6 minute read
đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ
from NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT
Hình 2.2.2: Trò chơi “ Truyền vòng” - Đội 2 Sau khi thực hiện giải pháp 02, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động trò chơi vận động đã kích thích sự hứng thú, tích cực tham gia các trò chơi của các em, từ đó cuốn hút các em thảo luận về giá trị một cách tự nhiên mà chân thực nhất . Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị. 2.3. Giải pháp 03: Thông qua tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống, đàm thoại – suy ngẫm – chia sẻ Việc tổ chức cho học sinh tham gia đóng tiểu phẩm cũng dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, kích thích khả năng tư duy sáng tạo. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh, giúp các em hào hứng tham gia. Từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Trách nhiệm” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau:
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ SỰ TRUNG THỰC
Advertisement
I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của giá trị sống “ sự trung thực”. - Học sinh nhận ra được các khía cạnh của sự trung thực: trung thực với bản thân, trung thực với bạn bè, với những người xung quanh; trung thực không có nghĩa là mâu thuẫn và trái ngược với lời nói và hành động. - Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của sự trung thực và thiếu trung thực trong quan hệ xã hội. Nhận thấy sự trung thực là cách ứng xử tốt nhất đem lị sự hòa thuận, bền lâu trong các mối quan hệ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, có tinh thần đoàn kết. - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng, kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa tập thể, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng phân tích, đánh giá. 3. Thái độ - Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao - Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện bản thân, rèn luyện sự trung thực cho chính mình, cho bạn bè xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Tiểu phẩn tình huống đặt ra cho học sinh 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt để tham gia các hoạt động trải nghiệm. III. Phương pháp:
Tổ chức các hoạt động dưới hình thức bài tập tình huống ; đóng tiểu phẩm, hoạt động trải nghiệm , suy ngẫm. IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1: Bài tập tình huống Tiểu phẩm “ Sự hiểu lầm vô cớ”
Thời
gian 5
phút GV giao cho một nhóm học sinh biểu diễn một tiểu phẩm Nội dung tiểu phẩm ở phần phụ lục GV chia lớp thành các nhóm để cùng lắng nghe, phân tích, đánh giá tình huống có trong tiểu phâm. Tiểu phẩm này đóng vai trò là bài tập tình huống Mục tiêu : thông qua tiểu phẩm học sinh rèn luyện được : + kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá Người dẫn tiểu phẩm sẽ đặt ra tình huống thông qua câu chuyện trong tiểu phẩm
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thời
gian 25
phút GV chia lớp thành các nhóm để cùng lắng nghe, phân tích, đánh giá tình huống có trong tiểu phẩm. Các nhóm sẽ đóng tiểu phẩm để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện Lớp chia thành 5 nhóm độc lập Mỗi nhóm sau khi xem xong tình huống đặt ra, các nhóm sẽ hóa thân thành các nhân vật trong câu chuyện để giải quyết
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
trong tiểu phẩm theo cách riêng của mỗi nhóm. Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa ra một cách giải quyết tình huống của lớp. Mục tiêu : thông qua tiểu phẩm học sinh rèn luyện được : + kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng phân tích, đánh giá + kĩ năng hợp tác tình huống đặt ra.
Nhóm bài tập tình huống sẽ đưa ra một cách giải quyết tình huống của lớp.
Hoạt động 3: Tổng kết giá trị sống “ trung thực”
3. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá
Thời
gian 5
phút Nhóm diễn tình huống đưa ra một cách giải quyết riêng của nhóm cùng với các nhóm khác. Người dẫn chương trình xuất phát từ câu chuyện trong tiểu phẩm đúc rút những điều quý báu học được từ sự trung thực - Nói ngắn gọn: Trung thực là nói sự thật. Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy. - Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh rèn luyện về tính trung thực trong học tập và cuộc sống, trong các mối quan hệ. * Hình ảnh thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp phần học sinh tham gia đóng tiểu phẩm)
Hình 2.3.1: Ảnh chụp tiểu phẩm tình huống
Hình 2.3.2: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 2
Hình 2.3.3: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3
Hình 2.3.4: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 3
Hình 2.3.5: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 4
Hình 2.3.6: Ảnh chụp tiểu phẩm giải quyết tình huống nhóm 5