16 minute read

cáo

Sau khi thực hiện giải pháp 03, nhóm nghiên cứu thấy được qua hoạt động đóng tiểu phẩm tình huống và giải quyết tình huống bằng tiểu phẩm đã kích thích sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo của các em, từ đó giúp các em nhận thức về giá trị một cách tự nhiên, đúng đắn và chân thực. Qua giáo dục giá trị theo giải pháp này, giúp các em phát triển được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phản ứng, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng ra quyết định, từ đó sẽ càng được cổ vũ, khích lệ để tiếp tục tìm hiểu về các giá trị. 2.4. Giải pháp 04: Thông qua việc tổ chức cho học sinh viết báo, phóng sự, báo cáo… Việc tổ chức cho học sinh tham gia viết báo, viết phóng sự cũng dễ dàng thu hút học sinh vào hoạt động, kích thích khả năng tư duy sáng tạo. Điều này sẽ giúp khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của tất cả học sinh, giúp các em hào hứng tham gia. Từ đó sẽ cổ vũ, khích lệ để các em tiếp tục thảo luận về các giá trị. Giải pháp này được chúng tôi áp dụng vào 01 tiết dạy về giá trị sống “Trung thực ” với nội dung giáo án và một số hình ảnh thu được như sau:

GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP SỐ 05 CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ “ TRÁCH NHIỆM”

Advertisement

I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh nhận thức và cảm nhận được những giá trị của tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ gẫn gũi như trách nhiệm với bản thân,, với bạn bè, với thầy cô, với lớp , với trường. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện một số kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiềm chế cảm xúc…. 3. Thái độ

- Có thái độ tích cực, có nhu cầu thay đổi hành vi, suy nghĩ, ứng xử thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản than, gia đình, những người xung quanh, với xã hội. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sổ chủ nhiệm - Giáo án sinh hoạt - Bài tham luận về “ trách nhiệm”. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị tốt phóng sự để truyền tải thông tin về trách nhiệm. III. Phương pháp: Tổ chức các hoạt động dưới hình thức kể chuyện, phóng sự. IV. Tiến trình cụ thể: 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động cụ thể:

Hoạt động 1: Trích dẫn một đoạn văn nghị luận về “Tinh thần trách nhiệm”

Thời

gian 10

phút GV phân công một học sinh làm người làm người dẫn chương trình chia sẻ với cả lớp một bài văn nghị luận hay về “ trách nhiệm”. Cả lớp lắng nghe- suy ngẫm Qua đó học sinh rèn luyện được : + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng giao tiếp + kĩ năng hợp tác + kĩ năng giải quyết vấn đề….. Học sinh đọc đoạn văn nghị luận về “ tinh thần trách nhiệm”

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Sau khi đọc xong người dẫn chương trình dẫn chuyện: Vậy giới trẻ chúng ta ngày nay thể hiện trách nhiệm như thế nào? Chúng ta hãy theo dõi các phóng sự sau đây và cùng nhau chia sẻ, cùng nhau suy ngẫm xem ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân thể hiện ra sao nhé. Hoạt động 2: Báo cáo phóng sự về giá trị sống “ trách nhiệm”

Thời

gian 10

phút Hs báo cáo kết quả phóng sự của mình trên lớp theo chủ đề mà nhóm mình đã lựa chọn, từ đó thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mọi người, hoặc hành vi thiếu tinh thàn trách

nhiệm Qua hoạt động + kĩ năng lắng nghe + kĩ năng kiềm chế cảm xúc…. + kĩ năng thuyết trình + kĩ năng giao tiếp + kĩ năng ứng phó tình hình + kĩ năng xử lý tình huống….. Học sinh báo cáo phóng sự bằng powerpoint, bằng video phóng sự, bằng sơ đồ tư duy, bằng hình ảnh đi kèm, bằng bài báo theo chủ đề đã chọn. Nội dung các phóng sự trong phụ lục đi kèm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3: Tổng kết – chia sẻ Thời

gian 10

phút

Người dẫn chương trình tổng kết nội dung về “ trách nhiệm” Để học sinh tự chia sẻ về trách nhiệm bản thân bằng các câu Nội dung chia sẻ: Trách nhiệm là làm những việc mà ta phải làm để thực hiện theo đúng đạo lí, là việc góp công sức của mình vào công việc với

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

hỏi phỏng vấn từ người dẫn chương trình. Câu 1: theo bạn hiểu sống có trách nhiệm là như thế nào? Câu 2: Với thế hệ trẻ, xu hướng sống thiếu trách nhiệm biểu hiện ngày càng gia tăng, bạn nghĩ sao về quan điểm đó? Câu 3: Có lúc nào bạn tự cảm thây mình chưa thực sự có trách nhiệm với bản thân không? Bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết? Câu 4: Nếu bạn gặp một hành vi thiếu trách nhiệm bạn sẽ cư xử ra sao? lòng trung thực và sự tự nguyện. Là một người trẻ, ta mang trên mình trách nhiệm với quê hương đất nước. Hãy là người công dân có ích của xã hội! Hãy học tập và làm việc để xây dựng quê hương, đất nước! Nhưng những trách nhiệm ấy dường như quá lớn lao, nặng nề với tôi. Tôi không đủ trưởng thành để hiểu sâu sắc những bài học về trách nhiệm kia. Khi tôi chọn trách nhiệm làm triết lí sống cho mình, tôi xem sống trách nhiệm là hiểu những gì mà người khác đã làm cho ta và ta phải làm gì để sống xứng đáng với nó, thực hiện nó bằng sự trung thực trong tâm hồn ta.

4. Hướng dẫn tìm tòi, khám phá Hãy cố gắng sống có trách nhiệm với bản thân, tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Hãy cố gắng điều chỉnh hành vi của mình để thể hiện được mình là người có trách nhiệm.

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GIÁO ÁN NGHỊ LUẬN VỀ “ SỐNG TRÁCH NHIỆM” Con người ta… sống trên đời này… để làm gì? Vì sao mà ta phải sống… phải nỗ lực làm việc… và cống hiến? Những cây hỏi ấy khiến ta rơi vào sự mơ hồ, lạc lõng. Dường như ta không thể tìm thấy một hướng đi cho bản thân. Khi ấy, những quan niệm, lí tưởng mà ta đặt ra cho cuộc đời mình chính là chiếc chìa khóa giúp giải mã những câu hỏi đó. Ta gọi đó là triết lí sống. Có những kẻ suốt một đời chỉ luôn cố gắng tìm kiếm một câu trả lời nào đó. Để rồi đến khi tìm được, người ta lại sống hết mình với nó. Có quá ngu ngốc 40

hay không khi ta chỉ sống vì một lí do duy nhất? Nếu quả thật như vậy thì tôi đã thật sự là một kẻ ngốc. Bởi, tôi cũng đã và đang cố gắng sống chỉ vì một điều: sống trách nhiệm. Trách nhiệm là làm những việc mà ta phải làm để thực hiện theo đúng đạo lí, là việc góp công sức của mình vào công việc với lòng trung thực và sự tự nguyện. Là một người trẻ, ta mang trên mình trách nhiệm với quê hương đất nước. Hãy là người công dân có ích của xã hội! Hãy học tập và làm việc để xây dựng quê hương, đất nước! Nhưng những trách nhiệm ấy dường như quá lớn lao, nặng nề với tôi. Tôi không đủ trưởng thành để hiểu sâu sắc những bài học về trách nhiệm kia. Khi tôi chọn trách nhiệm làm triết lí sống cho mình, tôi xem sống trách nhiệm là hiểu những gì mà người khác đã làm cho ta và ta phải làm gì để sống xứng đáng với nó, thực hiện nó bằng sự trung thực trong tâm hồn ta. Vì khi vừa chào đời thì gia đình, những người xung quanh ta đã mỉm cười chào đón ta, ban tặng cho ta một sự sống… một mái ấm gia đình đã thật hạnh phúc và dang tay ôm lấy sinh linh bé bỏng, nuôi nấng, lo lắng cho ta biết bao năm không quản khó nhọc; vì trên bước đường cắp sách đến trường, thầy cô đã không ngừng truyền đạt cho ta kiến thức một cách tận tình, tận lực; vì những người bạn đã đến bên ta khi ta vấp ngã, luôn dõi theo bước đường ta đi;…cho ta cảm nhận một cách đầy đủ cuộc sống này…nên ta phải sống trách nhiệm. Sống trách nhiệm với chính bản thân ta, với mọi người và trách nhiệm lớn nhất, theo tôi, là trách nhiệm với tình yêu thương mà ta đón nhận từ cuộc sống này. Khi sống trách nhiệm, ta biết quí trọng và yêu thương lấy bản thân. Trách nhiệm cho ta ý thức sâu sắc về cuộc đời mình. Từ đó, ta biết sống vì ta, biết nỗ lực sống tốt, sống ý nghĩa, không ngừng theo đuổi ước mơ, tận hưởng cuộc sống. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta đã sống trọn vẹn cuộc đời mình, có thể mỉm cười khi rời khỏi thế giới này. Nhưng khi triết lí sống ấy hướng vào bản thân quá nhiều thì nó sẽ trở thành sự ích kỉ, nhỏ nhen. Ta bỏ mặc những người xung quanh ta để sống vì bản thân, vì niềm vui của ta. Ta gọi đó là sống trách nhiệm với chính mình. Tôi cho rằng lí lẽ ấy chưa thật chính xác, và với tôi, đó chỉ là lời bao biện cho một lối sống tầm thường, ích kỉ . Cái tôi, cuộc sống của bản thân 41

thì quan trọng lắm. Sống trách nhiệm với bản thân thì cũng có ý nghĩa lắm chứ. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta từ bỏ những người xung quanh ta để sống một cuộc đời của riêng ta. Có ai có thể tìm thấy hạnh phúc khi sống trong thế giới của sự lạnh lẽo, cô độc, xa lánh mọi người. Ta như con nhím xú lông lên để bảo vệ chính mình nhưng ta lại chẳng bao giờ ngờ rằng ta đã vô tình làm tổn thương những người xung quanh và tự cô độc chính mình. Chỉ vì đôi khi ta sợ hãi với những thứ gọi là trách nhiệm mà ta đang mang, đôi khi ta muốn buông tay mọi thứ, đôi khi ta muốn là một ai khác, đôi khi ta sợ hãi cuộc đời. Ta muốn được tự do mọi lúc và mọi nơi có thể, muốn được làm cơn gió tự do tự tại bay vi vu trên khoảng trời rộng xanh ngắt, muốn được như những cơn sóng rong chơi đến bạc đầu, muốn đi đến một nơi không ai quen biết để sống cuộc đời mà bản thân mong muốn. Tuổi trẻ luôn khao khát những chân trời mới, chán ghét những gò bó và cảm thấy tù túng khi phải tuân theo quy luật. Nhưng ta cũng nên hiểu rằng không ai có thể cả đời làm con nít. Không ai có thể sống một cuộc đời mà không có vấp ngã, không có đau thương. Không ai có thể sống giùm ta những tháng ngày ta đang sống. Không ai có thể sống mà không mang theo một trách nhiệm nào đó. Chúng ta có thể sợ hãi khi mang một trách nhiệm lớn, muốn trốn chạy khi có quá nhiều điều trong cuộc sống mang tên trách nhiệm, buộc ta phải làm thế này thế kia, bắt ta phải đi theo cái vòng xoay của cuộc đời. Nhưng ta không thể mãi sợ hãi, trốn chạy nó. Trách nhiệm luôn gắn liền với cuộc đời con người. Nếu có người nói rằng, đối với cộng đồng này, hai chữ “trách nhiệm” là vô nghĩa thì tôi xin mạn phép hỏi rằng họ cho mình là ai mà có thể nói như vậy được? Sống trách nhiệm là mục tiêu mà tôi và nhiều người khác đang phấn đấu trong cả cuộc đời mình. Tôi không cho phép một người nào đó xem hai chữ “trách nhiệm” kia là vô nghĩa. Xin hãy nghĩ về những gì mà ta đã nhận được từ cuộc sống này để hiểu hơn về những gì tôi đang cố gắng thực hiện kia. Không đơn giản là sống trách nhiệm vì bản thân tôi mà còn là trách nhiệm với những người xung quanh tôi: gia đình, bạn bè, thầy cô,…

Vì khi sống trách nhiệm, tôi biết mình đang nỗ lực làm việc tốt. Là người phạm phải nhiều sai lầm, việc sống trách nhiệm là cách duy nhất để tôi sửa chữa tất cả và tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Vì ba tôi, người đã hi sinh cuộc sống này cho tôi, cho tôi thêm một cơ hội để cảm nhận cuộc sống, nên tôi phải sống thật tốt, phải có trách nhiệm với cuộc đời của ba, với tình yêu mà ba dành cho tôi. Tôi không chấp nhận khi sống cho riêng mình mà tôi phải sống cho cả cuộc đời của ba, thực hiện những việc mà ba tôi chưa hoàn thành. Có như vậy tôi mới thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa. Vì khi sống trách nhiệm, tôi tìm thấy cho mình một lí do để sống. Không là gì cả, nhưng ít nhất, vì lẽ sống ấy mà tôi dần thoát khỏi sự cô độc, buồn chán, mất phương hướng. Khi tôi sống trong dằn vặt, oán hận thì lẽ sống đó chính là lời an ủi, cách bao biện tốt nhất để tôi tiếp tục bước về phía trước. Mỗi sớm thức dậy, tôi lo sợ về mọi thứ. Tôi sợ gia đình, sợ cách bạn bè tôi đùa vui, sợ cách nói chuyện của thầy cô, sợ lời nói của mọi người, sợ ai đó sẽ ra đi, sợ ngày mai mà tôi sẽ tới… Khi ấy, chỉ bằng cách làm một điều gì đó vì mọi người, tôi mới có thể quên hết tất cả. Dù chỉ là trong chốc lát, nhưng nhờ lẽ sống ấy, tôi đã có thể vui cười với bạn bè, tin tưởng ở thầy cô, hi vọng ở tương lai, mở lòng để cảm nhận cuộc sống… Vì khi sống trách nhiệm, tôi tin rằng tôi sẽ mang đến niềm vui cho mọi người. Gia đình, bạn bè,…những người ấy đã che chở tôi, đặt hi vọng vào tôi. Tôi phải sống để bảo vệ họ. Vì vậy, tôi phải trưởng thành, phải thay đổi mình, phải làm một con người khác.Tôi muốn những người tôi yêu thương sẽ không buồn vì tôi, mẹ tôi sẽ chấp nhận và tha thứ cho tôi, thầy sẽ tin tưởng và tự hào về tôi. Nụ cười của họ còn giá trị hơn những ước mơ, sở thích của bản thân tôi. Khi sống trách nhiệm, tôi tìm thấy ước mơ để mình vươn tới. Tôi muốn mang đến hạnh phúc cho những người tôi yêu thương. Điều ấy khiến tôi chấp nhận thay đổi bản thân, chấp nhận một con người im lặng, chấp nhận đóng vai diễn đầy giả tạo, chấp nhận theo sự dẫn dắt của người khác, chấp nhận sống trong một thế giới mà tôi không tin tưởng,…Hơn thế nữa, khi đặt trách nhiệm làm triết lí sống cho bản thân, tôi dần hoàn thiện bản thân. Nhờ đó, tôi dẹp bỏ 43

được những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ của cá nhân. Tôi tin khi ta sống trách nhiệm, cái tôi của ta không bị mất đi mà chỉ là cái tôi ấy chỉ đang được rèn dũa để trưởng thành hơn, có khả năng dung hòa với những trách nhiệm trong đời. Chỉ có cách chấp nhận mọi thứ và dung hòa theo cách mà ta muốn thì ta mới tìm thấy được niềm vui. Con đường đi đến sự hoàn thiện về “sống trách nhiệm” ở mỗi người là cả một quá trình đấu tranh của chính bản thân ta. Gác lại cá tính cá nhân để thực hiện trách nhiệm với mọi người, hoặc xa hơn là phải lựa chọn giữa sống theo ước mơ và trách nhiệm thật không dễ dàng gì. Đôi khi ta thực hiện trách nhiệm và ta cho rằng đó là sự ép buộc, bất công, là định mệnh trớ trêu của cuộc đời. Ta không hài lòng và không chấp nhận cuộc sống. Tuy đang làm những việc vì người khác nhưng ta lại thấy họ là một gánh nặng, ta chán ghét họ. Cuối cùng, ta đã đánh mất đi ý nghĩa thật sự của việc sống trách nhiệm. Khi ấy, tôi thấy mình thật xấu hổ, tầm thường trước mọi người, trước chính tôi, trước cái triết lí sống đầy ý nghĩa mà tôi hằng tâm niệm kia. Những người xung quanh tôi, họ cũng đang hi sinh rất nhiều để thực hiện trách nhiệm với cuộc sống đó thôi. Họ vì cái gì mà sẵn sàng chấp nhận hi sinh và cống hiến nhiều như thế? Tình yêu thương? Có lẽ là nó? Hoặc có lẽ là một lí do khác cao đẹp hơn chăng? Lòng trung thực, nếu thiếu điều ấy, việc sống trách nhiệm sẽ không bao giờ tỏa sáng và là một giá trị sống đích thực. Đừng mang đến sự giả dối khi ta muốn sống trách nhiệm. Nếu có thế mang đến niềm vui, hạnh phúc, một sự an ủi nào đó cho những người tôi yêu thương thì tôi sẽ làm. Tôi cho đó là một cách sống trách nhiệm. Cho đến khi rời xa những người tôi yêu thương, tôi vẫn muốn sống trách nhiệm để có thể nhìn thấy nụ cười của họ. Khi ấy, tôi cũng sẽ mỉm cười, nhẹ nhàng thôi, nhưng tôi đã thật sự hạnh phúc khi sống một cuộc đời như vậy. (Nguồn: Internet ) * Hình ảnh thu được từ tiết dạy: (Ảnh chụp từ video phóng sự của học sinh, có video kèm theo ở phần phụ lục)

Hình 2.4.1: Quang cảnh trường THPT Nghĩa Dân từ góc nhìn 10A6

Hình 2.4.2: Hình ảnh học sinh nêu vấn đề : Trách nhiệm với ngôi trường xanh – sạch – đẹp

This article is from: