9 minute read

chia sẻ

Hình 2.4.3: Hình ảnh học sinh nêu giải quyết vấn đề: Trách nhiệm với ngôi trường xanh – sạch – đẹp Sau khi thực hiện giải pháp 04, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động viết báo, phóng sự, báo cáo tham luận đã kích thích sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo của các em, tạo động lực cho các em tìm hiểu và nhận thức về giá trị một cách tự nhiên, đúng đắn và chân thực. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, kỹ năng ra quyết định… 2.5. Giải pháp 05: Thông qua bài tập mường tượng, đàm thoại – tương tác – chia sẻ Dựa theo góc nhìn tâm lí học, cách tốt nhất để dạy về giá trị là nên bắt đầu mỗi bài học về giá trị bằng một bài tập mường tượng. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh. Một khi các học sinh phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, họ sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị.

Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Tôn trọng ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau:

Advertisement

GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 06 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ SỰ TÔN TRỌNG”

I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận biết những phẩm chất mà học sinh ngưỡng mộ ở người khác, lập danh sách những phẩm chất mà người khác nhận thấy ở họ, nhận dạng ra những kiểu suy nghĩ, lời nói, và hành động giúp giữ vững lòng tự trọng. - Trải nghiệm cảm giác tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác thông qua Bài tập Thư giãn/Tập trung Tôn trọng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng cảm nhận xung quanh, kĩ năng tư duy sáng tạo…. - Biết phân biệt hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác

3. Thái độ - Có thái độ đồng tình với hành vi cư xử tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh. - Có thái độ lên án với hành vi cư xử thiếu tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Bài báo dẫn chuyện về “ sự tôn trọng” - Bài tập mường tượng về “ sự tôn trọng” 2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị tốt tinh thần, thái độ khi tham gia hoạt động trải nghiệm.

III. Phương pháp: - Động não, thảo luận – đàm thoại, chia sẻ

IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Bài tập Thư giãn về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu vườn Lời dẫn: Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người. Thực sự làm được tôn trọng người khác, chính là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức.

Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

10

phút Bắt đầu với một bài hát. Giới thiệu một Bài tập Thư giãn:

Nói: “Các Bài tập Thư giãn/Tập trung là một cách để cảm thụ và tăng cường cảm giác về sự tôn trọng. Bài tập chúng ta tiến hành hôm nay sử dụng hình ảnh một khu vườn”. Thực hiện bài tập thư giãn/ tập trung về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu vườn

- Mở nhạc nhẹ - Người dẫn chương trình (đọc truyền cảm)

Hoạt động 2: Trò chơi “Khám phá bản thân” Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

phút + Đề nghị mỗi học sinh viết tên của mình trên đầu trang giấy. Các học sinh chuyền tờ giấy đi một vòng, mỗi người viết ra một phẩm chất mà họ thấy ở người có tên trên đầu trang giấy. Tờ giấy của mỗi người cần được chuyển đến cho tất cả những người khác trước khi quay trở lại với chủ nhân của nó. + Dành ra vài phút để các học sinh đọc tất cả những phẩm chất mà các học sinh khác nhận thấy ở họ. + Mỗi học sinh viết tên của mình trên đầu trang giấy + Chuyền giấy cho từng người. + Đọc tất cả những phẩm chất mà các bạn khác nhận thấy ở mình trong giấy trước khi tiếp tục bài học.

Hoạt động 3: Đàm thoại – suy ngẫm – tổng kết Thời

gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

10

phút Yêu cầu các nhóm học sinh đàm thoại, suy ngẫm và chia sẻ về giá trị sống tôn trọng. Thảo luận điểm suy ngẫm: “Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên”, “ tôn trọng người khác như tôn trọng chính chúng ta” Người dẫn chương trình tổng kết lại những điều muốn chia sẻ về “ sự tôn trọng” Nội dung chia sẻ: 12 GIÁ TRỊ TÔN TRỌNG 1. Trước hết là tôn trọng bản thân mình,cần biết rằng ta có một giá trị tự nhiên 2. Một phần sự tôn trọng bản thân mình là sự hiểu biết về phẩm chất của chính mình 3. Tôn trọng bản thân mình,ta biết rằng ta là cá thể riêng biệt duy nhất trên thế giới này

Và sự tôn trọng ấy không xa lạ với chúng ta mà nó bắt đầu từ hành động giản dị nhất trong cuộc sống “ từ một cái chào của một người xa lạ”

