5 minute read

1.2. Cơ sở thực tiễn

Hình minh hoạ giá trị sống - kĩ năng sống 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng . Nội dung giáo dục giá trị sống (GTS) đang được xem là giải pháp tối ưu để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang được đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận 10

dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Giáo dục giá trị sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy và học đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống – giá trị sống thường ít được quan tâm, có chăng là đưa vào lồng ghép với hoạt động khác, thường gọi là sinh hoạt ngoại khóa, hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thường thì ít nhiều có tính hình thức, làm chiếu lệ. Còn với giờ sinh hoạt lớp thì thời lượng dành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm, đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các học sinh, phổ biến kế hoạch tuần tới là chủ yếu, giáo viên chủ nhiệm cũng lồng ghép giáo dục giá trị và kỹ năng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được hứng thú từ học sinh. Do đó học sinh luôn thấy chán nản, không hứng thú với các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp. Điều này đã được khẳng định thông qua phiếu hỏi (phụ lục 1) (tiến hành vào tuần 1 tháng 9 năm 2016). Sau khi phát đi 90 phiếu hỏi đến học sinh 18 lớp trong trường THPT Nghĩa Dân, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận được kết quả như sau: Câu 1: Nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp bạn đang học là để Mức độ

Advertisement

Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng

Rất ít khi Đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các bạn trong lớp 52 33 5 Kiểm điểm các cá nhân vi phạm nội quy 73 15 2 Thầy/ cô chủ nhiệm phổ biến kế hoạch tuần tới 85 5 0 Thầy/ cô chủ nhiệm giáo huấn học sinh 35 23 32 Tổ chức các hoạt động vui chơi 13 15 52 Giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống 9 7 74

Câu 2: Bạn có hứng thú với nội dung giờ sinh hoạt lớp hiện tại ở lớp học của bạn không?

Câu 3: Bạn có thích cách tổ chức giờ sinh hoạt hiện tại lớp học của bạn không?

Câu 4: Theo bạn, có cần giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong thường THPT? Có Không 8 82

Có Không 3 87

Có Không 88 2

Câu 5: Nếu thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thì theo bạn tổ chức vào lúc nào trong chương trình giáo dục THPT hiện nay? Giờ chào cờ Giờ sinh hoạt Một khung giờ khác 24 54 12 Câu 6: Bạn muốn được làm gì trong giờ sinh hoạt lớp? Lí do? (Trên 60% các em trả lời là muốn được tổ chức các hoạt động chơi mà học, học mà chơi để giờ sinh hoạt trở thành giờ học vui vẻ, bổ ích) Từ kết quả phiếu điều tra cho thấy: ở giờ sinh hoạt lớp thì nội dung thường xuyên thực hiện dành cho việc kiểm điểm các cá nhân vi phạm (81,1%), đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các học sinh (57,7%), phổ biến kế hoạch tuần tới là chủ yếu(94,4%); giáo huấn học sinh (38,8%), giáo dục giá trị và kỹ năng sống (10%), tổ chức các hoạt động vui chơi (14,4%). Do đó học sinh luôn thấy chán nản, không hứng thú ( 91,1%) với giờ sinh hoạt lớp. Kết quả cũng cho thấy có 97,7% học sinh cảm thấy cần giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THPT và 60% cho rằng nên tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp.

Năm học 2016 – 2017, tôi – Nguyễn Thị Thiết – được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6, lớp gồm 37 học sinh (13 nam, 24 nữ) và đa số là con em nông dân nên rất nhút nhát, thiếu kỹ năng sống, chưa xác định được giá trị sống đúng đắn cho bản thân. Từ thực tế đó, chúng tôi chọn lớp 10A6 trường THPT Nghĩa Dân năm học 2016 - 2017 để nghiên cứu. Hy vọng với giải pháp giáo dục kỹ năng sống – giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, sẽ góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục học sinh của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn đạo đức của học sinh hiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ phá vỡ các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam.

This article is from: