63
PHẦN III. KẾT LUẬN Trên đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mà tôi đã và đang sử dụng để nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh trong quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT Mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trong đó từng phương pháp, kĩ thuật dạy học có ưu thế khác nhau trong việc giúp học sinh phát triển những thành phần năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất khác nhau. Do đó, cần phải hiểu rõ các đặc điểm, cơ hội phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh, điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học để vận dụng phù hợp với mục tiêu đã xác định đối với một chủ đề (bài học), nội dung dạy học và các điều kiện khác (như HS, GV, cơ sở vật chất …). 1. Hiệu quả của sáng kiến. a. Hiệu quả kinh tế: - Là một đề tài sáng kiến nghiên cứu thuộc khoa học xã hội nên rất khó định lượng về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên khi áp dụng sáng kiến này sẽ không gây tốn kém về tài chính mà có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường THPT đem lại hiệu quả ôn tập cho giáo viên và học sinh. b, Hiệu quả xã hội: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn cao, được áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở Trường THPT C Hải Hậu những năm qua. Tôi thiết nghĩ, đề tài SKKN này không chỉ được áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở Trường THPT C Hải Hậu, mà còn có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh ở nhiều môn môn học khác ở các trường THPT trên địa bàn cả nước.