
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUẦN HƯNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ”
Giáo viên : Nguyễn Thị Quý
Đơn vị công tác : Trường THCS Thuần Hưng
Tổ : Khoa học xã hội
Tháng 02/2023







PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUẦN HƯNG
Giáo viên : Nguyễn Thị Quý
Đơn vị công tác : Trường THCS Thuần Hưng
Tổ : Khoa học xã hội
Tháng 02/2023
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
Trong bối cảnh thích ứng với thời đại công nghệ, giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử cũng đang thực hiện đổi mới, không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn phải tập trung phát huy được các năng lực của học sinh. Tuy nhiên
với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vận dụng trong các
môn học như hiện nay, thì rõ ràng việc cần có những giải pháp dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và Infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó.
Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, Infographic có thể trở thành một công cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn. Những trang Infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập môn Lịch sử - bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học vì quá dài và nhiều sự kiện với đại đa số học sinh, đặc biệt với học sinh giỏi phải nhớ cụ thể, chi tiết. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng Infographic trong dạy học lịch
sử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả.
Chương trình Lịch sử hiện nay, khi giảng dạy tôi nhận thấy với chương trình sách giáo khoa vnen ở lớp 8,9 và cả chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã sửa đổi ở lớp 6,7 đã có nhiều nội dung mới, hình ảnh hấp dẫn hơn, nhưng việc học và ghi nhớ kiến thức vẫn còn khá khó khăn với học sinh, hình dung các nội dung chính, khó liên hệ, linh động trong làm bài tập.
Nghiên cứu thực tế cho thấy não người tiếp nhận các thông tin ở xung quanh từ các giác quan (mắt, mũi, tai, miệng, da). Theo các nghiên cứu trong 1s có hơn 2 triệu bit thông tin tác động tới não qua 5 giác quan trên. Nhưng não chỉ có thể tiếp nhận tối đa 134 bit/s, tương đương với 7 ± 2 thông tin. Nếu phải nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc, não sẽ tự nhiên có quá trình xóa bỏ, bóp méo thông tin. Đó là nguyên nhân vì sao có hiện tượng “tam sao thất bản”.
Từ đặc điểm đó của não bộ, trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên nói quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng não học sinh do áp lực tiếp thu lượng kiến thức
Giáo viên: Nguyễn Thị Quý THCS Thuần Hưng – Khoái Châu – Hưng Yên
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
nhiều nên các em dễ buồn ngủ và chán học. Do vậy giáo viên nên chia nhỏ các
kiến thức, cung cấp vừa đủ, tránh “tràn” thông tin cho học sinh; nhấn vào các
điều trọng tâm (5-7 điều). Vì vậy sử dụng Inforgraphic trong dạy học Lịch sử là
rất phù hợp.
Qua quá trình tìm hiểu các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học, tôi
đã chọn áp dụng Infographic như một cách trình bày nội dung kiến thức trực quan, dễ học hơn. Chính vì vậy dựa trên kinh nghiệm bản thân và thực tế giảng dạy, dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng biện pháp: “Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”.
2. Mô tả biện pháp:
2.1. Infographic là gì?
Infographic là từ ghép của Information graphic: “nghĩa là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức; thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng".
Thay vì trình bày thông tin một cách khô khan, cứng nhắc như trước đây, hiện nay, với Infographic chúng ta sẽ kết hợp thông tin ngắn gọn, hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt.
Thiết kế Infographic đòi hỏi chúng ta phải bố trí các thông tin và hình ảnh
sao cho khoa học, đẹp mắt, giúp người đọc dễ hiểu, thu hút sự chú ý, quan tâm
của người đọc ngay từ lần đầu tiên nhìn vào, đồng thời nắm được toàn bộ những
thông tin chủ chốt từ Infographic đó.
2.2. Đối tượng áp dụng:
Học sinh cấp 2 là lứa tuổi học sinh thích sự sinh động, sáng tạo, màu sắc
hấp dẫn trong bài học.
3. Cách thức, quy trình áp dụng:
3.1. Các bước tạo Infographic:
Bước 1. Xác định chủ đề Infographic
Chủ đề liên quan tới nội dung bài giảng, ví dụ Chủ đề: Trung Quốc cổ đại.
