6 minute read

Bảng 2. Mô hình dạy học kết hợp

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác cao Thứ nhất: Đảm bảo sự tương tác tối đa giữa người học và máy. DH theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện được hiểu là QTDH có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải cùng một nội dung đến cho người học và người học tiếp nhận nội dung đó cùng một lúc bằng nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) tác động đồng thời lên các giác quan của người học. Nếu QTDH chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì HS sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao. Nguyên tắc này, để hoàn thành nhiệm vụ học tập, HS nghe, nhìn, vừa tư duy tìm tòi, vừa thao tác bằng tay với đối tượng học tập để tự chiếm lĩnh tri thức mới. Trong quá trình thiết kế bài giảng, để đảm bảo tính tương tác cần lưu ý: - Nguồn tư liệu kỹ thuật số (hình ảnh, đoạn phim) phải phong phú, thiết kế đẹp, rõ nét, dễ quan sát. - Cụ thể hóa được những kiến thức lí thuyết cơ bản, đơn giản hóa các kiến thức phức tạp để HS có thể tiếp thu một cách đầy đủ và sâu sắc. - Bố trí nội dung hợp lý từ đó gây được sự chú ý, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, từ đó giúp HS khám phá, phát hiện và lĩnh hội những tri thức mới. - Các hoạt động tương tác được thiết kế ở mức độ tư duy phù hợp với trình độ của HS và quá trình tự học để lĩnh hội các kiến thức cơ bản, không quá khó cũng không quá dễ, tránh gây ra tâm lý nản chí hay nhàm chán ở HS. - Về mặt kỹ thuật: các hoạt động tương tác phải dễ hiểu, dễ thực hiện [11]. Thứ hai: Đảm bảo tính tương tác tối đa giữa HS với GV và HS với HS. Mô hình học tập Blender - learning hướng đến học tập cá thể đồng thời cũng nhấn mạnh ưu điểm tăng khả năng được hỗ trợ của HS từ GV và HS khác. Do vậy trong tổ chức học tập theo mô hình học tập B - learning phải đảm bảo tính tương tác tối đa giữa GV với HS và HS với HS. Trong quá trình thiết kế bài giảng, để đảm bảo tính tương tác giữa GV với HS và HS với HS cần lưu ý: - Nội dung học liệu E- learning được xây dựng phải giúp HS dễ dàng sử dụng trong quá trình học, thể hiện mối tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. -Thiết lập các phòng chat, diễn đàn. HS có thể trao đổi, nhận được sự hướng dẫn từ GV và các HS khác về các nội dung, các khó khăn trong quá trình tham gia lớp học đệm hoặc tạo các chủ đề học tập để trao đổi, thảo luận trên diễn đàn. - Trong các hoạt động của giờ học trên lớp cũng phải đảm bảo nguyên tắc này; thể hiện ở việc tăng cường hoạt động trao đổi, thảo luận để chính xác hóa kiến thức, khái quát hóa kiến thức, vận dụng kiến thức, tìm hiểu các chuyên đề giữa GV với các đối tượng HS, và giữa HS với HS [11].

Thứ ba: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển NL THTT của học sinh Tự học trực tuyến là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học nói chung và là mục tiêu quan trọng của QTDH trung học nói riêng. Mô hình dạy học B- learning bồi dưỡng năng lực tự học của HS thông qua hai hình thức: bồi dưỡng NLTH có hướng dẫn từ xa qua giai đoạn học trực tuyến - lớp học đệm và THTT có hướng dẫn trực tiếp trong giai đoạn lên lớp (face to face). Để bồi dưỡng được NL THTT có hướng dẫn từ xa qua giai đoạn học trực tuyến - lớp học đệm thì nội dung học liệu và tài nguyên học tập phải được thiết kế, xây dựng và tổ chức dựa trên nền tảng hoạt động THTT. Cách thức tổ chức nội dung phù hợp với đặc điểm học tập của HS. Vận dụng các mô hình hướng dẫn học để thiết kế, xây dựng hỗ trợ HS tự học để nâng cao hiệu quả DH. Trong giai đoạn học trên lớp, để bồi dưỡng NL THTT cho HS, GV phải có những hướng dẫn phù hợp, phải tổ chức các hoạt động học tập tạo hứng thú học tập, đồng thời yêu cầu HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học, các kỹ năng tư duy để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3.1.5. Đảm bảo yêu cầu dạy học phân hoá với mức độ phân nhánh phù hợp với đối tượng học sinh Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa là lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng, tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung, tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. Do đó trong quá trình thiết kế bài giảng cần đảm bảo nguyên tắc này, đặc biệt là quá trình xây dựng hệ thống bài tập và câu hỏi ôn tập, kiểm tra đánh giá HS. 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính dễ truy cập, linh hoạt, tiện ích, tính mở đặc trưng của CNTT Hệ thống bài giảng trực tuyến phải dễ đăng nhập và truy cập. Quá trình học của HS có thể diễn ra ở bất cứ thời gian nào và địa điểm nào, có thể truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điệm thoại thông minh… sử dụng các hệ điều hành và trình duyệt khác nhau và các đường truyền với băng thông khác nhau. Học liệu E - learning cần phải dễ dàng cập nhật, thuận lợi trong việc thay đổi, bổ sung, thêm bớt các dữ kiện một cách dễ dàng, có khả năng liên kết với các nguồn học liệu sẵn có trên internet một cách dễ dàng. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải lựa chọn PM có nhiều ưu điểm, đặc biệt là ưu điểm về tính năng tương tác, đáp ứng được ý đồ sư phạm để thiết kế Bài giảng trực tuyến hướng dẫn học kết hợp. Nó phải cho phép thiết lập giao diện cấu trúc bài giảng hợp lí, đẹp và thân thiện, chèn các tranh ảnh tĩnh và động, các video và phim DH để qua đó truyền tải thông tin, nội dung bài học... Tóm lại, tất cả các nguyên tắc nêu trên là một tổ hợp các nguyên tắc có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có các nguyên tắc chung của QTDH và các nguyên tắc đặc trưng của mô hình DHKH.

Advertisement

This article is from: