2 minute read
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
from NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIỜ SINH HOẠT
học “ Tôn trọng” đã giúp các em nhận thức được về bản thân, tự tin hơn, tôn trọng bản thân mình hơn và nhận thức đúng đắn về giá trị sống. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau vài tháng áp dụng các giải pháp, chúng tôi nhận thấy rằng mối giao tiếp trong lớp học được cải thiện hơn, mọi người biết tôn trọng và quan tâm đến nhau nhiều hơn. Thường thì ngay đến những học sinh có hạnh kiểm xấu cũng thay đổi đến mức không ngờ. Trong nỗ lực tìm hiểu tại sao cách tiếp cận này lại hiệu quả như vậy, một số giáo viên đã hỏi thêm về cơ sở lý thuyết , những phương pháp nào được sử dụng ? Có hai quá trình hỗ trợ song song: thứ nhất là tạo ra một bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng, thứ hai là thực hiện các hoạt động giá trị. Mỗi bài học được thiết kế dựa theo góc nhìn tâm lí học, đặc biệt thích hợp với học sinh mang tư tưởng chống đối hoặc bị cách ly, cô lập. Các hoạt động giúp hạn chế đến mức tối thiểu thái độ chối bỏ, kháng cự - làm cho học sinh cảm thấy những giá trị này thật sự có liên quan đến bản thân và mang lại lợi ích cho họ. Chẳng hạn, việc giảng giải cho học sinh rằng không nên gây gổ, đánh nhau trong trường không chỉ không mấy hiệu quả, mà nó còn khiến cho những học sinh “cá biệt” thêm thờ ơ, bực bội, thậm chí muốn chống đối lại. Cách tốt nhất ở đây là nên bắt đầu mỗi bài học về giá trị bằng một bài tập mường tượng hoặc một trò chơi, một vi deo, một tiểu phẩm hay phóng sự. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh. Một khi các học sinh phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, cảm thấy bình an, họ sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục thảo luận về kết quả của các giá trị. Sau một năm nghiên cứu, thực hiện các giải pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân thông qua tổ chức các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các minh chứng, xử lí dữ liệu, kiểm chứng các giải pháp qua nhiều kênh thông tin: qua phỏng vấn, qua thang đo thái độ của học sinh để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
Advertisement