V í dụ Infographic: Trung Quốc thời Tần
Bước 2. Lên ý tưởng
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
Phải lựa chọn được từ ngữ, số liệu cũng như hình ảnh phù hợp cho Infographic. Ở bước này, có thể phác thảo sơ bộ bố cục trước, bản thân tôi chủ yếu dùng Infographic dạng tranh ảnh chứ ít làm dạng video clip do hạn chế về công nghệ và thời gian, nên trong bài này tôi chỉ nói tới việc tạo các Infographic dạng tranh ảnh. Tôi thường cho học sinh vẽ trực tiếp ra giấy và tô màu.
Bước 3. Thu thập tài liệu và chọn lọc thông tin
Sau khi xác định chủ đề, dựa trên ý tưởng, bố cục, cần chọn những nguồn
tài liệu, những từ ngữ và số liệu cần thiết.
Ví dụ trong khi dạy nội dung Ấn Độ cổ đại chia nhóm tìm hiểu thành 3 nội dung chính: điều kiện tự nhiên; xã hội cổ đại, biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; những thành tựu văn hóa, mỗi nội dung cần tìm hiểu những từ khóa quan trọng
Bước 4. Tạo Infographic
“Nguyên liệu” đã có gần như đầy đủ, có thể bắt tay vào “chế biến” và kèm thêm những hình ảnh minh họa phù hợp. Với những con số cần thể hiện biểu đồ, hãy cân nhắc xem nên sử dụng loại nào thích hợp. Màu sắc sử dụng trong infographic rất quan trọng, tùy đối tượng người xem, chủ đề mà lựa chọn
màu sắc cho phù hợp.
Để làm Infographic, có thể sử dụng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, phổ biến nhất là: bộ Adobe, Photoshop, Illustrator, Canva, … Nhưng bản thân
tôi trước đây hay sử dụng chính Powerpoint để thiết kế Infographic.
Bước 5. Sử dụng Infographic
- Infographic có thể kết hợp với nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học từ truyền thống đến hiện đại.
- Infographic được sử dụng với nhiều mục đích, trong nhiều dạng nội dung
kiến thức hoặc bài tập. Các thầy cô có thể sử dụng như một tư liệu để tìm hiểu, hình thành kiến thức mới, để tổng kết phần/chương của bài học.
- Ví dụ: Sử dụng Infographic kết hợp với kĩ thuật Trạm + Mảnh ghép
Bài 8. Ấn Độ cổ đại
1. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Chia nhóm và sắp xếp trạm.
- 6 nhóm chuyên gia được chia thành 3 cụm: cụm I gồm các nhóm 1, 2, 3; cụm
II gồm các nhóm 4, 5, 6, tìm hiểu bản Infographic liên quan đến điều kiện tự
nhiên, xã hội, văn hóa Ấn Độ.
- Trong mỗi cụm, chia lại thành 3 nhóm học tập mới. Mỗi nhóm đều có HS đến
từ 2 nhóm chuyên gia.
Bước 2. Di chuyển và học tập.
- Ở mỗi cụm, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển 3 vòng qua 3 trạm để hoàn thành
phiếu học tập.
- Ở mỗi trạm, trong mỗi nhóm sẽ có 1 chuyên gia hướng dẫn các HS khác tìm
hiểu nội dung bài học.
- Yêu cầu: Mỗi HS chủ động ghi chép, lắng nghe hướng dẫn từ chuyên gia để
hoàn thành phiếu học tập.
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
Bước 3. Báo cáo kết quả
Thầy cô có thể tổ chức trò: TÌM KIẾM TÀI NĂNG THUYẾT TRÌNH.
3.2. Sử dụng Infographic trong dạy học lịch sử
3.2.1. Giáo viên tạo và sử dụng Infographic Giáo viên có sử dụng các Infographic do bản thân giáo viên tự tạo hoặc sưu tầm làm hình minh họa, để cập nhật các kiến thức mới hoặc để tổng kết nội dung các giai đoạn lịch sử theo trục thời gian.
Truy cập trang web Infographic.vn
Sử dụng công cụ Google với “từ khóa” đi kèm với từ “Infographic”
Ví dụ 1: “nguồn gốc loài người + “Infographic”
- Tự tạo ra infographic tùy theo bài học trong sách giáo khoa:
Truycậptrangweb: canva.com hoặc ứngdụng(app) Canva trên điệnthoại
Sử dụng Powerpoint.
Ví dụ 2: “Hi Lạp-La Mã cổ đại” + “Infographic”
- Tự tạo ra infographic tùy theo bài học trong sách giáo khoa:
-6-
Giáo viên: Nguyễn Thị Quý THCS Thuần Hưng – Khoái Châu – Hưng Yên
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
Truycậptrangweb: canva.com hoặc ứngdụng(app) Canva trên điệnthoại
Sử dụng Powerpoint.
Ví dụ: Hi Lạp-La Mã cổ đại Hoạt động 1:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các trạm học tập theo các nội dung: chủ đề, ý
tưởng, lựa chọn nội dung hoàn thiện vào Infographic.
- Trạm 1: Infographic điều kiện tự nhiên Hy Lạp cổ đại
- Trạm 2: Infographic điều kiện tự nhiên La Mã cổ đại
- Trạm 3: Infographic về thành tựu văn hóa Hi Lạp – La Mã
Bước 2: Gv chia học sinh thành 3 nhóm (mỗi nhóm 9 học sinh). Lần lượt các nhóm
tới từng trạm để thu thập kiến thức cơ bản bằng cách hoàn thiện các phiếu Infographic theo nội dung của các nhóm. Mỗi nhóm dừng ở mỗi trạm tầm 5 - 7
phút. Không cần thuyết trình tại trạm.
Hoạt động 2:
Các nhóm về chỗ ngồi, GV tổ chức trò chơi bằng các câu hỏi do giáo viên chuẩn bị, đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức về tìm hiểu, thu thập được ở các trạm để trả lời. Có thể sử dụng hình thức trò chơi như Rung chuông vàng hay các gói câu hỏi cho HS trả lời. Sau mỗi câu hỏi, GV có thể nhận xét, đánh giá và mở rộng thêm.
Đánh giá: Để có các Infographic phục vụ cho việc giảng dạy thường giáo
viên sẽ tốn khá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tư liệu, lên ý tưởng và hoàn
Giáo viên: Nguyễn Thị Quý THCS Thuần Hưng – Khoái Châu – Hưng Yên
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
thành một Infographic đáp ứng được yêu cầu nội dung bài học. Nhìn chung nó
cũng giống như giáo viên viết lại sách giáo khoa theo một cách khác, giáo viên vẫn xử lí thông tin cho học sinh.
3.2.2. Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập Infographic
Từ các bài giảng chỉ sử dụng các Infographic do GV tự tạo hay sưu tầm,
tôi tiến tới một bước tiếp cao hơn là hướng dẫn HS tự tạo các Infographic của mình. Thông qua cách làm đó, chính bản thân học sinh tự xử lí thông tin và xử lí nhiều lần dưới sự hướng dẫn của GV nên hiệu quả học tập sẽ cao hơn rất nhiều.
* Phương pháp hướng dẫn:
- Tôi bỏ thời gian, hướng dẫn hs trên zoom.
- Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu cách thiết kế Infographic bằng canva hoặc pitochart qua công cụ: google.com
Nhưng nó cũng có một mặt hạn chế đó là size khổ giấy khó định dạng về các khổ A0, A1…, khi in hay bị vỡ hình vỡ chữ…. Muốn in có chất lượng cao phải trả phí. Do vậy khi bản thân tôi làm tôi hay sử dụng Powerpoint hoặc canva.com để thực hiện, dễ sử dụng, dễ định dạng khổ giấy in (A0, A1…) và khi in rất nét, không bị vỡ hình vỡ chữ.
* Các bước chuẩn bị:
- Xác định chủ đề hoặc ý tưởng:
- Thành lập các nhóm chuyên gia tương ứng tìm hiểu các nội dung bài học giáo viên yêu cầu.
+ Yêu cầu có sản phẩm nghiên cứu: Infographic
+ Đưa các gợi ý của giáo viên cho từng nhóm.
+ Thời gian chuẩn bị: 1-2 ngày (Trong đó cụ thể rõ từng giai đoạn)
-HướngdẫnHSthiếtkế 1Infographic:gửilink youtube chocácemxemhướngdẫn.
Truycậptrangweb: canva.com hoặc ứngdụng(app) Canva trên điệnthoại
Truy cập trang web: pikochart.com
Sử dụng Powerpoint.
Ví dụ: Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại
- Thành lập 6 nhóm chuyên gia tương ứng tìm hiểu 3 nội dung:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu quá trình lập quốc gia của người Ai Cập – Lưỡng Hà
+ Nhóm 3: Tìm hiểu văn hóa Ai Cập – Lưỡng Hà
- Yêu cầu có sản phẩm nghiên cứu: Infographic.
- Thời gian chuẩn bị: 1 buổi
-> 1 ngày sau khi giao nhiệm vụ: hoàn thiện các gợi ý ra giấy, nộp về cô giáo góp ý, kiểm tra. Yêu cầu: Phần trả lời ngắn gọn, khái quát đầy đủ nội dung.
-> 1 ngày tiếp theo: Cả nhóm hoàn thành trên phần mềm canva.com hoặc
powerpoint, chụp lại sản phẩm. Gửi mail về địa chỉ của cô để in sản phẩm chuẩn
bị cho tiết học.
- HS thuyết trình sản phẩm
- GV và các bạn chấm điểm ý tưởng và phần trình bày.
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
4. Tính mới và hiệu quả áp dụng:
4.1. Tính mới của Infographic.
Sử dụng Infographic có thể đáp ứng khá linh hoạt, đa dạng hơn so với dạy truyền thống, hoặc dạy powerpoint thông thường.
- Giáo viên có thể sử dụng tạo infographic trong giảng dạy lịch sử các khối lớp.
- Infographic công cụ tiện lợi mọi nơi mọi lúc cho học sinh, lưu giữ thông tin, có thể in cầm đi học, ôn bài dễ nhớ, xem lại tiện lợi.
- Tăng hứng thú cho việc tiếp cận nhiều dạng thông tin đến người học: do thông tin trở nên hấp dẫn hơn, số liệu trực quan chống nhàm chán, rất thuyết phục, dễ nhớ, giúp việc nắm bắt nội dung nhanh chóng, ngắn gọn.
- Infographic được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực nhằm phổ biến rộng rãi hơn các nội dung trong đời sống.
- Hiện nay có rất nhiều trang web/ứng dụng có thể thiết kế Infographic một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không đòi hỏi quá cao về trình độ thiết kế, rất dễ dàng
để sử dụng cho cả học sinh và giáo viên; sẽ tiết kiệm thời gian, vật tư, chi phí so
với việc thiết kế (vẽ/cắt dán…) thủ công: Các công cụ trực tuyến này không có giới hạn sử dụng, có thể sử dụng một lần hoặc nhiều lần mỗi ngày. Hệ thống icon vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 4000 icon. thao tác tương đối dễ
dàng. Đây là một ưu điểm dành cho những giáo viên mới bắt đầu tìm hiểu với trình độ tin học trung bình. Để thiết kế một infographic, đòi hỏi học sinh cần
đọc, tìm hiểu nội dung trước; biết khái quát nội dung kiến thức ngắn gọn mà vẫn
đầy đủ; thể hiện được cá tính, sở thích riêng trong việc lựa chọn các đối tượng
-9-
Giáo viên: Nguyễn Thị Quý THCS Thuần Hưng – Khoái Châu – Hưng Yên
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
trong quá trình thực hiện một infographic. Do đó sẽ đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà giáo viên đề ra.
4.2. Hiệu quả áp dụng: HS đã có cơ hội được trải nghiệm sử dụng các công cụ công nghệ thông tin trong quá trình xử lí, tìm ra kiến thức, tạo ra sản phẩm phục vụ việc học tập, và cao hơn nữa là vận dụng được kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Thông qua quá trình đó, học sinh cũng phát triển được các năng lực cần thiết của người học theo mục tiêu ban đầu đề ra.
5. Khả năng áp dụng rộng rãi và đề xuất, kiến nghị:
5.1. Khả năng áp dụng: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là một điều hết sức cần
thiết hiện nay. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của người thầy. Việc thay
đổi đó cũng sẽ giúp thay đổi tư duy học tập của học sinh trong môn Lịch s , nên
tôi có rút ra một số lưu ý khi sử dụng biện pháp này như sau:
- Học sinh rất thích thú với việc được học kiến thức và tự tạo các sản phẩm học tập của mình. Thông qua cùng làm nhóm/làm cá nhân để tạo các
Infographic giúp các em có nhiều lần xử lí thông tin: tự đọc sách, tìm tài liệu, tự mô tả kiến thức trong Infographic; sẽ biết cách khái quát hóa kiến thức, tự dạy nhau học nên hiệu quả sẽ cao hơn việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động, tăng khả năng công nghệ, thẩm mĩ,…
- Học sinh tiếp cận với những thông tin, số liệu mới nhất trong nước và quốc tế một cách chủ động hơn, rất phù hợp với đặc điểm và điều kiện của học sinh các trường.
- Rất thuận lợi để kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phát huy năng lực học sinh
5.2. Khuyến nghị điều kiện để áp dụng Infographic
- Cả giáo viên và học sinh cần đầu tư thời gian trong việc thiết kế và sử dụng các sản phẩm này do đó phải sử dụng hợp lí, có tính toán thời gian trong phân phối, lựa chọn nội dung phù hợp khi hướng dẫn học sinh thiết kế; không tham lam trong quá trình sử dụng.
- Có máy tính hoặc SmartPhone kết nối mạng.
- Giáo viên và học sinh phải biết tìm kiếm thông tin, sàng lọc những thông tin đúng và chính thống liên quan đến nội dung bài học; Có sự đồng ý và ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh trong việc sử dụng CNTT.
Như các thầy cô đã biết, không có biện pháp dạy học nào là toàn năng, mỗi biện pháp chỉ thực sự tích cực khi được áp vào với đúng nội dung phù hợp.
Việc sử dụng các Infographic trong bài giảng và hướng dẫn học sinh tự tạo các Infographic là một trong những hướng thay đổi của tôi trong năm học này. Và do mới tiếp cận với các kĩ thuật dạy học mới nên khi áp dụng sẽ không
tránh khỏi các thiếu sót nên tôi rất mong có các ý kiến đóng góp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
1- Sách hướng dẫn học khoa học xã hội 9, tập 1 và 2 – NXB GD.
2- Sách thiết kế bài giảng Lịch sử 9 – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3- Tư liệu lịch sử 9 – NXB GD.
4- Sách hướng dẫn kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử THCS – NXB GD.
5- Sách một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử - Đồng chủ biên PHAN
NGỌC LIÊN – TRỊNH ĐÌNH TÙNG – NGUYỄN THỊ CÔI – TRẦN VĨNH
TƯỜNG – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
6- Sách Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở (một số vấn đề
lí luận và thực tiễn) – TRẦN KIỂU – TRẦN ĐÌNH CHÂU – PHAN THỊ
LUYẾN – ĐẶNG THU THỦY (Đồng chủ biên) – NXBGD Việt Nam.
7- Các bài viết trên mạng Internet.
“Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÁC NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trường THCS Thuần Hưng xác nhận
Sáng kiến “Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử” đã được giáo viên
Nguyễn Thị Quý áp dụng từ năm học 2019 – 2022 tại một số lớp học của trường có
hiệu quả và được triển khai ở tổ chuyên môn để ứng dụng
Sáng kiến “Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch sử” đảm bảo theo cấu
trúc mới, tên sáng kiến hợp với nội dung thể hiện rõ các phương pháp dạy học
tích cực trong chương trình Lịch sử giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề lịch sử một cách dễ dàng, chính xác và khoa học. Do đó tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng, chất lượng đội tuyển học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt.
Thuần Hưng, ngày … tháng 02 năm 2023
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Cẩm Oanh
-23-
Giáo viên: Nguyễn Thị Quý THCS Thuần Hưng – Khoái Châu – Hưng Yên