Mục tiêu : thông qua thảo luận – đàm thoại, học sinh rèn luyện được

: + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá + kĩ năng hợp tác 4. Tôn trọng vì biết rằng ta rất đáng yêu và có nhiều khả năng 5. Tôn trọng có nghĩa là lắng nghe người khác 6. Tôn trọng vì biết rằng người khác cũng có giá trị như mình 7. Tôn trọng chính mình là nguyên nhân cho lòng tự tin phát triển 8. Khi tôn trọng chính mình thì thật dễ dàng để tôn trọng người khác 9. Những người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại 10. Biết được giá trị của mình và tôn trọng giá trị của người khác là cách thức để một người có thể nhận được một sự tôn trọng 11. Mỗi người trên thế giới này đều có quyền sống trong sự tôn trọng 12. Một phần của sự tôn trọng là biết rằng ta làm lên sự khác biệt với người khác

3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Hãy cố gắng sống tôn trọng bản thân, tôn trọng bạn bè, tôn trọng những người xung quanh mình. Sưu tầm một số câu ca dao – tục ngữ nói về sự tôn trọng.

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GIÁO ÁN Bài tập Thư giãn về sự Tôn trọng - Hình ảnh một khu vườn Hãy ngồi một cách thoải mái và để cho cơ thể được thư giãn... Trong khi bạn hít thở từ từ, hãy để tâm trí yên tĩnh và thanh thản... Hãy bắt đầu từ 50

bàn chân... thả lỏng đùi... bụng... vai, thư giãn cổ... mặt... mắt... và trán, để cho tâm trí yên lặng và thanh thản... hít thở sâu... tập trung vào sự bình yên… Trong tâm trí bạn hiện lên hình ảnh một bông hoa... Hãy thưởng thức mùi hương... hãy quan sát màu sắc... hãy thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa... Mỗi người chúng ta giống như một bông hoa... ai ai cũng có nét độc đáo của riêng mình... nhưng chúng ta lại có nhiều nét tương đồng... Hãy hình dung ra một ngôi vườn xung quanh bạn với rất nhiều loài hoa khác nhau... tất cả đều thật đẹp... Mỗi loài hoa có màu sắc riêng... mỗi loài hoa có hương thơm riêng... chúng tận hiến những gì đẹp nhất của mình... Một số loài hoa thì cao và có những cánh hoa nhọn, một số hoa thì lại có cánh tròn, số khác thì có cánh to, một số hoa lại có cánh rất nhỏ... một số loài có rất nhiều màu sắc... một số hấp dẫn chúng ta bởi vẻ giản dị của chúng... Mỗi người trong chúng ta giống như một bông hoa đẹp... hãy thưởng thức vẻ đẹp của mỗi người... mỗi người đều góp phần làm nên vẻ đẹp của khu vườn... tất cả đều rất quan trọng... Các bông hoa cùng nhau tạo nên vẻ đẹp của khu vườn... Mỗi một bông hoa đều tôn trọng chính bản thân nó... Khi một người tôn trọng bản thân mình thì thật dễ dàng tôn trọng người khác... Mỗi người đều quý giá và độc đáo... Với sự tôn trọng, ta dễ dàng nhận ra những phẩm chất của người khác... nhận thức được những điều tốt đẹp trong mỗi người... mỗi người có một vai trò độc đáo... mỗi người đều rất quan trọng... Hãy để tất cả những hình ảnh tưởng tượng này tan dần trong tâm trí bạn và đưa sự chú ý của bạn quay về lớp học.

- Amadeo Dieste Castejón

* Hình ảnh sản phẩm thu được từ tiết dạy: (Một số ảnh chụp từ sản phẩm trò chơi khám phá bản thân của học sinh)

Hình 2.5.1: Hình ảnh về các phẩm chất của học sinh trong phần chơi “Khám phá bản thân”

Hình 2.5.2: Hình ảnh về các phẩm chất của học sinh trong phần chơi “Khám phá bản thân”

Sau khi thực hiện giải pháp 05, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động khởi động là bài tập mường tượng, thư giãn – tập trung làm tăng cảm giác bình an, khả năng tư duy sáng tạo của các em, tạo cảm hứng cho các em tìm hiểu và nhận thức về giá trị một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo … Đặc biệt, trước đó trong lớp 10A6 có một nhóm học sinh rất nhút nhát, tự ti và thiếu tôn trọng bản thân và sống tiêu cực, với trò chơi khám phá bản thân (viết các phẩm chất tốt đẹp của bạn có tên ở đầu trang giấy) ở bài

This article is from: