Dreaming #4

Page 1

issue IV - january 2017

kathmandu

by

lan chi

D reaming

happy new year!


38

Vì ta trẻ măng & “miễn phí”! bài: lan phương

Quan niệm đã du lịch là phải “sướng”, du lịch là để nghỉ ngơi hưởng thụ… khiến nhiều “anh hùng bàn phím” chỉ trích dữ dội những bạn trẻ chọn lên đường chỉ với chút tiền giắt túi. Nhiều người cho đó là những chuyến đi “hành xác”, rằng du lịch mà “ăn không dám ăn, ngủ không dám ngủ”, rằng đáng ra những người như họ phải bị cấm nhập cảnh, vì không mang tiền vào tiêu mà còn ăn bám đất nước họ đặt chân đến... Ơ kìa, ước mơ, mục tiêu sống và quan niệm hạnh phúc của mỗi người đâu có giống nhau. Lên đường không nhất thiết phải là “đi du lịch”, đơn giản đó là một lựa chọn sống cho một đoạn đời thanh xuân.


“I’m broke but I’m happy” Vài năm trước, một cuộc gặp tình cờ ở khu cho dân backpackpers Khaosan, Bangkok với hai người trẻ mà sau đó tôi tạm định nghĩa là “dân hippie kiểu mới” đã thay đổi hoàn toàn quan niệm sống của tôi. Họ có trình độ học vấn tốt nhưng chọn cuộc sống lang thang khắp thế giới, chỉ với một chiếc tay nải đúng nghĩa. Họ rỗng ví nhưng hạnh phúc. Rời xa người thân nhưng bè bạn ở khắp nơi. Hầu như không lên kế hoạch trước nhưng luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì đến cùng bình minh. Đó là một buổi tối, tôi và cô bạn đồng hành ngồi trong một quán ăn bình dân trong con ngõ Rambuttri, có thể coi là “chiếu nghỉ” của đám dân du lịch ba lô đêm ngày tiệc tùng trong con phố đi bộ Khaosan đối diện. Bác chủ quán mang ra một đĩa Pad Thai và một đĩa thịt nướng ú nụ, quá nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi. Chúng tôi nhìn sang cậu bạn bên cạnh đang vét nốt đĩa cơm chiên bé xíu. Cậu ta mang khuôn mặt châu Á điển hình với mắt một mí nhưng làn da thì đen giòn và tóc tết dreadlocks kiểu châu Phi, áo quần lấm lem bụi bẩn. “Ăn với chúng mình cho vui. Thức ăn nhiều quá!” tôi quay sang nói với cậu sau khi đưa mắt trao đổi với cô bạn. “Cảm ơn nhé! Tớ không giữ ý đâu!” - cậu ta nhoẻn cười hồn nhiên như một cậu nhóc, ngồi xích lại, gắp thức ăn. Tôi đã làm quen với Kevi Solo như thế! Kevi 23 tuổi, bắt đầu du lịch từ năm 17 tuổi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Kevi đã đặt chân đến hầu hết các xứ sở châu Á, ngoại trừ Trung Đông - cậu nói cậu quá “hippie” để an toàn ở đó. Bố là người Nhật Bản, mẹ là người Hàn Quốc, sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ,

39


40

Kevi Solo

ngoài quốc tịch Ấn, Kevi nhận thêm quốc tịch Nhật Bản - đơn giản bởi nó giúp cậu “có thể xin visa đến hầu hết các quốc gia trên thế giới dễ dàng”. Cậu thường du lịch bằng đường bộ. Kevi đã từng đến Việt Nam, thích đến nỗi ở lỳ 3 tháng trời, quá hạn visa, chỉ về nước khi bị các anh công an hộ tịch “phát hiện” và “tống cổ”. Khi gặp chúng tôi, Kevi đang thất tình. Cậu yêu xa điên cuồng một cô nàng Philippines đến nỗi quyết định khăn gói sang hỏi cưới thì đau đớn phát hiện bị nàng “cắm sừng”. Kevi từng ở với một gia đình du mục Mông Cổ, lùa đàn gia súc đi lang thang suốt 6 tháng trời, hằng ngày phải độc

thoại trước gương để không quên ngôn ngữ. Tất cả những gì Kevi có trong chiếc tay nải đan bằng vải dù khoác trên vai là chiếc túi ngủ, bộ quần áo và một quả cầu thủy tinh nặng trịch. Kevi gọi nó là “Magical ball” - Quả cầu phép thuật - “bảo bối” giúp cậu kiếm tiền chi trả cho cuộc sống rong ruổi của mình. Trên vỉa hè Khao San, giữa những sạp hàng cho khách du lịch, Kevi chọn một góc và bắt đầu lăn quả cầu chạy trên hai cánh tay, xoay tít trong lòng bàn tay, lượn vòng đẹp mắt theo những động tác dẻo như múa.

Mọi người bắt đầu xúm lại trầm trồ và thả tiền và chiếc túi cũ kỹ của cậu. Tới khi ước lượng được khoảng 1000 Baht (tương đương 600.000 đồng khi đó), Kevi đứng dậy cất quả cầu vào tay nải. Cậu đã đủ tiền ăn và đi lại cho vài ngày. Với túi ngủ, cậu có thể qua đêm ngay trên hè phố. Kevi giới thiệu chúng tôi với Park Data, cô bạn người Hàn trông không khác nào một cô gái di gan với chiếc áo poncho thùng thình, mắt xếch kẻ mí đen và làn da nâu óng. Trông họ như hai anh em. Hơn Kevi 2 tuổi, Data đã tốt nghiệp ĐH Seoul, ngôi trường danh giá


nhất Hàn Quốc. Data là một thành viên của Rainbow Family - cộng đồng của những người hippie kiểu mới, không liên kết, không có người lãnh đạo, có chung mục đích là kiến tạo Tình yêu và Hòa bình - điều mà theo họ còn rất thiếu vắng trên thế giới này. Vào tuần lễ đầu tiên của tháng 7 hằng năm, họ lại hẹn nhau tại một địa điểm thiên nhiên hoang sơ nằm đâu đó trên thế giới, cắm trại, thiền và cầu nguyện cho Tình yêu và Hòa bình trên thế giới. Data dành nhiều thời gian ở Thái Lan, và thực hiện những chuyến đi dài qua Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản, Australia… Đến đâu, cô cũng tới sống cùng những người bản địa, trải nghiệm cuộc sống như một người dân địa phương. Nếu Kevi “làm xiếc” thì Data kiếm tiền từ đá. Data có niềm tin rằng trong những viên đá có chứa năng lượng đặc biệt. Những viên đá được Data thu thập trong những chuyến đi, cài vào những sợi dây đan từ chỉ dù tuyệt đẹp. Trong chiếc túi nhỏ của Data luôn có vài chục chiếc vòng và những nguyên liệu làm vòng thu thập từ các miền đất. Những chiếc vòng của Data luôn rất độc đáo và có thể bán với giá từ vài đôla (với những chiếc lắc chuông nhỏ) tới vài chục đô (với những chiếc vòng cổ làm từ đá được tết cầu kỳ). Vậy nên Data có thể sống hàng tháng ở Chiang Mai chỉ với một sạp vòng nhỏ vào chợ đêm mỗi tối. Park Data nổi tiếng với những chiếc vòng đá đến nỗi ngay khi cô post lên Facebook lịch trình tiếp theo thì đã có những người bạn đang có mặt tại đó đặt hàng và hẹn gặp để mua những chiếc vòng của cô. “Tôi

đem năng lượng của vũ trụ đến với gia đình Trái Đất qua những viên đá xinh đẹp. Đó là hiệp ước số phận nhỏ bé mà tôi nhận để tạo nên Hòa bình và Tình yêu cho thế giới này” - Data viết trên Facebook của mình.

Lựa chọn sống cho một đoạn đời thanh xuân Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều bạn trẻ như Kevi hay Data, lấy trải nghiệm trên đường làm niềm vui, gác lại những tham vọng về một công việc ổn định hay sự nghiệp để khám phá thế giới. Với họ, những chuyến đi ấy không còn là một chuyến du lịch, mà là một lựa chọn sống của thời thanh xuân. Nên họ không quan trọng mình có bao nhiêu tiền khi bắt đầu, mà là làm sao để tiếp tục. Như hành trình qua 25 nước của Huyền Chip khởi đầu với 700 đôla, rồi trải qua nhiều công việc để kiếm tiền như viết blog, làm ở sòng bạc hay tổ chức sự kiện... Kiếm tiền để sống thì dù ở đâu cũng có gì khác nhau? Nhiều người cho đó là những chuyến đi “hành xác”, rằng du lịch mà “ăn không dám ăn, ngủ không dám ngủ”; rằng đáng ra những người như họ phải bị cấm nhập cảnh, vì không mang tiền vào tiêu mà còn ăn bám đất nước họ đặt chân đến. Ơ kìa, ước mơ, mục tiêu sống và quan niệm hạnh phúc của mỗi người đâu có giống nhau. Và tuổi trẻ chẳng phải cần nhất là mở mang tầm mắt đấy ư? Dấn thân khám phá để tìm hiểu về thế giới, về con người cũng là một cách để

ta xây dựng thế giới quan riêng của mình, từ đó định vị mình là ai trong thế giới này, mong muốn và có thể đóng góp gì thông qua cuộc đời nhỏ bé của mình. Lần gặp thứ hai của tôi với Kevi là ở Kolkata, quê hương của cậu. Tôi mang cho cậu quả cầu thủy tinh mới cậu nhờ tôi mua giúp khi quá cảnh ở Bangkok và dẫn theo 9 người bạn nữa. Chỉ sau một cuộc tám chuyện hợp cạ, Kevi quyết định đi cùng chúng tôi hai tuần lễ bằng đường bộ từ Bắc tới Nam Ấn, từ Kolkata qua Varanasi, Agra, Jaipur, Jodhpur tới New Dehli. Nhờ cậu mà chúng tôi nếm đủ món ăn hè phố ở Kolkata, từ tách trà chai còn vẩn bụi đất nung dưới đáy chén tới những dĩa nan tỏi ăn cùng phô mai dê nấu cà ri mà tôi không thể hình dung rằng lại có thể khiến mình mê mệt đến thế. Nhờ cậu mà tôi thấu hiểu cuộc sống tâm linh của người Ấn bên sông Hằng ở Varanasi. Cũng nhờ cậu mà tôi biết đến“điểm ngắm” bí mật sau lưng cổng chính, ở bên kia con hào ngăn cách Taj Mahal, nơi những người nghèo không có tiền mua vé có thể thảnh thơi ngắm ngôi đền bên kia hàng rào dây thép gai với vẻ đẹp vẹn nguyên. Chúng tôi kết bạn với những ông cụ vấn khăn như những hiền triết ở bờ sông Hằng, với một gia đình may sari ở Agra, ngủ trong những thiền viện Phật giáo ở Sarnath. Chuyến đi ấy cũng giúp tôi đồng cảm với những người như Kevi. Thẩm thấu niềm hạnh phúc của cuộc sống lang bạt qua các miền đất, xuyên qua đường các biên giới. Rằng chỉ cần hạ xuống chiếc kính chắn ngờ vực với con người và những nền văn

41


42

hóa lạ, ta thật sự có thể tìm thấy “nhà” và “người thân” ở bất kỳ đâu ta đặt chân đến.

“Cộng đồng mạng” bảo sống phí hoài, Stanford không nghĩ thế!

Sau 5 năm trời lang bạt, Kevi quyết định tạm dừng chân để vào đại học Kolkata, học ngành Triết học. Với tấm bằng trong tay, Kevi đã lấy được tấm business visa cho 10 năm để sang Mỹ tìm kiếm cơ hội trong ngành công nghiệp giải trí, với mơ ước dựng lên một show truyền hình của riêng mình. Rồi từ Mỹ, cậu quyết định đi vòng quanh thế giới bằng xe đạp. Năm 2016 khép lại khi Kevi đã hoàn thành xong Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu. Mục tiêu tiếp theo của Kevi là “solo” tiếp châu Phi và Nam Mỹ. Lựa chọn của Kevi có vẻ tương đồng với Huyền Chip. Bất ngờ trở lại Việt Nam dịp cuối năm,

Huyền Chip ra mắt cuốn sách thứ ba: “Đường đến Stanford”. Thì ra hai năm qua, Chip biến mất vì tập trung vào việc học ở ĐH Stanford. Những bài luận về lựa chọn sống khác biệt giúp Chip được nhận vào trường ngay trong lần nộp đơn đầu tiên. Tại đây, Chip được nghe chính thầy giáo chia sẻ hành trình “tìm đường” tương tự: “Mình giỏi đi thật đấy nhưng có thấm vào đâu so với việc giáo sư của mình bỏ học khi mới mười bốn tuổi để lang thang khắp thế giới, phát minh ra nhiều phương pháp dùng Toán làm ảo thuật, rồi bất ngờ quay trở lại ĐH Harvard và hoàn thành chương trình tiến sĩ trong vòng hai năm…”. Nhớ lại hồi Chip ra bộ đôi “Xách ba lô lên và đi”, gạch đá ném tới tấp bảo cô gái vị kỷ, lớn rồi mà không biết nghĩ cho cha mẹ, hoài phí thời gian vào hành trình vô nghĩa… Nhưng rõ ràng, Stanford không nghĩ thế! Lựa chọn của mỗi người không giống nhau. Mỗi người có một cách “tìm đường” của riêng

mình, vậy nên không thể áp đặt việc một người trẻ thay vì vào đại học hay gây dựng sự nghiệp thì lang thang khám phá thế giới là vị kỷ, vô trách nhiệm. Lên đường với một chiếc ví rỗng có thể là một cơ hội để một người khám phá ra khả năng thật sự của bản thân vốn bị vùi lấp trong một cuộc sống quá đủ đầy, được chăm sóc tận răng hay được tính trước “lộ trình” quá kỹ dựa trên kinh nghiệm của người khác. Nên chúng mình hãy cứ mơ mộng, cứ khờ khạo, cứ tin, cứ sải cánh, cứ sai miễn là trên con đường thực hiện ước mơ của mình, không phải của người khác. Bởi đâu ai có hai lần tuổi trẻ để hào phóng cho những va vấp. Cứ để những kẻ hoài nghi sống cuộc đời buồn tẻ đầy lắng lo của họ. Còn ta, ta là chiếc lá, việc của mình là “xanh”3! Chơi chữ từ “young and free” “Tôi rỗng túi nhưng tôi hạnh phúc” (Lời mở đầu ca khúc Hand in my Pocket của ca sĩ Alanis Morissette)

1 2

3

Ý thơ Nguyễn Sĩ Đại


43

Một nơi để trở về bài: linh nhi

Đâu phải vô cớ mà hàng loạt quảng cáo dịp Tết đều chung motip sum vầy đoàn tụ. Khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới luôn khiến người ta muốn được ở cạnh gia đình. Và dĩ nhiên, không nơi đâu ấm áp bằng nhà mình, không ai yêu bạn vô điều kiện như bố mẹ.


44

Nhà là nơi đầu tiên bạn nghĩ đến, khi tuyệt vọng nhất Những ngày vừa qua, phim ca nhạc La La land đã tạo thành làn sóng thực sự, khi người người nhà nhà đều nói về nó. Mọi người nhắc nhiều đến những ca khúc du dương, đến tình yêu ngọt ngào của hai nhân vật chính, đến đoạn kết đầy tiếc nuối và day dứt, khi người ta không thể có cả tình cảm lẫn sự nghiệp. Nhưng với tôi, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của La La land, lại chính là khi Mia suy sụp nhất: Cãi nhau với bạn trai, vở kịch cô tự sản xuất tự biên kịch tự làm diễn viên chẳng có ai đến xem, vì thế không còn tiền để trả chi phí thuê rạp. Giữa khoảnh khắc tối tăm ấy, Mia có một lựa chọn mà người con nào cũng làm: Bỏ lại hết tất cả, để về nhà với bố mẹ. Mia gác lại giấc

mơ diễn viên mà cô theo đuổi suốt 6 năm qua, chia tay bạn trai mà cô đắm đuối, chỉ để phóng xe thật nhanh, về “nhà của em”. Phải rồi, chỉ có ngôi nhà thân thuộc với vòng tay bố mẹ luôn dang rộng chào đón, mới đủ ấm áp để khiến Mia bình tâm lại. Khoảnh khắc cô mở cửa, lao vào nhà ôm chầm lấy mẹ, người cha lặng lẽ kéo vali đằng sau, chỉ kéo dài có vài giây, nhưng sao tôi cứ nhớ mãi.

Thật may mắn, khi bạn có một gia đình

Thời đại nào cũng thế, người trẻ sẽ mê mải chạy theo tình yêu, bạn bè, sự nghiệp, những chuyến đi và bỏ quên thứ thân thuộc nhất của mình: Gia đình. Có phải vì từ nhỏ tới lớn, bạn luôn có bố mẹ, anh chị em ở

bên, quen thuộc quá nên quên mất sự quan trọng của nó chăng? Với chàng trai trẻ Michael Oherb trong phim The Blind Side, tình cảm gia đình là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ. Michael cũng có mẹ đấy, nhưng bà suốt ngày say xỉn, mắng mỏ đánh đập con cái, chưa từng hỏi han quan tâm đến Michael một câu. Michael có nhà để ở đấy, nhưng cậu không có phòng riêng, thậm chí một cái giường để ngủ ngon cũng là ước mơ xa vời. Michael được đi học đấy, nhưng cậu bị bạn bè cô lập, giáo viên dè chừng vì ai cũng cho rằng chàng trai lớn lên từ một khu vực tệ nạn, lại lầm lì ít nói, kiểu gì cũng trở thành tội phạm mà thôi. Trong một đêm mùa Đông giá lạnh, Michael đứng co ro ngoài đường, và được gia đình giàu có Tuohy đón về cho ở nhờ một đêm. Lần đầu tiên, Michael được đặt chân vào một ngôi


45

nhà to đẹp đến thế, được biết thế nào là bữa ăn quây quần khi bố mẹ con cái ngồi chung một bàn và trò chuyện, được ngủ một giấc ấm áp trên chiếc sofa rộng rãi. Sáng hôm sau, Michael lặng lẽ rời đi sau khi dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ, để lại lời nhắn cảm ơn, và không ngờ rằng cuộc đời cậu sẽ hoàn toàn thay đổi từ cuộc gặp ngẫu nhiên này. Leigh Touhy - một phụ nữ giàu có, đã thuyết phục chồng mình đồng ý nhận Michael làm con nuôi, để cậu có một gia đình, để cậu có một tương lai tươi sáng. Và Michael đã có những ngày hạnh phúc nhất, không phải vì từ nghèo hóa giàu, mà vì cậu đã biết thế nào là mái ấm gia đình. Là khoảnh khắc mẹ đọc sách cho con nghe, là những lời chúc ngủ ngon, là những lời hỏi han quan tâm chân thành, là anh chị em trêu chọc nhau... Đâu phải ngẫu nhiên mà The

blind side được đề cử hạng mục phim xuất sắc nhất tại giải Oscar 2010, cho dù đây chỉ là một phim về gia đình đơn giản, xúc động, không có chủ đề cao siêu hay đột phá về ý tưởng. Bởi The blind side đã cho người ta thấy gia đình quan trọng như thế nào. Nếu bạn có những người thân thiết nhất ở bên, nghĩa là bạn đã có một kho báu vô giá rồi.

Hãy yêu thương bố mẹ mình, trước khi quá muộn Trong phim điện ảnh A family của Hàn Quốc, vai nữ chính Jung Eun là một cô gái ngỗ nghịch. Jung Eun mất mẹ từ nhỏ, luôn sống trong hận thù khi cho rằng chính cha mình đã khiến mẹ qua đời. Để khiến cha phải ân hận, Jung Eun càng

lớn càng quậy phá, còn đi ăn trộm và phải ngồi tù. Quan hệ giữa hai cha con chưa bao giờ có một ngày hòa thuận, khi cô không muốn nói chuyện với cha. Ngay cả khi biết cha mình mắc bệnh ung thư và chẳng còn sống được bao lâu nữa, Jung Eun vẫn không chịu bỏ qua mọi chuyện. Để rồi khi cô hiểu được cha yêu mình nhiều như thế nào, ông đã âm thầm bảo vệ cô ra sao, thì đã quá muộn. Jung Eun chẳng còn cơ hội để bày tỏ điều ấy nữa rồi. Bạn có thể sẽ khóc khi xem đoạn cuối của A family, giống như rất nhiều khán giả Hàn Quốc khác. Và khi nước mắt đã khô, đừng ngại ngần nữa, hãy nói với bố mẹ rằng bạn yêu gia đình mình nhiều như thế nào. Tết là mùa sum vầy, mùa để bày tỏ yêu thương, để thấy nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất để trở về.


46

Những diệu kỳ nằm ở phía * xa khơi bài: travelling kat

MƠ mang đến những cuộc đối thoại của những cá tính hoặc đối ngược nhau, hoặc giống nhau, hoặc bổ trợ nhau, hoặc cả ba. Những cuộc đối thoại đó tạo ra cảm hứng. Trong số này, Travelling Kat tìm đến người có tài năng mà Kat nghĩ mình không có: Gói gọn những xúc cảm, suy nghĩ miên man trong những câu từ ngắn, nhỏ nhẹ, dịu dàng như lời thì thầm. Những lời thì thầm ý mà, có bao giờ nên dài hơn một nhịp thở ấm... Đó là Nguyễn Thiên Ngân, nhà văn - nhà thơ, 1 trong 50 đại sứ Việt trẻ của Global Youth Summit Vietnam 2015, được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của tập thơ "tạo sóng" trong lòng bạn đọc: "Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời".


47

Một Thiên Bình điển hình Nếu Ngân design một cái danh thiếp cho chính mình, tự do thích nói gì thì nói, Ngân sẽ để chức danh của mình như thế nào? Saigon-based (copy)Writer. Hai câu thơ thôi, Ngân có thể giới thiệu về mình? Ẩn sau một vết thương lành Là mê cung gió hay thành quách mưa? Ngân có phải là một Thiên Bình điển hình? Nếu thế, sự cân bằng của Ngân, ở đâu? Tôi nghĩ vậy. Tôi làm trong ngành quảng cáo, nghề phải sáng tạo theo brief của khách hàng.

Tôi lại sáng tác, việc mà tôi được là người chỉ huy tối cao trong thế giới sáng tạo của mình. Công việc cho tôi cơ hội gặp gỡ, làm việc với rất nhiều người, và tôi thích điều đó. Nhưng tôi cũng thích những tuần dài ở nhà một mình đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác, hoặc xem một lúc 5 bộ phim khác nhau. Thế nào cũng ổn cả. Việc rất-thế-này và rất-thế-kia xen kẽ nhau giữ cho cuộc sống của tôi cân bằng. Ngân bảo ”Writing is not a passion. It’s a life”, vậy Ngân đã từng tưởng tượng mình là ai nếu không phải là nhà thơ? Tôi không thể tưởng tượng được mình là ai khác ngoài một người làm nghề viết lách (nhà thơ thì hơi

quá cụ thể). Vì ngoài chuyện đó, tôi không còn khả năng nào cả. Có một lúc, khi ở Portland, chiều nào tôi cũng đi cáp treo lên bệnh viện trường Đại học Khoa học Y Tế (OSHU) nằm trên đồi Marquam để ngắm hoàng hôn. Những lúc đó, tôi hình dung ở một thế giới song song, tôi là một sinh viên Y khoa, ngày ngày đạp xe từ ký túc xá đến chân đồi, rồi mang cả xe đạp đi cáp treo lên đồi, làm thực tập sinh trong bệnh viện. Mỗi buổi chiều, tôi sẽ mua một ly trà nóng, ra cái deck tuyệt đẹp ở đó để ngắm hoàng hôn xuống trên thành phố, xa xa là đỉnh núi tuyết đẹp kỳ diệu. Nhưng sau đó tôi nhận ra, tôi chẳng thích thú gì với việc


48

làm sinh viên Y khoa cả. Tôi chỉ muốn ngắm hoàng hôn từ đó mỗi ngày. Vì thế, là sinh viên Y khoa thì có vẻ phù hợp hơn cả. Và ngay cả cách suy nghĩ đó cũng làm tôi nhận ra rằng, tôi có thể làm gì khác nữa, ngoài viết lách?! Có điều gì làm có thể làm Ngân khó chịu không? Tôi sợ ai giỏi ngôn ngữ và nói lòng vòng nhưng không có ý chính. Đầu óc tôi khá đơn giản nên tôi không hiểu được cái gì nhiều tầng nhiều lớp mà bóc mãi bóc mãi vẫn không tìm ra cái cốt lõi. Tôi thấy Ngân đi nhiều, chủ yếu là những nơi có thiên nhiên thật đẹp. Trước thiên nhiên, Ngân thấy mình cô đơn hay an bình? Thiên nhiên cho tôi thấy mình bé nhỏ, thậm chí đơn độc; và dạy

tôi cách biết thu xếp ổn thoả với sự đơn độc đó. Nếu được, ngay bây giờ nhé, giúp tôi một tẹo được không: Cho tôi biết trên bàn của bạn/ hay trên đầu giường/ hay trong túi của bạn đang có cuốn sách gì? Đầu giường tôi đang có quyển Áo Chi Tế Đạo (Con đường sâu thẳm) của Matsuo Basho. Đây là một kiệt tác thi ca xen lẫn tản văn của Basho, một thiền sư thi sĩ lỗi lạc của Nhật Bản; vừa được giáo sư Nam Trân dịch ra tiếng Việt. Giữ rất nhiều sách chuyên ngành Quảng cáo tôi đọc gần đây, thì quyển này của Basho nhắc tôi nhớ về thời sinh viên. Đó là thời tôi dành thời gian đọc sách chuyên ngành Văn học nhiều nhất. Tôi từng học khoa Văn học Ngôn ngữ mà.

Điều kỳ diệu ở phía khơi xa Giấc mơ nào Ngân đã có và muốn nó kéo dài mãi mãi? Tôi mơ mình đang ngồi trên chuyến tàu Trans-Siberian Railway, đi từ Mông Cổ sang Nga, dừng lại ở những ga nhỏ trên thảo nguyên vào những đêm đầy sao. Tôi mơ giấc mơ đó rất nhiều lần, đến nỗi phải lên kế hoạch biến nó thành hiện thực sớm. Khoảnh khắc nào Ngân đã trải qua và ngỡ mình mơ? Rất nhiều. Có rất nhiều khoảnh khắc như thế đến với tôi trong đời, và tôi cảm thấy rất may mắn. Nhưng khi đọc câu hỏi này, thì trong đầu tôi hiện ra cảnh một buổi chiều mùa Thu âm u lạnh buốt trên hồ Tahoe, xa xa là


THIÊN NGÂN GIỮA NHỮNG LỰA CHỌN Trà hay Cà phê? Mèo hay chó? Mùa Đông hay Mùa Hạ? Chiều thứ Sáu hay sáng Chủ Nhật? Bảo tàng hay công viên? Một bó hoa một màu hay một tông, hay một bó hoa càng nhiều màu càng tốt?

những ngọn núi tuyết. Đó là cảnh tượng đẹp và buồn đến mức tôi ngỡ mình đang mơ. Hãy chia sẻ với tôi ”những diệu kỳ nằm ở phía khơi xa”, giấc mơ tương lai của Ngân đi mà? Ai là người Ngân muốn sẽ xuất hiện trong ”phía khơi xa” đó? ”Điều kỳ diệu phía xa khơi”, với tôi, là được đến bất cứ chân trời nào tôi muốn; và ở lại bất cứ nơi nào tôi chọn. Còn người sẽ xuất hiện ở phía khơi xa đó ư? Cái này hơi riêng tư, nên tôi chỉ gọi đó là một người tri kỷ, được không?! (Tất nhiên là được rồi!) Ngân nghĩ mình có ”mỏ neo” nào níu chân để đến với ”điều kỳ diệu ở phía khơi xa” ấy? Lúc trước tôi còn vài vướng bận, nhưng hiện giờ thì không có ”mỏ neo” nào cả. Có chăng tôi chỉ sợ mình không phải là một

49

thuỷ thủ đủ giỏi để dong buồm đến được chân trời tôi muốn. Nhưng điều đó, thật thú vị, lại nhắc tôi nỗ lực nhiều hơn.

Làm thơ để cân bằng Trở về câu hỏi cơ bản nhất: Vì sao Ngân làm thơ? Tôi làm thơ để cân bằng bản thân. Những điều gì tạo cảm hứng cho Ngân? Tất cả. Những thứ tôi quá yêu và những điều tôi cực kỳ ghét. Cái gì tạo cảm xúc mạnh, ắt sẽ tạo cảm hứng. Là người viết, tôi ghét việc viết vì chính những dòng văn biến tôi thành người không biết quên: Nhớ hết, nhớ cả những điều muốn quên.

Ngân có câu thơ gì mà giờ Ngân muốn quên mà không quên được không? Chúng mình còn có gì chung Ngoài năm tháng đó đã từng qua nhau?! Nơi nào là ”thánh địa Mecca” của Ngân, nơi Ngân muốn đến khi chênh vênh và cần cảm hứng? Nhà ba mẹ tôi. Căn nhà nằm bên đường ở một thị trấn nhỏ cách thành phố Buôn Ma Thuột vài chục cây số. Tôi lớn lên ở đó. Có chênh vênh mấy, khi trở về đó tôi cũng quay lại thành một đứa trẻ. Mà một đứa trẻ, nỗi ưu tư duy nhất là hôm nay mẹ cho ăn gì, và Chủ Nhật bị đánh thức dậy đi lễ nhà thờ khi mới tờ mờ sáng. * trích trong lời tựa tập thơ Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời của Nguyễn Thiên Ngân


50

Một tháng bài: nguyễn thiên ngân


“Mùa Hè năm nay, tôi đi một chuyến dài, bắt đầu từ Chicago và kết thúc ở San Francisco khi trời vào Thu. Mong mùa Hè năm nay rồi sẽ trở thành một “mùa Hè năm ấy” mà tôi thường nhớ lại, mỉm cười.” Nguyễn Thiên Ngân đã bắt đầu như thế về chuyến đi của mình. Và cô ấy đã có những bài viết thật tuyệt, để chia sẻ “mùa Hè năm ấy” với bạn đọc của Mơ.

Chiều nay lang thang ở Space Needle, tôi nhận ra mình đã đi tròn một tháng. Thế, nên tôi quyết định thưởng cho mình một cây kem B&J, dù biết công sức đi bộ cả ngày hôm nay thế là thành công cốc. Rồi tôi tìm đường về nhà. Điện thoại hết pin. May mà tôi "tia" thấy ở góc thùng rác nọ trong một tòa nhà có chỗ cắm điện. Thế là tôi đứng ôm cái thùng rác chờ sạc điện. Ai qua lại cũng không hiểu vì sao tôi yêu thùng rác dữ vậy. Nhà bạn tôi ở Redmond, cách trung tâm Seattle một tiếng xe buýt. Tôi ra xe kịp chuyến chạy đúng lúc hoàng hôn, chạy ngang cây cầu dài tuyệt đẹp. Sao lúc nào ngắm hoàng hôn tôi cũng ngỡ ngàng tự hỏi, bộ ngày nào cũng đẹp như vầy sao? Lần nào cũng vậy. Chiều nay ngồi ở bậc thềm cái bảo tàng diêm dúa ăn kem, tôi tua lại mọi thứ trong đầu rồi bỏ cuộc. Tôi bắt đầu không còn

nhớ được quá nhiều chi tiết của chuyến đi này nữa. Trên đường, ngày dường như dài hơn. Đời sống rõ nét hơn, chi tiết ngập tràn. Hội ngộ nào cũng lạ lùng. Tình cảm nào cũng chân thành giản dị. Cuộc nói chuyện nào cũng như rút hết gan ruột ra mà trao gửi. Tôi có thể viết đến gục cũng không hết được những gì tôi đã thấy, đã nghe và đã nghĩ. Một tháng trên đường vừa rồi, tôi vẫn thường nghĩ mình là một con sứa. Không có não. Không có kế hoạch gì. Chỉ mua vé một chiều. Ai dẫn đi đâu thì đi. Đã ngủ qua tất cả từ khách sạn đến motel đến airbnb đến RV đến giường đến sô pha nhà bạn. Gặp gì làm nấy. Thật không giống tôi chút nào. Ngày xưa đi chơi tôi lên kế hoạch kỹ đến nỗi cứ cầm file Word kẻ ô đi theo là đúng phóc. Nhưng như bây giờ cũng vui. Trong chuyến đi vừa rồi chỉ duy nhất một lần tôi manh nha hối hận vì không lên kế hoạch, đó là

lúc cả bọn chạy một lèo đến Big Sur rồi... quay xe chạy về trong đêm vì không tìm được chỗ ngủ. Lúc đó tôi khá giận mình đã không kiểm tra gì, không phụ plan, cứ nhắm mắt đi theo. May mà hai đứa bạn - theo lời bọn tôi giỡn nhau là - tuy plan ngu nhưng chạy xe giỏi. Và đêm đó hóa ra lại là một đêm đáng nhớ của hành trình. Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ băng qua cung đường đèo Pacific Coast Highway trong đêm Trung Thu trăng sáng vằng vặc trên biển? Bọn tôi dừng trên đỉnh đèo. Cô bạn đường cố quay phim lại cảnh thần tiên đó. Trăng sáng trên đỉnh núi đầy thông. Mùi thơm của cỏ cây hòa với mùi biển cả. Mặt nước dát ánh bạc. Bờ cỏ lau run rẩy trong gió đêm. Tiếng nước Thái Bình Dương khe khẽ vỗ vào vách đá. Quay một hồi bất lực, nó quay sang tôi phán "Chị có nhiệm vụ về viết lại cho tụi em nhớ. Cảnh này không máy nào lên nổi". Đó là thứ ký ức sẽ mắc kẹt lại

51


52

trong đầu mãi mãi. Hoặc tâm trí mình bị mắc kẹt lại trong nó, mãi mãi. Chuyện này thường chỉ xảy ra khi mình không có plan. Những người lạ gặp trên đường hay hỏi "Ồ, thì ra em đang xáchba-lô-lên-và-đi hả?!" Một tựa sách đắt giá thật chứ. Đến nỗi dù trong tay tôi là một cái vali kéo, thì tôi vẫn không thể đáp gì khác ngoài cười. Càng về sau này, tôi càng muốn vứt hết đồ đạc mang theo, dù lúc đi tôi cũng đã chả mang gì nhiều. Quần áo trên đường cực kỳ đơn giản. Sẽ chỉ có một hai bộ dễ giặt dễ mặc mà mình muốn mặc hoài. Giờ tôi mới hiểu vì sao hồi đó Mít Đặc đi vòng quanh thế giới hơn một năm trời chỉ có một cái ba lô mà khi về đến nơi cũng đã vứt gần hết. Khi di chuyển, mình trở về dạng cơ bản nhất của mình. Chi tiết thừa được lược bỏ bao nhiêu thì càng nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trâm Anh có lần ngồi nói với tôi, em thấy con người đừng nên dừng bước, phải di chuyển liên tục thì mới

hạnh phúc được chị à. Ngày xưa hồi còn là khỉ chuyền từ cành này qua cành nọ thật êm đềm biết mấy. Tự dưng cháy rừng, cây cối xa nhau ra, loài khỉ đi bộ cho cố rồi tiến hoá thành người, rồi tích trữ lương thực, rồi lập ra đất nước biên giới, rồi đánh nhau cho dữ, rồi làm cho dữ để mua sắm cho dữ! Lúc đó tôi cười sằng sặc. Nhưng Trâm Anh rất nghiêm túc. Nó nói như thể ký ức về những năm tháng chuyền từ cành này sang cành nọ của loài khỉ vẫn còn sao chép trọn vẹn trong ADN của nó. Giờ thỉnh thoảng lúc bắt xe đi chỗ này chỗ kia, tôi hay nghĩ lại đêm đó ngồi uống với nhau, và thấy nó thật có lý. Bạn hỏi tôi có thay đổi gì không, sau một tháng chơi quần quật đến vậy. Tôi không biết nữa. Nhưng có một điều tôi tự hứa với bản thân, sau này dù bận rộn thế nào, mỗi ngày đều phải dành thời gian để ngắm hoàng hôn. Những ngày lang thang này không thể kéo dài. Có thể tôi sẽ rẽ sang một lối hoàn toàn khác.

Cũng có thể tôi sẽ làm tiếp những điều vẫn làm. Nhưng hoàng hôn sẽ là một dấu hiệu giúp tôi kết nối lại bản thân, nhắc cho tôi nhớ đâu là điều mình trân trọng và luôn theo đuổi. Nó sẽ cho tôi khoảng tĩnh lặng đủ để nhớ lại mỗi phút giây của đời sống này thật đẹp, như hoàng hôn mỗi ngày. Tôi chợt nhớ lại hôm Vykachu tiễn tôi ra xe. Nó quất lên một bộ đồ rất lộng lẫy, đi giày cao gót, make-up kỹ càng khiến tôi hơi bàng hoàng. Tôi nói chi zậy má nhỏ, đưa ra bến xe thôi mà, nó kêu mấy bữa nay em bận quá đầu bù tóc rối, giờ em muốn dòm tươm tất một chút để ký ức về em đỡ ghê... Đó chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện nhỏ. Mỗi lần có điều gì đó không mong đợi, tôi sẽ ngưng tự hỏi vì sao. Cũng như tôi đã ngưng hỏi vì sao mình may mắn quá, đường tôi đi gặp toàn những chuyện dễ thương, dù khùng. Tôi không muốn quên một chi tiết nào cả.


53

Bay giữa trời sao bài: hoài nam

Có một cảnh phim khá ấn tượng trong La La Land (Những kẻ khờ mộng mơ), bộ phim nhạc kịch mới nhất của Emma Stone: Đó là khi cô nhảy múa và bay lên, chạm tới các vì sao lấp lánh. Còn hình ảnh nào chính xác hơn để miêu tả vị trí của nữ diễn viên 28 tuổi ở Hollywood hiện tại?


54

“Kế hoạch Hollywood” Không quyến rũ kiểu Mỹ “truyền thống”, lại sở hữu chất giọng khàn và gương mặt khó gọi là xinh đẹp, Emma Stone là một trường hợp khá lạ ở Kinh đô ánh sáng. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một kẻ vô danh dễ dàng xuất hiện rồi mất hút tại Los Angeles mỗi ngày, Emma đã nhanh chóng bứt phá trở thành ngôi sao nữ hàng đầu. “Một trong những diễn viên trẻ giỏi nhất của chúng ta!”, cây bút Kirk Honeycutt tờ The Hollywood Reporter thốt lên khi chứng kiến màn trình diễn của Emma trong The Help (Người giúp việc, 2011). Bốn năm sau, lời tiên đoán đó đã thành sự thật. Với La La Land, bộ phim nhạc kịch được giới bình luận tán dương hết lời những ngày qua, gần như chắc chắn cô gái đến từ Arizona sẽ có một đề cử Nữ chính tại Oscar. Nếu xảy ra, đây sẽ là lần thứ hai Emma Stone nhận vinh dự này, sau Birdman (Người chim, 2014). Ở tuổi 28, đó là thành tích cực kì đáng nể. Điều ít người biết là Emma Stone có khởi đầu không mấy suôn sẻ. Cô là một trong số ít những đứa trẻ mắc chứng hoảng loạn vô thức. Nghĩa là, cứ 30 giây một lần, cô bé phải hỏi mẹ để chắc chắn không có ai qua đời hay thế giới sụp đổ. Tuổi thơ của Emma là di chuyển qua lại giữa các nơi chữa trị. Diễn kịch nằm trong số

đó. Và rất tự nhiên, niềm đam mê diễn xuất ăn vào tâm khảm cô. Khi căn bệnh được chữa khỏi, Emma nói với bố mẹ rằng cô muốn làm diễn viên. Có hàng ngàn đứa trẻ sau khi diễn kịch về sẽ nói giống như Emma, rồi sau đó chúng chơi trò gì đó và quên mất. Nhưng Emma không như thế, và chắc chắn chẳng ai giống cô. Ở tuổi 14, cô bé làm hẳn một bài thuyết trình bằng Powerpoint với tựa đề “Kế hoạch Hollywood 2004”. Cô mời bố mẹ vào phòng, đưa cho họ bỏng ngô, rồi bắt đầu bài nói. Hai năm sau, 2004, cô rời khỏi nhà và dọn đến Los Angeles.

Mạnh mẽ, tự lập, thông minh Đó là tinh thần giúp Emma khác biệt hẳn với phần còn lại. Mọi thứ đều được lên kế hoạch, và mọi yếu tố đều đã được tính đến. Emma đã dành vài năm để học diễn xuất lẫn đài từ, đảm bảo cho mình nguồn vốn về kĩ năng. Cô biết cách sắp xếp những kế hoạch cuộc đời. Nhưng để lên cao ở Hollywood, còn phải cần đến tài năng và rất nhiều may mắn. Emma có cả hai điều đó. Như bao người khác, cô bắt đầu từ những vai phụ nhỏ lẻ. Đa phần người ta sẽ mong chờ sẽ có một vai phụ thật ổn để nổi bật. Emma ngược lại, cô tìm cách biến những vai “không có gì” thành nổi bật. Đó là trường

hợp của Superbad (Siêu xấu xa, 2007). Emma vào vai một cô bạn gái được đánh giá là “rất nghèo nàn về kịch bản”, nhưng đã gây ấn tượng cực lớn bằng lối diễn đĩnh đạc, sự thú vị trong tính cách. Superbad thành công lớn về thương mại, và Emma Stone bắt đầu được chú ý. Đến Zombieland (Vùng đất thây ma, 2009), cô đã biết cách tạo ra một hình mẫu riêng cho mình. Đó là kiểu con gái vừa mạnh mẽ, tự lập, thông minh, nhưng vẫn nữ tính theo cách riêng. Hình mẫu này được dịp phát huy trong The Easy A (Cô nàng lẳng lơ, 2010), Emma Stone vào vai một nữ sinh trung học vướng tin đồn sex. Đây chính là bước ngoặt sự nghiệp, đưa cô đến với giải BAFTA (giải thưởng điện ảnh Anh Quốc) và Quả cầu vàng. Một ngôi sao mới đã ra đời. “Tôi không có bằng đại học, nhưng không có nghĩa tôi không thông minh”. Emma Stone từng nói trong cuộc phỏng vấn. Mỗi lựa chọn vai diễn sau đó, đều cho thấy sự tính toán cẩn thận của cô trong mỗi bước đường nghề nghiệp. Từ việc duy trì các phim nghệ thuật, cho đến tham gia phim thương mại như The Amazing Spiderman (Người nhện siêu phàm, 2012) để được biết đến rộng rãi hơn. Đó là lý do cô đang ở vào vị thế đáng mơ ước tại Hollywood hiện tại. Bay rất cao giữa bầu trời sao, nhưng sẽ không lo sợ té ngã. Bởi Emma Stone luôn biết đâu là điểm dừng kế tiếp.


55


56


57

Những người đàn bà bé nhỏ bài: mai chi

Hôm trước, khi tôi post tấm hình đại diện mới trên Facebook, một anh bạn đã để lại lời nhắn “Em nhìn rất giống các chị của em”. Câu nói của anh, khiến tôi rất cảm động. Ngày tôi chưa đi học, trong nhà có một chiếc ti vi đen trắng, loại ti vi cũ có một cái “lưng” rất to đằng sau nó. Ba chị em cách nhau khá xa về tuổi tác, nên kể cả khi hai chị ở nhà, tôi cũng thường xuyên lủi thủi chơi một mình để các chị yên tĩnh học bài trong phòng. Bố thường vắng

nhà vì đi làm xa, những lúc mẹ làm việc nhà, chiếc ti-vi là thứ cuốn hút tôi nhất. Tôi xem đầy đủ tất cả những sê-ri kinh điển thời bấy giờ được chiếu ở Việt Nam: Người giàu cũng khóc, Đơn giản tôi là Maria… Trong số đó, bộ phim dài tập mà tôi thích nhất là Những người đàn bà bé nhỏ, được chuyển thể từ cuốn truyện cùng tên của nhà văn nữ Louisa May Alcott. Thay vì được chơi thật với hai chị, tôi bằng lòng với việc ngồi trước màn hình vô tuyến, theo

dõi những trò chơi của bốn chị em gái nhà March. Những người đàn bà bé nhỏ kể về cuộc sống của một gia đình có bốn chị em gái ở thị trấn Concord, Mỹ. Cha của các cô gái đã lên đường nhập ngũ khi nổ ra cuộc nội chiến Nam-Bắc, nên bốn chị em sống cùng mẹ. Gia đình họ đã từng rất khá giả, nhưng do quá cả tin vào một người bạn, mà bố của các cô đã gần như đánh mất toàn bộ gia sản. Những tập phim xoay quanh câu chuyện thường ngày diễn ra


58

với bốn cô gái: Những trò chơi của họ, những vở kịch họ tự hóa trang tự diễn, điều bất ngờ họ chuẩn bị cho mẹ vào dịp Giáng sinh, ước mơ và những bước ngoặt cuộc đời của từng người. Vì bị hai chị trêu là có chiếc mũi tẹt, tôi hay bắt chước cô em út Amy, lấy một chiếc kẹp quần áo kẹp vào mũi để cho mũi cao lên, và luôn so sánh những lời nói và cử chỉ của các cô chị trong phim với những gì mà hai chị gái tôi làm thường ngày. Tôi nghĩ chị cả giống như Meg, còn chị hai thì giống như Jo. Khi còn học đại học, công việc làm thêm của tôi là trông giữ trẻ. Một cách tình cờ, trong suốt ba năm học, tôi đều làm việc cho những gia đình có hai chị em

gái. Khi quan sát những đứa trẻ cùng một giới tính, sinh ra bởi cùng một cha mẹ, sống trong một môi trường gần như hoàn toàn giống nhau, tôi luôn cảm thấy thú vị khi nhận ra chúng lại có tính cách khác nhau đến vậy. Không những tính cách và sở thích không giống nhau, mà cả những lựa chọn và sự phát triển của những cô bé cũng gần như không có điểm chung. Cha mẹ chúng bao giờ cũng có phần yên tâm hơn về một đứa, và lo lắng e ngại hơn về thiên hướng của đứa còn lại. Trong nhà, tôi luôn là đứa khiến bố mẹ lo lắng nhất, học kém nhất, nghịch ngợm nhất, bướng bỉnh nhất. Trong khi chị cả rất chăm chỉ và chịu khó, thường

giúp mẹ việc nhà, việc bếp núc, chị hai thì học giỏi và xinh đẹp, tôi lại là đứa không giống ai, bị bố mẹ rầy la như cơm bữa. Tôi vẫn còn nhớ khi hai chị đã tốt nghiệp cấp Ba và đang học đại học, một buổi tối muộn, bố mẹ gọi hai chị vào phòng đọc sách, hỏi hai chị có muốn đi học xa nhà không. Chị cả nói không, chị muốn lấy chồng và ở gần bố mẹ, còn chị hai trả lời có. Tôi đứng nép ngoài cửa, nghe lỏm cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và hai chị, trong đầu thầm đưa ra quyết định của mình, tôi sẽ đi theo chị hai. Đến bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra vào chính khoảnh khắc đó, mỗi người trong số ba chúng tôi đã chọn con đường đi riêng cho chính mình, những


59

êm đềm của tổ ấm dưới chung một mái nhà, những dịu dàng vô tư lự của tuổi thơ sẽ kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống của chúng tôi rẽ sang những hướng khác nhau. Người ta vẫn thường nói với chúng ta rằng không tồn tại cái gọi là số phận, ai cũng có thể tự định đoạt được cuộc đời mình. Nhưng không hiểu sao, tôi hay nghĩ về cuộc đời của những người phụ nữ trong gia đình như thể đã được định đoạt sẵn từ lúc mới lọt lòng. Chúng tôi đã cùng lớn lên bên nhau, nhìn thấy những việc như nhau, cùng ăn những bữa cơm của mẹ nấu trong căn bếp nhỏ, có cùng những cuộc cãi vã và những hờn dỗi. Vậy tại sao chị cả lại lựa chọn như vậy? Tại sao chị hai và tôi lại đi theo một con đường khác? Và ngay cả khi hai chúng tôi đã đi cùng một con đường, mọi việc xảy đến với chúng tôi cũng đều không giống nhau. Có người, cho tới giờ này, vẫn luôn vui vẻ và may mắn, có người chẳng khi nào được suôn sẻ và bớt âu lo. Trong số những tấm ảnh ghi lại ngày ăn hỏi của mình, có một tấm mà tôi nhớ nhất: Trong hình, chị cả đang cài khuy cổ áo dài cho bà, khi nhà trai sắp đến đầu ngõ. Nhà có ba chị em gái và một em trai, nhưng ba đứa sau lúc nào cũng nhí nhố,

nghịch cái gì phá cái gì cũng theo phe nhau, chỉ có chị cả là đứng ngoài, vô can. Bố mẹ kể lại rằng, khi tôi vừa sinh ra, chị cả chỉ vào tôi rồi hỏi mẹ là nếu muốn bế thì phải nhấc đằng chân hay đằng đầu lên trước. Đến khi tôi lớn hơn một tẹo, mỗi lần phải dắt tôi theo khi đi chơi với các bạn là chị rất bực bội, vì con em cứ đòi ăn đòi chụp ảnh đòi đủ thứ làm chị xấu hổ với người ta, không biết lỗ nẻ nào mà chui xuống. Trước ngày cưới của mình, người mà tôi nghĩ đến nhiều nhất là chị cả. Chị đi lấy chồng khi tôi mới học lớp bảy. Ngày cưới chị là ngày tôi đang đi tập huấn bán trú ở trường đội Lê Duẩn, phải xin phép thầy cô tranh thủ lúc nghỉ trưa về gặp chị trước giờ đưa dâu. Hai chị em cách nhau một giáp, mười hai năm cách biệt tuổi tác và cách suy nghĩ, chưa bao giờ tâm sự điều gì cùng nhau. Nhưng tôi cứ nhớ mãi ngày hôm ấy, lúc tôi về đến nơi, bà nói là vào chụp kiểu ảnh với chị đi, chụp xong thì chị quay ra ôm lấy tôi, chị khóc làm tôi cũng khóc, rồi chị cầm tay chặt đến nỗi làm tôi thấy đau, nói "ở nhà phải ngoan, nghe lời bố mẹ, đừng ham chơi nữa". Chị có đi đâu xa đâu, cách nhà chỉ một con phố thôi mà... Tới lượt tôi cưới, chị cũng không mấy xuất

hiện trong những tấm hình, chị là người khi đó đang phải lụi hụi trong bếp, đang phải rót nước mời khách khứa, đang lo xe đến trễ giờ đón dâu. Tôi luôn tin có một sợi dây kết nối thật đặc biệt giữa những người phụ nữ trong gia đình. Trước kia là bà, rồi tới mẹ và các dì, và giờ là chị em tôi. Việc sinh ra là con gái là khởi điểm của sợi dây kết nối này, của những tủi hờn nếu không đến với người này thì cũng sẽ đến với người khác, vào lúc này hay lúc khác, không cách nào tránh được. Tôi ghét phải nói giá như. Nhưng giá như mọi chuyện chỉ đơn giản như khi tôi khóc òa vì các chị không đồng ý cho vẽ vào cuốn sổ tay bìa in hoa rất đẹp của chị, không đồng ý cho tôi chơi đồ chơi của chị, tôi chạy lại tìm kiếm sự bênh vực của bố mẹ. Giá như tất cả mọi sự éo le trong đời mấy chị em tôi đều có thể được xoa dịu bởi những vỗ về trong mái nhà thơ ấu. Giá như không ai phải nhận lấy một vai diễn thiệt thòi trong đời, tất cả chỉ giống như trò chơi đồ hàng ngày bé, luân phiên thay vai cho nhau. Những người phụ nữ trong gia đình, đến khi cùng trải qua những dấu mốc giống nhau trong đời, mới hiểu được phần nào nỗi lòng nhau.


60

Kathmandu là nhà bài: lan chi


61

Chuyến đi quá bất ngờ đến nỗi tôi còn chưa kịp chuẩn bị tâm lý cho mình. Những gì tôi biết về Nepal là thành phố ô nhiễm đông đúc, là động đất của hai năm trước, là núi tuyết. Và kì lạ thay, Kathmandu đúng như một mối duyên lành, trong tôi là sự thân quen gắn bó dù mới chỉ lần đầu đặt chân.


62

Nepal là một quốc gia được tách ra từ một phận đất của Ấn Độ xưa. Thời Đức Phật đản sanh ở Lâm Tỳ Ni đến khi Phật thành đạo và cuối đời nhập Niết bàn ngày xưa trên đất Ấn Độ, những vùng đất Phật tích ấy ngày nay đều nằm trên đất của Nepal. Vì vậy Nepal trở thành nơi Thánh địa Phật giáo. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Kathmandu không đẹp lắm. Đón tôi ở ngay cổng sân bay là hàng dài tắc nghẽn xe cộ và khói bụi, đúng như những gì tôi được đọc về “Thành phố ô nhiễm nhất thế giới”. Thật đặc biệt khi bắt đầu ngửi đâu đó mùi hương trầm, trong tôi có sự xúc động không diễn tả được

Bảo tháp Boudhanath Bảo tháp Boudhanath nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, và tồn tại từ thế kỷ thứ V. Bảo tháp đông đúc náo nhiệt, xung quanh là các bác người Tạng, các lạt ma và cả khách du lịch vừa được khánh thành trở lại sau trận động đất năm 2015. Truyền thuyết kể lại: “Một người phụ nữ xin vua hiến đất để xây dựng một bảo tháp. Nhà vua hứa sẽ cho cô một khu đất rộng trong phạm vi bao phủ của một tấm da trâu. Và người phụ nữ ấy đã cắt một miếng da trâu thành các sợi mỏng và nối chúng lại với nhau. Rồi dùng sợi dây đó để kéo thành vòng tròn bao lấy một khu đất rộng lớn. Giữ đúng lời hứa, nhà vua đã cấp khu đất đó để xây dựng bảo tháp. Bảo tháp ấy chính là bảo tháp Boudhanath.” Mỗi buổi sáng thức dậy từ 5h sáng, là hàng nghìn phật tử đã đi nhiễu thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh bảo tháp, cùng nhau trì chú cúng

dường và quay vòng xoay kinh luân cầu nguyện. Việc đi nhiễu bao nhiêu vòng đối với người tu hành là phải nhớ, 3 vòng, 7 vòng, 21 vòng hay 108 vòng. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác khi bắt đầu ngày mới nơi này, tôi sẽ đến chiếc bàn mà mọi người đã dâng nến bơ, bên cạnh là hương trầm, tất cả vừa đi vừa cùng nhau tụng nguyện. Dù rất đông đúc nhưng mọi người đi trật tự và tập trung toàn bộ tâm, ý và thân của mình đến Tam bảo tỏ lòng tôn kính. Trong hàng nghìn người ấy, tôi chú ý đến một bác người Tạng lớn tuổi, dù nắng chói chang hay lạnh giá, bác vẫn miệt mài thực hiện việc lễ lạy “nhất bộ nhất bái”, một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh trong Phật giáo Kim Cương thừa. Chứng kiến cảnh ấy, lòng tôi cảm nhận được sự an tịnh phúc lạc vô cùng.

ấy tôi vô cùng xúc động và cảm thấy như tìm được ‘Nhà’ cho tâm hồn mình, là chính bản thân tôi. Kathmandu cứ thế xoa dịu trái tim tôi.

Trà sữa

Người dân ở Nepal hầu hết ăn chay nên trà sữa sẽ góp phần giúp họ cân bằng âm dương. Hương của trà thơm đậm, khi uống có vị ngọt của sữa, vị mặn của muối, vị hơi chát của trà, vị béo của bơ, càng uống càng thấy tâm tư thư thái. Trà sữa ở đây làm tôi mê mẩn. Cảm giác khi được uống trà sữa trong giá rét Kathmandu tại tu viện của thầy thật ấm áp và hạnh phúc. Đã lâu rồi, tôi không đùng từ “hạnh phúc” một cách thật sự như vậy. Tôi sẽ ghi nhớ lại hương vị và cảm giác này để luôn nhớ về, và lại phát nguyện để được quay trở lại nơi này.

Câu mật chú “Om là nhà Mani Padme Hum” Kathmandu Kathmandu thật kì lạ, chỉ chưa

Giai điệu phát ra từ một cửa hàng đĩa ở Kathmandu làm tôi say mê. Tôi vẫn biết câu mật chú này và vẫn thực hành tụng niệm mỗi khi lòng xáo động. Om có nghĩa là ngọc quý trong hoa sen, "ngọc quý" biểu hiện cho Bồđề tâm, "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ཨོཾ་མ་ནི་པ་ དྨེ་ཧཱུྃ་ chính là lòng từ bi rộng lớn. Nhưng đúng là phải đến tận nơi thánh địa Phật giáo rồi thì mới có cảm nhận thật sự sâu sắc, khi chú ý lắng nghe những phật tử tụng niệm “Om” hay “Aum” thì tôi nghe đâu đó như chính là “Home”’. Khi phát hiện ra điều

đầy 24h trước khi đi tôi hẵng còn mông lung về nơi mình chuẩn bị tới, với những hoài nghi và cả những lo lắng. Vậy mà bây giờ tôi ở đây chạm tay vào từng chiếc kinh luân xoay vòng nơi Bảo tháp và chạm chân trên từng phiến đá viên gạch nơi đây mà cảm giác thân quen lạ lùng như mình đã từng đi qua. Những “thuận duyên” thường đưa chúng ta đến những nơi mà chắc chắn là “Đúng ngày này, giờ này tôi phải ở đây chứ không phải ở đâu khác”. Chuyến đi ghi dấu và khai mở cho tôi nhiều điều, tôi gặp được người thầy của mình. Tôi vẫn nhớ câu thầy đã hỏi tôi. - Con thấy ở đây thế nào? - Con cảm thấy như là về nhà vậy!


63


64

Những Atlantis chìm xuống biển bài: hiền trang


Nhưng nếu như nhắm mắt lại, chẳng phải cảm giác vẫn như là không có gì thay đổi hay sao? (Trích “Pompeii” của Bastille)

Tháng 11 năm ngoái, Hanoi Cinematheque đóng cửa. Và kỳ thực thì chúng tôi vẫn còn nhiều nơi khác để đi. Mười mấy năm hoạt động kết thúc bằng buổi chiếu vào một ngày đầu Đông. Tôi không đến. Hôm ấy, tôi ở nhà và xem bộ phim Goodbye, Dragon Inn - Tạm biệt, quán rượu Rồng. 13 năm trước, một rạp chiếu phim khác cũng ngừng hoạt động. Có khác chăng chỉ là ở chỗ, nó là một rạp chiếu ở Đài Loan. Có khác chăng chỉ là ở chỗ, nó là một rạp chiếu không có thật. Lác đác vài khán giả với bóng hình liêu xiêu tìm chỗ ngồi trong buổi chiếu cuối. Họ cũng liêu xiêu như chính cái rạp sắp sửa điêu tàn, những bóng đèn tỏa ra ánh sáng xanh len lét như lửa ma trơi. Tác phẩm được chọn chiếu trong đêm ấy là Long Môn khách sạn, không phải bộ phim của Lâm Thanh Hà năm 1992, mà là một bộ phim võ hiệp của Hồ Kim Thuyên từ năm 1967. Cái thời hoàng kim của điện ảnh võ lâm đó không ai cần phải nhớ, bởi vì những thời đại tiếp theo càng

bội phần rực rỡ hơn. Giờ, bạn đã có Từ Khắc, Lý An, có Trương Nghệ Mưu làm kinh điển, hà cớ gì bạn phải tiếp tục xem Hồ Kim Thuyên? Vì vậy, mặc dù đã cố gắng để buồn khi nói tới Hanoi Cinematheque, nhưng nghĩ chán nghĩ chê, tôi mới tự hỏi rằng chuyện đó có gì là mới nào? Không, dù ít nhiều khác nhau, nhưng những chuyện tương tự vẫn xảy ra, và chuyện này quả thực không có gì là mới. Thế kỷ thứ I trước Công nguyên, một nhà thơ người Hy Lạp từ thành Sidon đã viết một áng văn về 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Trong số 7 kỳ quan đó, chỉ còn Kim Tự Tháp Giza vẫn tồn tại đến ngày nay. Cả 6 đại kỳ quan kia đều chỉ còn là phế tích. Những trận động đất đã phá hủy ngọn hải đăng Alexandria và Lăng mộ của Halicarnassus. Một trận động đất khác biến tượng thần Mặt Trời ở đảo Rhodes thành đống sắt vụn vô chi chở trên lưng 900 con lạc đà. Đền thờ Artemis ba lần được xây, ba lần bị đánh đổ. Tượng Zeus ở Olympia bị thiêu rụi hoàn toàn.

