2 minute read

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ

Next Article
cáo

cáo

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh THPT. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 5.1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. 5.2. Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện giá trị sống cho học sinh với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. 5.3. Về kinh phí, chúng ta cũng phải tạm chấp nhận hoàn cảnh kinh phí còn hạn hẹp việc sử dụng kinh phí giáo dục cho hiệu quả, ưu tiên những hoạt động giáo dục quan trọng. Có rất nhiều kỹ năng sống, giá trị sống cần dạy, trong điều kiện còn hạn chế, chúng ta phải sàng lọc lại những kỹ năng – giá trị nào cần được ưu tiên để triển khai ngay. 5.4. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh không chỉ giới hạn trong hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, mà phải được mở rộng trách nhiệm, được sự quan tâm và phối hợp thực hiện của gia đình, nhà trường và xã hội.

5.5. Cần tích cực “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, thì việc rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống đúng đắn cho học sinh bậc THPT là một trong nội dung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh bậc THPT được quan tâm nhiều hơn từ trước tới nay.

Advertisement

This article is from: