất, và cũng là thứ cậu không ngờ nhất. “Đúng là cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh mình.” Santiago đã kết luận như vậy vào cuối cuộc hành trình.

Chỉ cần bạn muốn vậy Tôi có một cô bạn, tín đồ của chủ nghĩa xê dịch. Độc thân, tự chủ về kinh tế và thời gian, kinh nghiệm của cô cho những chuyến đi xa một mình như sau: Bước một. Lập list những chỗ muốn đi. Bước

hai. Tìm hiểu thật kĩ thông tin trước khi quyết định có nên tới hay đó không: Giao thông, khách sạn có thuận tiện không? An ninh bản địa ra sao. (Nên nhớ: An toàn phải luôn là tiêu chí hàng đầu.) Môi trường có thân thiện với du khách không. Mua sắm các đồ tiện ích có dễ dàng? (Điểm cộng cho những nơi có chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, Family Mart…) Sau khi quyết định xong, cô lên kế hoạch đặt vé máy bay, đặt phòng qua booking.com, tìm hiểu địa điểm ăn uống, thăm thú, mua sắm cùng ti tỉ thứ không tên khác. Bước ba. Chuẩn bị cho những tình huống ngoài-kịch-bản. Nên nhớ, trong bất cứ chuyến đi nào bạn cũng có thể gặp phải những tình huống trớ trêu: Đơn giản thì quên đồ đạc, thiếu hành lí. Phức tạp thì mất giấy tờ, mang không đủ tiền. Nếu đi theo đôi hoặc theo nhóm, người này người kia có thể giúp đỡ nhau ngay lập tức. Gặp chút tình huống gì nếu có “trí tuệ tập thể” thì sẽ giải quyết nhanh hơn. Nhưng nếu chỉ có một mình, bạn sẽ phải “tự thân vận động” theo đúng nghĩa đen. Sau khi xong việc, tôi bắt đầu lịch trình “phượt” như đã dự tính. Ngay sáng hôm ấy, tôi nhận ra điện thoại của mình không kết nối được Internet. Tôi đã thử wifi ở vài cửa hàng 7-Eleven khác nhau nhưng đều không ăn thua. Tôi thử mua một sim 4G dành cho


khách du lịch nhưng cũng không nhận được tín hiệu. Không có Internet thì cũng không có Google Map. Không tra được lịch tàu. Không Messenger. Không gì hết. Những cửa hàng sửa chữa điện thoại vốn mọc nhan nhản ở nhà thì tuyệt đối không thấy xuất hiện ở đây. Tôi đứng bối rối một lúc giữa thành phố lạ lẫm mà không biết nên khóc hay nên cười. Có lẽ những lời cảnh báo của bạn bè tôi là có căn cứ. Có lẽ tôi hơi tự tin khi nghĩ mình sẽ ổn thôi. Tôi vẫn còn giải pháp an toàn nhất là về khách sạn nằm ngủ một giấc, đối diện với cảm giác thất bại đang chực xâm chiếm lấy cơ thể. Cố bình tĩnh lại, tôi tìm kiếm các phương án khác còn khả thi. Bất chợt tôi nhớ ra ở đây có Apple Store. Không mất nhiều thời gian, tôi bắt taxi lao ngay tới đó. Vừa vào tới cửa thì điện thoại của tôi lại… kết nối internet ầm ầm. Hỏi ra mới biết sáng nay 7-Eleven đang rà soát nội bộ gì đó, thành thử các cửa hiệu vẫn còn sóng wifi, nhưng thực ra là không kết nối Internet. Hỏi thêm nữa thì nhân viên Apple Store nói với tôi rằng Sim 4G của tôi phải thêm một bước kích hoạt và nhập thông tin khách du lịch khá phức tạp mà có thể nhân viên 7-Eleven lúc bán sim cho tôi không biết được. Kết quả là tôi rời khỏi Apple Store với một cái điện thoại căng đét sóng 4G. Bất giác tôi lại thấy

mọi thứ thật tuyệt, như cách nói của Santiago là: “Khi bạn muốn điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lại để giúp bạn.”

Chắc chắn không đơn độc Sáng hôm sau tôi bắt xe buýt tới tham quan một ngôi chùa nổi tiếng trong thành phố. (Trên đường đi tôi mua một chiếc tripod dùng cho điện thoại. Sau này, tôi dùng nó để tự chụp toàn bộ đống hình cho chuyến đi của mình, thoải mái tạo dáng đủ tư thế thay vì dùng gậy selfie nghìnkiểu-như-một.) Xe thả tôi ở ngoài đường chính, cách chùa nửa cây số. Đang loay hoay mở Google Map để tìm đường vào chùa thì tôi trông thấy một tốp chừng năm, sáu đứa nhóc mặc đồng phục cấp Hai chỉ trỏ vào điện thoại của tôi rồi reo lên: “Bản đồ kìa! Bản đồ kìa!” Chúng nhanh nhảu chạy lại chỗ tôi, cười toe toét nhờ tôi dẫn đường. Tất nhiên không có lí do gì để từ chối một đám nhóc d ễ

thương và lễ phép như vậy cả. Dọc đường đi, chúng liến thoắng kể chuyện như thể đã quen tôi từ lâu lắm rồi. “Bọn cháu học lớp Tám, ở thành phố kế bên. Sáng nay chúng cháu bắt tàu cao tốc, sau đó chuyển sang xe buýt để tới đây.” Mấy đứa nhóc đều không dùng smartphone. Chúng kể cũng có thấy một vài người dùng Google Map, nhưng họ đi theo đôi hoặc theo nhóm, chưa kịp hỏi thì họ đã vội vã đi mất tiêu rồi. Câu chuyện cứ thế rôm rả đúng chất trẻ con. Quãng đường có nửa cây số kết thúc ở cổng chùa. Trước khi chia tay, bọn trẻ kéo tôi chụp một

41


42

tấm ảnh chung làm kỉ niệm. Đó là bức ảnh không-phảimột-mình đầu tiên của tôi ở đất nước này, và là một bức ảnh tuyệt đẹp. Chúng lấy tập vở ghi lại Facebook và email của tôi, hẹn khi nào về nhà sẽ kết bạn cũng như nhờ tôi gửi ảnh. Bỗng dưng tôi có thêm sáu người bạn nhỏ ở một đất nước xa lạ như vậy đấy.

Đừng đợi Mặt Trời Với cô bạn tôi, mọi chuyến đi bây giờ đều bài bản và tương đối dễ dàng. Cái mà cô rút ra được không chỉ từ những chuyến đi, mà còn từ quá trình chuẩn bị cho

những chuyến đi ấy: Thói quen tự giác, tác phong gọn gàng cũng như kinh nghiệm sắp xếp mọi thứ thật khoa học. Quan trọng hơn, cô bạn ấy - cũng như tôi - biết rằng, mình hoàn toàn có thể đi bất cứ đâu dù chỉ có một mình. Khi đang viết dở những dòng này, tôi mở Facebook và tình cờ đọc được một caption như sau: “Mặt Trời vẫn toả sáng dù nó chỉ có một mình.” Chẳng ai muốn phải cô đơn cả1, nhưng nếu bạn chưa may mắn tìm được một ai đó ở bên, thì làm một chàng chăn cừu cũng đâu tệ.

“Dấn bước vào một con đường lạ chưa từng được khám phá đòi hỏi ở con người ta sự quyết đoán và lòng can đảm: Quyết đoán trước những lựa chọn khó khăn; Can đảm bởi con đường sẽ hết sức đơn độc.” - Henry Kissinger (Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ). Sẽ hơi đao to búa lớn khi dành câu nói ấy cho những chuyến đi du lịch, nhưng tôi nghĩ nếu hữu ích, chúng ta hoàn toàn có thể nằm lòng nó miễn sao ta cảm thấy tự tin hơn trước khi lên đường. _______________________ Nobody wants to be lonely Tên bài hát của Ricky Martin và Christina Aguilera.

1


Bản tình ca mùa xuân bài: lan chi

43


44


K

hi bạn đọc được bài viết này, mùa hoa anh đào năm nay đã vừa tàn hết. Nhưng chẳng có lý do gì để bạn không đọc đến hết dòng chữ cuối cùng của bài viết này, và bắt đầu mơ cho mình một mùa hoa hồng phớt. Mùa hoa sang năm, hay năm tới nữa, hay bất kỳ thời điểm nào bạn có thể lên đường ngắm nhìn loài hoa bạn đã “trót yêu từ lâu”.

Thấy hoa anh đào - Là thấy Nhật Bản “Mùa Xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu”. Giai điệu bài hát “Mùa hoa anh đào” nhạc Nhật luôn đi cùng tôi từ những ngày bé xíu. Tôi tự nhận xét mình là một cô gái nữ tính, tôi thích màu hồng, kiểu hồng phấn phớt nhẹ ngọt ngào. Tôi yêu màu hoa anh đào và mong một lần được thật sự nhìn tận mắt. Chuyến đi Nhật đúng mùa hoa chính là bản tình ca mùa Xuân - giấc mơ anh đào thành sự thật của tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Nhật Bản là những hàng cây được cắt tỉa tinh tươm y hệt như trên những bộ phim hoạt hình của Studio Ghibli. Những con người đi xung quanh trên phố xá hay tàu điện ngầm như bước ra từ những bộ truyện tranh mà tôi say mê ngày còn là thiếu nhi. Tất cả trước mắt rất thật và sống động. Tôi tự nhéo

mình một cái để nói với bản thân rằng “Đây chính là Nhật Bản”.

Hanami Season mùa hoa đào Ở Nhật người dân gọi mùa hoa anh đào là Hanami season. Hanami (花見) trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng lãm hoa anh đào, và được gọi là hội hoa anh đào; trong đó “Hana” có nghĩa là hoa, “Mi” có nghĩa là xem, ngắm nhìn. Đây là tập quán thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào, chúc mừng nhau và cảm nhận không khí mùa Xuân của người Nhật. Theo một thông tin tôi đã tìm hiểu, tập tục Hanami đã bắt đầu với các buổi tiệc tùng mà Hoàng đế Saga đã tổ chức cho quan lại và quý tộc trong thời đại Nara (710 - 784). Nhưng bắt đầu ở thời đại Heian (794 1185), thú ngắm sakura (hoa anh đào) đã trở thành thịnh hành hơn. Hoa anh đào còn là biểu tượng của niềm hy vọng cho người Nhật vì mùa hoa nở đúng lúc với sự bắt đầu của nhiều sự kiện trong đời sống, ngày khai giảng của các trường học, sổ sách tài chính của các công ty cũng bắt đầu từ thời điểm này. Họ quan niệm “Dưới tán cây anh đào, ta hát, ta múa và quên đi những quá khứ đau thương”. Họ chọn những vị trí đẹp, thường là ở trong công viên để tụ tập bạn bè, mặc quần

áo đẹp, mang đồ ăn ngon và cùng nhau ngắm hoa, ca hát. Đây cũng là lý do cho ý chí quật cường của một dân tộc để họ tự lấy lại tinh thần và niềm vui sống tích cực, bắt đầu những điều mới. Cuộc đời mong manh và quý báu. Chúng ta cần phải tranh thủ từng giây từng phút có được để sống, và yêu quý từng khoảnh khắc đang trôi qua trong cuộc đời mình.

5 cm/s Mỗi mùa hoa anh đào bừng nở chỉ kéo dài trong vòng 10 ngày, và sau đó theo gió và mưa, hoa sẽ tàn đi. Khi Hanami nhanh chóng mở rộng đến các tầng lớp võ sĩ Samurai, sự rực rỡ ngắn ngủi nhưng vô cùng mãnh liệt của hoa anh đào là biểu tượng quan trọng cho tinh thần của các võ sĩ anh hùng. Lý tưởng của họ là được hy sinh trung liệt như hình ảnh cánh hoa anh đào lìa cành trong độ rực rỡ nhất, ý nghĩa của một cuộc đời ngắn ngủi nhưng vinh dự đáng sống. Vì thế, người Nhật luôn quan niệm rằng nó cũng giống như cuộc đời hay tuổi thanh xuân của con người. Dù bạn có đẹp hay giỏi giang tới đâu thì khi đứng một mình, bạn cũng chỉ là bông hoa lẻ loi, lạc lõng. Thế nhưng, nếu biết đoàn kết cùng nhau thì dù con đường có chông gai mấy, chúng ta đều có thể vượt qua. 5 cm/s chính là tốc độ rơi của

45


46

một cánh hoa anh đào. Một bộ phim của Makoto Shinkai tôi xem từ cách đây nhiều năm nhưng vô cùng xúc động. “Đến bao giờ mình mới đến Tokyo để kiểm chứng điều này nhỉ?”. Mọi chuyện đúng là như mơ, tôi đến Tokyo vào một ngày cuối tháng Ba, đầu mùa hoa nở. Nhìn những cô gái trong bộ kimono, bên cạnh những chùm hoa bừng nở thật đẹp. Mùa Xuân mới đang ở đây rồi.

Giấc mơ Sakura Tại Nhật Bản, khi cơn gió Xuân ấm áp chuyển mình từ hướng nam lên hướng bắc,

sakura nở trước tiên ở tỉnh cực Nam Okinawa, khoảng đầu tháng Tư thì bắt đầu nở đến khu vực Tokyo và cố đô Kyoto, sau đó lan tràn đến Hokkaido, tỉnh lớn nhất và ở cực Bắc của đất nước Nhật. Trong những ngày Xuân, tất cả mọi người rất quan tâm đến sakura-zensen - chương trình “tiền tuyến hoa anh đào” phát thanh hằng ngày để cập nhật tin tức dự đoán chính xác hoa anh đào sẽ nở vào lúc nào ở khắp miền đất nước để không ai ở đây bị lỡ mất mùa hoa này. Hàng triệu người theo dõi để tham quan từ Nam ra Bắc. Các trạm xe lửa thường có nhiều bản

thông tin của những địa điểm ngắm hoa đẹp nhất. Chuyến đi lần này tôi thật may mắn vì có người dẫn đường. Tokyo hoa chưa nở nhưng ở công viên Mie tỉnh Shizouka thì đang đúng mùa hoa. Cả chùm hoa màu hồng phớt nhẹ ngay trên đầu mình khiến tôi xao xuyến, chỉ muốn được ngắm nhìn và đắm chìm. Tôi thực sự được kiểm chứng những điều mình đã được nghe, đọc về loài hoa xinh đẹp ấy. Và bên tai tiếp tục văng vẳng giai điệu “Mùa Xuân sang có hoa anh đào. Màu hoa tôi trót yêu từ lâu…”


47

Đôi ủng xanh bài: k.


48

H

ôm đó tôi mơ một giấc dài, mà kết thúc là có đứa nào đó chuẩn bị đập chết nhân vật chính (không rõ có phải là tôi không nữa). Đại khái đang yên đang lành hắn (nhân vật chính) đi tìm kiếm công bằng công lý cái khỉ gì đó, mỗi tội tìm sai chỗ, dẫn đến hậu quả là hắn sắp sắp bị bọn kia đập bẹp (kịch bản này có thể tưởng tượng được, dễ mà). Tới đó thì tôi thảng thốt giật mình tỉnh dậy. Nhưng ở đoạn giữa giữa giấc mơ, khi tôi vẫn đang là nhân vật chính: Tôi ngồi bàn cuối, trong lớp cấp Ba. Tôi có một đôi ủng xanh, trơn. Có một bạn nào đó vẽ lên ủng cho tôi, màu vàng và xanh lá pha vàng, và hình như cả xanh dương nữa. Bạn ấy tô màu không đều, vẽ cũng nguệch ngoạc, lại còn vẽ mỗi bên một kiểu. Nhưng tôi thích lắm, đi suốt. Và giấc mơ nếu không có bọn ám sát làm tôi tỉnh dậy thì đôi ủng là điều tôi nhớ nhất thôi. * Khi tôi xách xe ra khỏi nhà và đi làm, trên con đường “băng qua những cánh đồng và băng qua những xóm làng”. Những cánh đồng đã có thêm nhiều

màu hoa, nhiều bụi cúc, và đào. Và trời đã lạnh hơn, như mùa Đông đích thực. Tôi nghĩ ngược xuôi gì đó, về cái câu Phù duy phất cư, thị dĩ bất khứ. (Tạm dịch: Bởi vì không cần ở lại, nên chẳng bao giờ sợ phải ra đi.) Cái ý tưởng đó đã dằn đi dằn lại tôi ít lâu. Đến khi đó thì tôi (ngạc nhiên) thấy rằng mình chẳng cần gì cả. Thật sự chẳng cần gì cả. Có thể tôi nghĩ thế vì tôi vẫn có một mái nhà để đi ra đi vào, có quần áo mặc, có cà phê uống có sách đọc, có điện thoại laptop để chơi, có “bạn bè chào nhau quen tiếng” với “phố em qua gạch ngói quen tên” (chả hạn). Nếu không có tất cả, thì sao? Tôi vẫn chưa thấy sao. * Sau khi tôi tỉnh giấc, đã có những chuyện gì gì xảy ra, tôi không nhớ nổi. Những ngày bận, mọi thứ rối vào nhau trong một nùi gai tên là "rất bận", và tôi càng không đủ rảnh để ngồi gỡ ra coi tôi bận cái gì. Nhưng lúc ấy là chín giờ tối. Tôi mới về tới nhà, đang đi gội đầu, và chưa ăn tối. Thì sếp tôi gọi điện bảo xử lý một vụ lùm xùm, gây ra bởi một đồng nghiệp - đáng ra

phải bình tĩnh và tỉnh táo đã không bình tĩnh và tỉnh táo tí nào. Tôi xử xong, bỗng thấy mình bình thản và “ngầu” vãi chưởng. Và… phởn, tôi đi khoe khắp làng. Rằng từ hồi chơi với nhóm có bí danh Ngũ long áp chảo, tôi học được rằng nhăn nhó chả giải quyết vấn đề gì còn tốn rất nhiều cơ mặt và nhanh già. Và lúc nào nên cáu (cho chúng nó sợ) thì hẵng cáu còn không thì cứ bình thản và ngầu cho được việc của mình. Chuyện gì cũng xử được thôi, cáu làm gì cho mệt? * Tôi nghĩ đến việc mình sắp 30. Và thấy ổn thỏa. Đôi khi cũng mệt, nhưng nói chung thì ổn thỏa. Tôi không cần đau đáu chuyện bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì nữa. Tôi cũng nghĩ tuổi 20, vậy là đủ rồi. Kiểu như cuối năm bận kinh khủng, nhưng tôi ngồi lêu hêu cả buổi chiều với một bạn cũ, nói các chuyện cũ mèm với cơm áo gạo tiền, xong cảm thấy thật là xứng đáng, cuối năm đáng phải thế. Kiểu như nghĩ lại về giấc mơ đã qua tôi chỉ cần nhớ về đôi ủng vẽ màu xanh dương, không cần quan tâm đến bọn giết người.


●● Thơ NGUYỄN PHONG VIỆT ●●

49

GỬI TUỔI THANH XUÂN ĐÃ CÓ NHỮNG TIẾNG CƯỜI Gửi tuổi thanh xuân đã có những tiếng cười mà mình may mắn tìm thấy trong tháng ngày lẻ loi… Những giấc mơ được gói gọn vào một khoảng trời ở nơi có một người đầy thương nhớ

một người chỉ đứng im thôi để chúng ta xoay tròn xung quanh như chiếc chong chóng giữa chiều gió một con người lòng vẫn luôn để ngỏ… nhưng không dành cho mình!

Gửi tuổi thanh xuân mà mình đã chắp tay xin một chút yên bình khi cho đi từng bao dung không màng hồi đáp nhưng sao vẫn phải nhận về từng vết thương sâu đến ứa nước mắt trái tim cứ ngỡ như đã chết lúc chỉ vừa mới mở ra…

Con người sợ nhất là lúc phải im lặng dù có bao nhiêu xót xa sợ tiếng nói cất lên sẽ là mình trong một con người khác miệt mài với ước mong bằng niềm tin đơn giản rồi sẽ đến lúc con người đó ngồi xuống và hỏi như ngơ ngác - đừng yêu thương như vậy nữa được không? Ai trong cuộc đời cũng có một khoảng tối ở trong lòng mình đã thắp lên với hy vọng người kia sẽ nhìn thấy không để mình đi đâu cũng mang theo niềm sợ hãi ở cuối con đường nào đấy lại là một con đường ngút xa.. Gửi tuổi thanh xuân

đã không vì mình nhưng vẫn phải đi qua…


PHONG VIỆT ●● ●● Thơ NGUYỄN

50

G MUỐN CHỈ LÀ LÒNG KHÔN NÓI RA THÔI… ôi g muốn nói ra th Chỉ là lòng khôn ùi… vì đã quá ngậm ng ẳng còn rơi o dù nước mắt ch không ổn chút nà u, đâ ổn g ôn kh Mình ngoài giấc ngủ tha chẳng còn gì khi những thiết nghĩ là đầy đủ nắm tay mình từng để quên một cái giữ ng mọi cách níu người mà mình bằ để quên một con g ra… rồi bất lực buôn những ông có bóng dáng ững con đường kh nh đi sẽ ại ng Mình từng ngôi nhà ân phía trước trên từng bước ch cảm giác hoang vu hức bên mình đã háo người ấy ở cạnh n co có i kh g ưn nh ng ngực bình yên trong lồ ngày hay đêm đều bất an… dù cuộc đời lắm ang tàng mình cũng vẫn ng i ngày tháng đó vớ về nh mì ả tr Nếu phải ái tim mách bảo chọn lựa điều tr mình có thể hiểu y ra nên làm sao giông gió chưa xả im cam chịu cắn răng mà lặng u không phải là đa n cơ a củ ng cù tận ìn trời… lúc ngước mắt nh vui g còn tin mình sẽ uyện nữa vì khôn Mình không cầu ng p đẹ ơi ước mơ tư qua mất thêm một cần mỗi quãng đời đã mức quên mất mình n đế quá nhiều trang đi ch rá ờ gi ch cuốn sá phải đếm giờ về đến và sẽ không bao người cũng đã đi trong kiếp này… ôi g muốn nói ra th Chỉ là lòng khôn bày… không muốn giãi


51

Mùa mưa diệu kì bài: hoài nam


52

Thường thì sách sẽ hay hơn bộ phim chuyển thể. Hiếm hoi thì phim có thể khá hơn sách. Nhưng với Be With You (Ở bên anh, 2004), các nhà làm phim Nhật Bản chứng minh rằng, phim và sách có thể cùng xuất sắc, theo những cách khác nhau.

Lời hứa gặp lại

Một mùa mưa buồn bã chuẩn bị ghé ngang ngôi nhà hai bố con Takumi (Shido Nakamura) và Yuji (Akashi Takei). Vì năm trước đó, người phụ nữ duy nhất trong gia đình là Mio (Yuko Takeuchi) đã qua đời vì bệnh nặng. Không có mẹ, Yuji phải tự lập, tỏ ra lớn hơn

nhiều một đứa bé sáu tuổi. Không còn vợ, Takumi lặng lẽ gà trống nuôi con, bằng rất nhiều yêu thương và rất ít kinh nghiệm. Hai bố con dựa vào nhau, nhưng không vững vàng, vì thiếu bàn tay phụ nữ tảo tần. Hằng ngày, Takumi dẫn con vào khu rừng gần nhà dạo

chơi. Là nơi trước đây cả nhà ba người từng hạnh phúc sánh bước. Yuji vẫn giữ thói quen thích lượm nhặt những đồ bỏ đi, như ốc vít, kim loại… Cơn mưa đầu mùa ập đến mát lạnh. Takumi bỗng nhớ đến lời dặn lạ lùng của Mio, trong những ngày cuối cùng, rằng khi mùa mưa đến, cô sẽ trở lại. Có phải cô chỉ


53

muốn làm yên lòng hai bố con trước khi từ giã cõi đời? Be With You là bản phim chuyển thể từ quyển sách ăn khách cùng tên của nhà văn Takuji Ichikawa, bản dịch tiếng Việt có tên Em sẽ đến cùng cơn mưa. Đúng thế, Mio đã trở lại, trong một góc nhà máy cũ, dưới làn mưa bạc tháng Tư. Hai bố con không tin vào mắt mình, nhưng đó đúng là Mio bằng xương bằng thịt. Chỉ có điều, cô không nhớ gì về chồng và con mình, cũng không nhớ mình là ai. Cứ như kí ức của “người trời” đã bị xóa khi trở lại mặt đất. Nhưng ta có quan tâm đến điều đó không, khi được

gặp lại người thân yêu nhất? Takumi và Yuji thống nhất rằng tạm thời sẽ nói dối rằng Mio mất trí vì bị cảm, sẽ khỏi sớm. Họ đón cô về nhà trong niềm hân hoan vui sướng. Ngôi nhà có bàn tay phụ nữ bỗng chóng ấm cúng trở lại. Yuji lại được làm đứa trẻ nhõng nhẽo bên mẹ, dù đến đêm lại khóc rống lên vì không tin mẹ trở về. Takumi thì được yêu lại người vợ mình một lần nữa, theo nghĩa đen. Hằng đêm, anh kể lại câu chuyện tình đơn sơ của cả hai, từ thời trung học. Nhưng đâu đó, nỗi lo sợ mùa mưa qua đi sẽ mang theo Mio, vẫn phảng phất trong không khí.

Vì cuộc sống mong manh Be With You là một bộ phim ngọt ngào, đậm chất Á Đông về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. “Tinh tế và ngọt ngào đến nỗi cái chết rình rập cũng mang đến niềm an ủi dịu dàng”. Lời người ta viết về sách, hoàn toàn có thể dùng cho phim. Không có những câu văn giản dị, chân thành của Ichikawa, nhưng bộ phim sở hữu các khung hình sáng trong tuyệt đẹp từ đạo diễn Nobuhiro Doi. Không gian ngôi nhà nhỏ bé nhưng ấm áp, khu vườn xanh rờn buổi sáng sau mưa, những đường mòn làng quê đầy hoa cỏ dại,


54

lấp lánh ánh sương… Tất cả hiện lên thật tự nhiên, gần gũi, như thể là một phần kí ức ta. Chuyện phim trôi đi thật nhẹ nhàng. Không lên gân, không khoa trương, mỗi đêm Takumi lại kể cho Mio nghe một mảnh kí ức tình yêu của họ. Cả hai gặp nhau ở trường trung học như thế nào, lớn lên và hẹn hò ra sao. Cũng như mọi mối tình đầu khác, họ gặp những trắc trở tưởng chừng không vượt qua nổi. Xen giữa chuyện tình quá khứ là hiện thực về cuộc sống bết bát của hai bố con, khi thiếu vắng Mio. Cứ

thế, người xem bị cuốn vào những cảm xúc yêu thương da diết mà họ dành cho nhau, và đau đớn khi biết thời điểm Mio rời xa đã cận kề. Be With You nhắc nhở ta về một thông điệp muôn thuở: Hãy yêu thương những người thân khi còn có thể. Cuộc sống này mong manh vì cái chết, nhưng đẹp đẽ cũng vì cái chết. Đây là bộ phim khiến người xem trân trọng từng phút giây được sống, được ở bên cạnh những người thân yêu. Có lẽ khó có mùa mưa nào trên màn ảnh sẽ lưu lại trong tâm trí ta đặc

biệt và diệu kì như mùa mưa năm ấy của bố con Takumi. Và đây là điều mà những ai chỉ đọc sách sẽ không thể tìm thấy: Đoạn kết. Một trường đoạn thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà làm phim, không chỉ giữ lấy linh hồn câu chuyện gốc, mà còn tôn nó lên bằng chất liệu điện ảnh, bằng sự hòa quyện của âm nhạc và hình ảnh, và cảm xúc. Sẽ không có chia tay, nếu chúng ta vẫn còn nhớ đến nhau, nếu kí ức chưa bị xóa nhòa. Với bố con Takumi, những ngày mưa diệu kì sẽ không bao giờ kết thúc.


55

Bóng hồng trong thế giới người hùng bài: hoài nam

Lẽ ra Gal Gadot, nàng “Wonder Woman” mới của thế giới điện ảnh, đã không theo nghiệp diễn xuất. Sau khi giành giải Hoa hậu Israel 2004, với sắc vóc hơn người, đoàn phim 007 Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa, 2008) đã mở lời mời Gadot thử vai. Một cơ hội bằng vàng để nổi tiếng. Nhưng Gadot chỉ lắc đầu, nói: “Tôi quá thông minh để làm diễn viên.”


56

Wonder Woman cũng là phim nữ anh hùng đầu tiên có đạo diễn nữ, là Patty Jenkins. Đây mới là phim thứ hai trong sự nghiệp của bà, sau Monster (Quái vật, 2003). Angelina Jolie từng được cân nhắc vào vai chính trong phim, từ năm 2005, nhưng cô từ chối. Sau đó, cô cũng được DC lựa chọn để làm đạo diễn cho bản phim 2017. Tuy nhiên, cuối cùng cả hai không đi đến được thỏa thuận chung.


Người đẹp quân ngũ Phát ngôn đó có thể xem là quá kiêu ngạo, với một cô gái chỉ mới 19 tuổi. Nhưng với Gadot, vừa giành vương miện Hoa hậu Israel và theo học ngành Luật tại trường Đại học danh giá Reichman, cô nằm trong số ít người có cơ sở để nói thế. Tuy nhiên, sau này nhớ lại, Gadot cho biết không phải cô coi thường nghề diễn, mà là kiểu nhân vật nữ trong điện ảnh. “Họ thường quỵ lụy và đau khổ trước đàn ông, mà các nhân vật trong 007 là ví dụ,” Gadot nói. Đó là dấu hiệu của một nhà hoạt động nữ quyền, đã xuất hiện từ rất sớm ở Gal Gadot, mà tiếp tục được cô thể hiện ngay cả khi trở thành ngôi sao. Với chiều cao 1m78, thể chất vượt trội cùng tinh thần mạnh mẽ, Gadot đã gia nhập quân đội ở tuổi 20. Cô là một người con Israel điển hình, yêu và muốn cống hiến cho đất nước. Từng là vận động viên bóng rổ và bóng chuyền từ thời trung học, cô thể hiện cực tốt trong môi trường quân ngũ. “Tôi học được kỉ luật và sự tôn trọng ở đó,” Gadot nói rằng các phẩm chất này đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của cô. Lẽ ra Gadot đã trở thành một huấn luyện viên võ thuật, môn cận chiến. Nhưng có những người mà số phận đã định sẵn con đường. Sau một năm ở trường luật, Gadot nhận được cuộc gọi từ đạo

diễn Justin Liu của loạt Fast and Furious (Quá nhanh, quá nguy hiểm). Ông đang cần một vai nữ khác hẳn: Nàng “đả nữ” Gisele xinh đẹp và mạnh mẽ. “Tôi nghĩ ông ấy muốn sử dụng kiến thức về vũ khí của tôi,” Gadot nhớ lại. Và cô nhận lời.

Ai thống trị thế giới? Gisele là vai diễn đưa Gadot đến với điện ảnh, khơi dậy niềm vui nghề nghiệp cho cô. Dù không phải nhân vật chính, nhưng Gisele rất được các fan hâm mộ yêu mến. Cô tiếp tục tham gia thêm hai phần Furious, trong khi đóng các vai phụ trong Date Night (Đêm hẹn hò, 2009), Knight and Day (Chuyện tình sát thủ, 2010)… để rèn luyện khả năng diễn xuất. Mỗi diễn viên đều cần một vai diễn đột phá, đôi khi họ phải chờ rất lâu. Nhưng với Gadot, dường như con đường đã được trải sẵn. Khi đến thử vai cho Batman vs Superman: Dawn of Justice (Batman vs Superman: Bình minh công lí, 2016) của hãng DC, cô không hề biết Wonder Woman là ai. Sinh ra ở Israel, dĩ nhiên thế giới người hùng comic là cực kì xa lạ. Gadot chỉ biết rằng, đó là một nhân vật lớn, và “một phụ nữ mạnh mẽ”. Trong khi chờ đến lượt, trong cuộc thử vai căng thẳng với các diễn viên khác, Gadot đã lấy tinh thần bằng cách nghe ca khúc Run the world (Girls)

(Ai thống trị thế giới? Là phụ nữ) của Beyoncé. Gadot hẳn sẽ muốn cảm ơn Beyonce. Đạo diễn Zack Snyder của Batman vs Superman, nhớ lại lí do ông chọn Gadot. “Cô ấy là sự kết hợp giữa xinh đẹp và gai góc. Cô ấy có thể rất nghiêm túc, đồng thời lại rất vui tươi.” Nam diễn viên Ben Affleck thì “phải lòng” cô gái Israel từ những giây đầu tiên. “Cô ấy thật sự rất khác biệt,” anh nói. Và Ben được biết là một người rất khó tính trong chọn lựa diễn viên. Wonder Woman đã xuất hiện từ thời điểm ấy. Snyder và Affleck đã không sai. Dù thu về đến 873 triệu đô-la toàn cầu, Batman v Superman vẫn bị xem là thất bại của hãng DC. Phim bị giới phê bình quay lưng, với các đánh giá tệ hại. Wonder Woman chính là điểm sáng duy nhất, cứu vớt lại cho trận so găng đầu tiên của DC với Marvel. Tờ báo uy tín Guardian gọi Gadot là “điều tuyệt nhất của bộ phim”. Ngay lập tức, các nhà sản xuất DC “dành chỗ” cho phim riêng về Wonder Woman, điều chưa từng có ngay cả với Marvel.

Trách nhiệm lịch sử Wonder Woman, ra mắt vào tháng 6 năm nay, đánh dấu rất nhiều cột mốc trong thế giới người hùng. Sau 12 năm kể từ Elektra (2005), người ta mới thấy một nữ anh hùng

57


58

được đôn lên làm vai chính. Đây là một canh bạc của DC, bởi trong lịch sử, phim có nữ người hùng thường thất bại thảm hại. Elektra là một ví dụ, từng khiến sự nghiệp của Jeniffer Garner điêu đứng. Có cả Halle Berry trong Catwoman (Người mèo, 2004), dù mới nhận tượng vàng Oscar trước đó. Dường như có một lời nguyền với các nữ diễn viên, đến nỗi lớn như Marvel, cũng sợ hãi trì hoãn mãi phim riêng về Black Widow. Lí do để DC tự tin, đầu tiên là ở vòng xoay lịch sử. Thể loại siêu anh hùng đã phát triển, để chấp nhận cả phim nhãn R, lẫn các nhân vật nữ. Các phong trào nữ quyền

cũng đang lên cao. Tất cả đòi hỏi phải có một hình mẫu tương xứng trên màn ảnh. Wonder Woman đáp ứng điều đó. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để các nhà sản xuất ở Hollywood xì tiền ra. Luôn cần một diễn viên có sức mạnh để cáng đáng vai diễn, cũng như thu hút người xem. Gal Gadot là lựa chọn hoàn hảo cho trách nhiệm này. Thật lạ là xét về độ dày sự nghiệp, cô thua xa các nữ diễn viên cùng thời. Nhưng ở tất cả các yếu tố khác, Gadot đều đáp ứng tuyệt vời. Kể cả tinh thần chiến đấu là đặc trưng của “Công chúa chiến binh” vùng Amazon. Ban đầu khi nhận vai, một số fan cứng của bộ truyện đã phản đối Gadot

với lí do tế nhị là ngực cô “không bằng” nhân vật trong comic. Cô đã có phản hồi tuyệt vời khi đùa rằng trong comic thì “các chiến binh Amazon chỉ có một ngực cơ” và khẳng định: “Tôi sẽ không để cho những lời chỉ trích đó làm phiền mình.” Năm 2017 có thể sẽ rất đáng nhớ với Gadot. Các dự đoán phòng vé ban đầu là khá khả quan, với khoảng 88 triệu đôla mở màn, theo các chuyên gia. Nhưng dù thế nào, Gal Gadot vẫn sẽ tiếp tục cuộc sống theo cách của riêng mình. “Tôi luôn tiến về phía trước, về những điều sẽ thử thách tôi, và những gì tôi yêu thích được làm.”


●● Cuộc hẹn cùng DẠ MIÊU ●●

59

“Nghề của những người giữ chiếc chìa khóa đến Căn phòng ký ức” bài: a slice of summer


60


Người ta thường làm gì để lưu giữ lại những mảnh ký ức của mình nhỉ? Có lẽ là bằng những tấm ảnh. Chúng ta thường không biết ngày mai sẽ là một ngày như thế nào, là một ngày nắng, hay một chiều mưa, là yên bình, hay là giông tố. Chỉ biết rằng, ai cũng muốn lưu lại những khoảnh khắc của mình trước khi nó kịp trở thành ký ức để bị lãng quên. Hẹn Dạ Miêu một chiều tháng 4, để nghe Dạ Miêu kể về chuyện mình, kể về chuyện nghề, nghề của những người giữ chiếc chìa khoá đến căn phòng ký ức.

D

ạ Miêu là một trong những nữ nhiếp ảnh gia được nhiều bạn trẻ biết đến. Miêu thích chụp ảnh về phái nữ. Qua góc máy của Miêu, những người phụ nữ hiện lên như tổng hoà của những dòng chảy đối lưu: Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, dịu dàng và ma mị. Với chất ảnh ấm áp và sắc rõ thần thái của mình, Miêu lặng lẽ lưu giữ lại những khoảnh khắc ký ức của họ qua những tiếng “tách”. À, mà Miêu tên là Diệu Linh, hiện đang là sinh viên khoa Đức trường Đại học Hà Nội đó. Cuộc sống của Miêu nếu thiếu đi chiếc máy ảnh, sẽ là… Nếu thiếu đi chiếc máy ảnh thì có lẽ Miêu sẽ không phải là Miêu như bây giờ. Có thể đó chỉ là cuộc sống của một bạn sinh viên năm cuối và vẫn đang còn băn khoăn trên con đường lựa chọn lối đi cho tương lai của riêng mình thôi. (cười) “Dạ Miêu” là một cái tên lạ khiến người ta cảm thấy vừa cuốn hút lại bí ẩn. Miêu có thể chia sẻ sao lại chọn là “Dạ Miêu”? Dạ Miêu với mình là một sự tình cờ, có thể coi là duyên

số đó. Ngay từ đầu mình đã muốn chọn cho mình một nghệ danh (nghe hơi sến nhỉ, haha) bằng tiếng Việt chứ không muốn chọn tên tiếng Anh. Mình thì rất thích mèo nên quyết định là chọn tên là Miêu. Nhưng, cái làm mình đau đầu lúc đó là tên đệm. Hồi đó mình nghĩ ra nhiều “phương án” lắm mà không chọn được cái nào cả. Thế rồi đúng dịp đó mèo nhà bác mình đẻ hẳn một đàn ba em: Hai em trắng muốt và một em duy nhất đen tuyền. Mình đã phải lòng em mèo đen ngay từ lúc đầu tiên gặp em ấy! Do đó mình lấy tên là Dạ Miêu, nghĩa là mèo đen hoặc mèo đêm. Tự nhiên cái tên làm mình thích thú, cảm giác vừa đặc biệt vừa có chút gì đó bí ẩn, ma mị đúng theo chất ảnh mình hướng đến. Nếu kể về mình bằng mùi hương, Miêu sẽ chọn… Một chút hương hoa thơm nhẹ nhàng và một chút ấm nóng chăng, hehe! Cái duyên đưa Miêu “chạm ngõ” với nhiếp ảnh? Hồi mình năm tuổi bố nhờ mình cầm hộ cái máy ảnh phim. Sau đó mình tí toáy chụp hết sạch cuộn phim

đó. Về nhà bố rửa ảnh ra và đưa mình mấy tấm ảnh mình chụp. Mình ngay lập tức yêu thích nhiếp ảnh từ hồi đó. Miêu ơi, nếu mỗi tấm ảnh với Miêu là một câu chuyện, thì câu chuyện đọng lại lâu nhất với Miêu là… Với Miêu, mỗi tấm ảnh là một câu chuyện khác nhau, cảm xúc khác nhau và ấn tượng theo một cách khác nhau. Thế nhưng nếu hỏi Miêu bức ảnh ám ảnh nhất, để mình kể bạn nghe câu chuyện. Cách đây không lâu, mình có nhận được một cú điện thoại khá muộn, với giọng khá gấp gáp chị khách muốn chụp một bộ ảnh ngay ngày mai. Mình khá bất ngờ và giải thích rằng để chụp một bộ ảnh ưng ý cần khá nhiều thời gian để bàn bạc về ý tưởng, trang phục và còn đặt lịch make up, thuê địa điểm. Hơn nữa, thời gian đó mình cũng khá bận nên khó có thể sắp xếp gấp như vậy được. Bằng giọng từ tốn, chị ấy nói với Miêu rằng chị hiểu là rất khó, nhưng chị mới nhận được tin mình bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối tuần trước. Đang từ một phụ nữ thành đạt, có gia đình

61


62

đáng mơ ước, dạo gần đây chị hay bị khản tiếng, đi khám thì nhận được hung tin, nên chị muốn có một bộ ảnh đẹp để hai đứa nhóc sau này ghi nhớ hình ảnh mẹ chúng đã xinh đẹp như thế nào. Mình vẫn còn nhớ như in bộ ảnh đấy, cả lúc chụp lẫn khi sửa ảnh, mình vẫn cảm thấy nỗi buồn ở chị. Điều đó thật sự làm mình ám ảnh. Sau lần chụp đó, mình thấm hơn về số phận con người và vai trò của bản thân. Không chỉ là người chụp ra những bức ảnh bình thường mà mình muốn mỗi bức ảnh mình chụp ra sẽ có giá trị tinh lưu giữ ký ức đẹp đẽ giúp họ. Ai mà biết được lần cuối mình còn trẻ trung, mình còn tồn tại trên

cõi đời này, là khi nào, phải không? Làm sao để Miêu tìm cảm hứng từ những cô gái của mình? Trò chuyện và trò chuyện. Mình cảm giác như khi nói chuyện với họ, mình sẽ bắt được thần thái ngay. Hỏi vui nhé! Giả sử với Miêu mỗi chiếc máy ảnh là một chàng trai đi, vậy Miêu có thể kể về những “chàng trai” đã đi ngang qua cuộc đời mình không? “Chàng trai” đầu tiên, với Miêu có lẽ là một cuộc tình lén lút, haha. Lúc đó, ba mẹ mình không ủng hộ mình đam mê với con đường nhiếp ảnh đâu. Mãi sau một thời gian lén lút, Miêu đã đến được với một “chàng trai khác” bằng chính

số tiền mà mình đã cất công kiếm được. Anh này có thể nói là người giúp Miêu làm nên những tấm ảnh đẹp nhất của mình. Còn “chàng trai” bây giờ thì khá là bảnh bao, hiện đại hơn so với hai chàng ngày trước, vẫn đang cặp kè với nhau làm ra các bộ ảnh. Ngoài nhiếp ảnh ra, Miêu còn yêu điều gì nữa? Mình rất thích kinh doanh và làm đẹp cho phụ nữ đó! Câu cuối nhé, vậy Miêu có nuôi bé “tiểu miêu” nào không nè? Có chứ, mình có tận ba em nhé! Cảm ơn Miêu về cuộc trò chuyện này. Mong Miêu sẽ mãi lưu giữ được những mảng ký ức đẹp nhất!


63


64

Giấc mơ của Bangkok bài: vân anh


65

“Nói thì hơi buồn cười nhỉ, nhưng tớ làm ở đây vì muốn được ngắm bầu trời sao mỗi ngày.”

C

ô gái Thái tôi chưa kịp nhớ tên nhoẻn cười ngại ngần. Cũng chính bạn là người pha cà phê cho tôi, cốc cà phê có những viên đá cà phê nâu óng ánh, tan dần trong sắc trắng dịu dàng của sữa tươi. Thấy tôi ngồi ngó quẩn quanh, bạn chủ động ngồi lại chuyện trò, câu chuyện xã giao thành ra kéo dài đến vô tận, bạn hỏi tôi sống ở khu nào của Bangkok, tôi nói rằng xa lắm, rằng tôi đã bắt thuyền qua dòng kênh Saen Saep đến bến tàu trên không Siam, để lên chuyến tàu điện khác qua con sông Chao Phraya đến đầu kia thành phố. Tôi thở dài kết luận “Thật là hành trình dài để đến được The Bloc!”. Bạn lại nhoẻn cười “Nhà tớ cũng ở khu trung tâm thành phố, cũng xa, nhưng được

nhìn ngắm bầu trời sao mỗi ngày, được nhìn thấy những nụ cười mỗi ngày, làm việc ở Simple Day mỗi ngày trở thành niềm vui của tớ”. Cô bạn đã rời đi, để lại tôi với cốc cà phê đá và chút phấn khích bởi suy nghĩ là lạ của một bạn trẻ Thái, lại thành thị như cô. Đó có phải là lí do mỗi dịp cuối tuần, có bao bạn trẻ từ trung tâm Bangkok, từ tít khu Sukhumvit, Silom, Mochit lặn lội ra vùng ngoại ô để tìm thấy The Bloc? Tìm đến Simple Day để được mơ màng, hay chọn quán cà phê Things to Make and Do để tận hưởng sự tối giản hiếm hoi của một Bangkok vốn nổi tiếng bởi rất nhiều quán cà phê cầu kì, bóng bẩy? Không hiểu sao, vừa đặt chân đến đây, có một bầu không

khí hội hè cứ tràn vào lòng tôi, từ những bộ bàn ghế gỗ ngổn ngang nơi khoảng đất trống, những chùm đèn treo xen kẽ cờ hoa đủ màu sắc phất, chực trờ phất phơ bởi một cơn gió bất chợt, và cây, cây nhỏ xinh có tán thưa mà xanh ngát. Tôi vốn thích mê với cây cối của thành phố này, không lớn đâu mà trĩu lá, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy lòng dịu mát, huống chi được ngồi dưới chúng cùng người bạn thân thiết? Cô bạn mới quen từ Simple Day chỉ cho tôi chiếc ghế gỗ độc tôn dưới tán cây kia, nói rằng đó là nơi những ca sĩ Indie thường biểu diễn mỗi tối cuối tuần, khi đèn được thắp sáng và mọi người quây quần bên nhau, xa lạ và thân quen, má hồng rực vì li bia tươi, khi lắc lư, lúc nhún nhảy theo những giai điệu hoang dã của nhạc Indie. “Những lúc ấy,


66

The Bloc thấm tràn tuổi trẻ và niềm vui” - cô nói. Tôi bật cười, nhớ đến cuốn sách yêu thích Hội hè miên man, ở đó Hemingway đã nói về Paris như thế này: “Nếu bạn may mắn được sống ở Paris trong tuổi thanh xuân, thì cho dù có đi đâu trong suốt đường đời còn lại, Paris vẫn ở trong bạn, bởi Paris là một cuộc hội hè miên man.” Tôi chưa được đến Paris, càng không thể cảm một cuộc sống thanh xuân ở thành phố ấy, nhưng tôi thầm nghĩ rằng, có lẽ tôi đã hiểu được cảm giác sống trong một cuộc hội hè miên man giữa tuổi thanh xuân ngập tràn, như ngay lúc này đây, khi được trò chuyện và nhìn ngắm một phần rất nhỏ nhưng thật lạ lùng của Bangkok. Như một khối Lego khổng lồ của những container được lắp ghép lại với nhau bằng dãy bậc thang trắng muốt, được trang trí bằng ô cửa kính

như khung nền cho những vị khách vừa sôi nổi vừa suy tư trong những cuộc chuyện trò, bàn ghế, dãy kệ, đồ vật trang trí đều được quy về thật tối giản, duy chỉ có những sôi động của sự kết nối và chia sẻ của những vị khách trẻ tuổi lại lấp lánh sôi động, như nét chấm phá giữa khung nền ấy.

điệp dù cũ kĩ và có khi nghe đến nhàm tai để tiếp tục sống với tuổi trẻ của mình. Bạn nói với tôi rằng những thông điệp ấy là hoàn toàn chủ ý. Và, những sự khích lệ ấy là cần thiết, khi những vị khách là tình cờ, thì những sự khích lệ tình cờ lại càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Tôi hỏi bạn có điều gì bạn muốn tôi nhớ về The Bloc không? Điều gì để tôi có thể chia sẻ với những người bạn? Bạn nói rằng, “Cậu có để ý không? Ở đây có rất nhiều thông điệp về những giấc mơ”. Ở bên ngoài cửa Simple Day, câu nói kinh điển của Walt Disney: “It’s kind of fun to do the impossible”1, những câu nói tưởng cliché 2 như “Đừng từ bỏ ước mơ, bạn nhé!”. Tôi tưởng tượng một bạn trẻ như tôi bỗng một ngày thấy mình “lạc”, mơ hồ và chán nản bởi rất nhiều những vấp váp lớn nhỏ, những lúc ấy, chúng tôi cần lắm những dòng thông

Trời chiều đã ngả màu dãy container phía đối diện, tôi như cô bé Chiaki trong câu chuyện Mùa Thu của cây dương, tình cờ tìm thấy một nơi chốn giữa những lạc lối vụn vặt, để từ chỗ thờ ơ, đến thích thú và rồi chẳng muốn rời đi. Cô gái Thái giờ đã trở thành người bạn mới trên Facebook còn tiễn tôi một quãng, như để cùng tôi nhấm nháp thêm dư vị của một ngày xanh trong chuỗi ngày nồng nhiệt tuổi trẻ. _______________________ Làm những điều bất khả cũng là một niềm vui 2 Cliché: Sáo rỗng, rập khuôn 1


67


68

Chớm hạ bài: hiền trang


T

rước hết, đây không phải là một truyện ngắn. Sau đấy, tôi nghĩ liệu nó có phải là một cuộc đời không nhưng chắc là cũng không nốt, bởi vì như Jack London nói, trong cuộc đời thì phải có gì đó diễn ra, phải đi đến một kết cục nào đấy, còn thì ở đây, chẳng có gì đặc biệt diễn ra, không có mở đầu, không có kết thúc. Giống như là bạn đi qua một con phố và thấy một người mua hoa, bạn chỉ biết vào lúc đó họ đang mua hoa, nhưng trước đó họ đến từ đâu, sau đó họ đi về đâu, họ mua hoa cho ai, tại sao phải mua hoa, cái đó thì bạn chịu. Bạn đâm xuyên qua cuộc đời của một người, vô hình như cái bức tường dẫn người ta đến sân ga 9 ¾, bạn quan sát họ trong một giây phút ấy rồi lại phó mặc họ cho số phận của họ, bạn không biết gì nhiều hơn ngoài việc họ - ngay tại đây ngay bây giờ - đang cầm trên tay những đóa hoa - thật đẹp. Bạn đi tiếp. Họ đi tiếp. Tóm lại là thế, không nên nâng tầm quan điểm làm gì, đây không phải một truyện ngắn, đây không phải một cuộc đời, đây chỉ là một buổi chiều, một buổi chiều đang ỡm ờ với cả mùa Xuân và mùa Hạ. Vậy thì buổi chiều hôm ấy có gì? Buổi chiều hôm ấy có họ và tôi. Thế là tôi gặp họ. Thế là họ gặp tôi. Thế là tôi và họ gặp nhau. Thế là chúng tôi bắt đầu nói từ đầu về bản

thân mình. Rằng Oliver đến từ Bristol, và Jimmy theo học chính trị quốc tế, rằng Ái và Samuel muốn quay một bộ phim ngắn về hồ Trúc Bạch, rằng bà chủ nhà của Hà là một người kỳ cục, rằng Thảo muốn định cư ở Bangkok, rằng tôi muốn tiết kiệm thật nhiều tiền để một lúc nào đó sẽ không đi làm nữa, chỉ ở nhà và toàn tâm toàn ý cho việc viết văn. Bạn đang nghĩ có quá nhiều nhân vật? Bạn đừng có nhớ tên từng người làm gì cả, sẽ chẳng có tính cách nào hay diễn biến tâm lý nào hay số phận nào cho từng người đâu. Đây không phải một câu chuyện, nhớ chứ? Bạn hãy cứ mặc nhiên mà ghép đầu người nọ vào thân người kia, ghép lời người nọ vào mồm người kia thì cũng chẳng hề gì. Đằng nào đọc xong bạn cũng đi tiếp thôi, sao phải khổ? Đó là một buổi chiều thứ Bảy. Đó là mảnh vườn sau một căn nhà nằm ở phố Âu Cơ. Đó là lần đầu tiên tôi tới đó. Đó cũng là lần đầu tiên Ái và Samuel và Hương tới đó. Tám người ở đây, tôi chỉ quen có một. Tôi đã nghĩ gì nào? Không, tôi chẳng nghĩ gì cả, quang cảnh quá đẹp để mà tốn thời gian vào mấy trò suy nghĩ. “Trời ạ, chúng ta lẽ ra đến đây để họp dự án cơ mà. Tại sao thời tiết lại đẹp đến thế cơ chứ? Bây giờ mà làm việc thì thật sự có lỗi với thời tiết lắm đây.” Ai đó than thở. “Thế không làm việc thì giờ

làm gì?”, Một người khác lên tiếng. “Nằm. Ngắm trời ngắm đất. Nói chuyện linh tinh. Nhìn tưởng thư giãn thế thôi mà có ối thứ để làm, chả lo rảnh đâu.” “Có ai uống bia không?” Hà hỏi. “Có, mình một lon nhé!” “Mình cũng một lon.” “Tớ không uống bia.” “Thế uống trà đá nhé? Jimmy pha trà đá ngon tuyệt.” “Trà đá mà cũng có ngon với không ngon à? Tớ tưởng trà đá ở đâu chả thế?” “Thế mà có người pha trà đá ngon hơn người khác đấy. Thử không?” “Ừ, thì thử.” Nhà của Hà và Jimmy nằm giữa vườn đào. Nó là xây bất hợp pháp đấy, Hà bảo vậy. Nếu cảnh sát ập đến thì làm thế nào? Cũng nguy nhỉ, nhưng chắc mời họ vào nhà làm một ly trà đá thôi, rồi tùy họ xử trí, nhưng đó là việc bà chủ nhà phải tự tìm cách mà xoay sở, còn bọn mình dẫu sao cũng chỉ là người thuê nhà. Mà bà chủ nhà ấy lạ lắm, có hôm gọi điện đến chỉ hỏi, có ở nhà không vậy, có ạ, rồi cúp máy, hoặc, không ạ, thế à thế thôi vậy, rồi cúp máy. Trên cửa nhà: Jimmy dán lên những tấm bùa xanh đỏ bằng tiếng Phạn thu thập được sau một chuyến du lịch Bangladesh. Bangladesh á? Có cái gì ở Bangladesh vậy? À, cũng có mấy thứ linh tinh. Thế tại sao lại đi du lịch Bangladesh, ý mình là, nhiều

69


70

khi người ta còn chẳng nhớ là có cái đất nước ấy ở trên đời? Tự nhiên thích thì đi thôi, gọi là tìm cảm hứng sáng tác cũng được. Thế Jimmy có tìm được gì không? Tìm thì tìm được mà về đến nhà nó lại trôi biến đi đằng nào ấy. Bên trong nhà: Có một tủ sách nhỏ, có một bức tranh về phát triển chăn nuôi với đàn gà, một cuốn sách về trai phố cổ, có một bộ ghế xôpha màu be, có một máy pha cà phê, có gì gì đó nữa, và có tập thơ Grapefruit của Yoko Ono. “Hà ơi, cậu hay Jimmy thích Yoko Ono thế?”, tôi hỏi. “Không, tớ chả thích mà Jimmy cũng chả thích. Cuốn đó giảm giá nên mua thôi, chứ tớ chẳng mê gì bà Yoko Ono đó cả.” “Tớ cũng chẳng thích bà ấy chút nào.” Dẫu sao tôi cũng mở ra đại một bài và đọc to cho mọi người cùng nghe: "Tưởng tượng có một ngàn mặt trời nằm trên bầu trời cùng một lúc Để chúng chiếu sáng trong một giờ. Rồi để chúng từ từ tan chảy giữa mênh mông. Làm một chiếc bánh sandwich cá thu và nhấm nháp." “Này, sao tự nhiên mình thấy thơ Yoko Ono cũng hay phết chứ nhỉ?”, tôi nói. “Ừ, không ngờ đấy, trước giờ mình cứ nghĩ bà ta dở tệ cơ.”, Hà bảo. "Yoko Ono là ai vậy?”, Thảo đột nhiên nghểnh đầu lên

hỏi. “Là bà vợ của John Lennon ý.” “John Lennon, John Lennon nào nhờ? À rồi, John Lennon thì có biết. Cái ông bị bắn chết đấy hả? Mà sao bị bắn chết vậy?” “Chuyện dài lắm, không kể trong một sớm một chiều được đâu. Thôi, có ai muốn ăn gì không, sandwich cá thu chả hạn?”, Ái hỏi. Thế rồi Jimmy phóng vèo ra ngoài mua mấy túi xúc xích, lạp xưởng, măng tây, ớt chuông, bí xanh, khoai tây, cà chua, măng tây, và bánh mỳ về nướng. Chúng tôi nướng thức ăn ngoài vườn. Vâng, chúng tôi đang tổ chức một bữa tiệc barbecue đấy. Mảnh vườn rộng tầm 5 mét vuông, mép vườn trải đầy những viên sỏi lấy từ khu nhà máy đang xây cất, giá 15 nghìn tất cả. Cái nhà máy ở đằng kia kìa, mình bê một bao tải to đùng ra, hỏi xin mấy viên đá, nhặt xong họ còn bảo lần sau thích thì đến mà lấy tiếp, Jimmy kể lể. Vài ba cây chuối nhú lên. Có phải người Việt Nam đều rất ghét cây chuối hay không? Jimmy hỏi, bởi vì mẹ Hà là như vậy. Nhưng không, tôi chưa từng nghe về chuyện đó. Đơn giản chẳng ai quan tâm đến cây chuối cả, không có lí do gì để thích hay ghét một cây chuối. Bạn có thể thích môn Toán, ghét món tiết canh, thích đi du lịch, ghét đọc tiểu thuyết của Jane Austen (chả hiểu sao

có người thích được mấy thứ sến súa của Austen), nhưng một thứ như cây chuối thì không có thích hay ghét, nó quá hiển hiện, nó chỉ là cây chuối thôi, không là gì hơn, bên ngoài là cây chuối, bên trong cũng là cây chuối, nó sờ sờ ra đó và bạn không cần để tâm đến nó. “Mọi người biết không, ngồi như thế này mình bỗng nghĩ đến Ozu. Nói thật đấy, giờ mà có máy quay phim ở đây, mình sẽ quay mọi người thành một thước phim y như phim của Ozu luôn. Mình sẽ đặt tên nó là gì nhỉ? Phải rồi, Một buổi chiều Thu, tận dụng luôn tên một bộ phim của ông già ấy.”, Samuel nãy giờ im lặng bỗng lên tiếng. “Giờ đâu phải mùa Thu Samuel? Giờ là cuối Xuân đầu Hạ mà.” “Thế thì đặt là Xuân muộn, hoặc là Chớm Hạ, yên tâm, ông già Ozu làm phim đủ các mùa, tha hồ mà chọn.” “Chớm Hạ nghe hay đấy.”, Jimmy nói. “Samuel cũng thích phim của Ozu à?”, tôi hỏi. “Ozu là thượng đế trong lòng Samuel mà”, Ái nói. “Ozu từng nói, phim của ổng giống như đậu phụ, sơn hào hải vị cho mọi người làm, ổng chỉ chuyên làm đậu phụ thôi, đủ các loại đậu phụ luôn, đậu phụ rán, đậu phụ chiên, đậu phụ luộc, toàn là đậu phụ.”, Samuel bắt đầu tràng giang đại hải. “Thế cậu có thích phim của Kurosawa không?”


“Mình mới xem có Bảy võ sĩ samurai, cũng chẳng bảo là thích hay không thích được. Nhưng Kurosawa thì rất khác với Ozu. Kurosawa là trường thiên, là sử thi, còn Ozu là bè bạn, là gia đình.” “Mình cũng thích Ozu lắm”, tôi nói, “Hồi mình còn nhỏ, mình xem Câu chuyện Tokyo, hồi đấy chẳng hiểu sao người ta có thể làm ra bộ phim nhạt nhẽo chậm chạp như thế, sau này đột nhiên một ngày mình xem lại phim đó, thế là suốt một tuần sau mình chỉ sống bằng phim Ozu.” “Thế cậu xem phim của Hirokazu Koreeda chưa?”, Samuel hỏi. “Là người làm Cha nào con nấy đúng không? Mình chưa xem, tiếc thật.” “Ừ, đúng là Cha nào con nấy đấy. Nhưng cậu thử xem phim Phía sau cuộc sống đi, bộ phim yêu thích nhất của mình.” “Nó nói về gì vậy?” “Đại để là về những người sau khi chết, họ được đưa tới một tòa nhà và phải chọn ra một ký ức, một ký ức duy nhất trong suốt cuộc đời mình để mà lưu giữ. Vấn đề là toàn bộ những ký ức khác sẽ bị lãng quên.”, Samuel đáp. “Cái trò gì tai ác thế? Nếu là cậu thì cậu chọn ký ức nào hả Samuel?”, Oliver thốt nhiên lên tiếng. “Chà, khó nhỉ, cái này mình còn phải suy nghĩ đã. Trên phim mỗi người có từ thứ Hai đến thứ Tư để nghĩ, nên ít ra cũng phải cho mình 5

phút chứ.” “Mình thì có khi sẽ chọn ký ức về buổi chiều hôm nay đấy”, Oliver bảo. Và buổi chiều hôm ấy có một con chó. Một con chó ăn dưa hấu tên là Dách (Jack). Nó có cái mặt thật dễ thương. Ái nhìn nó một lúc và quay ra bảo, Ái muốn có một con mèo (!). Và buổi chiều hôm ấy trời mưa. Mưa đúng lúc họ nướng barbecue. Jimmy pha trà. Jimmy muốn mở một tiệm trà đá ven đường. Trà đá không em? Jimmy cầm cái đũa sọc vào một chiếc túi nilon phe phảy đuổi đàn ruồi. Ruồi nhiều khiếp. Mưa nặng hạt và chúng tôi chuyển bàn ghế vào dưới hiên nhà. Mảng tường một nửa màu ghi, một nửa màu xanh lá. Jimmy và Hà chăng đèn. Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn gỗ nhỏ, trên những tấm nệm nhiều màu. Nhạc chạy. Không phải mở đĩa, chỉ là cắm iPad vào một chiếc loa. Tiếng guitar rong ruổi, một bản soul, tiếng hát của những người lang bạt, ai đó cover Strawberry field forever. Tôi lẩm nhẩm hát theo. Cậu là fan của The Beatles hả? Jimmy hỏi. Ai chẳng là fan của The Beatles, tôi đáp. Cậu chắc chứ? Hà hỏi. Chắc, ít ra thì ai cũng thích Yesterday đúng không nào, tôi trả lời. Ôi, mình ghét cái bài ấy khiếp, nghe cũng hay nhưng suốt ngày mở thì chán phè phè, Hương chen vào. Thi thoảng, có tiếng rồ ga xe máy vọng từ

ngoài. Và khi họ bắt đầu nói về tương lai trong một chiều mưa như thế, có phải chăng đã đẹp hơn cả một thước phim của Ozu rồi? Oliver nói anh chỉ đơn giản là trôi dạt. Ái và Samuel muốn lên đường vào tháng 8. Có người sẽ ra đi. Có người sẽ ở lại. Hà Nội không mời gọi cũng chẳng níu chân ai. Thành phố chỉ là nơi để đi và để đến. Nhưng lúc này, họ đang hạnh phúc. Vào một ngày trời đang đẹp bỗng trở nên không đẹp lắm như vậy, khi một cuộc họp trở thành một cuộc vui, có thể cảm thấy gì hơn ngoài hạnh phúc? Tôi kể với họ rằng, cuốn Núi thần của Thomas Mann trong tiếng Anh có sáu trăm trang thôi, mà bản tiếng Việt dày những hơn một nghìn trang. Không biết lúc đó vì sao lại nói về chuyện đấy. Hình như chỉ là đang đùa về tiếng Tây Ban Nha. Nhưng giờ, vì muốn kết thúc mấy dòng luyên thuyên này bằng cách tỏ ra sâu sắc, tôi mới nghĩ, cái cuộc đời này, lúc tưởng là dài, lúc cho là ngắn, cuối cùng dài hay ngắn hóa ra cũng chỉ là một. Sau tất cả cũng chỉ là một cuộc đời đấy thôi. Một chiều có thật tháng Ba năm Hai không mười bảy.

71


72

Gửi tôi 27 Gửi em 17 bài: mai chi


73

Chào em, Em đó! Đúng rồi, tôi đang nói với chính em. Cô gái tóc ngắn mặc quần jeans áo thun, trên đường từ lớp luyện thi đại học về nhà thì bị nổ lốp xe, giờ đang ngồi chờ người thợ sửa xe vá lại cho em. 10h đêm, trời tối lắm rồi, đường cũng khá vắng. Tôi ngồi đây trò chuyện cùng em cho em đỡ sợ. Đã mười năm kể từ khi chúng ta gặp nhau lần cuối. Em đã gửi cho tôi một bức thư, dặn tôi mười năm sau, khi 27 tuổi mới được mở ra đọc. Tôi đã đọc nó ngày hôm qua, vào sinh nhật mình. “Gửi chị, người mà tôi sẽ trở thành sau mười năm nữa, gửi tôi 27 tuổi.” Em đã mở đầu bức thư như thế. Khi đọc dòng này, tôi cũng không khỏi ngạc nhiên vì ngần đó thời gian đã trôi qua, ngần đó năm tháng đã ở giữa chúng ta. “Có lẽ đã có rất nhiều đổi khác. Giá như em có thể biết được chút gì đó về chị. Mái tóc của chị chẳng hạn. Hay màu son mà chị luôn giữ trong túi xách. Người đàn ông đang ở bên chị.”

Tôi đã để tóc bob trong suốt những năm đại học, để dài ngang vai kể từ khi đi làm, rồi lại cắt ngắn hệt như em ngày trước. Màu son tôi luôn giữ bên mình trầm hơn gam màu mà em ưa thích. Còn người đàn ông ở bên tôi, anh ấy không ở đây. Tám giờ tối anh ấy mới tan làm. “Hãy đọc bức thư này vào ngày sinh nhật chị, sinh nhật lần thứ 27. Sớm hơn hay muộn hơn đều không được. Hãy hứa với em. Đừng quên nhé.” Tôi vẫn luôn nhớ về em. Dẫu có nhiều lời hứa khác có thể bị lãng quên, tôi đã không ít lần khiến em phải đôi chút thất vọng, nhưng tôi không quên lời giao ước này của hai ta. “Chị đang ở đâu? Paris? New York? Milan? Hay chị đã về nhà? Chúng ta đã đi được bao xa cùng nhau? Em mong câu trả lời là nhiều hơn một cuốn hộ chiếu được đóng dấu kín tất cả các trang.” Tôi đang ở Paris. Tôi đã đi qua nhiều nơi, nhưng không nhiều như em hằng mong ước, không nhiều đến thế. Em như chú chim nhỏ tin rằng mình sẽ chỉ nghỉ

chân chốc lát trên mỗi nhánh cây, chẳng mấy chốc mà hoàn thành chuyến phiêu lưu khám phá khắp khu rừng rộng lớn. Tôi lại giống như chú chim đi tìm một thân cây vững chãi kín gió để trú ngụ, nhặt nhạnh từng cành nhỏ để kết lại làm tổ mà nương náu. Vậy nên có khi chúng ta đã lạc nhịp nhau. “Em muốn biết chị có hạnh phúc không. Chị có thực sự hạnh phúc không? Nếu câu trả lời là không, hãy biết cảm thấy xấu hổ khi đọc những dòng chữ này của em. Chị không được phép không hạnh phúc. Cuộc sống của chị nằm trong tay chị. Nếu câu trả lời là không, hãy ngay lập tức sửa chữa nó, vì chúng ta xứng đáng được như vậy.” Tôi phải trả lời theo khái niệm hạnh phúc của em hay khái niệm hạnh phúc vào thời điểm hiện tại của tôi? Hạnh phúc, với em, nghĩa là được làm điều mà mình yêu thích, được tự do sống với ước mơ của mình, theo cách mình mong muốn. Hạnh phúc đối với tôi, giản dị hơn thế, và được chia nhỏ ra từng giây phút: Khi dùng tháng lương đầu tiên mua tặng bố mẹ một chuyến du lịch, khi mệt phờ vì vừa tự tay sơn lại


74

căn hộ nhỏ mới thuê, khi nấu ăn cho người yêu và thấy anh ấy ăn hết không để thừa chút nào. Tôi không đáng ngưỡng mộ như em tưởng, có phải không? Em nghĩ ước mơ của mình là quan trọng nhất, tôi lại cho rằng đôi khi hạnh phúc của những người mình yêu thương mới là kim chỉ nam. Để sống cho bản thân mình là điều dễ dàng hơn em tưởng. Sống cho những người khác thực sự đòi hỏi rất nhiều can đảm. Và không nhất thiết phải lựa chọn giữa hai thái cực. Em có thể chỉ chưa nhận ra: Khiến những người mình thương yêu hạnh phúc mới chính là giấc mơ mà em tha thiết nhất. “Chúng ta cách xa nhau mười năm. Một quãng thời gian dài, đủ để có nhiều phiên bản của hai ta đến và đi. Chị chắc sẽ nói rằng em đang trải qua những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời mình, nhưng có những lúc em thực sự cảm thấy ngạt thở. Em sẽ cố gắng, để không là người khiến chị phải trách cứ. Em mong chị cũng đừng bao giờ ngừng lại, có những ước mơ dẫu muộn màng vẫn cứ hơn là bị quên lãng.”

Tôi nhớ cảm giác ngạt thở của em khi ấy, băn khoăn, hoang mang vì không biết phải lựa chọn sao cho đúng. Nhưng những sự lựa chọn trong cuộc sống không bao giờ chấm dứt, nó như những cơn sóng, hết lớp này tới lớp khác. Em hãy khéo léo bơi qua chúng, nghĩa là biết khi nào phải nín thở, khi nào thì có thể hít căng lồng ngực. Hãy tưởng tượng như em đang đi tìm kho báu dưới lòng đại dương, hay đơn giản hơn là ngắm nhìn những dải san hô đẹp đẽ, có những vẻ đẹp mà ở trên mặt nước chúng ta không thể được chiêm ngưỡng, và chúng chỉ bày ra trước mắt những người nào đủ kiên nhẫn để ngụp lặn, và chịu đựng sức ép nặng nề của nước. “Nhưng nói gì đi chăng nữa, em mong chị vẫn giữ lại một phần của em trong mình. Đừng để em hoàn toàn biến mất. Em sợ khi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ quá khác xa nhau. Em mong chị đọc những dòng này với nụ cười trên môi, và khi đọc xong chúng hãy làm một việc nào đó mà đã lâu rồi chị chưa làm,

một việc mà em rất thích.” Chắc chắn rồi, đây không phải là lần đầu một phần của em trong tôi nhắc tôi làm những việc mà “người lớn” sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, nhưng tất nhiên, như mọi khi, tôi vẫn sẽ làm cho hai ta, mặc kệ cái kiểu “người lớn” nghĩ: Dành nguyên tất cả những buổi tối trong tuần này để đọc lại bộ truyện Harry Potter. “Có một điều chúng ta chẳng thể làm được: Đó là ôm nhau thật chặt. Vậy hãy giúp em gửi những cái ôm tới những người chị yêu thương. Hãy ôm họ như thể cô gái mười bảy tuổi này đang ôm họ.” Chắc chắn rồi. Những cái ôm như thể lần đầu. “Em gửi bức thư này đi, biết rằng sẽ không nhận được câu trả lời. Em viết cho chính mình, thì hơn.” Tôi muốn soạn một lá thư để trả lời em, dẫu biết em không thể đọc được nó. Tôi viết cho chính mình thì đúng hơn.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.