Vườn treo Babylon biến mất mà không rõ nguyên do. Bắt buộc phải tiêu hủy những thế giới cũ, để cho những thế giới mới được dựng lên. Thì có thể nói rằng thế giới mới chắc gì ưu việt. Nhưng như khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, rất nhiều người lựa chọn ông đã nói: Không cần biết những thay đổi sẽ đưa ta đi về đâu, nhưng điều đầu tiên cần làm là thay đổi. Đôi khi, tôi xem tranh Phố Phái mà không bao giờ tìm thấy điểm chung nào giữa Hà Nội của Phái và Hà Nội của tôi, trừ một vài cái tên của những cung đường cũ. Còn thì những mái ngói nhấp nhô, nghiêng ngả, con đường dài quanh co tịch mịch, một gánh hàng rong, một hàng quán nước, ai đó chậm rãi thong dong đạp một chiếc xe đạp Liên Xô cũ, những chuyển động nhẹ nhàng không đủ để đánh thức phố đang lịm đi trong giấc ngủ, tất cả những thứ đó, chúng đã từng tồn tại, nhưng giờ đây, chúng đã không tồn tại nữa. Điều kỳ lạ là, quá khứ, trong mắt chúng ta, luôn là một thế giới tươi đẹp hơn. Bao nhiêu thế kỷ đi qua

65


66

là bấy nhiêu thế hệ người ta đi tìm những thành cổ trong huyền thoại. Atlantis chìm xuống đại dương, rồi vĩnh viễn, trở thành nỗi ám ảnh của những con người biết mơ mộng. Người ta cứ tin rằng Atlantis là một nơi toàn bích và hoàn hảo, không phải bởi vì triết gia Plato đã viết như thế, mà bởi vì chúng ta muốn tin là như thế. Thành thực ra, tôi nghĩ cái thế giới đó đã biến mất trước cả khi ta đặt chân vào, nhưng chúng ta đã nuôi dưỡng những ảo tưởng của riêng mình thật duyên dáng. Đây là tôi đang mượn lời của anh chàng Zero Moustafa trong The Grand Budapest Hotel nói về ông chủ của anh, ngài Gustave. Giữa thị trấn Nebelsbad, khách sạn Grand Budapest lộng lẫy như một điện Kremli bị chiến tranh bỏ quên. Một tòa nhà màu hồng tựa lâu đài trong cổ tích, bên trong đó là thế giới của những quý ông quý bà phong lưu sử dụng nước hoa L’air de Panache và am tường hội họa. Bất luận chiến tranh thế giới sắp nổ ra, thì với họ, có sao đâu nhỉ. Đó là chiến tranh của thế giới, không phải chiến tranh của họ. Ngài Gustave muốn Zero đọc những bài thơ mà dường như, ngôn ngữ của chúng là thứ tiếng Anh từ thời Shakespeare, từ thời Romeo tỏ tình với Juliet trước ban công nhà nàng ở số 23 Via Cappello, một thứ tiếng Anh lỗi thời đã chết. Thế rồi, như vạn sự trên đời, một người khách tới và nhận ra khách sạn Grand Budapest tráng lệ ngày nào giờ chỉ là một công

trình hằn vết thời gian, đôi ba người lai vãng. Lần thứ hai trở lại, Grand Budapest không còn, không ai biết Zero đã đi đâu. Và tới lần thứ ba, chính vị khách ấy đã biến thành pho tượng mang tên “Tác Giả”, một cô thiếu niên cầm trên tay cuốn hồi ký về khách sạn, những hồi ức được nhắc tới bên trong không liên quan tới bất cứ ai vẫn đang sống trên đời. Đó là một kết thúc, theo tôi, có hậu. Dầu cho tôi luôn nghĩ về Grand Budapest như một lời châm chọc cho sự hoài niệm quá khứ của chúng ta. Như các học giả từng nói về văn chương của Stefan Zweig, niềm cảm hứng để Wes Anderson làm nên bộ phim này, là thứ văn chương cường điệu và rỗng tuếch, bởi vì Stefan luôn viết theo lối melodrama cũ rích của “thế giới ngày hôm qua”. Sự hào hoa hết thời và trở thành trưởng giả. Họ cười nhạo Stefan vì Stefan khóc cho cái ký ức không ai khóc. Nhưng đến khi Stefan cũng là một ký ức, họ lại khóc cho Stefan. Nghịch lý của thế giới này nằm ở chỗ: Để yêu một điều gì đó, trước tiên, người ta từ bỏ nó. Bạn sẽ nhớ mãi Hanoi Cinematheque không phải bởi vì ở nơi đó, đã có những ngày bạn lang thang một mình tới đây như một thói quen, nhâm nhi một bộ phim của Ozu như nhâm nhi món “đậu phụ rán, đậu phụ luộc, đậu phụ có nhân”, mà bạn sẽ mãi nhớ nó từ rày về sau, bởi vì bạn sẽ không thể nào đặt chân tới đây và xem những bộ phim như thế.

Chú tiểu Mizoguchi trong cuốn Kim Các tự của Yukio Mishima đốt chùa Kim Các vì đâu? Vì cậu ta quá yêu Kim Các. Không ai có thể yêu Kim Các hơn Mizoguchi, nhưng cậu ta đã dùng một mồi lửa cùng ba bó rơm thiêu rụi nó. Để làm gì ư? Để sống. Để nhìn rõ cuộc đời, cái cuộc đời luôn ở ngay trong tầm tay mà cậu không thể nào với tới được, vì bóng hình diễm tuyệt của Kim Các luôn hiện ra ở giữa, cắt đứt cậu với thế gian. Họ đập đi Hanoi Cinematheque và chúng ta nhìn thấy rõ cuộc đời. Cuộc đời trước kia với những nóc nhà đang bị đô thị hóa cuốn phăng như cơn lốc. Rất nhiều người lên tiếng, nhưng có phải rằng đó đã là quá muộn? Nhớ đến cảnh cuối trong Tạm biệt, quán rượu Rồng, bộ phim chạy đến những giây cuối cùng và rạp chiếu đã vắng tanh, anh nhân viên bảo vệ đóng cửa, cô nhân viên thọt chân thu vén đồ đạc, cà nhắc bước đi. Mưa rơi. Cô nhân viên thọt chân bước đi dưới màn mưa xối xả. Một bài hát có lẽ từ thời Đặng Lệ Quân vang lên: Em vẫn nhớ, dưới ánh trăng Em vẫn nhớ, trước những đóa hoa Biết bao kỷ niệm vẫn còn trong tim, nửa đắng, nửa ngọt Bao năm qua rồi em chẳng thể quên Những giai điệu trữ tình đó nghe hay nhất là khi chúng ta thấy cuộc đời ngày xưa đứng lại, đóng băng như những con người đã hóa đá cùng Pompeii. Một vài điều tốt đẹp qua đi, nhưng ít ra, cũng đã có những điều tốt đẹp.


67


68

Đi là phải đến bài: hoài nam


Gần 50 năm trước, khi thuật ngữ “phượt” còn chưa ra đời, đã có một chuyến phượt đáng nhớ xảy ra ở Nam Mỹ. Hai chàng trai tuổi đôi mươi, khởi hành từ Argentina, đã vượt hơn 8.000 km trong 8 tháng trời. Hành trình đáng nể này được tái hiện trong bộ phim The Motorcycle Diaries (Nhật kí xe máy, 2004). Một trong hai người là Che Guevara.

Hành trình gian khổ “Mày có thấy ông già ngồi kia không?” Granado (Rodrigo De la Serna), nhà hóa sinh 29 tuổi, vừa chỉ tay vừa hỏi trong quán rượu. Trước mặt gã là một ông già đã lẫn, có lẽ cả đời chưa bước ra khỏi khu phố có ngôi nhà và chuồng gà của mình. Người bạn kém anh 7 tuổi Ernesto (Gael García Bernal), đang là sinh viên năm cuối trường Y, gật đầu. Granado hỏi tiếp: “Mày có muốn đời mình kết thúc như thế không?”. Đó là câu hỏi không cần trả lời. Không muốn lãng phí tuổi trẻ, đôi bạn thân đã quyết định thực hiện một chuyến đi “điên rồ”. Với một chiếc xe mô tô 500 phân khối, vài đồng bạc và sự háo hức tột đỉnh, cả hai dự định sẽ đi dọc chiều dài Nam Mỹ, xuyên qua 5 quốc gia rồi trở

về. Với Granado, gã muốn đón sinh nhật lần thứ 30 tại điểm kết hành trình, và ngủ với nhiều cô gái nhất có thể. Còn Ernesto, người chúng ta đều biết sẽ trở thành lãnh tụ cách mạng Che Guevara trong tương lai, chỉ mong muốn những trải nghiệm mới và vui vẻ. Ngày nay, việc đi qua một châu lục, hay thậm chí vòng quanh thế giới, không có gì lạ. Nhưng đó là năm 1952, không hề có định vị toàn cầu hay phương tiện liên lạc tức thời. Cũng khó trông mong vào sự trợ giúp hay giải cứu nào, bởi hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đều nghèo đói và lạc hậu. 8.000 km ngày đó rõ ràng xa hơn bây giờ rất nhiều. Và còn xa hơn nữa với Granado và Ernesto, bởi chiếc xe máy được cả hai gọi là “xế thần” chết yểu ở Chile. Họ buộc phải bỏ nó lại và cuốc bộ suốt hai phần ba quãng đường.

Đây có thể gọi là hành trình thay đổi thế giới. Bởi nó đã thay đổi Ernesto Guevara. Từ cậu sinh viên trường Y sống trong gia đình tầng lớp trên, được sắp xếp sẵn công việc ổn định và cuộc sống sung túc, đến một nhà cách mạng lừng lẫy đấu tranh cho người nghèo và tự do, điều gì đã xảy ra? Tất cả được ghi lại trong quyển nhật kí được gọi là The Motorcycle Diaries, được tìm thấy sau khi Che mất. Quyển sách được xuất bản và ngay lập tức trở thành best-seller. Đến nay, nó được đánh giá thuộc vào hàng kinh điển ở thể loại sách cho tuổi trưởng thành (comingof-age).

Hành trình thay đổi Bộ phim của đạo diễn Brazil Walter Salles cố gắng khắc họa hành trình ấy ở hai khía cạnh. Đầu tiên là bản thân chuyến

69


70

đi, vốn tràn ngập cảm hứng khám phá thiên nhiên hùng vĩ, con người và bản sắc văn hóa Nam Mỹ. Và có phần quan trọng hơn, là sự thay đổi nội tâm của Ernesto Guevara, ở cả con người cá nhân và con người chính trị. Cấu trúc phim có phần đơn giản khi chia làm hai phần rõ rệt theo hướng ấy. Nửa đầu phim khi hai người bạn rong ruổi khổ cực khắp nẻo đường đậm chất phiêu lưu, còn nửa cuối tại trại phong dành cho chuyển biến tâm lí. Giống như cách Che Guevara

Nam diễn viên Gael García Bernal nói về điều ấn tượng nhất của anh khi tham gia bộ phim: “Chúng tôi tái hiện một hành trình ở 50 năm trước, và đáng ngạc nhiên là những vấn đề ở Nam Mỹ vẫn nguyên như cũ. Đó là điều đau đớn, và càng thúc đẩy chúng tôi kể câu chuyện này.” Nhật kí hành trình của Che Guevara được tìm thấy vào năm 1993 trong một balô cũ, nghĩa là 26 năm sau khi ông mất. Xuất bản tại Cuba cùng năm đó, và được đưa ra quốc tế vào năm 2003, quyển sách đứng đầu Top bán chạy của tờ The New York Times nhiều lần. Sách cũng đã được dịch và phát hành ở Việt Nam.


71

tác động và thay đổi cuộc sống của rất nhiều người, The Motorcyle Diaries cũng là bộ phim như thế. Đây là tác phẩm có tất cả những gì bạn mong chờ ở một phim hành trình. Có nụ cười, có nước mắt, bộ phim đã truyền cảm hứng “xách balô lên và đi” cho rất nhiều bạn trẻ, ở Nam Mỹ và khắp thế giới. Nó chứa đựng tinh thần dám mạo hiểm, dám trải nghiệm để hiểu đúng về cuộc sống và sống hết mình, phù hợp với tuổi trẻ mọi thế hệ. Điều dễ dàng chạm đến trái tim khán giả, là tinh thần không

bỏ cuộc của chàng trai 23 tuổi Ernesto. Không có hành trình nào nếu ta không dám ra đi, không có đích đến nào nếu ta bỏ cuộc giữa chừng. Màn hóa thân của Bernal trong phim, và cuộc đời thật của Che sau này, là minh chứng cho tinh thần ấy. Trong phim, đôi mắt Ernesto luôn hướng về phía trước, bất chấp chiếc xe máy bị hư, hay bệnh hen suyễn, hay đói khát. Đã đi là phải đến, đó không phải là phẩm chất duy nhất, nhưng chắc chắn là phẩm chất nền tảng cho bất kì thành công nào. “Mỗi thế hệ đều cần một câu

chuyện hành trình. Mỗi thế hệ đều cần một câu chuyện về việc di chuyển qua các miền địa lí, thay đổi chính mình bằng cách gặp gỡ các nền văn hóa và con người xa lạ.” Biên kịch José Rivera nói về The Motorcyle Diaries. Và đây đâu chỉ là bộ phim dành cho một thế hệ nhất định nào đó. Đến khi nào vẫn còn những người trẻ khát khao được biết về thế giới, và hơn thế nữa - mong muốn thay đổi nó thành một nơi tốt đẹp hơn, lúc đó tinh thần Ernesto vẫn còn tồn tại.


72

Thư gửi mẹ


Mẹ, Con vừa về tới căn hộ nhỏ của mình ở thành phố cách xa mẹ mười hai tiếng bay. Con đã vật lộn với hai chiếc va-li nặng gần ba mươi kí, chất đầy đồ ăn mà mẹ đã chuẩn bị. Chiếc tủ lạnh thường ngày trống rỗng của con đã được lấp đầy (nó rồi sẽ quay trở lại trạng thái hoang vu sau hai tuần nữa, mẹ đừng vội mừng). Dỡ hết đồ rồi, con ngồi bên cửa sổ nghĩ ngợi mông lung. Những bông tuyết đầu tiên đã rơi, chậm mất hơn hai tuần sau lễ Giáng sinh. Mẹ ơi, con sợ về nhà. Con xin lỗi phải nói với mẹ điều này, nhưng con mong mẹ có thể hiểu, có những lúc con sợ về nhà mỗi kì nghỉ. Ở nhà, buổi sáng cuối tuần của con có thể sẽ phải bắt đầu sớm hơn, con không tự do ngủ nướng, mẹ sẽ gọi con dậy. Mẹ con mình sẽ đi chợ sớm, những cô bán hàng ở chợ đã quen mặt con từ ngày con còn ngồi lọt thỏm sau yên xe mẹ, sẽ xuýt xoa về chiều cao và khuôn mặt giống mẹ của con. Mẹ sẽ nói rằng cháu nó sống xa nhà, nhưng tồ lắm chưa gả chồng cho được đâu. Mẹ con mình sẽ đi ăn sáng, sẽ đi ngang qua trường mẫu giáo con học ngày nhỏ, mẹ sẽ kể hồi bé con đi học đanh đá nhất lớp, hay đánh bạn và nói chuyện riêng không chịu ngủ trưa. Rồi về nhà, con luẩn quẩn bên cạnh mẹ, chuẩn bị bữa trưa bữa tối, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và phơi quần áo. Con sẽ cố nhớ lần thứ n những công thức nấu ăn của mẹ, để lúc tự nấu cho mình, thể nào

con cũng sẽ quên mất một gia vị nào đó, làm cho vị của món ăn chẳng thể nào giống như mẹ nấu. Con sẽ vào nhà kho cùng với em trai, lục lọi đống đồ chơi cũ, lôi ra một đống thứ vẫn còn chạy tốt, và hai đứa bị mẹ mắng vì bụi bặm phủ lên chúng làm bẩn sàn nhà mẹ mới lau. Bọn con sẽ nhanh chân chui vào phòng, trong tay đã thủ sẵn chồng truyện tranh cũ, để không còn nghe thấy tiếng mẹ đang rầy la, cắm đầu đọc những ô truyện vẽ bằng «mực đen xì chữ nhỏ li ti hại mắt». Buổi tối, khó khăn lắm mới rời mắt khỏi những trang truyện, con sẽ vừa ngồi ăn tối vừa liên tục đưa mắt nhìn em trai ra chiều đồng cảm khi mẹ sụt sùi trước những cảnh phim truyền hình dài tập. Những bữa tối của mẹ sẽ kết thúc bằng bốn năm loại hoa quả tráng miệng, để cả nhà sẽ phải hỏi mẹ nên ăn gì trước tiên cho đúng. Sau bữa ăn, hẳn là rất khó để con có thể mở mắt đọc sách hay làm gì khác ngoài việc lên giường đi ngủ. Kì nghỉ của con lúc nào cũng như vậy. Vì tất cả những điều này, có những khi, con sợ về nhà. Vì ở nhà, con có tất cả mọi thứ. Ở nhà, con không sợ bất cứ điều gì. Trong khi mẹ à, con nghĩ mình cần phải biết sợ ít nhất một vài thứ. Như là đói chẳng hạn. Không có tiền mua đồ ăn. Không có áo ấm để mặc. Không thể tự lo cho bản thân mình. Không có khả năng giúp đỡ những người thân. Không có một mái nhà. Ở bên mẹ,

con thấy mình chẳng mảy may nghĩ tới những điều này, cái gì cũng dễ dàng, cái gì rồi cũng sẽ có được. Mỗi khi kết thúc kì nghỉ, quay về với căn hộ nhỏ của mình, con luôn mất vài ngày chênh vênh, con thấy mình vô thức nghĩ tới con đường về nhà như một cách để giải quyết mọi khó khăn. Cuộc sống như thế, cuộc sống ở nhà mình, chẳng phải là câu trả lời dễ dàng cho mọi câu hỏi sao? Thế nên có những lúc, con không có đủ can đảm để dành cho mình cả một kì nghỉ dài bên mẹ. Con sợ rằng nó sẽ khiến con chùn bước, trong khi đáng lí ra con phải có đủ khả năng để bước đi một mình, trên đôi chân của mình. Mẹ có phật ý không nếu con ví nhà mình như đôi cánh của gà mái mẹ. Nếu con chỉ biết chạy tới đó để náu mình khi nhìn thấy chiếc bóng của diều hâu, thì cũng sẽ có ngày con lớn tới mức không thể náu mình được nữa, đôi cánh mẹ cũng trở nên chật chội. Nói đúng ra thì, con không sợ về nhà. Con chỉ sợ mình rồi sẽ tìm về nhà như một cứu cánh cho mọi khó khăn. Thế nên xin mẹ đừng buồn, vì con lại đi sau mỗi kì nghỉ. Xin mẹ đừng khóc, khi xếp đầy vào va-li con những món ăn mẹ nấu. Con vẫn biết nơi nào là chốn an toàn nhất cho những chú gà con. Và con cũng biết, con cần phải rời nơi đó, ra đi. Con gái của mẹ.

73


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.